Nhân vật trung gian

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 68 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3 Nhân vật trung gian

Sức hấp dẫn trong sáng tác của Vũ Bằng là thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, gần gũi với đời thường, thể hiện những nỗi niềm của con người trong cuộc đời. Bên cạnh những nhân vật mang vẻ đẹp nhân cách cao thượng hoặc vươn lên hoàn thiện nhân cách, còn có những nhân vật bị tha hóa biến chất, méo mó về nhân cách. Bên cạnh những tính cách vừa mang nét tích cực lại vừa ẩn chứa điều tiêu cực còn có những nhân vật trung gian không tiêu biểu cho một loại tính cách nào, mà đó chỉ là những chân dung đầy biến động và phức tạp của cuộc sống mà thôi. Bởi vì theo quan niệm của Vũ Bằng, mỗi nhân vật là một chân dung đầy biến động và phức tạp của cuộc sống, không bao giờ dễ hiểu, dễ nắm bắt. Thông qua các chân dung ấy nhà văn muốn cuộc sống này hiện lên đơn giản và xuôi đuột như nó vốn có. Nội dung và ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết như thế nào không phải là điều quan trọng, mà việc quan trọng là việc xây dựng các chân dung, chân dung ấy biểu hiện ý nghĩa gì là việc của chính nó. Đọc truyện của ông chúng ta nhận thấy trong những câu chuyện vô cùng giản dị, bình thường, thậm chí tầm thường của cuộc sống có những nhân vật rất bình thường và gần gũi với cuộc đời hàng ngày, cách xử lý tình huống của họ trong cuộc sống cũng gần với cuộc đời hàng ngày. Với một thế giới nhân vật sống động xuất phát từ quan niệm về truyện gần đời thiết thực, Vũ Bằng đã tạo ra trong các truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật

với những hình tượng văn học sống động, khá chân thực, toàn diện, được soi nhìn từ nhiều hướng, nhiều chiều khác nhau cùng những biểu hiện khác nhau: tốt - xấu; đúng - sai; hoàn thiện - chưa hoàn thiện… trong tính cách và nhân cách. Trong thế giới nhân vật đa dạng của ông có những nhân vật không được nhà văn chú trọng miêu tả diện mạo bề ngoài và hành động, mà ông thường tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. Nắm bắt và miêu tả thế giới nội tâm nhân vật như một quá trình, vì thế nội dung nhân vật vượt ra khỏi phạm vi một tính cách. Đó không phải là một tính cách tiêu biểu, mà chỉ là một con người có quá trình tâm lý phức tạp như là một chân dung đầy biến động và phức tap của đời sống mà thôi. Xây dựng kiểu nhân vật này, Vũ Bằng muốn cho thấy nội dung cuộc sống không được khai thác theo hướng sử thi hay hoang đường mà chỉ được kéo sáp vào cuộc đời trần thế, từ đó ông muốn thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời: cuộc đời bình thường, xuôi đuột như nó vốn có, bịa đặt, phóng đại hay phiền phức hóa cuộc đời không phải là hiện thực. Tìm hiểu một số truyện ngắn của Vũ Bằng viết ở giai đoạn trước 1945 như Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh, Một người rơi xuống hố, Gặp nhau lại xa nhau, Ơn và oán người đọc dễ dàng nhận ra điều đó.

Trong khi nhiều nhà văn Việt Nam cùng thời Vũ Bằng, khi viết những câu chuyện về tình yêu thường đi theo một mô típ cốt truyện ít nhiều li kì, éo le thì Vũ Bằng thường chọn cho mình những cốt truyện đơn giản thể hiện cuộc sống như nó vốn có. Nhân vật trong truyện của ông hiện lên như những chân dung có thật trong cuộc sống đời thường, chứ không đại diện cho mẫu người hay là loại tính cách nào trong đời sống. Cũng là một chuyện tình, nhưng truyện Chàng Kim người Bắc, cô Kiều người Kinh không viết theo lối éo le, ngang trái truyền thống. Cũng nói đến sự chia li trong tình yêu, nhưng nhân vật trong câu chuyện không đau khổ đến nỗi phải đi tu, hay tự tử để giữ

trọn tình yêu chung thủy, Hải và Trâm trong câu chuyện vẫn sống như một người bình thường. Tuổi thiếu niên đầy mơ mộng và yêu đời đã khiến cho Hải và Trâm cảm mến nhau, rồi yêu nhau. Chỉ vì một chuyện rất tầm thường trong cuộc sống đã xảy ra mà hai bên gia đình trở nên mâu thuẫn, mối quan hệ tốt đẹp vốn có bị rạn nứt, đôi trẻ bị cấm đoán. Một buổi chiều, họ gặp nhau, cùng nhau đi dạo rồi mải mê nghe hát đối đáp mà quên mất rằng đêm đã rất khuya, họ không dám trở lại nhà nữa. “Bây giờ là mấy giờ rồi? Chuông đồng hồ ở chợ Đông Ba điểm mười hai tiếng mơ hồ: có ai ngờ Trâm và Hải đi chơi và nghe đôi trai gái hát đối đáp lại mất nhiều thì giờ như thế! Trâm và Hải cố

rảo bước nhưng không kịp; cửa Thượng Tứ đóng măt rồi” [12, tr.14]. Suốt

đêm ấy họ ngồi tâm sự với nhau, bày tỏ mọi nỗi niềm. Nhưng chính vào lúc không ngờ nhất khi trời gần sáng, họ phát hiện mạ Trâm đang đi tìm. Cả hai cùng khóc thút thít, cùng lo sợ khi về nhà bị ba má đánh đòn. Họ cùng nhau chạy miết. Trước mắt họ là cầu Bạch Hổ. Trâm nhớ lại câu hát đối đáp của đôi trai gái hồi hôm: “Sống làm chi mình một ngả, tui một đàng, nắm tay nhau

xuống suối vàng chết tươi”[12, tr.16]. Hải hát cho Trâm nghe lần cuối cùng:

“… Chỉ tơ cuốn ống tre bông, gá dươn thẳng dặng, ôi! xuống sông trầm

mình” [12, tr.17]. Họ dắt tay nhau cùng bước lên cầu. Đến phút chót, Trâm và

Hải đã không tự tử vì tình. Sau khi bày tỏ hết mọi nỗi niềm, họ cùng quay trở về và tiếp tục sống vui vẻ. “Nước sông chỗ ấy trong suốt và sâu thăm thẳm. Hải và Trâm vịn vào một thanh sắt ở thàh cầu nhìn xuống, thấy hai cái bóng chụm vào nhau rồi tan ra, chụm vào nhau rồi tan ra…Trâm thấy chóng mặt. Hải hoa cả mắt. Hải đưa tay cho Trâm vịn. Hai người dắt nhau quay lại. Ra

khỏi cầu, Hải khẽ quàng tay mình vào Trâm để giữ cho nàng … khỏi ngã. [12,

tr.17]. Như vậy, không giống các tiểu thuyết gia trước đây, nhân vật trong truyện của Vũ Bằng không đi theo lối mòn của những câu chuyện tình đầy éo le, ngang trái, mà hiện lên như những con người bình thường trong cuộc sống đời thường vậy.

Nhân vật “y” trong truyện Một người rơi xuống hố cũng là con người hết sức bình thường: Y uống rượu say, y về nhà khi trời đã khuya lắm, ngoài phố lại không có cái xe nào cả, y đi loạng choạng và y rơi xống một cái hố mới đào. Rồi y kêu lên: Tôi rơi xuống hố rồi! Anh ta la lối om sòm và kêu mọi người đến cứu. Có một nhà báo, có một vị tu hành, có một nhà thông thái, có một nhà chính khách lần lượt đi qua, ai cũng nói rất hùng hồn và hứa sẽ tìm cách lôi người dưới hố lên. Nhưng rồi, ai cũng đi mất tăm mất tích. Đêm vắng, y thấy thất vọng và định thần lại. “Y bèn ngửng đầu dậy, chống một tay, quả quyết đứng lên. Cái hố không lấy gì làm sâu cho lắm. Y ghếch một chân lên bờ, hai tay để hai bên, đánh đu một cái mạnh, cho nốt chân kia

lên mặt đất, đưngá thẳng dậy, phủi quần áo… rồi đi về nhà” [12, tr.23]. Hay

như truyện “AT”, cũng là một câu chuyện đơn giản đến bất ngờ. Một đôi trai gái hẹn hò nhau để thổ lộ tâm tình trong một con hẻm vắng. Lúc đang vui vẻ bên nhau, trao nhau những lời nói ngọt ngào thì trời bất ngờ đổ mưa rào. Họ quyết định gọi xe để về, nhưng chẳng có cái xe nào cả. Đúng lúc đó, họ phát hiện một việc bất ngờ: có một người đàn ông lạ mặt đang đi qua đi lại trong con hẻm, loanh quanh bên họ với vẻ ngập ngừng, bí ẩn, “Mũ y đội sụp, cái áo tơi kéo cổ lên che nửa cái mặt mờ mờ, ác liệt nhất là bàn tay phải của y lại

luôn luôn nhét vào trong túi quần!”[11, tr.158]. Đôi trai gái hồi hộp, lo âu và

tưởng tượng ra những chuyện thảm khốc, rùng rợn. Trong đầu họ còn phỏng đoán bao điều sắp xảy ra, nếu không phải là ám sát, cướp của giết người thì chắc cũng phải là chuyện gián điệp hay trộm cắp. Nàng nghĩ đến những chuyện giết người đáng sợ thỉnh thoảng vẫn đăng ở trên báo “một người ở Sinh Từ bị “át” giữa ban ngày, trong một đám đông, bằng súng lục, một ông lí trưởng hội tề bị “nẫng” đi và “át” bằng dao găm; một ông cụ đương đêm

bị người ta xông vào buồng ngủ bắt trói và “át” bằng đoản kiếm” [11,

người lạ mặt kia có vẻ muốn „át” chàng. Đi đi lại lại; nhìn trộm; tay cho vào túi; nét mặt khả nghi; mũ đội tùm hụp có vẻ bí mật; nhất là giời mưa gió thế

này lại đi giầy vải trắng- thôi đúng lắm, để cho dễ chạy!”[11, tr.158]. Bởi thế,

sau khi nghe người lạ mặt nói chưa hết câu “tôi muốn…” chàng đã nghĩ ngay đến những việc tranh nhân tình, ăn cướp, giết người, và thế là chàng thấy chóng mặt và khinh bỉ. Độc giả hồi hộp chờ đón một kết cục động trời hay một chuyện li kì nào đó sắp xảy ra. Nhưng chuyện thật đơn giản, người đàn ông bí ẩn kia chỉ muốn về nhà. Anh ta nói một cách rụt rè, thành thực: “Thưa ông bà, tôi muốn… tôi muốn về nhà tôi. Bởi vì nhà này là nhà tôi. Mà ông bà

đứng án ở trước cửa như thế, tôi e vào không tiện!!!”. Câu chuyện kết thúc

thật bất ngờ, sự bất ngờ đó được tạo ra do chính sự đơn giản vốn có trong cuộc sống.

Không cố tạo ra những kết thúc li kì theo trí tưởng tượng chủ quan cho truyện ngắn của mình, Vũ Bằng luôn để cho mọi chuyện diễn ra theo lẽ tự nhiên của nó. Đây cũng chính là một cố gắng mới của nhà văn, cố gắng: không lặp lại người khác, vừa không lặp lại chính mình, luôn nỗ lực tìm tòi để thúc đẩy sự phát triển đa dạng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX.

CHƢƠNG 3

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ BẰNG

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học là một yếu tố cốt yếu làm nên thành công của tác phẩm và tạo nên dấu ấn riêng cho phong cách sáng tác của một nhà văn. Phần lớn các nhân vật văn học đều là những nhân vật được xây dựng thông qua quá trình hư cấu và sáng tạo nghệ thuật. Đây là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào thế giới quan, vốn sống, trình độ hiểu biết, phong cách và cá tính của nhà văn, đồng thời có thể còn bị chi phối bởi tư tưởng chủ đề, kết cấu và cốt truyện. Nhân vật là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc, là đối tượng nhà văn hướng tới để thể hiện tư tưởng, dụng ý nghệ thuật. Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật, đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Đồng thời nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đấy là những vấn đề liên quan trực tiếp đến nghệ thuật xây dựng nhân vật với những biện pháp tiêu biểu.

Lí luận văn học đã nêu ra một số phương tiện cơ bản nhất được dùng để miêu tả nhân vật văn học. Nhân vật được miêu tả bằng chi tiết: Chân dung, ngoại hình, hành động diễn biến tâm trạng của nhân vật. Nhân vật được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ phần bản chất bên trong của nó. Nhân vật bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ. Nhà văn có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, qua môi trường mà nhân vật đó sống. Ngoài ra nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, phương tiện ngôn ngữ hoặc các phương thức miêu tả riêng của thể loại.

Trong cuốn Khảo về tiểu thuyết, Vũ Bằng đã khẳng định toàn bộ vấn đề của một nhà văn hiện đại là việc tạo ra “một nhân vật sống”. Theo ông:

một “nhân vật sống” là một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là

một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà, nhìn vào lòng, thấy như nhìn vào lòng ta vậy. Một “nhân vật sống” cứ không phải nói nhiều, hò hét nhiều, hành động nhiều, nhưng tự gây ra sự tình, biến cố, chỉ định lấy những cảnh ngộ và cảm nghĩ rất phiền phức. Sống ở đây là sống cả vật chất lẫn tinh thần, sống cái đời sống bên ngoài và sống cả cái đời sống bên trong nữa- mà có khi lại sống cái đời sống

bên trong nhiều hơn bên ngoài.” [4, tr.56].Từ quan niệm đó, cho nên khi xây

dựng nhân vật, Vũ Bằng không chú trọng nhiều vào diện mạo bề ngoài và hành động, mà ông tập trung chủ yếu miêu tả đời sống nội tâm nhân vật. Cho nên các nhân vật của ông dù thuộc thành phần nào, tầng lớp nào, giới tính nào cũng thường là những nhân vật tâm lí. Những biến cố của đời sống, sự vận động của cuộc đời và số phận nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua quá trình phát triển tâm lí, quá trình nhận thức và tự nhận thức của nhân vật. Nhân vật của ông thường có quá trình tâm lí phức tạp, lắm suy tư, trạng thái tâm lí luôn biến động và khó nắm bắt. Họ có thể là những con người rất minh mẫn, nhưng cũng có lúc ngẩn ngơ, có khi rất thanh cao nhưng cũng có lúc tầm thường, có khi rất mạnh mẽ song cũng có lúc yếu đuối, có khi rất tốt bụng nhưng cũng có lúc xấu xa…không bao giờ dễ hiểu và dễ nắm bắt. Họ là những nhân vật rất gần với đời sống con người hàng ngày. Ở đây, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ xét một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất đã khiến cho nhân vật của Vũ Bằng gây ấn tượng và có chỗ đứng trong lòng độc giả như: Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật…

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)