Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
http://svnckh.com.vn 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU 1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro 1.1. Đặc điểm của thị trƣờng dầu lửa 1.2. Rủi ro biến động giá xăng dầu 1.3. Tại sao phải phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu 2. Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu 2.1. Forwards 2.2. Futures 2.3. Options 2.4. Swaps 2.5. Các công cụ khác 3. Kinh nghiệm về phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu của Trung Quốc CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM 1. Vai trò của xăng dầu đối với nền kinh tế 1.1. Nhu cầu dầu thế giới 1.2. Biến động giá xăng dầu thế giới 1.3. Nhu cầu dầu Việt Nam 1.4. Biến động giá xăng dầu ở Việt Nam 2. Phân tích hiện trạng sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu tại Việt Nam 2.1. Cơ chế quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam 2.2. Hiện trạng của việc phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam http://svnckh.com.vn 2 2.3. Đánh giá tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam 2.4. Tồn tại, nguyên nhân và phƣơng hƣớng 3. Phân tích khả năng ứng dụng công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu tại Việt Nam CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI 1. Các giải pháp vĩ mô 2. Các giải pháp vi mô KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC http://svnckh.com.vn 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Các nước xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày Bảng 1.2: Các nước nhập khẩu lớn trên thế giới Bảng 1.3: Giá xăng ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2008 Bảng 1.4: Phần trăm chi phí cho xăng dầu trong các hoạt động Bảng 1.5: Hoạt động thanh toán của hợp đồng Futures hàng ngày Bảng 1.6: Dòng tiền tại các thời điểm. Bảng 1.7: Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn Bảng 1.8: Những trường hợp sẽ xảy ra của kết hợp collar Bảng 2.1: Nhu cầu về năng lượng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 Bảng 2.2: Giá dầu thô thế giới năm 2004 - 2005 Bảng 2.3: Dự báo của WorldBank về giá dầu thô trung bình trong các năm tới. Bảng 2.4: Lượng nhập khẩu xăng, dầu qua các năm Bảng 2.5: Thống kê các nguyên nhân cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Các sản phẩm dầu khí Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008 Biểu đồ 1.3: Biểu đồ phân phối lợi tức khi mua swaps Biểu đồ 1.4: Biểu đồ phân phối lợi tức quyền chọn mua Cap Biểu đồ 1.5: Biểu đồ phân phối lợi tức collar Biểu đồ 1.6: Biểu đồ theo giá hedge Biểu đồ 1.7: Khối lượng giao dịch hàng hoá trên SHFE qua các năm Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng xăng dầu ở Việt Nam Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng sản lượng dầu thế giới Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng sản lượng các nước ngoài OPEC Biểu đồ 2.4: Biến động giá danh nghĩa của dầu Brent theo các đồng tiền Biểu đồ 2.5: Giádầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2008 tại NYMEX Biểu đồ 2.6: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở Rotterdam Biểu đồ 2.7: Giá các sản phẩm dầu mỏ ở bờ vịnh Hoa Kỳ Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các sản phẩm xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam năm 2007 Biểu đồ 2.9: Giá dầu thế giới và giá xăng ở Việt Nam cùng thời điểm Biểu đồ 2.10: Giá xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Singapore và giá bán trong nước. Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Dòng tiền doanh nghiệp khi hedged Sơ đồ 1.2: Cơ chế mua bán hợp đồng tương lai Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa giá tương lai và giá giao ngay Sơ đồ 2.1: Lượng tiêu thụ dầu trên đầu người năm 2007 Sơ đồ 2.2: Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ tại các khu vực trên thế giới Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thể hiện kho dự trữ, vận chuyển và phân phối xăng, dầu trong nước. Sơ đồ 2.4: Khi chưa thực hiện hedging Sơ đồ 2.5 : Hedge bằng swap Sơ đồ 2.6: Hedge bằng quyền chọn mua (call) Sơ đồ 2.7: Hedge bằng collar http://svnckh.com.vn 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Xăng dầu là loại nhiên liệu không thể thiếu được đối với mỗi nền kinh tế. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy, các nước thuộc nhóm nước phát triển cao nhất đang sử dụng lượng xăng dầu nhiều nhất và ngược lại. Kinh tế càng phát triển nhu cầu về xăng dầu càng lớn, xăng dầu là nhân tố duy trì, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các nước đang phát triển nên đảm bảo xăng dầu tiêu thụ là một yêu cầu cấp thiết. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu dầu thô khoảng trên 17.000 nghìn tấn tuy nhiên do chưa có nhà máy lọc dầu nên hiện chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn xăng, dầu thành phẩm từ nước ngoài. Chính vì vậy chúng ta bị phụ thuộc, bị động trước những biến động của nguồn hàng thế giới và việc này đã gây nhiều tiêu cực cho nền kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao và ổn định luôn có những chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các chiến lược phòng vệ rủi ro (hedging) biến động của giá xăng dầu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thực hiện cơ chế bù lỗ cho các công ty kinh doanh xăng dầu để bình ổn giá bán trong nước. Đây là một việc làm mang nặng tính tập chung bao cấp, làm cho các doanh nghiệp thiếu sự năng động, giảm hiệu quả của nền kinh tế, mất đi khả năng cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Để tạo thế chủ động, duy trì sự ổn định cho giá xăng, dầu trong nước, tránh cho nền kinh tế những cú “sốc” khiến doanh nghiệp bị phá sản, nhất thiết nhà nước, doanh nghiệp phải có những kỹ thuật phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăng dầu cho mình. Đây là một một chiến lược đảm bảo cho sự phát triển bền vững, ổn định của nền kinh tế. Bởi vậy nhóm đề tài đã chọn vấn đề “Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. http://svnckh.com.vn 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăng dầu có khả năng ứng dụng tại Việt Nam. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2005 đến nay, khi giá xăng dầu trên thế giới biến động mạnh. Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu khả năng ứng dụng nghiệp vụ phòng vệ rủi ro (hedging) biến động giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó các phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị sẽ giải thích cơ chế hoạt động của các công cụ phòng vệ một cách sinh động. 4. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và phụ lục, bài viết có kết cấu như sau: Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu. Chương II: Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt nam. Chương III: Đề xuất các biện pháp phòng vệ rủi ro giá xăng dầu tại Việt Nam trong thời gian tới. 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến. Đóng góp chủ yếu của đề tài là: i, Khái quát hóa cở sở lý luận của việc phòng vệ biến động giá xăng dầu và kinh nghiệm sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu ở Trung Quốc; ii, Phân tích vai trò và khả năng ứng dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu ở Việt Nam; iii, Đề xuất các giải pháp sử dụng các công cụ phòng vệ giá xăng dầu để bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam. Do đây là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu được công bố trong nước cộng với trình độ người viết còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. http://svnckh.com.vn 3 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU 1. Các vấn đề cơ bản về phòng vệ rủi ro. 1.1. Đặc điểm của thị trƣờng dầu lửa. Dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon. Các thành phần của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là: Xăng ête: 40-70°C (được sử dụng như là dung môi) Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ô tô) Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ô tô) Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình) Dầu hỏa: 150-300°C (nhiên liệu ) Dầu điêzen: 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi) Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ) Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác… Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa Biểu đồ 1.1: Nguồn: IEA http://svnckh.com.vn 4 dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành. Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là: Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu. West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ. Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông. Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông). Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông). Giỏ OPEC bao gồm: o Arab Light (Ả Rập Saudi) o Bonny Light (Nigeria) o Fateh (Dubai) o Isthmus (Mexico)(không OPEC) o Minas (Indonesia) o Saharan Blend (Angiêri) o Tia Juana Light (Venezuela) Từ cuối thế kỷ XIX, hết thế kỷ XX cho đến hôm nay, dầu mỏ đều ít nhiều là tác nhân gây nên những cuộc tranh giành quyền lực, dẫn đến những cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới và cuối cùng là hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX. Vào đầu những năm 1970, do dầu đột ngột tăng giá, kinh tế thế giới, nhất là ở những nước công nghiệp tiên tiến, đã rơi vào một cuộc khủng hoảng http://svnckh.com.vn 5 năng lượng nghiêm trọng. Từ đó tới nay những biến động về giá dầu đã trở thành mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Nhiều lúc người ta có cảm tưởng sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nguồn năng lượng mà loài người hiện chỉ còn 30 đến 35% dự trữ, tức là với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ còn được sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm nữa. Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng như hiện nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này. Chỉ trong vài tháng qua, giá dầu đã tăng đột ngột, ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Tháng 7/2008, giá dầu lần đầu tiên đạt kỷ lục trong lịch sử với mức giá 150 đôla một thùng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo mới nhất về thị trường dầu mỏ thế giới. Nhu cầu tăng mạnh ở các nước đang phát triển và những căng thẳng về nguồn cung hiện nay dự báo "một bức tranh thị trường dầu mỏ u ám trong trung hạn". Dầu mỏ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị thế giới nói chung và Trung Đông nói riêng có nhiều biến động khiến giá dầu không ngừng leo thang. Thực tế đang chứng minh rằng thế giới sẽ dần dần được vận hành bởi động lực là dầu mỏ cho đến khi nhân loại tìm ra được một loại nhiên liệu khác đủ sức thay thế hoàn toàn mà chuyện đó dường như còn xa vời. Do việc phân bổ các nguồn tài nguyên dầu khí không đồng đều trên thế giới, có nước trữ lượng rất lớn mà nhu cầu không nhiều, trong khi ở những nước có nhu cầu rất lớn như Tây Âu thì trữ lượng lại quá nhỏ bé (dầu thô cả Tây Âu mới chiếm 1,7% trữ lượng thế giới). Chính vì thế, việc xuất khẩu dầu khí là hoạt động thường xuyên, liên tục và nó đã góp phần mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tổng thu ngân sách của những nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Từ năm 1990 cho đến nay cùng với sự gia tăng sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới tăng đều đặn, tốc độ tăng nhanh như thập kỷ 60 – http://svnckh.com.vn 6 70 và cũng không lên xuống thất thường như thập kỷ 80 mà rất ổn định ở mức 1,6% - 1,8%/năm. 1.1.1. Tổng quan về xuất-nhập khẩu dầu mỏ của thế giới. Trung Đông luôn là khu vực xuất khẩu lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất khẩu luôn tăng từ 1986 lại đây. Lượng xuất khẩu này chưa bao giờ dừng lại và trong tương lai vẫn với vai trò là những nước có trữ lượng lớn nhất, con số này sẽ không giảm mà có thể nói là tăng nhanh, cho dù có những vấn đề chính trị nào có thể xảy ra đi chăng nữa. Sau khu vực Trung Đông, khu vực xuất khẩu lớn thứ hai là Nga và các nước Đông Âu, kế tiếp là khu vực châu Phi và các nước Mỹ Latinh. Bảng 1.1: Các nƣớc xuất khẩu dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày Đơn vị: triệu thùng/ngày STT Nƣớc Số lƣợng STT Nƣớc Số lƣợng 1 Ả Rập Xêut 7,38 7 Nigeria 2 2 Nga 4,76 8 Irắc 2 3 Na-uy 3,22 9 Cô-oét 1,8 4 Iran 2,74 10 Mexicô 1,65 5 Venezuela 2,6 11 Libya 1,25 6 UAE 2,04 12 Algieria 1,24 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Trên thế giới tài nguyên dầu mỏ chỉ tập trung nhiều hơn ở những nước mà lượng tiêu thụ của chúng chưa cao. Trong khi đó, trữ lượng này lại quá khan hiếm ở những nước mà nhu cầu ngày một tăng cao. Điển hình trong số này là khu vực Tây Âu. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng nhập khẩu thì khu vực Châu Á đứng ở vị trí thứ nhất nhưng xét về khối lượng thì Châu Mỹ, Châu Âu vẫn là những khu vực nhập khẩu lớn nhất. http://svnckh.com.vn 7 Bảng 1.2: Các nƣớc nhập khẩu lớn trên thế giới STT Nƣớc Tiêu thụ (triệu thùng/ngày) Nhập khẩu (triệu thùng/ngày) 1 Mỹ 19 11 2 Nhật 5,5 5,3 3 Đức 2,8 2,5 4 Pháp 2 1,8 5 Ý 2 1,6 6 Trung Quốc 4,5 1,3 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 1.1.2. Những mốc quan trọng trong sự biến động giá dầu thế giới. Nguồn: www.wtrg.com 1.1.2.1. Từ năm 1947 - 1972: Thời kỳ trƣớc khi Ả Rập tiến hành cấm vận đối với Mỹ. Giá dầu thô ở mức 2,5$ và 3$ kể từ năm 1948 cho đến hết thập kỷ 60. Từ năm 1958 đến 1970, giá dầu ở mức ổn định 3$/thùng và có xu hướng giảm. Sự suy giảm của giá dầu để nhằm phù hợp với mức lạm phát là sự khuyếch trương đối với các nhà sản xuất trên thế giới vào năm 1971 và năm 1972 bởi sự suy yếu của đồng đôla. Khủng hoảng kênh đào Suez Cuộc chiến Yom Kippur Chiến tranh Iran- Iraq Cuộc cách mạng Iran Opec tăng sản lƣợng 10% Khủng hoảng tài chính châu Á Một loại mức cắt giảm sản lƣợng của OPEC còn 4,2 triệu thùng/ngày Mỹ điều khiển giá dầu Chiến tranh vùng Vịnh Chiến tranh Iraq Kinh tế châu Á phục hồi Đồng đôla suy yếu Giá dầu thế giới Biều đồ 1.2: Giá dầu thô trên thế giới từ 1947 – 5/2008 [...]... 1.3 Tại sao phải phòng vệ biến động giá xăng dầu Xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm, dễ biến động về giá Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây, giá xăng dầu thế giới biến động mạnh theo chiều hướng tăng Tại Việt Nam rủi ro biến động giá xăng dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể đẩy lạm phát lên cao ra đe dọa sự ổn định của nền kinh tế Việc Chính phủ bù lỗ giá. .. mua 55% lượng dầu cần thiết với giá $51 một thùng, trong năm 2010 mua 30% với giá $53 một thùng, và trong năm 2011 và 2012 mua 15% với giá $64 mỗi thùng Bởi vì thị trường dầu mỏ ngày càng không ổn định và chi phí hedging ngày càng tăng nên tỷ lệ phần trăm dầu mỏ được hedge trở nên ngày càng nhỏ hơn vào những năm sau 2 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu Ở nhiều... Rủi ro giá xăng dầu ở VN là những biến động của giá xăng dầu trên thế giới ngoài dự kiến gây nên ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp Rủi ro có hai phần chính là bất trắc có thể xảy ra và mức độ tổn thất doanh nghiệp phải gánh chịu khi nó xảy ra Hoạt động kinh doanh xăng dầu chịu ảnh hưởng của một số rủi ro cơ bản sau đây: Rủi ro về giá cả: là một dạng rủi ro đặc... trường xăng dầu lành mạnh, không còn nhiều bất cập tồn tại hiện nay như việc độc quyền kinh doanh xăng dầu, thông tin không minh bạch, thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra Đối mặt với thị trường xăng dầu đầy biến động, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự bảo vệ mình trước những rủi ro về giá xăng dầu Như vậy, vai trò của việc phòng tránh rủi ro được thể hiện rất quan trọng và có tính cấp... tư tại Bắc Mỹ và nền kinh tế châu Á bắt đầu có sự hồi phục Cho đến giữa năm 2000 giá dầu đã đạt mức gần 30$/thùng, cộng thêm sự ảnh hưởng của hội chứng Y2K, giá dầu đã tăng trong suốt năm 2000 Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10, ba mức hạn ngạch liên tiếp của OPEC để nâng tổng sản lượng lên 3,2 triệu thùng mỗi ngày cũng không ngăn chặn được việc giá dầu tăng 1.2 Rủi ro biến động giá xăng dầu Rủi ro. .. tương lai, sự đông thêm và hiện đại hơn của đội tàu chở dầu thế giới sẽ làm giảm cước phí Rủi ro về tỷ giá hối đoái: tỷ giá giữa đồng USD so với VND có xu hướng tăng cao, làm tăng chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh Rủi ro về tỷ giá có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh Rủi ro về thời gian: là rủi ro hàng giao quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho hoặc giao... đầu năm 1986 đã tăng sản lượng dầu từ 2 triệu thùng mỗi ngày lên đến 5 triệu thùng mỗi ngày Giá dầu thô giảm mạnh xuống còn 10$/thùng vào giữa năm 1986 Vào tháng 12 năm 1986, giá dầu của OPEC đạt mức kỷ lục là 18$/thùng và kỷ lục này cũng bị phá vỡ vào tháng 1/1987 Giá dầu vẫn ở mức yếu Giá dầu tăng vào những năm 1990 với việc kết hợp cả cuộc xâm lược của Irắc với Côoet và tiếp theo là cuộc chiến tranh... hạn chế là chỉ những người sử dụng nhiều xăng dầu hoặc những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hàng hoá dịch vụ mà xăng dầu là một phần của yếu tố đầu vào là có lợi nhất, tiền ngân sách để trợ giá như vậy chủ yếu chỉ có lợi cho những “người giàu” Vì những bất cập như trên trong việc bù lỗ giá xăng dầu nên nhà nước sẽ dần thả nổi giá xăng dầu, để cho các doanh nghiệp tự quyết định giá bán trên cơ sở tính toán... tương đồng Ngành dầu khí Trung Quốc đã tiến hành những bước cải cách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh khi gia nhập tổ chức WTO Kinh nghiệm của Trung Quốc về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu sẽ cho thấy được nhiều điều đáng học hỏi đối với Việt Nam 3.1 Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc http://svnckh.com.vn 32 Trước năm 1992, Trung Quốc vẫn tự cân đối được dầu mỏ Từ năm 1993... gia nhu cầu về dầu thô sẽ đạt tới 318 triệu thùng cho cả năm 2005, trong đó 135 triệu thùng hay 42,5% là được nhập khẩu Vào tháng 6 năm 1998 Chính Phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá dầu mỏ trong nhiều thập kỷ và bắt đầu cho phép linh hoạt giá bán lẻ xăng, dầu ở mức nhất định Bắc Kinh thiết lập "giá định hướng của Nhà nước", cụ thể: giá bán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng . luận chung về nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng dầu. Chương II: Ứng dụng các công cụ phái sinh vào phòng vệ rủi ro giá xăng dầu ở Việt nam. Chương. phòng vệ rủi ro biến động giá xăng dầu của Trung Quốc CHƢƠNG II: ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀO PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM