Tình hình kinh doanh mặt hàng nickel của côngty GiaKim.

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 35 - 40)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHỮNG RỦI RO VỀ BIẾN ĐỘNG GIÁ

2.2.1.2 Tình hình kinh doanh mặt hàng nickel của côngty GiaKim.

a/ Phương thức bán hàng.

Đối với các khách hàng lớn:

Đối tượng khách hàng là các nhà máy sản xuất lớn từ Bắc vào Nam như Công ty cơ khí chính xác Việt Nam (VPIC), Vietshuen, Công ty cơ khí Thủ Đức, Armstrong, Nội thất Hòa Phát, v.v.

Tổng sản lượng tiêu thụ hiện nay của khách hàng lớn này: 20 tấn/ tháng Đơn hàng được đặt trước 30 ngày: chỉ bao gồm số lượng và chủng loại.

Mỗi ngày gửi báo giá đến khách hàng và có hiệu lực đến 16h, giá bán được căn cứ từ giá CIF do nhà sản xuất Inco chào hàng ngày, căn cứ theo giá LME

CIF = Giá nickel LME + PREMIUM

Nguyên tắc định giá bán: giá thấp nhất trên thị trường. Đối với khách lẻ: cộng 5% từ giá bán sỉ:

Đối tượng khách hàng là các xưởng xi mạ nhỏ, gia công hàng pô xe, v.v.v. Tổng sản lượng tiêu thụ hiệu nay của đối tượng khách hàng này: 5 tấn/ tháng Đơn hàng đặt trong ngày theo báo giá vào buổi sáng

Nhận xét:

Giá bán ra thị trường nội địa dựa trên giá LME thay đổi từng ngày, giá bán tách biệt khỏi giá đầu vào (giá nhập khẩu). Giá bán hầu như ít khi được căn cứ dựa trên giá thành nhập khẩu của công ty.

Với phương thức bán hàng trên, trong thị trường giá thế giới giảm, Gia Kim gặp rủi ro về giá rất lớn vì mua cao bán thấp. Ngược lại, trong thị trường giá lên Gia Kim cũng hưởng được mức lợi nhuận cao do mua thấp bán cao.

b/ Phương thức đặt hàng nhập khẩu.

Đối với đơn hàng dài hạn:

Gia Kim là đối tác duy nhất tại Việt Nam được ký hợp đồng dài hạn với Công ty Vale Inco. Hợp đồng dài hạn được ký cho số lượng cả năm mỗi tháng 1 container (17 tấn). Hàng đi trực tiếp từ nhà máy Canada. Thời gian tàu chạy khoảng 30 ngày. Gia Kim chỉ phải hoàn tất việc đặt giá và mở L/C trước ngày tàu cập cảng 7 ngày.

Giá CIF: Giá Nickel LME + Premium ưu đãi 1500USD/ tấn Đối với đơn hàng lẻ:

Mỗi đơn hàng tối thiểu 3 tấn phục vụ cho những nhu cầu không thường xuyên đột xuất của khách hàng, hàng đi từ Singapore. Thời gian xử lý đơn hàng là 1 tuần sau ngày nhận L/C gốc. Tàu đi 3 ngày.

Nhận xét:

Ưu điểm:

Luôn có giá nhập khẩu thấp hơn đối thủ cạnh tranh tại cùng thời điểm nhập hàng. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế để Gia Kim chào được giá thấp nhất trên thị trường chính là Gia Kim có thể nhập hàng với số lượng lớn và premium rẻ.

Gia Kim luôn đảm bảo đủ lượng hàng để cung cấp cho các khách hàng. Nhược điểm:

Mặc dù việc đặt giá dài hạn mang đến cho Gia Kim những ưu điểm trên nhưng trong trường hợp giá bất lợi (xu hướng giá giảm), phương thức đặt giá dài hạn trên buộc Gia Kim phải hoàn tất đặt giá đúng hạn theo lịch tàu chạy mặc dù tại thời điểm đó giá không tốt.

Với số lượng nhập khẩu lớn buộc Gia Kim phải chuẩn bị nguồn tài chính dồi dào để phục vụ cho việc nhập khẩu. Với giai đoạn giá kỷ lục 50.000USD/ tấn, mỗi đơn hàng trị giá đến 850.000USD.

c/ Phân tích tình hình kinh doanh mặt hàng nickel trong 2 năm qua tại Công ty Gia Kim

Số liệu được sử dụng để phân tích bao gồm:

Giá tham chiếu LME (USD/ tấn): là giá trung bình cash settlement hàng tháng của nickel. Giá này được công bố chính thức trên các kênh thông tin của LME. Giá tham chiếu LME được dùng làm giá tham khảo để hình thành giá bán. Giá bán trung bình: là giá bán ra trung bình trong tháng. Giá bán hàng ngày được tính theo công thức: Giá CIF do Inco chào bán (=giá LME + premium) + 3% chi phí nhập khẩu quản lý + 3% lợi nhuận mục tiêu.

Giá nhập khẩu trung bình (USD/ tấn): là giá nhập khẩu trung bình (giá CIF) của lượng hàng về trong tháng. Giá nhập khẩu trong tháng thường chênh lệch với giá bán.

Chi phí (USD/ tấn): bao gồm 3% phí nhập khẩu và chi phí quản lý. Số lượng tiêu thụ trung bình: 25 tấn/ tháng

Doanh thu (USD)= giá bán * Số lượng tiêu thụ

Lợi nhuận = (Giá bán – giá nhập – chi phí)* Số lượng tiêu thụ.

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh mặt hàng nickel 2007–2008-Công ty Gia Kim

Từ bảng số liệu 2.2 trên ta thấy, lợi nhuận của mặt hàng nickel bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động giá LME.

Trong gian đoạn từ tháng 01/07 đến 05/07, giá nickel tăng từ 36.811USD/ tấn lên 52.179 USD/ tấn, Gia Kim đã đạt được tỷ suất lợi nhuận từ 8% - 17% / tháng cao hơn nhiều so với lợi nhuận mục tiêu đặt ra là 3%/ tháng. Trong khi đó từ

tháng 06 đến tháng 08/07 và tháng 04/07 – 05/07, giá nickel LME giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tỷ xuất lợi nhuận của mặt hàng nickel đã gỉam mạnh. Mức thấp nhất -19% vào tháng 07/07.

Lợi nhuận bị ảnh hưởng chủ yếu là do giá bán tách biệt khỏi giá mua và phụ thuộc vào giá thế giới biến động hàng ngày.

Hàng tháng Gia Kim đều phải nhập hàng với số lượng trung bình 25 tấn để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng, đơn hàng về số lượng thì đã có nhưng giá bán thì tùy thuộc vào thời gian đặt hàng và nhận hàng của khách nên thông thường giá nhập khẩu và giá bán chênh lệch với nhau rất nhiều. Ví dụ Giá bán của lô hàng về và tiêu thụ trong tháng 1/08 đã được chốt giá nhập khẩu theo giá trước đó (tháng 12/07).

Biểu đồ: 2.1: Biểu đồ so sánh giá nhập khẩu và giá bán nickel 2007 – 2008 của Công ty Gia Kim

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2007& 5 tháng đầu năm 2008- Phòng kế toán công ty Gia Kim

Biểu đồ: 2.2: Biểu đồ doanh thu - lợi nhuận của mặt hàng nickel 2007 – 2008 của Công ty Gia Kim

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2007& 5 tháng đầu năm 2008- Phòng kế toán công ty Gia Kim

Một phần của tài liệu 300 Ứng dụng nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) bằng hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại London (LME) trong kinh doanh của Công ty Gia Kim (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w