Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 110 - 111)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3 Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

Bên cạnh nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, thì Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật cũng chính là một

trong những yếu tố làm nên thành công trong truyện ngắn Vũ Bằng. Thông

Đồng thời, ngôn ngữ góp phần đắc lực trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Trong cuốn “Khảo về tiểu thuyết” Vũ Bằng đã từng tâm sự: Muốn làm cảm động được người đọc, nhà tiểu thuyết phải thành thực, phải rõ ràng để phổ cập được đủ các hạng người trong xã hội, phải tả chân được tình trạng thực của đời, âm vận phải hòa hợp, âm tiết phải nhất định và phải tạo ra được một thứ âm tiết đánh dấu riêng cho mình một cách kín đáo. Từ quan niệm ấy, cho nên Vũ Bằng hết sức chú trọng việc lựa chọn, chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống những lời nói phù hợp nhất với nhân vật của mình. Ông luôn tỏ ra là người khéo léo, linh hoạt khi vận dụng thứ ngôn ngữ hàng ngày của cuộc sống vào trong tác phẩm. Vận dụng linh hoạt kiểu ngôn ngữ đặc trưng cho từng loại người, từng giai cấp để nó phù hợp với từng kiểu nhân vật do nhà văn sáng tạo ra. Mỗi nhân vật của ông đều có những dáng điệu, cử chỉ, hành động, suy nghĩ, tiếng nói phù hợp với hoàn cảnh, địa vị, bản chất, tâm trạng của họ. Ngôn ngữ nhân vật tồn tại dưới hai dạng là: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại. Truyện ngắn của Vũ Bằng tập trung khai thác thế giới nội tâm của con người thông qua ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Cũng bởi vậy, đối thoại và độc thoại là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bằng.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)