Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 116 - 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2Ngôn ngữ độc thoại

Chúng ta biết rằng: kĩ năng thể hiện nội tâm con người là một trong những thước đo quan trọng của sự tiến bộ nghệ thuật và cũng là mục đích chủ yếu của nghệ thuật. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật nói to lên một mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật, làm hiện rõ “con người bên trong” của nhân vật. Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [27, tr.122]. Sử dụng kĩ thuật độc thoại nội tâm thành công ở mức độ nào lại phụ thuộc vào phương pháp sáng tác và bản sắc riêng của mỗi nhà văn. Cái tài của nhà văn là làm sao cho độc thoại nội tâm của nhân vật có tính chân thực, sát với tâm lí con người, đồng thời qua đó bộc lộ được cá tính, diện mạo của nhân vật.

Đọc truyện ngắn của Vũ Bằng, chúng ta nhận thấy, trong khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường quan tâm nhiều đến việc khai thác thế giới nội tâm của con người và sự sống bên trong của họ. Nhân vật của ông có đời sống nội tâm phong phú, có quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp. Sau vẻ bề ngoài bình dị là cả một thế giới đầy ắp những suy tư, dằn vặt, day dứt của nhân vật. Khi thể hiện nhân vật, ngòi bút tinh tế, sắc sảo của Vũ Bằng, luôn xoáy sâu vào tâm can nhân vật, bắt nhân vật phải đối diện với hiện thực tâm hồn đầy

những mâu thuẫn, giằng co để từ đó họ bộc lộ mình một cách thành thực nhất. Nhân vật của Vũ Bằng thường là những con người có quá trình tâm lí phức tạp, thường hay đấu tranh giữa ước muốn và hiện thực. Bởi thế họ thường hay tự vấn lương tâm và qua đó bộc lộ những suy nghĩ thầm kín của mình qua các độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là một thủ pháp chính để nhân vật tự bộc lộ con người thật của mình, thông qua đó thế giới bên trong của nhân vật hiện lên một cách chân thực.

Sử dụng độc thoại nội tâm, Vũ Bằng đã để cho nhân vật của mình tự suy ngẫm, đối diện với lòng mình, giãi bày tình cảm một cách sâu sắc. Ở “Người chứng” độc thoại nội tâm của nhân vật Trần Minh Phú được diễn tả một cách tinh tế. Khi gặp Tuấn ở sở cảnh sát Phú nghĩ: “Bác Tuấn, bạn mình, bị bắt”, “Bác Tuấn, bạn mình, có tội”, “ Chả ra gì thì mình cũng nửa đời người rồi. Trong sáu năm, sống năm cuộc đổi thay, ta còn thứ gì mà không biết là việc đâu mặc đấy, đúng là tổ dại. Sấm cụ Trạng chả bảo rằng khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống đấy ư? Ta biết, nhưng cứ làm như

không biết là ổn nhất” [9, tr.578]. “Lớ ngớ người ta hỏi, mà mình nhận là bạn

hay nói một câu gì hớ để cho người ta ngờ mình, gọi là cứ bỏ mẹ, chứ không

phải đùa” [9, tr.579]. Ông không nghĩ rằng bạn bè chơi với nhau hơn ruột thịt

hai ba chục năm trời, mà bây giờ biến đi thì…đểu qua. Nhưng nếu ra làm chứng cho Tuấn mà phải đi tù thì mất việc: “Mình mà mất việc thì cứ là cả nhà mình chết đói đứ đừ ra. Cái ngữ vợ con mình thì đến đi ăn mày. Mà chính mình cũng chết rã xương trong ngục” [9, tr.579]. Thế là, vì lòng ích kỉ, vì những tính toán nhỏ nhen, vì sợ đi tù mà Phú đã phủ nhận tình bạn với Tuấn. Sau khi chối bỏ người bạn thân, Phú tỏ vẻ thản nhiên, rồi hả hê đi về nhà như vừa trút đi được gánh nặng trong lòng. Nhưng khi đối diện với lòng mình, để cho lương tâm tự vấn, Phú lại tự trách mình: “Ờ, thế nhưng mà ta cũng phải nhận là ta hèn quá. Việc ta làm thực đáng khinh. Mình cứ tưởng không can

gì, nhưng chính thực mình đã vô tình giết một người vô tội, nhờ mình làm

chứng cho người ta là vô tội” [9, tr.582, tr.583]. Khi ngẫm ngĩ lại mọi sự việc

đã xảy ra, Phú ân hận, rồi xỉ vả bản thân: “Ờ mà mình cũng ngu như con cầy. Bác Tuấn, đêm hai mốt, bác ấy ăn cơm nhà mình; mình cứ thế mà khai. Đã chết ai mà sợ. Chả lẽ mỗi lúc lại phải tù vì có bạn ăn uống hay sao? Bậy thật.

Mình là con mèo tầu. Nhưng mà bây giờ còn làm thế nào được nữa?” [9,

tr.583]. Từ đó Phú sống trong sự hành hạ, dày vò trong sự mặc cảm của tội lỗi, nhiều hôm đi làm về, Phú cảm thấy như đứt hơi đứt ruột, thất vọng về bản thân, tự trách mình là “đồ khốn nạn”. Có hôm, đang ngồi ăn cơm, nhớ lại bữa cơm ăn cùng Tuấn, Phú lại tự mắng mình là “thằng hèn”. Chính những dòng độc thoại nội tâm đã giúp cho nhân vật bộc lộ một cách sâu sắc, chân thực nhất những ý nghĩ sống động, phức tạp trong tâm hồn mình. Qua đó người đọc nhận ra những trăn trở, day dứt, dằn vặt, đấu tranh giữa những điều muốn làm với những điều đã làm trong con người nhân vật Trần Minh Phú và quá trình thay đổi tâm lí diễn ra bên trong con người nhân vật.

Trong truyện ngắn Vũ Bằng, độc thoại nội tâm không chỉ là lời tự độc thoại của nhân vật, mà còn được thể hiện thông qua các đối thoại giả. Trong trường hợp nhân vật rơi vào bế tắc, không tìm được lối thoát cho bản thân, hoặc quá đau khổ… họ thường có xu hướng tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần nhằm trút đi gáng nặng tâm tư hoặc tự động viên, an ủi mình. Nhân vật trò chuyện với nhân vật khác nhưng thực ra là họ đang tự nói với chính mình. Cuộc trò chuyện tưởng tượng đó giúp nhân vật có điều kiện giãi bày tâm tư sâu kín của mình một cách thoải mái và chân thành, thậm chí có thể định hướng cho những quyết định của mình. Từ đó nhân vật tự đấu tranh với bản thân và tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Đồng thời qua đó người đọc còn nhận ra những sự thay đổi trong cuộc đời nhân vật từ quá khứ đến hiện tại. Truyện ngắn “Ngày mai tôi sẽ chết” là một ví dụ tiêu biểu. Dưới hình thức

một bức thư, nhân vật xưng “Tôi” đang tâm sự với người bạn vắng mặt những kỉ niệm đau buồn, những hồi ức vinh quang, một thực tại bất hạnh và cả những thất vọng ê chề trong cuộc đời mình qua dòng hồi ức chua chát, đắng cay. Truyện có một vài đoạn đối thoại nhưng chỉ là đối thoại trong tưởng tượng. Còn lại đều là những câu hỏi và lời tự giải đáp của nhân vật về bản thân và hiện thực cuộc đời mình. Từ lời tâm sự: “Tôi cho rằng phàm người thanh niên nào biết tự trọng, muốn sống cho ra sống, muốn làm nên sự nghiệp to tát thì không thể không ở Hà Thành được: còn có chỗ nào đẹp đẽ

bằng, còn có chỗ nào sống đầy đủ bằng?”[12, tr.43], nhân vật quyết định bán

hết cơ nghiệp đi ra sống ở Hà Thành để nuôi mộng đẹp và thực hiện chí lớn. Sau bao nhiêu thiếu thốn và cơ cực “tôi đã từ một gã vô danh nhảy lên chiếm

một chỗ ngồi trong văn giới đáng cho những bậc lão thành thèm muốn” [12,

tr.45]. Nhưng tiền và danh vọng đã vắt kiệt sức lực của nhân vật khiến nhân vật rơi vào cảnh ốm đau, không những không viết được lại còn tiêu hết cả số tiền dành dụm bấy nay và rơi vào cảnh túng bấn. Trong nỗi cô đơn vò xé và hoàn cảnh bế tắc cùng cực nhân vật dần dần mất hết can đảm rơi vào nghiện ngập. Nói với bạn, nhưng chính là nhân vật đang tự thú nhận hiện thực cuộc đời mình và đây cũng là những suy nghĩ cất lên từ đáy lòng nhân vật: “Phải,

tôi chưa chết anh ạ, nhưng kể từ khi ấy tôi biết tôi đã thua rồi.” [12, tr.48].

Không thực hiện được giấc mộng cuộc đời của mình, nhân vật rơi vào nỗi chán chường, bi quan: “Ngày mai, chỉ ngày mai thôi, tôi sẽ chết”[12, tr.52]. Như vậy, qua dòng suy nghĩ và tâm sự dằng dặc của nhân vật, nhà văn không chỉ bày tỏ được diễn biến phức tạp mà còn phơi bày những thăng trầm đã và đang diễn ra trong cuộc đời nhân vật, giúp bạn đọc hiểu được mọi thay đổi tinh vi nhất trong tâm hồn con người. Người nghe ở đây chỉ là cái cớ để nhân vật bộc bạch những suy nghĩ, nghiền ngẫm của riêng mình, và như thế đối thoại đã biến thành độc thoại.

Với việc sử dụng đắc địa biện pháp độc thoại nội tâm Vũ Bằng đã mô tả được những nét tâm lí sâu kín bên trong nhiều nhân vật khác như: Sự đấu tranh dằn vặt, day dứt giữa điều muốn làm với những điều đã làm (Người cha – “Một chục bạc, một trận đòn, một kiếp người”, Việt – “Giặt áo tết cho con”… ), giữa ước muốn và hiện thực (Người cha – “Đợi con”, nhân vật tôi – “Truyện của một người cũng biết cười”…)

Ngoài ra nghệ thuật độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Vũ Bằng còn được thể hiện một cách linh hoạt nhờ ngôn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ nửa trực tiếp (chúng tôi đã trình bày qua kĩ thuật trộn giọng trần thuật). Do đó, tác giả có điều kiện nhập vào trong dòng ý thức nhân vật để nói cùng họ những suy nghĩ, trăn trở trong lòng, những sự thật về bản thân mình, làm cho thế giới tâm hồn, tình cảm và diện mạo tinh thần của nhân vật bộc lộ một cách trọn vẹn, sắc sảo, phong phú và gần với con người của đời sống thực hơn. Như vậy, từ những con chữ tưởng chừng như vô hồn, Vũ Bằng đã biến hóa chúng trở thành những ngôn từ biết nói- nói hộ nhân vật nỗi niềm riêng, nhờ biện pháp đối thoại và độc thoại.

Để làm nên thành công trong việc hình thành tính cách nhân vật, diễn biến tâm lí và sự phát triển của cốt truyện còn có nhiều yếu tố khác như: kết cấu, sự kiện, không gian, thời gian… Nhưng trong khuôn khổ phạm vi luận văn và trình độ của người viết còn hạn chế, chúng tôi xin phép không đề cập ở đây. Có thể nói, với những cách tân độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, bằng thủ pháp phân tích tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, sử dụng ngôn ngữ nhân vật… Vũ Bằng đã xây dựng lên trong truyện của mình một hệ thống nhân vật hết sức phong phú, đa dạng và sinh động. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc làm nên giá trị các truyện ngắn của nhà văn. Thành công đó của Vũ Bằng cũng chính là những đóng góp không nhỏ của nhà văn vào quá trình hiện đaị hóa văn học dân tộc.

KẾT LUẬN

Vũ Bằng là một nhà văn, nhà báo trưởng thành trước Cách mạng, nhưng cũng là người mà cuộc đời và sự nghiệp văn chương có nhiều thiệt thòi, éo le, trắc trở nhất trong giới báo chí văn nghệ trước 1945. Là một nhà văn tình báo, suốt một thời gian dài, ông phải sống cô đơn giữa đất nước mình, giữa gia đình, giữa bạn bè mình và văn chương của ông phải chịu những định kiến sai lầm. Danh phận và sự nghiệp văn chương của ông chịu sự chi phối và bị ảnh hưởng khá lớn bởi con người chính trị của nhà văn. Bắt đầu sự nghiệp văn học của mình từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, Vũ Bằng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Mặc dù nhiều người cho rằng truyện ngắn chưa phải là thể loại kết tinh tài năng của Vũ Bằng, nhưng đây cũng là một thể loại mà Vũ Bằng có nhiều thành công đáng kể, đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả .Một trong những thành công lớn trong truyện ngắn Vũ Bằng là đã xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần,…khác nhau mà mỗi nhân vật đều hết sức sống động, gần với cuộc sống đời thường.. Đi vào tìm hiểu truyện ngắn Vũ Bằng cùng với thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông có thể rút ra một số điểm chính sau:

1. Bằng vốn hiểu biết sinh động về đời sống, văn học, tài năng nghệ thuật của mình, Vũ Bằng đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng về kiểu loại trong truyện ngắn. Nhà văn đã tạo ra trong tác phẩm của mình những “nhân vật sống” mang đầy đủ những đặc điểm tâm hồn, cá tính, phẩm chất khác nhau rất gần gũi với đời thường. Dù viết về kiểu người nào trong xã hội, Vũ Bằng cũng hướng tới việc mô tả cuộc sống, con người như nó vốn có, đồng thời nói lên cảm nhận của mình về cuộc đời và số phận con người. Thông qua các nhân vật, tác giả nhằm thể hiện những trăn trở, suy nghĩ sâu sắc của mình về hiện thực đời sống cũng như các vấn đề xã hội.

2. Có thể nói, thành công và sức hấp dẫn trong sáng tác của Vũ Bằng là thế giới nhân vật thể hiện những nỗi niềm của con người trong cuộc đời. Các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bằng rất đa dạng. Ở đây căn cứ vào khuynh hướng tư tưởng và tính cách, chúng tôi mạnh dạn phân loại thành ba kiểu loại nhân vật: Nhân vật tích cực, mang vẻ đẹp nhân cách cao thượng hoặc vươn lên hoàn thiện nhân cách; Nhân vật tha hóa, đánh mất nhân cách; Nhân vật trung gian. Cách phân chia này nhằm đặt nhân vật trong sự đối sánh với các nhân vật khác làm nổi bật và khắc họa một cách toàn diện hơn tính cách nhân vật. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng đây là cách phân chia chỉ mang tính chất tương đối nhằm làm rõ hơn cho chủ ý của người viết trong việc khắc họa sâu hơn đặc điểm của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vũ Bằng. Vũ Bằng đã tạo ra trong các truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật sống động, khá chân thực, toàn diện, được soi nhìn từ nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau cùng những biểu hiện khác nhau: tốt - xấu; đúng - sai; hoàn thiện - chưa hoàn thiện… trong tính cách và nhân cách.

3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Vũ Bằng thể hiện vốn hiểu biết phong phú của mình về con người và hiện thực đời sống đồng thời chứng minh cho tài năng nghệ thuật của ông. Thế mạnh của Vũ Bằng là nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, qua đó nhân vật có điều kiện để bộc lộ tất cả những đặc điểm về tính cách, nhân cách. Nghệ thuật trần thuật đa dạng khiến nhân vật bộc lộ suy nghĩ một cách tự nhiên, thoải mái, giúp người đọc dễ dàng đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật hơn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng chính là một trong những yếu tố làm nên thành công trong truyện ngắn Vũ Bằng. Thông qua hệ thống ngôn ngữ, tính cách của nhân vật được cụ thể hóa sinh động, ngôn ngữ nhân vật là lời ăn tiếng nói của riêng mỗi cá nhân chứ không lẫn với bất kì một ai khác. Đồng thời, ngôn ngữ góp phần đắc lực trong việc khắc họa hình tượng nhân vật.

4. Với truyện ngắn, Vũ Bằng đã biểu hiện sự am hiểu sâu sắc về mọi vấn đề của xã hội và hiện thực đời sống trước và sau Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Ở thể loại này, ông luôn trăn trở với nỗi ám ảnh về nhân cách con người. Viết về tư cách phẩm giá con người ông chú trong cả mặt tốt và mặt xấu, tích cực và tiêu cực, nhưng chính sự tha hóa về nhân cách con người làm ông luôn bận tâm và day dứt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 116 - 128)