Mô hình: phòng ngừa rủi ro biến động giá cho lượng hàng sẽ nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 55 - 62)

ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGING) BẰNG HỢP ĐỒNG

3.2.1/Mô hình: phòng ngừa rủi ro biến động giá cho lượng hàng sẽ nhập khẩu.

khẩu.

Mô hình này ứng dụng cho mặt hàng kẽm thỏi, đối với những đơn hàng dài hạn để bảo đảm giá nhập, sử dụng hợp đồng tương lai kết hợp với đơn hàng thật cho hiệu quả hedging tốt.

Mô hình 3.1: Phòng ngừa vị thế mua:

Công ty phòng ngừa vị thế mua bằng cách thực hiện việc mua trên sàn LME để đảm bảo giá nhập khẩu như dự kiến. Đến ngày cần mua hàng thực tế công ty đóng trạng thái trên sàn LME bằng thực hiện vị thế bán trên LME và tiến hành mua hàng thật.

Nhờ có sự liên kết giữa thị trường hàng thật và thị trường giao sau LME, mà lãi hoặc lỗ trên thị trường giao sau LME sẽ bù đắp cho lỗ hoặc lãi thật trên thị trường hàng thật giúp giữa được mức giá nhập như dự kiến.

Nếu giá vào thời điểm mua hàng thật tăng so với giá dự kiến, khoản lỗ trên thị trường hàng thật sẽ được bù bằng khoản lãi trên thị trường LME, công ty đảm bảo mua được giá như dự kiến và ngược lại nếu giá giảm so với mức giá dự kiến, trong trường hợp không dùng hedging công ty thu được trọn khoản giảm giá so với mức giá dự kiến, khi sử dụng hedging thì khoản lãi trên thị trường hàng thật bù cho khoản lỗ trên thị trường LME, công ty đảm bảo được giá nhập dự kiến.

Sử dụng hedging hạn chế rủi ro trong kinh doanh:

Đảm bảo nhập khẩu được giá nhập như dự kiến, loại trừ rủi ro nhập giá cao hơn giá dự kiến nếu không thực hiện hợp đồng kỳ hạn ngay khi nhận đơn hàng của khách hàng. Từ đó đảm bảo được mức lợi nhuận dự kiến như ban đầu đã đề ra.

Tiết kiệm chi phí:

Giá kỳ hạn cho các đơn hàng dài hạn = giá giao ngay + phí kỳ hạn. Tiết kiệm phí kỳ hạn trong thị trường tiến (contango):

Thị trường kẽm từ 2007 đến nay là thị trường tiến. Nguồn cung thị trường kẽm hiện nay đang được tổng kết là thừa so với nhu cầu.

Mức phí kỳ hạn không cố định tùy vào mối quan hệ của thị trường hàng ngày, trong thời điểm thị trường có nguồn cung dư thừa, phí kỳ hạn cho thời gian giao hàng càng xa thì càng cao.

Mức trung bình 6 tháng đầu năm 2008 của phí kỳ hạn giao hàng 3 tháng khoảng 24USD/ tấn.

Ngược lại trong thị trường lùi (backwardation), phí kỳ hạn sẽ là số âm vì trong thị trường này nhu cầu giao ngay tăng, giá giao ngay cao mọi người sẽ tập trung vào thị trường giao ngay. Giá thị trường giao sau sẽ thấp hơn thị trường giao ngay.

Thực hiện ký quỹ sàn LME khoảng 10% thay vì đặt cọc cho nhà cung cấp 20% trong trường hợp sử dụng hợp đồng kỳ hạn.

Giảm bớt áp lực tài chính của doanh nghiệp đối với các khoản ký quỹ mở L/C sớm. Theo thỏa thuận với nhà cung cấp kẽm thỏi, L/C được trong vòng 5 ngày từ ngày đặt giá.

Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ hedging đối với mặt hàng kẽm.

Trường hợp 1: Thời gian giao hàng từ 30- 45 ngày từ ngày đặt hàng.

Không dùng hợp đồng tương lai để hedging mà đặt mua hàng thật với thời gian giao hàng phù hợp nhất.

Ngay khi nhận lệnh đặt giá của khách hàng, Gia Kim sẽ đặt giá cho chính số lượng đó với nhà cung cấp, khi giá của khách hàng đạt được thì Gia kim cũng chốt được hợp đồng.

Số lượng tối thiểu cho mỗi đơn hàng là 50 tấn đối với kẽm thỏi và 25 tấn đối với kẽm hợp kim (một container = 25 tấn +/-5%, một lot kẽm LME =25 tấn).

Lợi nhuận thu được của Gia Kim trong trường hợp này là 15- 25USD/ tấn. Trường hợp 2: Thời gian giao hàng sau 45 ngày trở lên từ ngày đặt hàng.

Sử dụng hợp đồng giao sau để hedging, tiết kịệm chi phí lãi vay ngân hàng, đặt cọc và giảm thiểu rủi ro giá

Số lượng tối thiểu cho mỗi đơn hàng là 50 tấn đối với kẽm thỏi và 25 tấn đối với kẽm hợp kim ( một container = 25 tấn +/-5%, một lot kẽm LME =25 tấn).

Thị trường giao sau và thị trường hàng thật chuyển động cùng chiều nhưng biên độ biến động khác nhau.

Biên độ biến động giá kẽm là từ 10 đến 30USD/ ngày, có ngày biến động mạnh hơn 100 USD/ngày.

Các lưu ý khi thực hiện hedging:

Chọn hợp đồng: mua kẽm 3 tháng, hợp đồng này có tính thanh khoản cao, đảm bảo có thể thanh lý trên sàn LME khu cần thiết.

Chọn vị thế: vị thế mua giao sau để hedging cho vị thế mua hàng thật. Chọn thời gian đáo hạn: ngày cần mua hàng thực tế

Chọn số lượng: số lot mua trên sàn = số tấn thực tế / 25 tấn

Hedging bằng hợp đồng giao sau 3 tháng, tuy giá giao sau và giá giao ngay chuyển động cùng chiều nhưng biên độ biến động thì khác nhau. Công ty chịu rủi ro basic. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty phải mua hàng thực tế với giá giao ngay trước thời điểm giao hàng ít nhất 15 ngày.

Tùy theo phán đoán công ty sẽ phải quyết định thời gian mua hàng thực và chốt giá trên sàn.

Các chi phí phải trả cho hoạt động này bao gồm:

Phí giao dịch = 0,016% trị giá x 2 lần ( 01 lần mở và 01 lần đóng trạng thái) Chênh lệch giá đóng trạng thái trước ngày đáo hạn (net-off): tùy tình hình thị trường là contango hay backwardation công ty phải trả phí từ 3 đến 5USD/ tấn hoặc được nhận thêm từ 3-5USD/ tấn. Phí này phát sinh liên quan đến ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai. Hai hợp đồng tương lai ngược trạng thái có cùng ngày đáo hạn sẽ tự động bù trừ cho nhau.

Ví dụ minh họa lấy số liệu đơn hàng thực tế đã diễn ra chưa áp dụng hedging và giả sử rằng áp dụng mô hình hedging cho đơn hàng đó.

Giả sử rằng giá thị trường vào ngày cần mua hàng cao hơn ngày chốt giá bán với khách hàng. Trong trường hợp không phòng ngừa rủi ro giá công ty sẽ chịu một khoản lỗ.

Tóm tắt nội dung ví dụ:

Ngày 13/08/2008, Gia Kim nhận được các đơn hàng của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội dự kiến nhận hàng đầu tháng 11/ 2008 với số lượng 200 tấn với giá bán căn bản 1649USD/ tấn (giá giao ngay + contango 9 usd), premium 145USD/MT, CIF Hải Phòng, khách hàng tự nhận hàng tại cảng.

Với mức premium trên công ty đảm bảo được lợi nhuận mục tiêu 25USD/ tấn

Nếu đặt hàng kỳ hạn mua hàng tháng 8 giao hàng tháng 10 công ty sẽ phải ký quỹ 20% để bảo đảm thực hiện hợp đồng và mở L/C ngay sau khi đặt giá với nhà cung cấp.

Công ty phải hoàn tất thủ tục đặt hàng chậm nhất vào ngày 10/ 10/ 2008 Lo ngại giá kẽm tháng 10 có nhiều biến động nhưng không muốn bị ràng buộc với hợp đồng kỳ hạn nên công ty phòng ngừa rủi ro bằng cách mua 8 lot kẽm 3M trên sàn LME với giá giao sau 1660 USD/tấn ngày đáo hạn 13/11/08. Tóm tắt: Khối lượng nhập khẩu 200 tấn

Giá LME 3M (13/08/08) @ 1660 USD/tấn Giá giao ngay (13/08/08) 1640 USD/tấn Giá nhập khẩu dự kiến có lãi là @ 1640 USD/tấn

Ngày 10/10/08, công ty tiến hành đặt hàng để kịp tiến độ giao cho khách hàng.

Mô hình 3.2: Phòng ngừa vị thế mua – trường hợp giá tăng

Trong trường hợp 1:

Như vậy qua nghiệp vụ hedging, lãi trên LME bù cho khoản lỗ trên thị trường hàng thật, Cuối cùng công ty đảm bảo được giá nhập 1643USD/ tấn chỉ cao hơn giá dự kiến 3USD/ tấn. Công ty sẽ chịu thiệt tổng cộng 600USD nếu như không thực hiện hedging công ty sẽ phải chịu khoản lỗ đến 16.000USD Tuy nhiên khoản lỗ này được bù lại bằng các khoản tiết kiệm chi phí bao gồm chi phí ngân hàng trong việc thực hiện đặc cọc cho nhà cung cấp, sử dụng tín dụng mở L/C dài hạn của ngân hàng bởi theo thỏa thuận Gia Kim phải hoàn tất việc mở L/C trong vòng 5 ngày từ ngày đặt giá và chi phí kỳ hạn (forward price) 9USD/ tấn.

Đồng thời, công ty không phải ký kết hợp đồng kỳ hạn từ tháng 8 và đặt cọc tiền hàng trước 20%. Đến ngày 10/10 công ty khi cần phải nhập khẩu thực tế để giao hàng cho khách công ty mới tiến hành đặt hàng và thực hiện mở L/C.

Mô hình 3.3: Phòng ngừa vị thế mua – trường hợp giá giảm

Trong trường hợp 2:

Khi giá vào tháng 10 giảm, công ty chịu lỗ đối với giao dịch trên LME, nhưng lãi trên thị trường hàng thật bù cho khoản lỗ này. Trong trường hợp này, nếu như công ty không sử dụng nghiệp vụ hedging mà đợi đến tháng 10 khi giá xuống mới mua hàng công ty hưởng trọn lợi nhuận bổ sung từ giá 12.000USD/ tấn. Nhưng việc này rất rủi ro vì không thể xác định được sát xuất giá vận động theo mong muốn.

Công ty trong trường hợp này xác định được trước mức lợi nhuận công ty sẽ đạt được.

HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG:

Trong cả hai trường hợp giá tăng hoặc giảm như ví dụ trên sử dụng hợp đồng tương lai qua nghiệp vụ hedging, công ty vẫn đảm bảo giữ được giá nhập như dự kiến ban đầu, đảm bảo được lợi nhuận mục tiêu.

Ứng dụng nghiệp vụ này công ty hoàn toàn cho phép khách hàng đặt hàng dài hạn và trong trường hợp xấu xảy ra khách hàng vì lý do nào đó buộc phải hủy hoặc giảm số lượng, công ty sẽ dễ dàng điều chỉnh kế hoạch của mình, bằng cách đóng lại trạng thái trên sàn.

Ngoài những khoản lãi cố định trên, trong trường hợp sử dụng linh hoạt hợp đồng tương lai trên sàn LME, công ty còn có thể hưởng lợi từ những mức chênh lệch giá như một dạng đầu cơ tuy nhiên rủi ro đầu cơ bị khống chế do xác định rõ giới hạn lỗ có thể chấp nhận

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 55 - 62)