Con người giàu lòng tự trọng và thủy chung

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 45 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Con người giàu lòng tự trọng và thủy chung

Quan tâm đến văn hóa dân tộc từ rất sớm, Vũ Bằng muốn bảo vệ nền văn hóa dân tộc, chống lại thứ văn hóa ngoại lai. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến ông xây dựng nên những nhân vật mang vẻ đẹp nhân cách trong các sáng tác của mình. Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, điều kiện sống còn nhiều khó khăn gian khổ…là những yếu tố khiến con người trở nên thấp kém. Vinh hoa phú quý dễ cám đỗ lòng người khiến họ sa ngã. Sự cô đơn hay cuộc sống loạn ly cũng khiến con người dễ thay lòng đổi dạ. Nhưng trong một số truyện ngắn của Vũ Bằng ta nhận thấy “vẫn còn có những con người biết tự

trọng và kiêu hãnh, biết bảo toàn nhân cách của mình một cách cao ngạo

[22, tr.52]. Nhân vật người ông trong câu chuyện “ Ở đây bán sách cũ” là một người như vậy. Hoàn cảnh chiến tranh nên ông phải hồi cư về Hà Nội cùng con dâu và cháu. Rồi một phen binh biến, hiệu buôn đóng cửa, ông mất công ăn việc làm, con dâu bị thiệt mạng, hai ông cháu lâm vào cảnh đói rét cơ hàn. Để tồn tại, ông đã phải giấu cháu đem bán đi chiếc áo sa tanh quý giá.

Rồi ông giở cái hòm xem có gì dùng được không. Đó là cái hòm sách cũ - kỉ vật của con trai ông gửi lại trước khi đi kháng chiến. Nghĩ đến món nợ lãi ngày một cao, đến cái quần đã rách của cháu và cả những ngày đói khổ sắp tới, ông đem mấy quyển sách ra phơi và viết tấm bìa treo lên “Ở đây, bán sách cũ”. Nhưng chính vào lúc đói khổ “không bằng cả những tên ăn mày” ông nhìn thấy chữ kí của con trên những quyển sách cũ, ông đã quyết định giữ lại, không bán nữa, bởi khi đó tình yêu con và lòng tự trọng trong ông đã chiến thắng. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, có người hỏi mua những “quyển sách góa bụa”, vậy mà ông lại muốn giữ lại chúng. Mặc cho người mua sách cũ dọa nạt “sách của con mà dám giữ” không bán cho nhân viên trong bộ, “tội này không phải thường” [8, tr.236], ông vẫn vì “cái tình bố thương con” [8, tr.237] mà lớn tiếng khẳng định “Sách của con tôi để lại, không có gì phạm pháp chỉ vì có tên của con tôi! Thì tôi phạm pháp đấy. Các

ông cứ làm gì đi, tôi xem nào.” [8, tr.237]. Chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận

đói khát, ông đã phải đi bán báo rao ngoài đường để bảo vệ hòm sách cũ cho con, Tuy không đến mức cùng quẫn, đau đớn như Lão Hạc trong truyện ngắn

Lão Hạc của Nam Cao, nhưng suy nghĩ và hành động của người ông đã để lại trong lòng người đọc một dư vị đầy chua xót xen lẫn niềm cảm phục trước tấm lòng của người cha dành cho con, đặc biệt là lòng tự trọng của một con người đã biết vươn lên trong hoàn cảnh thực tại để chiến thắng hoàn cảnh mà vẫn giữ được tấm lòng trong sáng, thắp lên trong ta niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.

Trong Ơn và oán người đạo sĩ dốc lòng đi tìm đạo lí lại là một người có tấm lòng bác ái rộng như trời, sâu như bể, có một lòng yêu thương nhân loại mênh mông. Với ông, “tấm lòng mà thư thái không vẩn điều hối hận là

của báu có tiền không mua được” [12, tr.53] Bởi thế ông cứu giúp người khác

luôn hành xử theo luân lí của người tu hành. Rơi vào nỗi oan trái khó nói, bị mang tiếng gian tham và bị đem đi chôn sống “chờ đến giờ Ngọ thì giết”, đạo sĩ vẫn một lòng niệm Phật, không nỡ làm hại ai. Nhưng sự thật không thể che giấu cũng đến lúc phải được làm sáng tỏ. Sau khi biết anh thợ săn giả nhân, giả nghĩa phải trả giá cho sự bạc bẽo của hắn, đạo sĩ vô cùng đau lòng,

Những sự chém giết, hung ác và bạc bẽo của người đời nhiều quá đã làm se

lòng những kẻ thực yêu đời” [12, tr.60]. Tấm lòng của đạo sĩ đã khiến người

đọc thêm kính trọng.

Trong thực tế đời sống, hoàn cảnh khách quan thường có ảnh hưởng nhất định tới con người. Chiến tranh với những khó khăn gian khổ trong cuộc đời thường nhật cũng là một trong những nguyên nhân khiến con người trở nên thấp kém. Vinh hoa phú quý lại thường là yếu tố cám dỗ lòng người. Sự cô đơn và cuộc sống tha hương dễ làm con người trở nên sa ngã. Nhưng trong truyện ngắn của Vũ Bằng vẫn có những con người biết vượt qua những thói thường của người đời, đem đến cho bạn đọc bài học về lòng yêu thương con người và tấm lòng thủy chung son sắt. Một số truyện tuy được viết theo lối

huyền thoại như: Bát cơm, Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu, Cây hoa hiên

bên bờ sông Na được viết theo lối huyền thoại nhưng đã đưa người đọc đến với hiện thực khốc liệt của cuộc sống để từ đó làm nổi bật những nét phẩm chất đáng trân trọng ở con người. Qua câu chuyện Bát cơm, Vũ Bằng đã tôn vinh tấm lòng thủy chung của con người qua linh hồn người phụ nữ bị chết oan vì bom đạn. Cái chết đã phá tan cảnh gia đình yên vui, nhưng không chia cắt được tình cảm mà người phụ nữ xấu số dành cho chồng con. Với oan hồn ấy, nỗi đau lớn nhất của chị không phải là nỗi đau xa rời cuộc sống nơi tràn thế mà nỗi đau ấy chính là sự chia ly với chồng con, gia đình, phải chứng kiến chồng con chịu đói khổ, hiểm nguy “Tôi không thể nào sung sướng một mình

sung sướng khi chồng con đang sống khổ cực trong lửa đạn, không đành ăn ngon khi hàng ngày chồng con phải lo tránh đạn lạc, tên bay và chạy ẩn náu khi bom rơi, đạn nổ. Tình yêu chồng, con và lòng thủy chung của người phụ nữ đã khiến cho giới tiên phải cảm động, giỏ nước mắt ra, đánh thức tình người trong giới tiên và bổn phận dân tộc trong mỗi con người, “Thì ra chỉ cần một tiếng khóc của một cái vong mà cả một dân tộc thần tiên bỗng nhớ

lại bổn phận phải chia vui sẻ buồn với nhau”[22, tr.305]. Gia đình người phụ

nữ cuối cùng được đoàn tụ với nhau nơi tiên giới, nhưng hàng ngày họ vẫn để bát cơm cứu tế trước cửa để nhớ về nhân dân lầm than, đói khổ.

Truyện Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu kể về chuyện tình yêu chung thủy của cô gái Mai Chi và chàng Thạch. Buổi binh đao khói lửa, chàng xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông. Nàng không thoát khỏi bom đạn của lũ xâm lăng man rợ đã trút linh hồn nơi quê nhà. Rồi chàng cũng bị chiến tranh cướp đi mạng sống. Từ đó hai linh hồn lang thang khắp đó đây để tìm nhau mong nối lời thề xưa. Cũng giống như câu chuyện Bát cơm nhân vật Mai Chi và Thạch trong truyện này cũng có một tấm lòng gắn bó với nhau không rời xa. Dù bọn giặc có dùng độc kế hay võ khí gì đi chăng nữa cũng không chia lìa được họ. Bởi vì với hai con người ấy: “Ở âm cảnh cũng như

dương trần, sự ly biệt chia lìa còn khổ hơn là cái chết”[5, tr.27]. Mối tình của

họ làm nhà sư trụ trì chùa Phổ Giác phải cảm động mà phá đạo, Trời Phật phải động lòng thương xót mà giúp họ được toại nguyện.

Nói đến một khía cạnh khác của tình yêu chung thủy, Cây hoa hiên bên bờ sông Na mượn tích truyện trong Truyền kì mạn lục để thể hiện nỗi nhớ mong người yêu và cách trả thù kẻ đã hại đời mình. Binh đao lửa đạn của chiến tranh đã khiến cho người con gái áo xanh và chàng Trương phải xa nhau khi họ còn chưa thành vợ thành chồng. Thế rồi trong buổi loạn lạc cô gái đã bị anh chàng tên là Hà Nhân làm nhục. Song cái chết không chia

cắt được tình cảm của họ. Linh hồn cô vẫn lang thang khắp chốn đi tìm chàng Trương. Sau khi Hà Nhân chết, việc báo oán đã xong, cô gái cũng gặp lại người yêu, linh hồn cô lại la đà khắp quán nước làng mây để đi theo che chở cho chàng Trương. Viết về những chuyện ma quái, Vũ Bằng không phải là người mê tín dị đoan. Ngòi bút của ông vẫn tỉnh táo phân tích, miêu tả và những triết luận phức tạp kia như một mặt của đời sống tinh thần con người mà ở đó chúng ta vẫn thấy được phần nào bức tranh của đời sống thực tại trong xã hội lúc bấy giờ.

2.1.3 Con người luôn nuôi dưỡng ước mơ, niềm tin vào con người và cuộc đời

Đọc truyện của Vũ Bằng, người đọc nhận ra ở nhà văn những quan niệm về cuộc đời và con người. Cuộc đời đầy rẫy những lo toan, khó khăn, đau khổ, nhưng con người vẫn tin vào những điều tốt đẹp, không thôi ước mơ về cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Nhân vật Khoát trong Mơ về một cuộc chọi trâu, không lấy được người mình yêu, trong lúc bồng bột đã tình nguyện rời làng quê đi lính cho Pháp ở một phương trời xa. Nhưng “Hàng năm, cứ đến ngày mười bốn tháng Giêng Khoát lại trông ra hoa tuyết trên trời, tưởng

nhớ một ngày hội chọi trâu ở quê hương” [12, tr.39]. Dù sống cuộc đời lưu

lạc vẫn luôn mơ về cuộc chọi trâu, về một mái ấm gia đình và một cuộc sống đầm ấm, yên vui. Có thể “bây giờ chọi trâu ở Dương Sơn không còn tưng bừng, náo nhiệt như trước nữa” [12, tr.39], nhưng kỉ niệm về những ngày tháng ở quê nhà vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí anh. Mặc dù không nhận được tin nhà, nhưng anh vẫn xem đó là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của mình. Vợ chồng người nông dân trong Đất khách đang sống yên bình chốn quê nghèo, nghe những lời đồn đại về cái ảo vọng vật chất ở Hà nội mà thèm thuồng. Họ muốn được đổi đời. Bởi vì nghe nói, bây giờ “Hà Nội có điện, có nước rồi. Bảy tám chục bạc một nải chuối. Gánh rau cạn, đem ra cửa

họ quyết định rời bản quán ra Hà Nội để kiếm sống và làm giàu. Nhưng cuộc sống nơi đây không như lời đồn đại. Ở đó “Nhà họ ở cuối một dãy phố buồn rầu. Sáu mươi thước đất ba chủ ở. Nhà họ ở trong cùng, có cửa sau trông ra

một bãi tha ma” [22, tr.337]. Trở thành những kẻ lạc loài, biếm chích nơi đất

khách quê người, họ vẫn đau đáu nỗi nhớ làng quê “nhớ lại cái sân đất rộng thênh thếnh ở nhà quê. Đi ra đến đầu ngõ bao nhiêu là đồng ruộng. Lúa mọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xum xuê.” [22, tr.338]. Cái làng quê bình dị và đầy tình nghĩa ấy luôn hiện

hữu trong trí nhớ của họ. Nhớ về quê, người vợ lại nuôi hi vọng được trở lại quê nhà, về với những khó khăn thường nhật trong gia đình bình dị, yêu

thương “Mụ nhớ đến mảnh vườn, đến mái nhà tranh, mỗi khi mưa có tiếng

giọt ranh kêu tí tách. Mụ nhớ đến từng gốc bưởi và thửa ruộng ở Nghè mụ

vẫn riu tôm ngày trước” [22, tr.341]. Trong đầu người dân quê ấy cứ vẳng lên

câu hỏi: Làm thế nào về lại quê hương được nữa…? Hi vọng một ngày nào đó được trở lại quê nhà vẫn lấp lánh trong suy nghĩ của họ.

Cuộc sống hiện tại với muôn vàn những khó khăn bóp chết bao ước mơ của con người, nhưng không vì thế mà họ thôi ao ước và mất niềm tin vào cuộc đời. Mặc dù bị giam hãm trong vòng đời tù túng, bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, phải nằm một mình cô độc trên chiếc giường bệnh lạnh lẽo trong một túp lều tối tăm, rầu rĩ nơi ngoại ô, nhưng nhân vật “tôi” trong Ngày mai tôi sẽ chết vẫn luôn hồi tưởng về những ngày hoàng kim đã qua, tin tưởng rằng những áng văn mình viết ra là thứ văn chương có ích cho đời. Anh như thấy “hàng vạn độc giả, cả nam lẫn nữ say sưa đọc tôi, mê tôi và như đang

uống linh hồn tôi trên những trang sách, bài báo của tôi đã viết”[8, tr.190].

Dù cho hiện thực cuộc đời đáng buồn đến vô cùng, ốm đau, nghiện ngập, sống chôn thân mình trong cái nghèo, ăn bữa sớm lo bữa mai, “tôi” vẫn mong đợi một sự may mắn đến với mình, hi vọng có được một ít tiền để cai thuốc và làm lại cuộc đời, ôm mộng viết được một tác phẩm văn chương “hơn hết

cả một trăm cuốn sách tôi đã viết, có lẽ hơn hết cả những tác phẩm được

hoan nghênh nhất bây giờ” [8, tr.191].

Có thể nói, hiện thực xã hội Việt Nam trước và sau Cách mạng đầy biến động là nguyên nhân đẩy con người vào những khó khăn, làm mờ đi những nét đẹp của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên trong sáng tác của Vũ Bằng, thực tế ấy không khiến cho tất cả mọi thứ bị thay đổi. Nhân vật của ông vẫn luôn vươn lên giữ được những nét đẹp tâm hồn Việt Nam, khao khát giữ lại và phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống. Nhà văn đã mang vào trong tác phẩm của mình hình ảnh những con người biết đau xót, biết trìu mến và yêu thương những gì tốt đẹp, trong lành. Trong số họ không phải không còn điều khiếm khuyết, chưa hoàn thiện, nhưng trong quá trình đấu tranh giữa những mặt trái ngược, họ luôn biết vươn lên những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Những nhân vật mang vẻ đẹp nhân cách trong sáng tác của Vũ Bằng thuộc nhiều tầng lớp, thành phần, lứa tuổi, trình độ khác nhau. Đó có thể là người phụ nữ, người già, người nông dân, người trí thức, nhà nho…nhưng họ đều gặp nhau ở tâm hồn giàu lòng yêu thương con người và trân trọng những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, mang trong mình ước mơ và niềm tin ở cuộc đời. Các nhân vật ấy luôn được đặt trong những hoàn cảnh cụ thể để bộc lộ một nét tâm lí, một khoảnh khắc tâm trạng, từ đó ánh lên vẻ đẹp trong nhân cách của mình.

Nhân vật cũng là nơi nhà văn gửi gắm suy nghĩ và tâm trạng của mình. Đằng sau bóng dáng những con người này ta thấy một Vũ Bằng mang tinh thần dân tộc, yêu thương con người, thủy chung với đất nước, nuôi dưỡng trong tâm hồn niềm tin vào tương lai. Qua tác phẩm của ông, người đọc nhận thấy những biểu hiện của một nhân cách, một tâm hồn trung thực trước cuộc đời.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 45 - 51)