Tác động của môi trường kinh doanh quốc tế đến giá cả các mặt hàng kim loại cơ bản.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 26 - 28)

kim loại cơ bản.

Những biến động kinh tế chính trị, xã hội của các quốc gia lớn ảnh hưởng đến xu hướng giá hàng hóa, bao gồm giá kim loại cơ bản:

a/ Các chính sách kinh tế chính trị xã hội của các cường quốc trên thế giới.

Trung Quốc: chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm nhu cầu tiêu thụ kim loại do nguồn vốn hạn hẹp, chính sách thuế như bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với các kim

loại tinh luyện đẩy giá kim loại thế giới tăng do Trung Quốc vừa là nhà sản xuất lớn vừa là nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới .

b/ Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ xuất phát từ khủng hoảng tín dụng và cho vay thế chấp vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế thế giới.

Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Mỹ đã phải liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đẩy USD thấp đến mức kỷ lục so với các đồng tiền chính khác.

Giai đoạn đầu của cuộc suy thoái kinh tế, bất kể nhu cầu tiêu thụ giảm, để bảo hiểm chống lại lạm phát, dòng tiền đầu tư đổ vào thị trường hàng hóa đẩy giá kim loại lên cao một lần nữa, nhất là vàng, dầu thô, đồng, nhôm.

Nhưng khi hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đang lan dần sang các nước khác ngày càng rõ, các chỉ số kinh tế ở Khu vực EU, Nhật, Trung Quốc đều xấu và lạm phát tăng cao. Nhu cầu tiêu thụ kim loại thực sự rất yếu, giá kim loại thế giới giảm gần như không giới hạn, hướng về mức chi phí sản xuất thực.

c/ Tác động của lạm phát và USD đối với giá kim loại thế giới.

Trong 20 năm qua, giá hàng hóa quan hệ tỷ lệ nghịch với USD cả về giá trị danh nghĩa và hiệu quả thực tế.

Có một số kênh qua đó USD giảm sẽ làm tăng giá hàng hóa tính bằng USD:

Kênh sức mua và chi phí: hầu hết các hàng hóa dầu hỏa, kim loại quý, kim loại công nghiệp, ngũ cốc đều được định giá bằng USD. Khi USD giảm giá, hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng ở những khu vực không dùng USD, do đó nhu cầu tăng lên. Về nguồn cung, tạo áp lực giá đối với nhà sản xuất ở khu vực không sử dụng USD vì lợi nhuận trên đồng nội tệ giảm.

Kênh tài sản: USD giảm, làm giảm lợi nhuận trên những tài sản tài chính định giá bằng USD khi tính bằng đồng ngoại tệ. Do đó hàng hóa trở nên hấp dẫn hơn so với những tài sản thay thế khác đối với các nhà đầu tư nước

ngoài. Tuy nhiên USD giảm giá làm tăng áp lực lạm phát đối với nước Mỹ, thúc giục các nhà đầu tư chuyển sang những tài sản thực như là hàng hóa để bảo hiểm chống lại lạm phát.

Những kênh khác: USD giảm có thể dẫn đến chính sách tiền tệ suy giảm đặc biệt đối với những quốc gia có đồng tiền gắn chặt vào USD. Điều này có thể dẫn đến việc cắt giảm lãi suất và tăng lượng tiền lưu thông vì vậy kích thích nhu cầu hàng hóa và những tài sản khác.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 26 - 28)