Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vũ Bằng

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 27 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vũ Bằng

Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Nó có thể tồn tại trong một tác phẩm văn học, trong một sáng tác của nhà văn, trong một trào lưu hay một thời đại văn học. Thế giới ấy có tổ chức riêng, sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Có thể nói, trong lịch sử văn học, mỗi tác phẩm lớn và mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cho nên thế giới nhân vật

trong sáng tác của mỗi nhà văn lại mang tính đặc thù riêng, thể hiện những quan niệm khác nhau của nhà văn về con người và cuộc đời. Vũ Bằng là nhà văn rất chú trọng đến việc xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vũ Bằng rất đa dạng, đông đảo, mỗi nhân vật là thể hiện sự suy ngẫm nào đó của Vũ Bằng về cuộc sống, con người trong đời thường.

Khi nghiên cứu về thế giới nhân vật trong sáng tác của Vũ Bằng, căn cứ vào cấu trúc hình tượng và thành phần xuất thân của nhân vật, căn cứ vào quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, căn cứ vào vị trí xã hội của nhân vật, kế thừa tinh hoa của người đi trước, và thực tế khảo sát truyện ngắn của Vũ Bằng, chúng tôi nhận thấy trong thế giới nhân vật của Vũ Bằng có nhiều loại hình cơ bản như: Nhân vật người công chức và trí thức nghèo thành thị, nhân vật người nông dân và người lao động nghèo khổ, nhân vật quan chức và bọn tay sai….

Cũng giống như Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng…nhân vật người trí thức nghèo xuất hiện nhiều trong sáng tác của Vũ Bằng từ những năm trước và sau Cách mạng. Viết về họ, nhà văn thường theo lối tự truyện, theo sát diễn biến trong cuộc đời và xoáy sâu vào đời sống nội tâm nhân vật. Tiêu biểu cho lớp nhân vật này là những truyện ngắn như: Một người bưng mặt khóc, Gặp nhau lại xa nhau, Ngày mai tôi sẽ chết, Giặt áo tết cho con, Đợi con, Người chứng, Truyện của một người cũng biết cười…

Kiểu nhân vật này trong sáng tác của Vũ Bằng xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau. Có người xuất thân từ nông thôn, có người lớn lên ở thành thị, có người vốn là người công chức nghèo, hoặc là nhà văn, nhà báo, chính khách…Nhưng họ đều giống nhau ở một điểm là: Cuộc sống nhàm chán, nghèo khổ, tù túng, quẫn bách và tâm lí nhút nhát, hay dằn vặt, tự vấn. Đó là anh chàng thiếu niên Hải (Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh), là anh chàng Hải (Gặp nhau lại xa nhau), chỉ vì hai bên gia đình có một mâu

thuẫn rất nhỏ, hay vì một lí do không đâu mà anh chàng mang tên Hải chấp nhận chia tay với người yêu trong khi mối tình giữa họ đang vô cùng đẹp đẽ. Tâm lí nhút nhát, ngại va chạm, ngại đấu tranh đã khiến cho tình yêu của họ tan vỡ. Đó là nhà báo Trần Văn Hải (Một người bưng mặt khóc)… chỉ vì một chuyện đùa ác của bạn bè mà cảm thấy bứt dứt không yên, thậm chí đau khổ muốn chết. Dù đang ở độ tuổi trẻ trai, hay đã trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời thì họ đều là những con người có ước mơ, có niềm tin, nhưng lại bị giam hãm trong vòng đời tù túng quanh quẩn, nhàm chán và đơn điệu. Đó là những người mang trong mình một tâm hồn trong sáng, có những ước mơ cao đẹp, hoài bão lớn lao, và luôn mong muốn được thoát ra khỏi cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tù túng, khao khát được phát triển nhân cách, đóng góp cho xã hội, được khẳng định cái tôi của mình trước cuộc đời, nhưng rồi cuộc sống nhiều nhiều gian khó và cái nghèo vây hãm cứ làm cho họ mất dần nhiệt tình, mất dần đam mê và mất dần sức sống. Nhân vật Tôi (Ngày mai tôi sẽ chết)…

đã từng mơ ước “Viết được một cuốn sách có thể gọi là một tác phẩm đánh dấu đời tôi lại” [12, tr.46], viết được tác phẩm “hơn hêt cả một trăm cuốn sách tôi đã viết, có lẽ hơn cả những tác phẩm được hoan nghênh nhất bây giờ” [12, tr.52]. Để thực hiện giấc mộng của mình, nhân vật Tôi đã cố gắng không ngừng, cố gắng không biết mệt mỏi. Nhưng rồi ốm đau, bệnh tật đã bóp nghẹt ước mơ ấy khiến nó chỉ còn là huyễn mộng mà thôi. Chính vì thế con người ấy đã rơi vào bi kịch, đành phải kéo lê cuộc đời trong sự bất lực và buông xuôi. Thậm chí không ít người còn bị tha hóa, biến chất, trở thành kẻ ích kỉ, thô lỗ, phũ phàng chỉ vì cái nghèo của cuộc sống. Nhân vật Việt (Giặt áo Tết cho con) là người cha rất yêu thương con. Nghĩ đến cảnh bảy đứa con phải chịu khổ cực mà “Lòng Việt se lại như có một bàn tay nhỏ bé bóp chặt

lấy tim” [11, tr.494] Nhưng cuộc sống nghèo khó cứ vây bám lấy gia đình anh

nhát mà trở thành kẻ bội bạc, xấu xa. Nhân vật Trần Minh Phú (Người chứng) nhân viên thư khí hạng nhì sở Khoáng Chất của chính phủ Việt Nam, chỉ vì hèn nhát mà làm ngơ trước sự nguy hiểm của người bạn thân, để rồi phải “âm thầm nhai cái sỉ nhục một mình như nhai kẹo cao su” [22, tr.285].

Viết về người trí thức, Vũ Bằng tỏ ra thấu hiểu hết những băn khoăn, day dứt và cảm thông với nỗi đau đớn đang dằn vặt tâm hồn họ. Ông nhận ra rằng chính việc chăm lo đến miếng cơm, manh áo trong cuộc sống thường nhật tưởng như tủn mủn mà lại trở thành một gánh nặng đè lên tâm hồn những con người đáng thương ấy khiến họ không thể nghĩ được nhiều, không thể nghĩ được xa, cũng không thể thực hiện được những dự định tốt đẹp của mình. Bởi thế họ sống thu mình lại, quẩn quanh trong cái ao đời tù túng, buồn tẻ đang trôi chậm chạp kia. Chính tâm lý buông xuôi, đôi khi là hèn nhát đã đẩy người trí thức trong sáng tác của Vũ Bằng nhiều khi mắc sai lầm, rơi vào bi kịch đau đớn,hối hận, tự dằn vặt. Vì sợ mất việc, sợ ngồi tù, sợ cuộc sống bình yên của gia đình bị xáo trộn mà Trần Minh Phú (Người chứng) đã từ chối người bạn thân thiết và đẩy bạn vào chỗ chết. Từ đó trở đi, Phú sống trong sự đau khổ, vật vã, bị dằn vặt trong tâm hồn. Phú tự chửi mình là đồ

khốn nạn, thằng hèn. Người đàn ông trong Truyện của một người cũng biết

cười luôn bị dằn vặt, ám ảnh bởi sự hèn nhát của mình khi “bỏ lại đằng sau

cái sống nguy hiểm và bất trắc” [22, tr.311] của thôn quê để về đô thành. Nỗi

day dứt khi “rinh” đã khiến ông sống trong sự hối hận không nguôi và những áng văn ông viết ra lúc nào cũng thấm đẫm nỗi sầu khổ.

Người trí thức trong truyện ngắn của Vũ Bằng thường có xu hướng e ngại, thu mình trước cuộc sống, vì thế họ chưa đủ dũng cảm để vượt qua hoặc thay đổi hoàn cảnh. Đó cũng chính là những con người bị cuộc sống cơm áo và cái nghèo đeo bám, hành hạ, khiến họ không được sống như những gì vẫn nghĩ, vẫn mong muốn. Cũng giống như những nhân vật trí

thức trong sáng tác của Nam Cao, họ luôn phải vật lộn với cuộc sống nghèo khó. Dù chưa phải sống tằn tiện, tính toán từng đồng xu nhỏ như Hộ (Đời thừa), San, Thứ (Sống mòn), Điền (Trăng sáng)…trong các sáng tác của Nam Cao, nhưng cái nghèo vẫn kìm chân họ trong vòng đời quẩn quanh, chật hẹp, không cho họ cơ hội thực hiện được những dự định lớn lao, tốt đẹp của cuộc đời. Bởi thế, họ luôn tỏ ra đau đớn, day dứt, hay tự dằn vặt mình, đôi khi cảm thấy thất vọng về cuộc đời, thất vọng về bản thân và sụp đổ niềm tin trước cuộc sống. Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Vũ Bằng cũng là những con người có đời sống nội tâm phong phú. Họ là những con người vừa lạc quan, yêu đời, lại vừa bi quan, chán nản trước cuộc sống; vừa tin tưởng vào cuộc đời tươi đẹp lại vừa tiêu cực về thực tại mù xám tối tăm; vừa kiêu hãnh lại vừa tự ti trước cuộc đời. Chính vì thế họ hay rơi vào trạng thái dằn vặt, tự vấn, giằng xé, day dứt trong tâm hồn. Tâm lí ấy cũng khiến cho họ có cơ hội nhìn lại bản thân, nhận ra cái phần xấu xa, khiếm khuyết, chưa hoàn thiện của chính mình để sống tốt hơn. Sự thể hiện ấy của Vũ Bằng giống như một cánh tay chắc khỏe để nhà văn giữ cho nhân vật người trí thức trong các truyện ngắn của ông đứng lại trên bờ vực của sự sa ngã. Cho nên đọc truyện ngắn của Vũ Bằng chúng tôi nhận thấy người trí thức trong đó dù chưa hẳn minh mẫn nhưng cũng không phải là ngẩn ngơ, chưa hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng không phải quá xấu xa, sai lầm của họ dù đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông. Dù chưa thể hiện một thái độ phê phán gay gắt như Nam Cao khi kết tội xã hội và chưa có được cách khẳng định dứt khoát như Nam Cao trước cuộc đấu tranh âm thầm mà dai dẳng của người trí thức trước những cám dỗ của lối sống ích kỉ, vươn lên lẽ sống nhân đạo, nhưng Vũ Bằng đã cho người đọc thấy được thái độ phê phán xã hội khi đẩy con người đến chỗ đau khổ và sự đồng cảm, chân thành của mình tới cuộc sống đầy nhọc nhằn của người trí thức. Viết về người trí thức và bi

kịch trong cuộc đời của họ, Vũ Bằng cũng đề cập đến một vấn đề hết sức sâu sắc, đó là sự yếu mềm trong tâm hồn, tâm lí ngại thay đổi, mất niềm tin, buông xuôi trước cuộc đời và sự lựa chọn đường đi chưa phù hợp chính là nguyên nhân đẩy người trí thức vào tình thế khó khăn và những bi kịch.

Nông thôn và hình ảnh người nông dân luôn là đề tài hấp dẫn trong văn học Việt Nam hiện đại. Cày xới trên mảnh đất đầy tối tăm, ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đầu thế kỉ XX nhiều nhà văn hiện thực xuất sắc đã gặt hái được những thành công lớn khi viết về người nông dân như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Kim Lân… Trên trang viết của các nhà văn hình ảnh người nông dân hiện lên vô cùng sinh động, hấp dẫn. Đó là những con người đói khổ, vì miếng ăn, vì sự sống mà họ đã phải chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng . Dù vậy họ vẫn cố gắng vươn lên giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Chung một tấm lòng với các nhà văn kể trên, khi viết về người nông dân, Vũ Bằng cũng thể hiện một tấm lòng cảm thông sâu sắc với số phận đầy đau khổ của người nông dân qua truyện ngắn của mình như: Giai đoạn mới, Bữa cỗ, Một tát ba răng, Mơ về một cuộc chọi trâu, Ở đây bán sách cũ, Bát cơm…

Người nông dân trong truyện ngắn của Vũ Bằng không chỉ gắn chặt với ruộng đồng thôn quê, mà họ còn là những người lao động nghèo có mặt ở khắp mọi nơi: vùng tản cư, vùng tạm chiếm, trôi dạt về thành thị, sống vô gia

cư… Dù cho cái nghèo, cái đói không đến nỗi ghê gớm như trong Vợ nhặt

của Kim Lân, không bám riết lấy họ như trong các truyện ngắn của Nam Cao, nhưng qua những chân dung rất thật và hết sức sinh động, Vũ Bằng đã cho người đọc nhận ra hình ảnh người nông dân trong xã hội hiện tại: đói nghèo và rất đáng thương. Chính cái đói đã đẩy người nông dân lâm vào cảnh cùng quẫn, khiến họ trở nên tiêu cực, mất lí trí, vũ phu. Sống trong cảnh nghèo, mà “…nhà ấy chỉ là một gian bếp nát, vôi lở tứ tung…” [22, tr.322], gia đình

người nông dân trong Bữa cỗ quả là đã rơi vào thảm cảnh. Không phải là những người nông dân chân lấm tay bùn, họ là những người lao động nghèo sống giữa thủ đô những năm sau Cách mạng. Bên cạnh những bữa cỗ huy

hoàng sang trọng,một bữa cỗ trung thu khá đặc biệt ở Thủ đô 1949– một

cảnh tượng đau lòng trong gia đình kẻ nghèo. Vì nghèo đói mà người vợ ốm đau không thể tiếp tục vật lộn với cuộc sống đã chết trong cô đơn lạnh lẽo. Anh chồng trở thành kẻ vũ phu, ích kỉ, mất lí trí. Trong truyện Giai đoạn mới

thì Vũ Bằng lại cho thấy người nông dân đã bị cái nghèo làm cho thay đổi, trở nên hèn nhát, đôi khi danh dự và nhân phẩm còn bị dày xéo lên một cách phũ phàng. Bà Nhiêu Lương vốn là một người nhà quê nhân đức, hiền lành, tốt bụng, đáng được kính trọng. Để có được một nơi yên thân, có được bát cơm trong lúc đói, bà dã theo ân nhân của mình là ông bà Phán về thành thị. Từ đó bà đã dần dần thay đổi. Bà trở thành con ở không cho gia đình ông Phán. Bà cúi đầu chấp nhận sự ban ơn, bố thí thậm chí cả sự nhục mạ của người đã từng được bà giúp đỡ, cưu mang. Đọc một số truyện ngắn của Vũ Bằng ta cũng bắt gặp những thân phận thật tội nghiệp đáng thương. Sau khi làng đã “tề”, gia sản bị tàn phá nhẵn như chùi, đôi vợ chồng già trong truyện Một tát ba răng vốn đã khổ lắm rồi. Ấy vậy mà họ lại còn ủng oẳng quanh năm. Cự nự nhau từng đồng xu nhỏ, rồi họ đâm ra ghét nhau, vì ai cũng thấy người kia tằn tiện, bủn xỉn và ích kỉ quá. Họ đâm thù vặt nhau. Họ cũng vô cùng sợ hãi bọn tuần phiên khi chúng đến khám nhà. Cuối cùng họ chẳng những không còn lại đồng xu dính túi mà còn bị bọn vô lại đánh cho một trận. Viết về những con người như thế Vũ Bằng đã chỉ ra thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường và hoàn cảnh sống, nhưng phần khác là do chính họ gây nên. Đó cũng chính là nguyên nhân đẩy họ vào bi kịch.

Trước Cách mạng, chị Dậu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) từng khổ vì sưu cao thuế nặng, anh Pha (Bước đường cùng- Nguyễn Công Hoan) khổ vì bị cướp

đoạt ruông đất, Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) khổ vì bị đẩy vào con đường bần cùng hóa rồi bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Trong Vợ nhặt của Kim Lân ta bắt gặp từng đoàn người phải rời bỏ quê hương bản làng bồng bế, dắt díu nhau đi tránh đói, trở thành những kẻ lưu lạc, lang thang, vô gia cư, vất vưởng nơi đầu đường xó chợ. Sau Cách mạng người nông dân trong sáng tác của Vũ Bằng không chỉ khổ sở vì nghèo đói, mà họ còn khổ vì chiến tranh. Chiến tranh đã đẩy bao con người đáng thương trong đó có người nông dân rơi vào thảm cảnh. Có gia đình phải li tán, mỗi người một nơi, mà tài sản cứ càng ngày càng hao mòn khiến họ phải nghĩ đến việc bán đi những thứ vốn được coi là kỉ vật (Ở đây bán sách cũ). Có người phải tằn tiện cả đời, cố cất giấu chút ít của cải mong có chút vốn dưỡng già mà cuối cùng vẫn bị cướp mất (Một tát ba răng). Lại có gia đình phải bỏ Thủ đô, sống ở nơi rừng thiêng nước độc mà cuối cùng vẫn phải xẻ đàn tan nghé (Bát cơm). Người sống thì lay lắt, khổ sở như vậy. Người chết cũng vô cùng đau đớn: “Có người chết mở

mắt, có người chết nghiến răng lại, có người chết mất cả chân tay và đầu

[22, tr.300]. Tất cả được vùi chung một nấm. Nhưng cho dù phải chịu đựng bao nhiêu là đau đớn và bất hạnh nhưng những người nông dân ấy vẫn thể hiện những phẩm chất đáng quý của mình: Sống có tình nghĩa, giàu lòng tự trọng (Người ông- Ở đây bán sách cũ), thủy chung, giàu lòng yêu thương con người (người phụ nữ- Bát cơm), mơ về một cuộc sống đầm ấm, yên vui (Khoát- Mơ về một cuộc chọi trâu).

Dù viết về người trí thức hay nông dân nghèo thì ngòi bút Vũ Bằng vẫn

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)