Nghiên cứu khả năng ứng các công cụ phái sinh để phòng vệ giá xăng, dầu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG

3. Nghiên cứu khả năng ứng các công cụ phái sinh để phòng vệ giá xăng, dầu ở Việt Nam

Theo phân tích của hãng BP Anh, với giá bán trong nước và giá thành nhập khẩu các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu hoàn toàn có thể giảm lỗ nếu sử dụng các cộng cụ phái sinh để phòng vệ giá. Theo tính toán của BP Anh.

Sơ đồ 2.4: Khi chưa thực hiện hedging

1.giá thành 2.giá nhập 3.giá bán trong nứơc

Khi chưa hedging trung bình trong tháng 4/2006 lỗ trung bình của các doanh nghiệp nhập khẩu là 494VND/lít, lỗ trung bình cả năm 2007 là 1188VND/lít.

Cũng theo tính toán của BP Anh, nếu doanh nghiệp thực hiện hedging với các công cụ phái sinh: Sơ đồ 2.5 : Hedge bằng swap

1.giá thành 2.giá nhập 3.giá bán trong nứơc

Nếu hedging bằng hoán đổi swap thì trong tháng 4/2006 lỗ 1094VND/lít nhưng trung bình trong cả năm 2007 doanh nghiệp chỉ lỗ 465VND/lít.

Sơ đồ 2.6: Hedge bằng quyền chọn mua (call)

1.giá thành 2.giá nhập 3.giá bán trong nứơc

Thực hiện hedging bằng quyền chọn mua với giá thực hiện(strike) cho năm 2006 là 80$/thùng, năm 2007 là 75$/thùng thì trong tháng 4/2006 doanh nghiệp lỗ trung bình là 795VND/lít, lỗ trung bình năm 2007 là 769 VND/lít.

Còn nếu doanh nghiệp thực hiện hedging bằng collar với giá thực hiện của quyền chọn mua là 80$/thùng và giá thực hiện của quyền chọn bán là 60$/thùng trong cả 2006 và 2007 thì tháng 4/2006 lỗ trung bình của doanh nghiệp chỉ là 295VND/lít và năm 2007 lỗ trung bình cũng chỉ là 622VND/lít. Như vậy so với mức lỗ 1188VND/lít doanh nghiệp đã có lợi 566VND/lít.

Sơ đồ 2.7: Hedge bằng collar

1.giá thành 2.giá nhập 3.giá bán trong nứơc

Theo như phân tích lỗ trước và sau khi thực hiện hedging thấy rằng nếu các doanh nghiệp sử dụng hedging thì sẽ giảm khá nhiểu tổn thất.

Qua những phân tích trên, cho thấy chắc chắn có thể ứng dụng được các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam. Những nghiệp vụ này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn và hiệu ứng tích cực cho thị trường xăng dầu trong nước, nó hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Mới đây nhất, sự ra đời của công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ năng lượng BIDV (BIDV Energy) với chức năng chính là loại bỏ rủi ro trong kinh doanh xăng dầu, đây như là một minh chứng điển hình của việc sẽ dần xuất hiện những nghiệp vụ phòng vệ rủi ro tại Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề thực hiện những nghiệp vụ phòng vệ rủi ro chỉ còn là loại bỏ tâm lý ngại ngần từ phía các chủ thể tham gia và xử lý dần dần những vướng mắc trong vấn đề này mà tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải. Các giải pháp trong chương III được đề cập sau đây sẽ giúp cho việc tiếp cận và thực hiện những nghiệp vụ này diễn ra trong thời gian sớm nhất.

Kết luận chương II.

Chương II tập trung phân tích diễn biến giá xăng dầu, kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt nam và khả năng ứng dụng các

công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt Nam. Các phân tích cho thấy, vai trò của việc kiểm soát giá xăng dầu có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có những nghiệp vụ phòng rủi ro giá xăng dầu; điều này hoàn toàn trái ngược với sự lên xuống thất thường của giá thế giới và biến động giá xăng dầu ở Việt Nam do nhiều yếu tố như địa chính trị, kinh tế - xã hội, thời tiết...ảnh hưởng đến.

Việc ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ giá xăng dầu vướng phải rất nhiều khó khăn đến từ phía quản lý Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Để ứng dụng tốt các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro cần hoàn thiện các điều kiện cần thiết như: ổn định phát triển ngành dầu khí, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w