Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 93 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2 Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là một phương tiện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả, qua đó nhà văn thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của mình. Nhóm các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng

truyền cảm cho người đọc”[27, tr.134]. Để trả lời cho câu hỏi “Tiểu thuyết

nên viết bằng giọng văn gì?”, trong cuốn “Khảo về tiểu thuyết” Vũ Bằng cho

rằng: Do bổn phận của nhà tiểu thuyết là tả chân cuộc đời và tư tưởng người đời, cho nên “giọng văn dùng viết tiểu thuyết cũng cần phải như đời vậy, nghĩa là vừa vui, vừa buồn, có lúc làm cho người ta oán giận khóc than,

nhưng lại cũng có lúc làm cho người ta ngửng mặt lên vui vẻ” [4, tr84]. Thực

tế cũng cho thấy Vũ Bằng là người khéo léo trong cách kể chuyện, linh hoạt trong cách dẫn truyện, và chính sự đa dạng trong giọng điệu kể chuyện của ông đã tạo nên sức lôi cuốn đặc biệt đối với người đọc. Theo tác giả Văn Giá, trên cánh đồng tiểu thuyết Việt Nam 1930- 1945, Vũ Bằng là người khai

thông một lối trần thuật mới trong tiểu thuyết, người đầu tiên “gieo cấy vào đó một nhúm hạt giống lạ, độc đáo và quý giá” [22, tr44], để rồi sau nay, những hạt giống ấy được các nhà văn khác, bằng kinh nghiệm và tài năng của mình tạo nên một mùa gặt bội thu. Khảo sát các truyện ngắn của Vũ Bằng chúng ta nhận thấy truyện của ông có ba giọng điệu nổi bật là: giọng châm biếm, giọng trữ tình và giọng triết luận.

3.2.2.1 Giọng điệu châm biếm

Giọng châm biếm trong sáng tác của Vũ Bằng thể hiện cảm hứng châm biếm hài hước, dí dỏm và thái độ bỗ bã, mỉa mai, xuồng sã của nhà văn. Thái độ ấy một mặt bắt nguồn từ tính cách dí dỏm, hay châm chọc và bướng bỉnh của nhà văn; mặt khác nó bắt nguồn từ sự nhạy cảm của nhà văn trước sự thay đổi của nhân cách con người trong xã hội còn đang ngự trị những Tội ác, Nhát hèn, Nhục nhã; ngoài ra, thực tế những năm làm báo cũng giúp Vũ Bằng có điều kiện trau dồi cách viết này. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cho rằng, cái tài của Vũ Bằng là ở lối viết châm biếm, ngộ nghĩnh, dí dỏm, và “lối tả chân đá hoạt kê của

Vũ Bằng rõ hơn nữa trong các truyện ngắn của ông” [52, tr.504]. Nguyễn Vỹ

cho rằng Vũ Bằng là người “ ranh mãnh”, “có nụ cười mỉa mai và trào lộng”,

“là người tinh nghịch nhất của làng văn Bắc Hà thời tiền chiến”[73, tr.121], và

khẳng định: “Vũ Bằng là một nhà văn châm biếm gần như độc đáo từ tiền chiến

đến nay” [73, tr.123]. Nếu tiếng cười trong truyện của Nguyễn Công Hoan được

cất lên từ những tình huống bất thường, chi tiết kệch cỡm; ở truyện của Vũ Trọng Phụng là những lời lẽ độc địa, chua chát; thì chất trào phúng trong truyện của Vũ Bằng thường nhẹ nhàng mà sâu sắc. Từ cảm hứng hài hước, nhà văn tạo nên cách nói mộc mạc, tếu táo, bỗ bã; từ cảm hứng châm biếm nhà văn tạo nên cách nói giễu nhại mỉa mai với việc tận dụng hệ thống khẩu ngữ phong phú và nhiều hình thức thể hiện khác nhau trong tác phẩm.

Giọng điệu châm biếm trong truyện ngắn của Vũ Bằng thường lộ ra ngay từ tên truyện: Một người rơi xuống hố; Một tát ba răng; Một chục bạc,

một trận đòn, một kiếp người; Một chuyện tết bố nuôi; Một người bưng mặt khóc; Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh; AT; Cái thích kì lạ của một người đàn bà thời loạn…Đọc những cái tên ấy ta tưởng như sẽ được đọc một bài phóng sự xã hội, hay sắp được biết một cái tin giật gân, nóng hổi nào đó vừa mới xảy ra. Bởi thế nó kích thích trí tò mò của người đọc, khiến họ bị thu hút, phải chú ý và khi đọc xong phải suy ngẫm. Từ đó người ta có thể cảm nhận được những điều mà câu chuyện muốn thể hiện.

Đặc biệt tính châm biếm trong truyện của Vũ Bằng thường độc đáo ở cách nhà văn xây dựng tình huống truyện. Nếu các nhà văn cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thường tạo ra tiếng cười từ những tình huống kệch cỡm, lố lăng, thì Vũ Bằng lại châm biếm bằng những tình huống rất đơn giản. Vũ Bằng không chú ý nhiều đến cốt truyện mà ông theo đuổi việc xây dựng chân dung nhân vật, do vậy tình huống truyện của ông đôi khi bắt nguồn từ những sự việc rất nhỏ bé, bình dị trong đời sống nhưng lại tạo ra được những điều bất ngờ. Điều bất ngờ ấy là chuyện nhỏ, đơn giản vô cùng. Ví dụ như một nhà chính khách đang đảm nhận trách nhiệm từ Sài Gòn ra Bắc để thông qua chương trình mua bán của chính phủ, vận động mọi người ở miền Bắc Việt, nhân tiện ghé thăm họ hàng. Khi anh đang nằm nghỉ trong khách sạn thì bỗng nhiên anh phát hiện có một kẻ ăn trộm đang nằm mai phục ở dưới gầm giường, và anh nhận ra kẻ đó không biết rằng anh đã phát hiện ra hắn. Đó là chuyện bình thường, thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong đời sống chẳng có gì nghiêm trọng cả. Anh chỉ việc ra ngoài và kêu lên hoặc thông báo với nhà chức trách là xong. Nhưng câu chuyện hết sức đơn giản ấy không chỉ có vậy. Bởi vì nhà chính khách kia đã trải qua những giây phút não nùng, rùng rợn, sợ hãi biết bao nhiêu. Có lúc anh tưởng mình sẽ bị người ta giết, có lúc anh lại tự trách mình, trách đời: sao một người tốt như anh lại có thể lâm vào cảnh nguy hiểm như vậy chứ. Trong thâm tâm anh ta luôn kêu gọi con người

cần phải sống đoàn kết và thân ái với nhau. Anh muốn nói với người kia tất cả tấm lòng tốt của mình, muốn cảm ơn hắn vì hắn đã không làm gì hại anh cả. Nhưng sự việc cuối cùng đã kết thúc thật bất ngờ: Sau khi ra khỏi phòng, kêu lên thật to để mọi người chạy đến bất kẻ gian, nhà chính khách không quên nói với viên đội sếp: “Hai ông trừng trị nó thật nặng cho tôi” và cố lấy gân viết một bức thư thật dài cho người bồi chạy theo ra cẩm đưa ông chánh cẩm tây: “… Để nhờ ông trừng trị kẻ gian một cách xứng đáng mà nếu cần thì ta

điện, rồi đánh chết nó đi cũng được” [11, tr.183]. Tiếng cười châm biếm của

Vũ Bằng bật lên thật nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cách khai thác tình huống như vậy cũng thấy ở các truyện khác như: AT, Một người rơi xuống hố; Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh…Tình huống hài hước châm biếm có khi còn được tạo bởi những cách ứng xử phi lí, những hành động bất ngờ của nhân vật. Chẳng hạn như ông lão trong truyện “Một tát ba răng” khi bị bọn tuần phiên cướp bóc, chửi, đánh lại cố nịnh nọt bọn chúng, rồi có bao nhiêu của cải còn sót lại đem dâng cả cho chúng. Điều này nghe ra có vẻ phi lí nhưng lại có lí và dễ hiểu, vì ông lão là người hèn nhát và lúc đó ông quá sợ hãi. Còn trong truyện “Một người đàn ông đi tìm một người đàn bà” ta nhận thấy nhân vật Hải cũng có những hành động hết sức bất ngờ. Hải vốn có mẹ già và vợ con ở quê, nhưng chàng lại mê Trâm. Khi bị Trâm phụ tình, sự tức giận của Hải tràn cả ra đôi mắt. Trong lúc uất ức đau khổ nhất chàng chỉ muốn ăn thịt “nó”. Lẽ ra một người xuất thân trong một gia đình lễ giáo, từng được theo học chữ Nho, lại chưa bao giờ dám làm trái ý cha mẹ một điều gì như chàng đến lúc ấy phải tỉnh ngộ mà nhận ra con người thật của Trâm và quay trở về gia đình bắt đầu lại cuộc sống như trước, thì khi gặp Trâm ở hiệu cao lâu, nghe những lời Trâm nói, chàng lại thấy Trâm thật đáng thương, Trâm cũng giống như những người đàn bà khác trên mặt đất. Thế là chàng không còn can đảm lúc đầu nữa, chàng thở hắt ra, xách va li líu ríu chạy ra

đường. Nhưng ngay sau đó chàng gặp chiếc ô tô của ông Phượng kí đỗ xịch trước hiệu cao lâu nơi chàng vừa bước ra. Bao nhiêu uất ức, căm hờn, thù hận đột nhiên lại ức lên cổ chàng. Hải nghĩ đến bao nhiêu là chuyện sẽ xảy ra. Chàng quay lại hiệu cao lâu, nhìn ngoài hiệu, rồi nhìn vào trong hiệu. Hải đút một tay vào túi. Chàng lấy con dao ra, cái lưỡi thép loáng lên trong bóng tối. Con dao phập xuống, không phải một bận mà là hai mươi bận. Chàng kêu lên một tiếng: Xong, rồi bỏ chạy thục mạng. Hải đã tiết cái giận của mình vào…cái bánh ô tô của ông Phượng Kí. Hành động của Hải thật bất ngờ nhưng cũng thật hợp lí vì nó phù hợp với tính cách của một kẻ hèn nhát, yếu đuối, nhưng lương thiện đang ở trong cơn tức giận. Thông qua những tình huống độc đáo trong truyện của mình Vũ Bằng thường gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống, cách ứng xử, thuyết nhân quả ở đời.

Ngoài ra Vũ Bằng còn tạo ra trong truyện của mình những tình huống bi hài để từ đó bật ra những tiếng cười đau xót. Những tình huống ấy người đọc bắt gặp khá nhiều trong những câu chuyện viết về sự tha hóa đánh mất nhân cách của con người như: Đất khách, Giai đoạn mới, Bữa cỗ…Câu chuyện “Bữa cỗ” được kể bằng một giọng châm biếm trào lộng nhưng đã dựng lại được thảm cảnh bi đát đầy xót xa của một gia đình hồi cư nọ: Chị vợ khổ quá, kiệt sức nằm chết đúng vào đêm trung thu, hai đứa con chẳng hiểu điều gì đã xảy ra, anh chồng uống rượu say luận cái chết ấy theo suy nghĩ của một kẻ say, rồi anh ta lại đi uống rượu đến u mê, mụ mị, khi bò về được đến nhà anh chỉ còn sức ngồi bệt bên thi hài người vợ mà ngủ. Tiếng cười bật ra, nhưng là tiếng cười đau xót, cười ra nước mắt của người đọc về cuộc đời và con người. Sau nụ cười ấy người đọc ghi nhận những tình cảm nhân đạo đáng quý của nhà: niềm xót thương trước cuộc sống lầm than của con người trên cuộc đời.

Trong truyện ngắn của Vũ Bằng chất châm biếm còn được thể hiện ở cách nhà văn xây dựng nhân vật. Với lối tả chân đặc biệt, hầu như là nhà văn

đã phơi bày chân thực nhất những sự thật mà ông nhìn thấy một cách sinh động. Trên trang viết của Vũ Bằng người đọc bắt gặp hàng loạt các chân dung biếm họa của cuộc sống với đủ các hạng người: từ trí thức đến nông dân, từ những ông quan lớn đến những nhà kinh doanh…tất cả đều được ông đưa lên trang giấy với nét riêng khác nhau qua nụ cười hài hước dí dỏm, nhẹ nhàng sâu sắc, cách nói tếu táo bỗ bã như lời ăn tiếng nói hàng ngày trong cuộc sống đời thường vậy. Nói đến hoạt động của những nhân vật chính khách có tấm lòng “thương nước thương non” Vũ Bằng mỉa mai: “…Vũ làm chính trị. Nghĩa là đi boóng một hai ông chính khách có rễ má dây mơ với chính phủ rồi thì xem có thiếu cái gì thì trưng thầu, tăng giá lên gấp năm gấp sáu, rồi chia nhau tiền thầu, tăng giá lên gấp năm gấp sáu, rồi chia nhau tiền com- bin. Ấy thế mà phát tài gấp mấy lần làm ăn lương thiện! Lại có hi vọng làm

quan này, quan khác, chưa biết chừng…” [11, tr.174]. Đại diện cho chính phủ

Nam Kì ra Bắc Việt vận động cho chương trình mua bán thầu dầu và dó nhưng nhân vật Vũ lại tự nhủ mình: phải cẩn thận “đừng có tin bất cứ người

nào cả…”[11, tr.174]. Xây dựng chân dung biếm họa những ông lớn, Vũ

Bằng giễu nhại và phê phán thói xấu của họ bằng nhiều cách. Với mấy ông ham chức tước, hợm hĩnh trong thời đại nhiễu nhương nhà văn sử dụng một kiểu kết cấu truyện đặc biệt, một kiểu ngắt câu lạ và độc đáo, tạo ra liên kết bằng vần điệu, làm tăng tính hài hước, châm biếm của truyện: “Ông lớn - Nguyên giám đốc sở Bách Phân- Ông lớn - Nguyên quan to Hội đồng An dân - Ông lớn - Suýt làm bộ trưởng mấy lần – Vốn được bố nuôi - Nâng đỡ - Che chở - Quên làm sao được công ơn! – Quyết ý – Làm cho – Bố nuôi – Toại chí – “Phải thế! Phải thế! – Không có – Sang năm – Còn trông cậy ngài nhiều! –

Ngài không giúp đỡ thì…tiêu”, [8, tr.235]. Ở truyện “Một người bưng mặt

khóc” kể lại việc Hải- một nhà báo nổi tiếng có tài châm biếm, bị hai bạn đồng nghiệp nhại giọng văn, viết bài đăng báo để trêu chọc, nhưng lại mất

bình tĩnh, tự dằn vặt mình hết sức đau khổ nhà văn không bỏ qua chi tiết Hải xỉ mũi, nhưng không chùi mũi vào cột đèn như những lần trước nữa, mà chàng chùi mũi vào tường. Truyện “Một người đàn ông đi tìm một người đàn bà” nhà văn kể lại tâm lí uất ức của kẻ hèn nhát, yếu đuối, nhưng lương thiện qua một giọng đùa tếu, trong những câu văn đầy hài hước như lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người vậy: “Hai mươi mấy nhát dao đâm xuống đã làm cho cái lốp vỡ bụng và xì hơi ra. Hơi xì ra một cách nhịp nhàng như nhắc lại những tiếng của Hải kêu khi nãy: Ông hèn! Ông hèn! Ông hèn! Ông không có tài, ông không có can đảm, ông tiết sự tức giận một cách hèn như thế đó. Mặc ông! Bởi vì ông phải tiết sự tức giận của ông ra…Không có thì ông ức, ông chết mất!” [11, tr.171]. Châm biếm bản tính hèn nhát đến đần độn, ngu ngơ đến tội nghiệp của vợ chồng người nông dân trong truyện “Một tát ba răng”, Vũ Bằng miêu tả ngoại hình của nhân vật với một giọng dí dỏm khá thú vị, khiến cho nhân vật hiện lên như thật và cũng rất gần với cuộc đời:

Ông lão trông đần độn qua, mà râu gì mọc lại quặp lại mà xoắn cứ tít lên”,

còn bà lão: “Mặt thì bẩn, mắt thì tam ba lóe, nước mũi chảy ròng ròng xuống

miệng trông mà gớm” [11, tr.238]. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cho rằng

nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bằng giống nhân vật của Nguyễn Công Hoan ở chất dí dỏm, nhạo đời và hơi đá hoạt kê một chút. Cũng giống như Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng thường dùng cách nói phóng đại để châm biếm giễu nhại nhân vật. Để thể hiện nhân vật quan phụ mẫu, trong “Bước đường cùng” Nguyễn Công Hoan cho biết: nếu có một cây kim vô tình chọc nhẹ vào má quan thì thế nào cũng khiến nó chảy ra hàng lít nước nhờn nhờn mà ta quen gọi là mỡ. Khiến cho nhân vật mang một vẻ ngoài đầy ấn tượng bởi sự phì nộn của kẻ ăn trên ngồi chốc quen thói đục khoét và bóc lột dân lành. Trong truyện “Con dấu hóa” chất hài hước của Vũ Bằng thể hiện ngay từ cách giới thiệu nhân vật: “Nhưng có một điều chắc chắn là cái tên Liên Thanh

quả là xứng với kì đức của ông- mà nên nhớ rằng nếu ông quả là một cái súng liên thanh thật thì cái súng liên thanh này không phải là hạng liên thanh tầm thường F.M nhưng phải là cái thứ Lơ vi khẩu kính tám li, băng đạn trăm

năm mươi, bắn cứ veo veo” [11, tr.166]. Nhân viên dưới quyền ông đều “bở

vía” khi thấy bản cao su bách khoa do ông sáng tạo xếp trên bàn “dài nhoằng như áo quan”. Nhưng chính cái phát minh “ngồ ngộ và ngô ngố” ấy lại giúp

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 93 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)