Tha hóa do sự tác động của môi trường và hoàn cảnh sống

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 56 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Tha hóa do sự tác động của môi trường và hoàn cảnh sống

Cuộc đời đã, đang và sẽ còn tồn tại những điều trái chiều nhau. Trong thế giới nhân vật đa diện của Vũ Bằng, bên cạnh cái tốt đẹp còn có những điều xấu xa, bên cạnh những vẻ đẹp nhân cách, con người còn tiềm ẩn những nguy cơ bị tha hóa biến chất. Nhà văn thẳng thừng phê phán những phần khuất lấp phi nhân tính trong con người. Ông đau xót khi con người trở thành tôi tớ cho sự lựa chọn của chính mình. Đồng thời ngòi bút của ông cũng tỏ ra nhức nhối đến vô cùng trước sự tác động của môi trường và hoàn cảnh sống đến con người, trở thành mối đe dọa, hủy diệt nhân cách tốt đẹp của họ. Nếu như những toan tính ích kỉ, hèn nhát và thói tham lam đã biến con người bình dị, lương thiện thành kẻ xấu xa, bạc tình, độc ác…thì những thử thách của cuộc đời cũng khiến cho con người nhanh chóng bị biến chất, thay đổi theo chiều hướng xấu.

Chiến tranh là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới đời sống con người, để rồi khi phải sống trong sự nguy hiểm và khó khăn do cuộc sống thời chiến mang lại, nếu không vững vàng, con người dễ bị thay đổi. Nhân vật “tôi” trong Truyện của một người cũng biết cười vốn không phải là một kẻ vô tâm, vô tình. Anh đã từng nao nao trong lòng khi chứng kiến nỗi đau sinh li tử biệt của gia đình người rừng, đã từng dặn lòng “Chúng ta sẽ nhớ mãi

rằng những bữa tiệc làm bằng xương máu của đồng bào mình thì bao giờ cũng là những bữa tiệc rất sầu. Mà cái chết của anh em con cháu mình không

thể làm cho chúng ta sung sướng.”[22, tr.319]. Anh đã từng mang tâm lí mặc

cảm, day dứt, nỗi dằn vặt của cuộc sống hồi cư biết bao. Vậy mà sống trong buổi loạn li thời chiến, khi phải đối mặt với hiểm nguy, tâm hồn anh đã bị nhiễm độc từ khi nào anh cũng không biết nữa. Anh thấy “ở vào cái giai đoạn

lịch sử này, sầu khổ còn là một cái dại. Cười, có lẽ sẽ lợi hơn”[22, tr.312].

Nhân vật “tôi” đã quay lưng lại với đồng bào, trở thành một kẻ ích kỉ, vô tình, còn không bằng cả lũ người rừng. Trong lời tâm sự với bà bạn của mình “tôi” cho rằng: “Giống người này dại lắm. Chúng khóc cho nên bị ghét. Người ta bắt chúng trói lại. Rồi thì làm thịt ăn. Tôi sẽ không bao giờ để cho tình cảm làm hại tôi như thề. Khóc để mà bị ghét, bị trói, bị giam, bị bắt, bị làm thịt ư? Thưa bà, không, tôi cười. Tôi mở vung nồi ra mà cười, tôi sẽ mở to miệng ra

mà cười, tôi sẽ nhìn đồng bào tôi chết mà cười”. [22, tr.320]. Như vậy chiến

tranh, sự nguy hiểm của cuộc sống thời chiến chính là thủ phạm đầu tiên thui chột, bóp chết tình cảm của con người, khiến họ trở thành kẻ vô tâm, vô tình trước nỗi đau của đồng loại.

Ở nước ta, chiến tranh thường đi cùng cuộc sống đói nghèo của đại bộ phận dân thường. Trước Cách mạng Tháng tám, trên những trang viết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân…đói nghèo thường đè nặng lên cuộc đời con người, dày vò thể xác, hành hạ tinh thần, bào mòn nhân cách và cướp đi sinh mạng của bao người vô tội. Sau Cách mạng, đói nghèo càng bám riết, đeo đẳng lấy cuộc sống của con người, đẩy họ vào những tình cảnh cùng quẫn không lối thoát. Trong một số truyện ngắn của Vũ Bằng, nghèo đói và miếng ăn cũng chính là một nguyên nhân đẩy con người vào tình cảnh éo le, khiến cho họ trở nên tha hóa, biến chất. Cái nghèo hành hạ con người đến xác xơ, ghì chặt lấy họ, khiến họ trở nên thô lỗ, phũ phàng, đẩy họ vào những bi

kịch cuộc đời đầy đau đớn. Trong Giặt áo tết cho con, khi ngồi giặt những chiếc áo cũ cho bảy đứa con, Việt đã nghĩ về sự biến đổi đáng sợ của con người: “Ở vào cái thủa thanh bình ngày trước óc người ta thư thái, lòng người ta dịu hiền, chớ đâu có điên khùng quạu cọ, cáu kỉnh như bây giờ. Thế là tại rượu? Tại đời sống vất vả nó sinh ra thế? Hay là tại chiến tranh, phóng

xạ, thuốc…?”.[9, tr.572]. Vốn là người chồng hết lòng với vợ và thương yêu

các con Việt luôn mơ ước những điều tốt đẹp và to tát trong cuộc sống. Nhưng rồi, hết đứa con này lại đứa con khác ra đời, chúng suốt ngày chòng ghẹo, cãi lộn nhau, khóc điếc cả tai, mà người vợ lại ốm đau luôn. Đã vậy, đầu năm nay anh lại thất nghiệp, tiền kiếm ngày một khó, đồ đạc trong nhà cứ dần dần đội nón ra đi, tiêu nháy mắt hết vèo ngay dăm trăm. Cuộc sống ngày một khó khăn ấy đã khiến Việt đổ lên đầu vợ con sự gắt gỏng và những trận đòn vô lí, đồng thời trở nên thô lỗ: “Việt thành ra một thứ người khùng, mắng vợ như điên, chửi thề không ngớt và đánh con cái lắm lúc như đòn hội chợ”

[9, tr.573]. Trong Bữa cỗ, vì nghèo mà nhân vật người vợ mang tấm thân gầy yếu, bệnh tật trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Chính cái nghèo đã khiến người chồng trở nên tiêu cực, bê tha, hèn hạ và mất lí trí. Đặt miếng ăn, thói ích kỉ và sự thỏa mãn của bản thân lên trên tình yêu thương, sự đói khổ của vợ con. Đêm trung thu, anh bỏ mặc vợ con đang nhịn đói ở nhà, còn bản thân đi chén thật say: “Ở nhà, một vợ và ba con nhỏ đói nhăn răng ra, mặc! Hãy biết là suốt trong thời kì tản cư không được ăn thịt gà và bánh dẻo thì mình hãy cứ gỡ thả cửa đi. Đàn bà và trẻ con nhịn hai bữa, chứ có nhịn năm

bữa, sáu bữa, chưa chết ngay đâu mà sợ.” [22, tr.321]. Suy nghĩ và việc làm

của anh chính là những hành động đầu tiên cho thấy quá trình biến đổi nhân cách và tha hóa đã bắt đầu. Quá trình ấy càng biểu hiện rõ hơn khi đã đánh chén no say, trở về nhà thấy người vợ đáng thương nằm chết trơ trọi trong cô đơn, anh ta lại tiếp tục đi uống rượu đến hai giờ sáng mới trở về nhà“Rồi duỗi

hai chân trên mặt đất, anh dựa lưng vào tường, ngật đầu xuống ngực ngủ ngay tắp lự. Tiếng ngáy rầm rầm cứ như cái xe bình-bịch thay vi-tét” [22, tr.330]. Trong truyện Một giai đoạn mới vì nghèo mà bà Nhiêu Lương đáng kính bỗng chốc biến mình thành kẻ đáng khinh. Vì nghèo mà bà chấp nhận cúi đầu để cho nhân phẩm và danh dự bị dày xéo, phá hủy. Đau đớn hơn, cái nghèo đã khiến người cha trong truyện Một chục bạc, một trận đòn, một kiếp người trở thành kẻ vũ phu, độc ác. Trong nhà thương điên, người đàn ông ấy tự thú nhân với bác sĩ là mình không bị loạn trí, có chăng chỉ là bị ám ảnh bởi cái chết của đứa con trai do mình gây ra mà thôi. Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm phu gác kho, không được ăn học tử tế, lớn lên làm phu, lương ít, nghiện rượu, đông con, nhà lại mấy lần bị cháy ông ta cảm thấy cuộc đời này như một địa ngục. Dù rất thương các con, nhưng “Mỗi khi bước chân về đến nhà, tôi bực tức không chịu được, la lối, chửi rủa và đánh đập chúng như quân thù vậy. Vợ tôi không dám nói nửa lời, cãi tôi là tôi sinh sự, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay liền và tôi bảo cả mẹ con nó bồng bế đi chết ở đâu thì

chết, cho khuất mắt tôi đi.” [11, tr.452]. “Cảnh địa ngục gia đình lai diễn ra

mỗi ngày mỗi đen tối hơn, thảm thiết hơn”. [11, tr.453]. Một phần vì hết tiền,

một phần vì say rượu, ông ta sai đứa con trai lớn đem chiếc áo bà ba cuối cùng của vợ đem cầm lấy ba chục bạc. Ba chục ấy ông định bụng mua rượu, hút mấy điếu thuốc, ăn cái bánh tét và đi xe. Thế nhưng, đứa con trai, vì nghe lời mẹ đã lấy một chục (trong số ba chục bạc ấy) để mua vở học, khiến người cha kia “điên cả người lên”, “tức hộc máu ra”. Thế là “Bao nhiêu tức giận, uất ức đâu đâu đều đổ cả lên đầu thằng bé. Tôi túm lấy nó đánh túi bụi vào mặt, vào đầu, vào lưng. Tôi đá nó, nó ngã ra trên mặt đất…Đánh bằng tay chưa đủ, tôi sẵn có cái gậy thông cống ở gần đó choang vào đầu, vào chân,

vào cổ nó không tiếc tay và càng đánh tôi càng thấy là chưa đủ”. [11, tr.455].

oán, thảm thương dưới bàn tay cha mình, còn người cha trở thành kẻ sát nhân lạnh lùng và độc ác, “Mười đồng bạc. Mười đồng bạc, không đủ uống một chai xá xị, thế mà cả một thảm kịch đã diễn ra, cả một gia đình đau khổ, chia

lìa, chết chóc; …Thế mới biết cái nghèo là cái chẳng ra gì…”[11, tr.458]

Nếu như trong những sáng tác ở giai đoạn trước 1954, Vũ Bằng thường thể hiện cái tôi chủ quan trong cách nhìn nhận và đánh giá con người, thì sau 1954 nhà văn lại để cho chính nhân vật lên tiếng phát biểu về sự suy thoái tư tưởng, xuống cấp về đạo đức nhằm phơi bày thực trạng xã hội đảo điên trước cuộc tiếp xúc với văn minh, văn hóa Mĩ. Trong xã hội ấy, đồng tiền được coi trọng, trong khi những mối quan hệ tình cảm cũng như giá trị của con người bị coi nhẹ. Tiền tài và danh vọng có sức cám dỗ vô cùng lớn lao và một sức hút mãnh liệt khiến con người trở nên mù quáng. Nhân vật “tôi” (trong Người làm mả vợ) đã nhận ra một thực tế: “người chết vì thanh toán, vì tư thù, vì tình, vì tiền hàng ngày có khối ra”[22, tr.361]. Nếu vì một chục bạc (Một chục bạc, một trận đòn, một kiếp người) mà người cha điên cuồng đánh con đến chết, thì một người cha khác (Đợi con) lại trở nên trắng tay rồi bị gia đình và vợ khinh miệt, phải nằm cô đơn một mình trên giường bệnh, thậm chí con gái cũng không đến thăm.

Trong bức tranh muôn màu của đời sống, Vũ Bằng không chỉ quan tâm, chú ý và phản ánh sự thay đổi nhân cách của những con người tầm thường, sự tha hóa của con người xuất phát từ cái nghèo, mà nhà văn còn chú ý đến sự thay đổi và sự hủy hoại nhân cách con người bởi tiền tài và danh vọng của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Chính lòng tham quyền cố vị, ham mơ chức đã khiến ông Trần Văn Hủ (Truyện một lịch trình tranh đấu) chẳng thèm đứng vào một phe phái nào hết. Vì “Ông chỉ biết cớ một điều này: ông tức cái chính phủ mới- tức không bút nào tả được. Là vì ở cái chính phủ cuỗng làm quan, chả ra gì thì mỗi tháng cũng được dăm nghìn tờ. Cả ngày

chỉ nhoay nhoáy ký dăm ba chữ, rồi ngoáy tai đọc báo HoizzunVietnamien mà

lại có lương với phụ cấp vợ con”[ 8, tr.248]. Làm quan ông đâu cần để ý đến

lợi ích quốc gia cũng chẳng thèm quan tâm đến phần chất liêm khiết và cần kiệm làm gì cho mệt. Điều quan trọng nhất là ở trong chính phủ mới ông có được cái công danh gì không?. Sau khi bỏ ra năm nghìn bạc- một nửa số tiền tiết kiệm- cho bạn chạy chức, ô có được quốc trưởng cất nhắc lên chức bí thư hayđổng lí không? “Tôi cần cóc gì độc lập, thống nhất. Tôi cần cóc gì chánh trị ngoại giao, liêm khiết và cần kiệm . Tôi chỉ cần anh nói cho tôi một câu là anh có chén thì đừng quên tôi. Tôi giúp anh năm nghìn đi tìm công danh, anh

phải cho tôi “ bống” cái công danh ấy với” [8, tr.250]. Và ông ngồi bàn bạc

với vợ hết ngày ấy sang đêm khác “Mình cần phải khảo kỹ, vớ cái nào chắc

cái ấy, chứ không có lại vào chỗ xương xẩu thì có mà bỏ bố” [8, tr.251].

Còn ông lớn trong truyện “Một truyện tết bố nuôi” lại trăn trở mãi làm sao vừa lòng bố nuôi trong tết này, vì ông “còn trông cậy Ngài nhiều! -Ngài

không giúp đỡ thì… tiêu” (8, tr.253]. Thế là ông sẵn sàng vượt khó khăn, hi

sinh cả người đầy tớ thân cận để kiếm bằng được cây đào đẹp đi tết bố nuôi, mong được bố nuôi nâng đỡ. Để ông lớn có được cây đào ưng ý đi tết bố nuôi mà hơn năm mươi con người đã phải chết, thêm một người xe tù tội và người bán đào bị “a tê” với hai cán bộ sừng bị bắt đi. Nhưng điều đó không quan trọng, nó không ảnh hưởng gì đến niềm vui của ông lớn. Bởi “Riêng có ông lớn- Là sướng- Ông lớn- Nguyên giám đốc Sở Bách phân- Ông lớn- Nguyên quan to Hội đồng An dân- Ông lớn- Suýt làm bộ trưởng mấy lần- Sướng vì có một cây đào to gớm- Đẹp gớm- Quý gớm- Đem lễ tết bố nuôi- (Sang năm

Ngài cất nhắc cho còn nhiều- Nếu không chu tất thì tiêu)” [8, tr.260]. Trong

khi đó, nhân vật Lê Mai (Người làm mả vợ) lại chơi bời sa đọa, làm giàu và tiến thân bằng con đường vô cùng bẩn thỉu nhờ mấy ả gái điếm. Ông Lê Mai, bí thư người Việt của ông cố vấn dinh điền thực ra là một kẻ vô cùng bỉ ổi và

ghê tởm “nổi tiếng là giàu có, có bin-dinh ở Sài Gòn, có hàng dãy phố ở tỉnh cho thuê làm “ba” và rạp hát..…Bị góa vợ nên sống một cách sung sướng vô

cùng. Lương đã lớn, áp phe lại nhiều, tiền vào như vỏ ốc” [22, tr.360]. Có

nhiều tiền, góa vợ, mặc cho nhiều bà, nhiều cô mong muốn được làm “bà Lê Mai”, nhưng ông không để cho bà nào, cô nào được toại nguyện cả. Với họ ông chỉ muốn “chơi bời bậy bạ hàng ngày” mà thôi. Sau đó, “Chơi chán thì gã làm quà cho cố vấn hay bạn bè của cố vấn. Cũng có khi kiếm được về Sài Gòn, giới thiệu với các cấp bậc cao hơn để làm đường tiến thân, nhưng công

việc đó tuyệt đối bí mật, không ai biết cả”. Bởi thế, công việc làm ăn của ông

với cố vấn Mĩ “nhờ trời cũng kiếm ăn được lắm”, “các bà các cô ở tỉnh này và cả các tỉnh khác về đây làm áp phe cũng đều phải “quaông cả” [22, Tr.383]. Sống ở cái thời loạn giữa đất Sài gòn, với ông “Chỉ tiền thôi, chứ

danh giá đạo đức, tình nghĩa vợ chồng cái con mẹ gì” [8, tr.383].

Nhận ra những động cơ mang tính cá nhân của trạng thái tha hóa bên trong mỗi con người và sự tan rữa những nét đẹp nhân cách trong họ do môi trường đem lại, ngòi bút của Vũ Bằng rung lên đầy chua xót. Nếu Ngô Tất Tố nhìn thấy bản chất tốt đẹp bê trong con người không bị hoen ố bởi sự tác động của cuộc sống nghèo khổ túng quẫn và hoàn cảnh xô đẩy rồi lên tiếng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng không lối thoát; Nam Cao nhìn vào chiều sâu bên trong con người tha hóa do môi trường và hoàn cảnh sống đem lại để phát hiện ra ánh sáng lương tri còn le lói trong đáy sâu tâm hồn họ từ đó khẳng định nhân tính, kêu cứu về nhân cách rồi đưa đến nét khái quát lớn về con người; thì dưới ngòi bút Vũ Bằng, con người hiện lên qua những mảnh vỡ của cuộc đời bị đảo lộn những giá trị phi nhân tính, để từ đó ông trao quyền năng vào sự lựa chọn ứng xử của con người và nhận ra thay đổi nhân cách, sự tha hóa của họ xuất phát từ chính quyết định của họ, và một phần do sự tác động của môi trường, hoàn cảnh, thời cuộc.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn vũ bằng (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)