Tha hóa do bản năng và suy thoái đạo đức

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 52 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1 Tha hóa do bản năng và suy thoái đạo đức

Nếu như Nguyễn Công Hoan nhìn cuộc đời như một sân khấu hài kịch để qua đó nhận ra sự tha hóa của con người, Nam Cao “mở hồn ra đón lấy những vang động ở đời” và nhận ra sự tha hóa trong nhân cách con người đầy đau đớn thì Vũ Bằng lại khai thác đến tận cùng các trạng thái tha hóa của con người là do bản năng của họ, phần khác là do môi trường và hoàn cảnh đem lại. Tỉnh táo quan sát mọi hiện tượng, mọi sự thay đổi của con người về hành vi, đạo đức trong sự đa dạng của nó, Vũ Bằng cảm nhận được sự bất ổn trong nhân cách con người. Mỗi điều xấu xa ở phần khuất lấp trong con người, khi

được lên tiếng, dưới ngòi bút Vũ Bằng đều ám ảnh bạn đọc. Không vật vã, lăn lộn, nhưng nhà văn luôn khắc khoải với những gì đã thấy, đã chứng kiến, ông khám phá và tái hiện lại điều đó với những cảm xúc khác nhau.

Ngay từ trước 1945, trong truyện kí Hội Lim Vũ Bằng đã từng buồn bã biết bao khi chứng kiến những điều trái ngược với lẽ thường: Một lễ hội nổi tiếng của dân tộc được mọi người chờ đợi đã bị những người đi dự hội phá vỡ cái khuôn khổ bình thường của nó. Người ta lấy làm thú khi những cô gái quê được hôn hít, ẵm bồng giữa thanh thiên bạch nhật, được tung hô, và bạn ở ngoài cười hồng hộc, hò hét, sung sướng, vỗ tay đôm đốp. Rồi sau đó nhà văn đau khổ biết chừng nào khi thấy con người không vượt qua được những cám dỗ của bản năng mà sa vào các tệ nạn, khiến cho phẩm chất người bị ảnh hưởng và trở nên tha hóa. Lười nhác, ham chơi, nghiện hút… khiến con người trở nên bê tha, không làm được việc gì, không có lòng tự trọng và sống thiếu trách nhiệm. Thói lười nhác, quen hưởng thụ đã khiến ông bí thư Vũ Liên Thanh nghĩ ra việc dùng con dấu cao su để Con dấu hóa mọi công việc. Việc thực hiện công lí dưới con dấu cao su giúp ông trở nên an nhàn, mà lại không bị ai quấy rầy hay làm phiền. Thế là ông chỉ việc ra chỉ thị và đóng dấu và…nghỉ ngơi. Đồng thời nó cũng khiến ông trở thành một quan chức vô trách nhiệm, thật đáng để lên án. Vẫn là thói lười biếng, thích hưởng thụ ấy nhân vật Hàn Lang trong truyện Cái cóng thuốc của Hàn Lang lại trở thành kẻ phóng đãng, ham uống rượu, đánh bạc, mắc vào cái bả nha phiến từ lúc nào không biết. Để thỏa cái thói phong lưu Hàn Lang đã tự biến mình thành kẻ cục súc, đánh đuổi vợ con. Dã tâm hơn nữa hắn còn bán cả vợ con mình cho người khác để lấy một ít tiền mong thỏa cơn đói thuốc, đẩy người vợ hiền thục, nết na vào cái chết thương tâm. Chưa dừng ở đó, hắn còn phản bội lại bạn hữu, bán rẻ đồng bào để cầu lợi danh. Những việc làm thất đức của Hàn Lang quả đáng oán giận, khiến ngòi bút nhà văn như rỏ máu.

Viết Người chứng, Vũ Bằng lại đau đớn chỉ ra sự tha hóa của Trần Minh Phú xuất phát từ sự hèn nhát, ích kỉ của bản thân anh ta mà ra. Chỉ vì sợ hãi, sợ mất việc, sợ ngồi tù mà Phú đã tráo trở, phủ nhận tình bằng hữu với Tuấn, một người mà “ngoài cái tình họ hàng ra, hai người này còn là đôi bạn

chí thân từ bé, khác nghề, nhưng chung một lòng”.[9, tr.578], và rồi “Phú đã

vâng lời tội ác như người ta vâng lời chủ nhân ông” [9, tr.583], như một điều

hiển nhiên không thể cưỡng lại được. Sự ích kỉ, hèn nhát của Phú đã vô tình giết chết một người vô tội, khiến cho cái ác có cơ hội chiến thắng cái thiện. Nhưng cũng chính bởi điều đó mà Phú bị hành hạ, bị dày vò, sống khổ sở trong sự mặc cảm của tội lỗi. Trong khi đó kẻ bạc tình Lưu Bình trong Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình- Dương Lễ vẫn cứ sống nhởn nhơ, thậm chí còn có thể thăng quan tiến chức sau khi làm hại bạn thân, cũng là ân nhân của mình làm ngòi bút của Vũ Bằng run lên vì tức giận. Mượn tích truyện Lưu Bình- Dương Lễ trong dân gian, nhà văn đề cập đến sự biến chất nhanh chóng của kẻ bội bạc Lưu Bình. Trước đây Dương Lễ không tiếc tài sản, thậm chí cả tính mạng của mình để cưu mang cứu giúp Lưu Bình. Vậy mà giờ đây, khi Lưu Bình đang sống cuộc đời no đủ, Dương Lễ từ vùng kháng chiến về thành đang gặp khó khăn, Lưu Bình lại nhẫn tâm phụ bạc người bạn tốt. Chẳng những không giúp gì cho bạn mà Lưu Bình còn hại bạn và rắp tâm chiếm đoạt nàng Châu Long- người vợ thủy chung, đáng kính của bạn mình.

Hướng ngòi bút của mình sang một cuộc đời khác, Vũ Bằng lại chua xót trước tội ác của Một tát ba răng. Trong đó thói tham lam đã biến con người thành kẻ độc ác và bỉ ổi. Hai vợ chồng già trong tác phẩm bỗng nhiên trở thành nạn nhân của cái triết lí phi nhân tính đến rùng người khi tên lính tuần phiên, cũng là thằng lưu manh cất cao giọng “Sống vào cái thời buổi này không gian ác không thể được. Nhân đức không ăn gì…Ta mà nhân đức không tát cho con mụ thì lấy đâu ra ba cái răng vàng. Có khi ác thêm một tí

nữa, con mụ lại còn tòi ra nhiều cái khác quý hơn chưa biết chừng, lần sau

cần ác nữa. Nhân đức thì rã họng.[8, tr.247]. Nhưng chính bản thân hai người

họ cũng thật đáng trách. Bởi họ quá nhút nhát trước bọn lính và cũng bởi họ quá ích kỉ, không biết bảo vệ cho nhau, nên mới rơi vào thảm cảnh như vậy.

Trong cuộc sống, khi người ta trở nên cùng quẫn mà muốn cầu an và chưa tìm ra cách giải quyết hợp lí, họ có thể sẽ không còn vững vàng và đôi khi sẽ trở nên tiêu cực. Bà Nhiêu Lương trong truyện Một giai đoạn mới

chính là một nhân vật như vậy. Nhiêu Lương vốn là một người đàn bà quê mùa, chân thật, có hai con đi bộ đội, nhưng đều bặt vô âm tín. Vốn nhân đức, hiền lành, bà đã giúp đỡ gia đình ông Phán rất nhiều khi họ tản cư ở tại nhà bà. Sau khi hồi cư về thành, gia đình ông Phán có mời bà đi cùng như một cách để trả ơn. Nhưng cũng từ đó bà dần dần thay đổi. Từ địa vị ân nhân bà trở thành con ở, một kẻ lạc loài cô chích không ai thèm đếm xỉa. Trước đây, gia đình ông Phán còn mang ơn bà, kính trọng bà, nể sợ bà và gọi bà bằng bác: bác Nhiêu Lương. Ông Phán còn bảo với các con rằng: “Mình tản cư nhờ cậy người ta; người ta để cả cái nhà gạch cho mình ở, còn chính người ta xuống gần chuồng bò nằm ổ rơm. Bây giờ người ta ra đây, mình không có

ngàn vàng trả ơn bà Phiếu Mẫu thì ít ra cũng phải đối xử chu đáo và tử tế.”

[22, tr.255]. Nhưng cùng với thời gian, họ dần dần quên đi ân nghĩa cũ, đối xử bạc bẽo với bà, khinh rẻ bà, thậm chí cả nhà yên chí bà là kẻ làm người ở. Ai cũng mắng mỏ được bà, và gọi bà là mụ “Mỗi ngày cả nhà “đổ thuốc ghét” mụ hơn, không còn cách gì khác để phỉ nhổ sự khinh bỉ mụ, người ta không

gọi tên tục nữa mà gọi mụ là con mụ” [22, tr.251]. Không còn ai nói chuyện,

Mụ ra ngồi một xó, nói chuyện với con chó lường” [22, tr.251] . Bà chủ “sỉ

vả mụ như tát nước” [22, tr.252], lũ trẻ “hỗn láo ra mặt, bắt chước bố mẹ,

cũng chửi “tiên nhân bác”…và rủa cho bác chết” [22, tr.255]. Để được yên

đình chủ nhà. Vì miếng ăn mà bà đã chấp nhận đổi cả danh dự của mình, hèn hạ cúi đầu phục tùng người khác, chấp nhận để người ta “Chửi thế nào cũng chịu, ở thế nào cũng chịu, miễn là không phải đuổi đi thì thôi. Bởi vì đuổi thì

biết đi đâu, ăn vào đâu, ở đâu?” [22, tr.256]. Như vậy, mỗi người một cách,

tất cả đều bị sút kém, tha hóa về nhân cách. Câu chuyện của nhà văn làm dấy lên trong lòng người đọc một nỗi buồn xót xa. Vũ Bằng đã khái quát những tồn tại mang tính vĩnh cửu trong con người. Con người khó có thể phủ nhận những phần vô thức, những ám ảnh bản năng của mình.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)