Mô hình: Phòng ngừa rủi ro biến động giá cho hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 62 - 67)

ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) BẰNG HỢP ĐỒNG

3.2.2 Mô hình: Phòng ngừa rủi ro biến động giá cho hàng tồn kho.

Mô hình này áp dụng cho mặt hàng nickel.

Công ty dựa trên các đơn hàng và nhu cầu của khách hàng và tiến hành nhập khẩu và sau đó phân phối lại cho khách hàng theo tiến độ sản xuất của họ. Công ty cần đảm bảo được giá bán dự kiến có lãi để đảm bảo lợi nhuận mục tiêu.

Ý nghĩa mô hình:

Công ty phòng ngừa vị thế bán bằng cách khi thực hiện việc bán trên sàn LME với mức giá dự kiến để đảm bảo thu được khoản lợi nhuận mục tiêu để phòng giá giảm.

Nhờ có sự liên kết giữa thị trường hàng thật và thị trường giao sau LME, mà lãi hoặc lỗ trên thị trường giao sau LME sẽ bù đắp cho lỗ hoặc lãi thật trên

thị trường hàng thật giúp giữ được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn hoặc ít nhất cũng giới hạn được khoản lỗ trong phạm vi chấp nhận được.

Nếu giá vào thời điểm bán hàng thật giảm so với giá dự kiến, khoản lỗ trên thị trường hàng thật sẽ được bù bằng khoản lãi trên thị trường LME, công ty đảm bảo mức lợi nhuận mục tiêu và ngược lại nếu giá tăng so với mức giá dự kiến, trong trường hợp không dùng hedging công ty thu được trọn khoản chênh lệch giá so với mức giá dự kiến, khi sử dụng hedging thì khoản lãi trên thị trường hàng thật bù cho khoản lỗ trên thị trường LME, công ty đảm bảo được mức lợi nhuận mục tiêu.

Mô hình 3.4: Phòng ngừa vị thế bán

Sử dụng hedging nâng cao được hiệu quả kinh doanh:

Đảm bảo được lợi nhuận mục tiêu hoặc ít nhất hạn chế lỗ trong phạm vi cho phép.

Công ty ước lượng được trước mức lợi nhuận hoặc lỗ tối đa của mình là bao nhiêu khi thực hiện nghiệp vụ hedging. Khi dự kiến trước được mức lợi nhuận này công ty an tâm tiến hành hoạt động kinh doanh.

Chọn hợp đồng nickel LME 3 tháng Chọn vị thế: bán

Chọn thời gian đáo hạn: 3 tháng

Chọn số lượng: mua dần từng lot theo tiến độ lấy hàng của khách.

Những giả thiết xây dựng mô hình

Từ ngày 1 đến ngày 25 hàng tháng, GIA KIM chốt giá dần cho nhà cung cấp 25 tấn nickel, mỗi kỳ chốt giá tối thiểu 3 tấn, dự tính bán trong vòng một tháng đến 1 tháng rưỡi.

Giữ vị thế bán trên sàn khi điều kiện cho phép mỗi lần đặt 1 lot (6 tấn). Sử dụng hai trường hợp biến động giá thực tế đã xảy ra dưới đây đồng thời giả sử rằng nghiệp vụ hedging được áp dụng để minh họa tính hiệu quả của nghiệp vụ hedging trong phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trường hợp 1: Giá tăng.

Xét trường hợp giá tăng vào tháng 4/ 2007 làm ví dụ

Lượng hàng tồn kho tháng 4/2007 giá đầu vào trung bình 44.036USD/ tấn Nếu trong trường hợp này để bảo đảm lợi nhuận dự kiến của công ty cố định lợi nhuận mục tiêu trên LME. Nhận thấy giá trong giai đoạn này tăng mạnh công ty kỳ vọng thu được lợi nhuận 5000USD/ tấn.

Giá bán mong muốn là= 44.036 + 5000 = 49.036USD/ tấn Ngày 5/4/07 Bán 4 lot LME 3M giá 49.000USD/ tấn Trong tháng 4 bán dần 25 tấn tồn kho trên thị trường. Mỗi tuần tiêu thụ khoảng 6 tấn.

Công ty chọn sẽ chốt giá bán trung bình và mua lại 1 lot trên LME vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần trong tháng 4. Thứ sáu thường là ngày chốt các giao dịch trước kỳ nghỉ cuối tuần, tránh thứ 2 thường có nhiều biến động.

Giá trung bình 4 lot mua trên LME trong tháng 4 là 51.000 USD/ tấn

Trong trường hợp thực tế đã diễn ra như trên:

Nếu công ty không thực hiện hedging như thực tế, công ty nhận được lợi nhuận 8.386,50USD/ tấn. Tuy nhiên mức lợi nhuận này là mức lợi nhuận đã bị giảm bớt bởi yếu tố basic thu hẹp. Basic giảm từ 2335USD/ tấn (ngày 5/4/07) xuống còn 1.422,5USD/ tấn ( trung bình suốt tháng 4 còn lại).

Nếu công ty thực hiện hedging như ví dụ trên, lãi từ thị trường hàng thật phải bù cho giao dịch trên LME, mức lợi nhuận cuối cùng còn 5.886,5USD/ tấn. Công ty vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận mục tiêu 5000USD/ tấn.

Lợi nhuận mong muốn được xác định theo ý kiến chủ quan của công ty nhưng có căn cứ theo xu hướng vận động của thị trường và các yếu tố đang tác động điều khiển hướng thị trường đó theo từng thời kỳ cụ thể.

Trường hợp 2: giá giảm.

Lượng hàng tồn kho tháng 5/2008 giá đầu vào trung bình 28.484USD/ tấn Giá LME trung bình tháng 5/2008 25.735USD/ tấn

Mức lợi nhuận mong muốn là chỉ cần hòa vốn hoặc giá giảm tối đa 2%. Nhận thấy giá trong giai đoạn này có thể chỉ đảm bảo hòa vốn, công ty kỳ vọng thu được lợi nhuận 1% = 280USD/ tấn.

Giá bán mong muốn là= 28.484 + 280 = 28.764USD/ tấn

Giả sử công ty sử dụng nghiệp vụ hedging:

Ngày 1/5/08 Bán 4 lot LME giá 28.764USD/ tấn

Trong tháng 5 bán dần 25 tấn tồn kho, mỗi tuần tiêu thụ khoảng 6 tấn. Công ty chọn sẽ chốt giá bán trung bình và mua lại 1 lot trên LME vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần trong tháng 5. Thứ sáu thường là ngày chốt các giao dịch trước kỳ nghỉ cuối tuần thứ 2 thường có nhiều biến động.

Giá trung bình 4 lot bán trên LME trong tháng 5 = 25.573 USD/ tấn

Mô hình 3.6: Phòng ngừa vị thế bán – Trường hợp giá giảm

Nếu không thực hiện nghiệp vụ hedging, công ty sẽ chịu khoản lỗ 2.911USD/ tấn tương đương 10.22% giá nhập.

Nếu thực hiện nghiệp vụ hedging, mặc dù công ty không đạt được mức lợi nhuận mục tiêu 280 USD, nhưng hạn chế được mức lỗ.

Thị trường nickel tháng 5/08 đã chuyển thành thị trường tiến (contango), với phòng ngừa vị thế bán, net-off mang lại thêm một khoản lợi nhuận.

HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG:

Qua hai ví dụ minh họa trên cho thấy việc ứng dụng hợp đồng tương lai để hedging mang lại hiệu quả kinh doanh:

- Đảm bảo được mức lợi nhuận mong muốn

- Hoặc ít nhất hạn chế khoản lỗ ở mức giới hạn chấp nhận được.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w