Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 75 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1 Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật

Tâm lí là một yếu tố quan trọng của nhân vật “Là cái có khả năng thể hiện rõ sự độc lập về nhân cách của một cá thể người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm” (62, Tr.82). Nhưng không phải ở mọi giai đoạn của lịch sử văn học yếu tố tâm lí đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình miêu tả con người. Ở những tác phẩm tự sự dân gian, thậm chí ngay cả trong nhiều tiểu thuyết trung đại, yếu tố tâm lí hoàn toàn vắng mặt. Tuy nhiên càng về sau, các nhà văn càng quan tâm hơn đến yếu tố tâm lí của nhân vật.

Văn học Tây Âu Thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đưa nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lên đỉnh cao của “phép biện chứng tâm hồn” gắn với tên tuổi của các nhà văn lớn như: L.Tolstoi, F.Đostoievski, A.Tchékhov, … Trong các tác phẩm của mình các nhà văn không chỉ miêu tả các trạng thái tinh thần đã hình thành của nhân vật mà còn nghiên cứu cả quá trình cơ chế nảy sinh các trạng thái ấy nữa. Quá trình phát triển tâm lí nhân vật đã được các nhà văn diễn đạt một cách phong phú, sinh động bằng các phương tiện nhệ thuật ngôn từ. Với sự khám phá thể hiện các quy luật và diễn biến tâm lí trong tâm hồn con người, các nhà văn có thể trình bày, lí giải những nghịch lí của cuộc đời, số phận nhân vật một cách thuyết phục nhất. Nói về vị trí của việc phân tích tâm lí nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật, nhà văn L.Tolstoi – bậc thầy thế giới về phép biện chứng tâm hồn khẳng định: Mục đích chính của nghệ thuật là phải nói lên sự thật về tâm hồn con người và những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được. Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX Nguyễn Du cũng đã đạt được những thành tựu xuất sắc khi đi sâu vào khám phá thế giới tâm hồn của các nhân vật trong Truyện Kiều, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều. Trong văn học Việt Nam hiện đại, nhiều trang viết của các nhà văn như Thạch Lam, Tô Hoài, Nam Cao…đã thể hiện được sức biểu hiện của yếu tố tâm lí cũng như tài năng của họ khi đi sâu khám phá và miêu tả những thay đổi, rung động tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn con người.

Trong một tác phẩm văn học, tất cả các yếu tố của nhân vật như: tên gọi, đặc điểm ngoại hình, trang phục, tâm sinh lí, lời nói, cách ứng xử, số phận, tính cách đều phải được nhà văn miêu tả theo một cách riêng nào đó gắn với thái độ và tình cảm của nhà văn. Trong phạm vi của đề tài này chúng tôi muốn dựa trên cơ sở lí thuyết về yếu tố tâm lí nhân vật để làm rõ nét độc đáo trong tính cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Vũ Bằng.

Đến với tác phẩm của Vũ Bằng chúng tôi nhận thấy, khi khắc họa tính cách nhân vật, nhà văn ít quan tâm đến việc miêu tả ngoại hình mà thường chú ý tập trung soi rọi đời sống bên trong. Đặc điểm ngoại hình nhân vật qua ngòi bút của Vũ Bằng thường trở thành những nét thể hiện tâm lí, tính cách. Qua đôi mắt long lanh, lẳng lơ, cái miệng cười lạt lẽo mà đôi khi lại rất “đĩ”, cách ăn mặc lố lăng đến “ngộ” của Châu (Cái thích kì lạ của một người đàn bà thời loạn), người đọc có thể hình dung được chân dung của người đàn bà đàng điếm, sẵn sàng thay lòng đổi dạ. Trong truyện “Một tát ba răng” chân dung của những kẻ lưu manh trộm cướp hiện lên qua nét đặc biệt bên ngoài của hai tên tuần phiên “Người dong dỏng cao có một bộ râu quai sam. Người thấp thì mặt khoặm có một vết thương ở má. Cả hai đều răng đen. Cũng như hôm nay, họ mặc quần áo ka ki vàng, cầm súng…cả hai gã đều có vẻ ăn thịt người không tanh” [11, tr.159]. Trong khi đó dáng vẻ của một kẻ say rượu (truyện “Một người rơi xuống hố”), lại được nhà văn chỉ rõ qua những bước

đi “Y loạng choạng đi giữa đường…Thú quá. Y chạy nhanh rồi đứng lại, hát

khẽ một câu…. Y lại đi…. Người y mất thăng bằng. Y đi bên nọ, dọ bên kia

như người rồ” [12, tr.18]. Còn khi nói đến hình ảnh của người thợ săn (Trong

truyện “Ơn và oán”), Vũ Bằng chỉ chọn một chi tiết rất nhỏ để miêu tả, nhưng qua chi tiết ấy khiến người đọc nhận ra ngay sự thèm muốn, tham lam của người thợ săn khi nhìn thấy viên kim cương . Đồng thời ta có ngay cảm giác về một con người không có gì là nhân hậu, thậm chí nó còn giống với vẻ của

những con quỷ hay loài yêu quái thì đúng hơn, “Mắt y đỏ sọc lên như những

hòn than, miệng y nóng rẫy chẳng khác gì lửa cháy” .” [12, tr.18]. Rõ ràng,

ngoại hình ấy không phải là biểu hiện của con người tốt như suy nghĩ và lời vị đạo sĩ nhận xét về anh thợ săn.

Tuy nhiên cũng có lúc nhìn vẻ ngoài của một con người ta không thể đánh giá hết được những nét tâm lí bên trong của họ. Tâm lí của nhân vật trong truyện ngắn “AT” là một ví dụ. Một đêm khuya, mưa gió, có một đôi trai gái đang tình tự với nhau trong một con hẻm vắng người, bỗng có một kẻ lạ mặt từ đâu xuất hiện: “Mũ y đội sụp, cái áo tơi kéo cổ lên che nửa cái miệng mờ mờ, ác liệt nhất là bàn tay phải của y lại luôn luôn nhét vào trong

túi quần!” .” [11, tr.158], người lạ mặt ấy lại cứ: “Đi đi lại lại; nhìn trộm;

tay cho vào túi; nét mặt khả nghi; mũ đội tùm hụp có vẻ bí mật; nhất là giời

mưa gió thế này lại đi giầy vải trắng” [11, tr.159], thậm chí một lúc sau đó

người này lại xuất hiện trước mặt chàng trai và cô gái: “Mắt y sáng rực như một người đang sốt, môi mỏng và tất cả toát ra một vẻ tinh quái, nhanh nhẹn

và…độc ác” [11, tr.159]. Với một ngoại hình đầy bí hiểm như thế, lại xuất

hiện trong đêm khuya, trước mặt một đôi nam nữ đang tình tự trong một com hẻm vắng người thật dễ gây cho người trong cuộc cảm giác giật mình, nghi ngờ về một kẻ lưu manh chuyên giết người cướp của hay sắp thực hiện những vụ ám sát bí mật nào đó. Đôi trai gái hồi hộp, lo âu, phỏng đoán những chuyện thảm khốc, rùng rợn sắp xảy ra. Người đọc tò mò, hồi hộp theo dõi tiếp câu chuyện và dự đoán những chuyện sẽ đến. Nhưng nếu để ý kĩ từng chi tiết cùng với hành động “đi đi lại lại” của nhân vật, nhất là sau khi nghe tiếng “Thưa ông…” của chàng trai, chúng ta nhận thấy, người lạ mặt có vẻ không giống như ta đang nghĩ “ y lùi ngay lại một bước, rút tay ở trong túi quần ra, đưa lên…đầu, bỏ mũ và cầm mũ ở trên tay như một người trò nhỏ tuổi bất chợt gặp thầy giáo vậy. Y dịu hẳn lại- nói khe khẽ ra dáng

một người ôn tồn, khiêm nhượng, hiền lành…: Thưa ông bà, tôi muốn… muốn về nhà tôi. Bởi vì nhà này là nhà tôi. Mà ông bà đứng án ở trước cửa

như thế, tôi e vào không tiện!!!” [11, tr.161]. Hành động bất ngờ cùng thái

độ khiêm nhường đầy nhũn nhặn của người lạ mặt kia khiến người đọc sẽ vỡ lẽ và nhận ra những nghi ngờ, suy nghĩ trước đó của mình dường như hơi vội vàng và chưa thấu đáo, có khi đó còn là một sai lầm. Bởi vì người lạ mặt kia không những là con người hiền lành mà còn hết sức lịch sự nữa. Rõ ràng trang viết của Vũ Bằng luôn đem lại cho người đọc những sự bất ngờ, người ta không dễ gì mà đoán trúng được tâm lí của nhân vật, khiến nhân vật của ông gần với đời sống thực hơn. Diễn biến tâm lí nhân vật trong truyện có bước ngoặt đột ngột nhưng xét ra vẫn tự nhiên, hợp lí, đúng với logic nội tại của tính cách và hoàn cảnh hiện thực.

Tuy nhiên sự vận động của tâm lí nhân vật không thể không đặt trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài và nó cần phải được biểu hiện ra ngoài. Chính vì vậy mà nhà văn luôn khéo lựa chọn những chi tiết phù hợp để thể hiện những trạng thái tâm lí luôn vận động của nhân vật. Trong “Truyện của một ngƣời cũng biết cƣời”, nhà văn đã khéo léo bộc lộ tâm lí mặc cảm, day dứt của nhân vật khi hồi cư. Trong lúc cả nước dốc sức vào đánh đuổi thực dân Pháp, bao nhiêu người đã phải đổ xương máu ngoài chiến trường, nhân dân kháng chiến đã phải chịu bao nhiêu gian khổ để giúp bộ đội đánh giặc thì một bộ phận đã bỏ kháng chiến, hồi cư về thành tìm chốn yên thân: “ Bỏ kinh thành đi kháng chiến được ba năm chín tháng, tôi đã hồi cư với tất cả sự bình yên. Đường đất cách nhau chỉ độ tám chín ngày đường, nhưng hai cảnh tượng xa nhau không biết bao nhiêu là sông, núi.

Tôi bỏ lại đằng sau cái sống nguy hiểm và bất trắc- ít ra cũng là nguy hiểm và bất trắc đối với tôi- những con sông đen đầy muỗi, đỉa và những ngày giá lạnh trên những ổ rơm bẩn thỉu có vết rắn, rết và chuột, bọ. Thôi rồi

những ngày xám lấy sự sợ chết tham sống làm gối, thổi cô liêu và lười biếng làm cơm! Tôi đã về thành đô rồi. Nghĩa là tôi “rinh”. Tôi sống xa hẳn nơi khói lửa, tuyệt mù tăm tích với các anh em đồng bào đương kháng chiến! Và cái nơi tôi ở hiện giờ chói lọi bao nhiêu ánh sáng, thơm ngát bao nhiêu

hương hoa, vang lừng bao nhiêu nhã nhạc của đĩ đực và đĩ cái” ( 22, tr.311).

Những tưởng chấp nhận dựa và thực dân Pháp để tìm cho mình một nơi sung sướng mà đâu có được. Cuộc sống mới, cho dù đỡ vất vả hơn, nhưng cũng không thể giúp họ quên đi anh em, bạn bè đã từng cùng họ cam chịu bao khổ sở thiếu thốn. Nhà văn đã chạm đến một trạng thái tâm lí day dứt, đầy mặc cảm khá phổ biến của những người hồi cư. Cho dù là hồi cư với bất cứ lí do gì thì cũng không thể biện minh nổi cho một thực tế là thói ích kỉ, bởi thế họ vẫn luôn buồn rầu, dằn vặt bởi hành động của mình, Vũ Bằng tỏ ra am hiểu và cảm thông với họ, tâm lí ấy được nhà văn thể hiện trong suy nghĩ “Người ta đã mời thì cứ ăn. Nhưng mong rằng bữa tiệc hôm nay sẽ là một bài học thiết thực cho chúng ta. Chúng ta sẽ nhớ mãi rằng những bữa tiệc làm bằng xương máu của đồng bào mình thì bao giờ cũng là những bữa tiệc rất sầu. Mà cái

chết của anh em con cháu mình không thể làm cho chúng ta sung sướng” [22,

tr.319]. Trong truyện “AT” người đọc đễ dàng nhận ra sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trong từng giai đoạn cụ thể bắt đầu từ một buổi chiều hoàng hôn cho đến khi kết thúc câu chuyện. Một buổi chiều, tại nhà Thủy Tạ hồ Hoàn Kiếm, hai người yêu nhau, mê nhau và họ cùng đến chỗ hẹn với bao nhung nhớ trong lòng và những khao khát tình yêu cháy bỏng, “Chàng đi công xa đến. Nàng vận áo màu hoa tím. Nàng đẹp như một chiều thu xanh. Chàng uống một li rượu mạnh. Nàng dùng một thứ giải khát màu trăng non…Họ yêu nhau, mê nhau và chỉ thèm “uống” nhau thôi, nên chén rượu giao hoan chưa cạn, họ đã đứng dậy cho xe về, rồi đi bước một vào con đường cỏ để mà nói ra cho vợi hai tấm lòng thương nhớ…Yêu. Ghen. Nhớ, nhớ, nhớ. Và đi mãi

như thế, và nói mãi như thế, họ quên bẵng cả mất thời gian và không gian”. [11, tr.154]. Cho đến khi họ phát hiện ra có một người lạ mặt lù lù tiến lại phía họ, bỏ đi, rồi quay lại, liếc mắt nhìn thì nỗi lòng ban đầu ấy dần dần mất đi, nhường chỗ cho những trạng thái tâm lí khác. Họ bắt đầu thấy sợ. Toàn thân nàng cứ run lên cầm cập. Chàng cũng run. Nhưng chàng nghiến hai hàm răng lại cho chúng khỏi đánh bầm bập vào nhau và trấn an nàng, “Em việc gì mà sợ”. Nàng rỉ tai chàng, rủ cùng ra về. Cho dù trống ngực chàng lúc ấy đánh cứ như súng liên thanh kiểu mới, bắn 420 phát đạn một giây, nhưng chàng lại làm ra vẻ người hùng, sĩ diện với nhân tình, nên luôn tỏ ra can đảm. Song người lạ mặt kia vẫn cứ trở đi trở lại, lượn lờ trước mặt họ với một vẻ đầy bí hiểm thì chàng cũng thấy trợn. Lấy hết can đảm lên tiếng quát, chàng cũng chỉ cất được tiếng: “Thưa ông…”. Đến khi nhận ra người lạ mặt kia lễ phép thực thì chàng vô cùng ngạc nhiên. Từ trạng thái run sợ, chàng chuyển sang thái độ bực tức, chàng cau lông mày, chàng chóng mặt, khinh bỉ…trước người lạ mặt kia.

Ở những trạng thái cảm xúc khác nhau, nhân vật có cảm nhận, cách nhìn khác nhau về con người cũng như những hiện tượng khách quan trong đời sống. Trong truyện “Cô vợ lẽ tóc rễ tre” nhà văn đã hết sức tinh tế khi thể hiện những cảm xúc phức tạp, những biến động trong suy nghĩ của nhân vật Hải về cô thư kí tên Trâm. Lúc Trâm mới đến làm cùng sở với Hải, Hải nhận thấy cô thật phiền phức, nghe cô giới thiệu về mình, Hải lại thấy cô ta nói năng sao mà cộc lốc. Nhưng sau khi suy nghĩ: không biết cô ta có phải là người có quan hệ thân tình với cụ chủ không nhỉ? thì Hải lại thấy cô: “Ăn nói

cũng ngọt ngào”. Lâu dần, Hải lại nhận ra, Trâm là một thiếu nữ óng ả và khả

ái: “Trâm có hai con mắt lòng đen hung hung như đồng…hồ ai nhìn thì như thấy bị lôi cuốn, bị đắm đuối; nhưng nàng lại có đôi má hồng cực là hồng…Ấy thế mà nàng lại còn môi đỏ chon chót viền lấy hai hàm răng trắng

như sa tanh trắng, một cái cổ ba ngấn và cả hai cánh tay tròn trặn nữa.” [8, tr.199]. Hải còn nhận ra rằng Trâm có nụ cười như một con bướm cánh nhung, mắt cô lại sáng nữa, “Cô Trâm dẹp vô cùng, vui vẻ vô cùng, có duyên vô cùng…Bộ tóc đen như rừng thẳm, cái cổ ba ngấn trắng như bông và nhất

là mùi hương ở toàn thân người con gái nọ tiết ra làm cho ông ngây ngất ” [8,

tr.202]. Nhưng khi nghe cụ chủ nói: “Ông Hải ạ, ..Tôi dám quyết với ông rằng cô thư kí của chúng ta chưa già. Vậy mà ông có thấy cô ta đã sồ sề như có con mọn rồi không? Bước thấp bước cao, phấn đánh thì lại vụng.Đã thế,

cái gì lại cũng xấu…” [8, tr.212], thì Hải lại bắt đầu nhìn Trâm với đôi mắt

khác: “Giọng nói của cô khi không bỗng ồ ồ như cú mèo. Mớ tóc của cô, cha mẹ cô để lại cho đẹp là thế, ánh là thế, đen là thế, bây giờ Hải nhất định bắt

là xấu, là bờm, là rễ tre. Một người con gái như thế còn ai thương được nữa

[8, tr.215]. Còn như nhân vật Hải trong truyện “Gặp nhau lại xa nhau” khi gặp lại Trâm- người yêu cũ sau sáu năm xa cách cũng như vậy. Lúc mới gặp nhau, nghe Trâm chào hỏi : “- Ôi chết chửa! sao em nghe thấy người ta bảo anh mắc bệnh thời khí đã chết từ tháng trước?”, thì Hải không khỏi mếch lòng, lúc đó anh nhận thấy ở Trâm: “Đàn bà gì mà ngổ quá!”. Nhưng sau những ngượng nghịu ban đầu, ngồi lại bên nhau tâm sự thì Hải mới nhận ra Trâm vẫn ngây thơ và ngoan ngoãn như hồi họ mới yêu nhau. Hải cũng bất chợt nhận ra Trâm có đôi mắt lá răm, đôi mày lá liễu, chứ không phải là mắt

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)