Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 111 - 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là sự “tương tác” bằng lời giữa người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp cụ thể. Đối thoại là lời đối đáp của các nhân vật với nhau trong cuộc giao tiếp, nó xuất hiện như là phản ứng đáp lại lời nói trước. qua đối thoại, các nhân vật làm cho bạn đọc thấy được nội dung và lời nói, cách nói giọng nói của các nhân vật tham gia đối thoại.

Truyện ngắn của Vũ Bằng thường có ít đối thoại. Nhân vật của ông thường ít nói năng, ít hành động. Nhưng khi họ cất lời, họ thực sự trở nên sinh động và chân thực. Khắc họa nhân vật bằng biện pháp đối thoại, Vũ Bằng đã

để cho nhân vật của mình trực tiếp phát ngôn ra những suy nghĩ, con người thật nhất của mình mà không hề che giấu dưới bất cứ hình thức ngôn từ hoa mĩ nào. Qua các đối thoại trong truyện ngắn của ông người đọc có thể nhận biết giai cấp, địa vị, cá tính, quan niệm sống, tâm trạng… của nhân vật.

Đọc các truyện như: Một người bưng mặt khóc, AT, Cô vợ lẽ tóc rễ tre, Một người đàn ông đi tìm một người đàn bà… chúng ta có thể nhận thấy ngôn ngữ của người trí thức và công chức thường có vẻ thận trọng, đôi khi chau chuốt cầu kì, thậm chí trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo họ vẫn thích dùng lời triết lí. Trong khi đó ở những câu chuyên khác (Một tát ba răng) ngôn ngữ của người nông dân lại mộc mạc như chính suy nghĩ của họ vậy, còn ngôn ngữ của kẻ lưu manh trộm cướp thì bộc lộ rõ bản chất tham lam, độc ác, trắng trợn…

Đọc “AT” và theo dõi đoạn đối thoại giữa chàng trai trẻ tuổi và người lạ mặt chúng ta thấy tính cách của nhân vật hiện lên rất rõ qua lời nói, cách nói và thái độ của họ:

- Thưa ông, ông có điều gì dạy bảo chúng tôi?

- Có điều gì dạy bảo? Không, bởi một lẽ rất dễ hiểu là tôi chưa từng

được biết ông bao giờ. Thế thì hà tằng gì mà ông lại cứ diễu qua diễu lại trước mắt chúng tôi từ lúc nãy đến giờ…

- Chúng tôi mới tản cư về, không biết pháp luật mới ra thế nào nhưng

thiết tưởng thì dù sao nhà nước cũng không cấm người ta đi đi lại lại ở ngoài đường phố!...

- Đã đành không ai ngăn dược ngài diễu đi diễu lại ở ngoài đường

phố - trừ lúc mười giờ trở đi không kể- nhưng tôi thiết tưởng cái lịch sự của một nền công dân giáo dục của một nước Việt nam độc lập và thống nhất tự nhiên khuyên ngài nên có một chút lịch sự với một người đàn bà đương đứng nói chuyện với bạn trai… Nếu tôi không lầm thì đã hơn nửa tiếng đồng hồ ông cứ lượn đi lượn lại nhìn chúng tôi và có vẻ như muốn…muốn…

- Thưa ngài, tôi muốn thật…

- Ông muốn…ông muốn gì? Ông muốn cái thá gì?

- Thưa ông bà, tôi muốn…tôi muốn về nhà tôi. Bởi vì nhà này là nhà

tôi. Mà ông bà đứng án ở trước cửa như thế, tôi e vào không tiện!!!

[11; tr.161, 162, 163].

Cuộc đối thoại trên đã cho người đọc nhận thấy hai tính cách trái ngược nhau, một người trẻ tuổi cho dù bộc lộ cá tính nóng nảy, lắm lí luận, thích triết lí, nhưng vẫn cố gắng giữ lời nói cho khuôn phép. Còn người kia rất nhẹ nhàng, từ tốn và lịch sự. Tuy nhiên khi người lạ mặt càng tỏ ra nhũn nhặn thì thái độ của người trẻ tuổi càng mỗi lúc lại thay đổi theo, lấn át dần đối phương. Điều đó cho thấy tâm trạng của nhân vật đang thay đổi dần theo chiều hướng thay đổi của hoàn cảnh. Hàng loạt những những câu từ của đời sống bình dị hàng ngày như: “hà tằng, diễu qua diễu lại, từ lúc nãy đến giờ, lượn đi lượn lại, cái thá gì…” được nhà văn lồng ghép vào lời nói của nhân vật khiến cho nhân vật hiện lên chân thực, bình dị như cuộc sống vốn có vậy.

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bằng khá linh hoạt. Có khi cùng một loại nhân vật, nhưng ở những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau lại có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, mỗi lời nói và giọng điệu lại được vận dụng khác nhau. Không nóng nảy, gắt gỏng như chàng trai trẻ trên đây, nhân vật Hải trong truyện “Cô vợ lẽ tóc rễ tre” lại tỏ ra rất mực lễ phép và thận trọng trong giao tiếp với người khác. Đây là cuộc đối thoại giữa anh- một người trí thức trẻ tuổi với mẹ của Trâm khi anh đến thăm, thấy bà bị mệt anh mua một ít lê và táo biếu bà:

- Bẩm cụ, nhà chúng cháu neo người quá thành thử không có ai đi mua được. Chúng cháu thân hành đi mua lấy, rước cụ xơi một miếng cho mát ruột.

- Bẩm cụ, cảnh nhà cháu cũng buồn. Giá có thêm người giúp cháu thì cháu cũng hởi thêm một chút.

- Đấy có cháu đấy, nó ngu dại lắm, ông ạ. Chẳng nói giấu gì ông, nhà thì thanh bạch, chẳng có ai hỏi cả. Ông thấy có đám nào thì làm mối giúp cho.

[8, tr.208].

Rõ ràng, cách nói của mỗi nhân vật trong truyện của Vũ Bằng luôn bộc lộ được chính con người của họ.

Nếu như người trí thức trong những câu chuyện ở trên luôn chau chuốt trong cách nói năng, thì người nông dân lại rất mộc mạc, chân thật trong lời nói cho thấy con người của họ cũng đơn giản như chính suy nghĩ chất phác của họ vậy. Theo dõi một đoạn đối thoại giữa vợ chồng người nông dân với hai tên tuần phiên trong truyện “Một tát ba răng” để thấy:

- Nhà có gì bí mật phải khai ngay với các quan đi, không có thì chồng

mày chết biến. Các quan biết hết rồi, không thể giấu được đâu.

- Giấu cái gì? Có cái gì bí mật mà phải giấu? Ơ, ờ, chúng tôi là hai

vợ chồng già ở với nhau, của cải hết tiệt, ngày hôm nay chạy mãi mới có gạo ăn bữa chiều. Chúng tôi không làm hại ai cả, chúng tôi chạy không yên thì về, và chúng tôi không có tiền thì đi vay đi mượn để ăn cho khỏi chết. Lạy các quan ạ.

- Có chắc chắn thế không?

- Bẩm, các quan cứ khám. [11; tr.235, tr.236] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn đây là cuộc trao đổi giữa hai kẻ lưu manh sau khi rời khỏi nhà người nông dân khốn khổ:

- Sống vào cái thời buổi này, không gian ác không thể được. Ở nhân

đức không ăn gì. Anh xem đấy thì biết: ta mà nhân đức, không tát cho con mụ thì lấy đâu ra ba cái răng vàng?

- Ờ thế mà phải. Có khi ta ác hơn một tí nữa, con mụ lại còn tòi ra

- Lần sau, cần ác nữa. Nhân đức thì rã họng. [11, tr.242].

Trong khi ngôn ngữ của kẻ lưu manh, cướp của lộ rõ bản chất tham lam của hạng người này thì ngôn ngữ của người tu hành lại cho thấy rõ tấm lòng từ bi, bác ái của những người quy y cửa Phật. Cuộc trò chuyện giữa sư Phổ Giác với oan hồn của cô gái Mai Chi tại chùa Dâu cho ta thấy rõ tấm lòng thương xót chúng sinh, sẵn sàng cứu giúp các linh hồn đang vất vưởng trên đời chưa siêu thoát theo triết lí của nhà Phật:

- Nếu bần tăng không lầm thì mấy đêm nay con vẫn tìm đến am thanh

cảnh vắng này. Chẳng hay có việc chi? Nếu có điều gì oan ức, không siêu thoát được, con cứ nói, bần tăng xin tụng kinh phổ độ cho

- Bạch lạy sư, con xét mình có tội nhiều vì đã mạo muội đến đây làm

kinh động nhà chùa. Nhưng bạch lạy sư tha tội cho con vì hoàn cảnh của con khổ quá…con không còn biết trông cậy vào đâu được nữa…

- Bần tăng đã biết … Nơi đây xa chốn phồn hoa cát bụi, mà tuổi con

là tuổi thanh xuân, con phải lặn ngòi noi nước đến chốn này, ắt hẳn là có điều gì oan khổ lắm, muốn tìm phương giải thoát. Bần tăng ăn mày cửa phật, đạo hạnh còn non, đức độ lại không có gì; nhưng nếu có thể giúp cho con

được phần nào, bần tăng xin nguyện đem hết tim óc ra giúp đỡ…[6, tr.11]

Vũ Bằng đã chú trọng lựa chọn ngôn ngữ một cách cẩn thận để cho nó phù hợp với mỗi nhân vật. Trong mỗi tình huống đối thoại khác nhau, nhân vật lại thể hiện được suy nghĩ của riêng mình và nói theo cách của họ. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ đối thoại không quá cầu kì, gọt rũa mà nó thô mộc, giản dị như chính đời sống hàng ngày của con người. Không gò con người vào những cái khuôn chuẩn mực trong đối thoại, nhà văn để cho nhân vật của mình sống giữa bể ngôn từ đa dạng để nó tự do lựa chọn ngôn ngữ cho đúng với bản chất, con người thật của mình. Trong từng tình huống cụ thể, với từng đối tượng, tác giả đều có sự lựa chọn ngôn ngữ đối thoại phù hợp để nhân vật

thể hiện một cách chân thực nhất con người của họ. Đây cũng là một biện pháp giúp nhà văn và bạn đọc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Chính điều đó đã giúp cho truyện ngắn của ông, thể hiện tính chất độc đáo của một phong cách văn xuôi hiện đại, có những đóng góp lớn lao đối với nền văn học hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 111 - 116)