Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấucây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng vềđiều kiện tự nhiên của địa phương, tỉnh H
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài
sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ củacác thầy cô giáo, bạn bè, người thân cũng như cán bộ công nhân viên các đơn vịtrong và ngoài trường
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths ĐỗThị Diệp – Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường – Khoa Kinh tế và pháttriển nông thôn – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Cô đã tận tình chỉ bảo vàgiúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ủy ban nhân dân, phòng Kinh tếnông nghiệp, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và môi trường huyện CaoPhong, khuyến nông viên của thị trấn và các hộ gia đình tham gia khảo sát trênđịa bàn thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ emtrong suốt thời gian thực tập
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo và các anh chị trongkhoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoànthành Khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người đãcộng tác và động viên giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này
Tuy nhiên, do còn ít cơ hội tìm hiểu công việc thực tế và hạn chế về nhậnthức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày
và đánh giá nên em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo vàbạn bè để đề tài hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sinh viên
Lê Phương Thảo
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ cam 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Lý luận về phát triển sản xuất cam 8
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 Vài nét về nguồn gốc cam và các giống cam ở Việt Nam 16
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới 19
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam 20
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 48
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 48
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 49
Trang 43.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 49
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49
PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Thực trạng sản xuất cam tại địa bàn nghiên cứu 52
4.1.1 Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Cao Phong 52
4.1.2 Thực trạng sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong 52
4.2 Thực trạng sản xuất cam tại các hộ điều tra 56
4.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 56
4.2.2 Thực trạng sản xuất cam 57
4.2.3 Thực trạng công tác bảo quản và chế biến cam 65
4.2.4 Tình hình tiêu thụ cam 66
4.2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất cam 72
4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất cam 74
4.3.1 Về quy hoạch vùng sản xuất 74
4.3.2 Về cơ sở hạ tầng 76
4.3.3 Về kỹ thuật sản xuất 76
4.3.4 Về thị trường tiêu thụ 78
4.3.5 Về kết quả, hiệu quả kinh tế 79
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam 81
4.4.1 Nhóm yếu tố tự nhiên 81
4.4.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật 82
4.4.3 Nhóm yếu tố về giải pháp hỗ trợ của địa phương 85
4.5 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong 88
4.5.1 Định hướng phát triển 88
4.5.2 Giải pháp phát triển sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong 90
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
Trang 55.2 Kiến nghị 100
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới 19
Bảng 2.2: Diện tích cam quýt phân theo vùng miền 24
Bảng 2.3: Năng suất cam quýt phân theo vùng miền 25
Bảng 2.4: Sản lượng cam quýt phân theo vùng miền 26
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của thị trấn Cao Phong (từ 2006 – 2010) 35
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp của thị trấn Cao Phong 39
Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của thị trấn Cao Phong trong 3 năm 2011 – 2013 42
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2011 – 2013.47 Bảng 4.1: Diện tích và thành phần các giống cam trồng 53
tại thị trấn Cao Phong 53
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh cam qua 3 năm của thị trấn Cao Phong 55
Bảng 4.3: Thông tin chung về các hộ điều tra 56
Bảng 4.4: Quy mô sản xuất cam của các hộ điều tra 57
Bảng 4.5: Cơ cấu giống cam, tuổi cam của các nhóm hộ 57
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho 1 ha cam của các hộ điều tra năm 2013 59
Bảng 4.7: Tình hình chăm sóc cam quýt của các hộ trồng cam 62
Bảng 4.8: Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại cam quýt ở Cao Phong 64
Trang 6Bảng 4.9: Hình thức tiêu thụ cam của các hộ điều tra 69 Bảng 4.10: Kết quả sản xuất cam của các nhóm hộ năm 2013 73 Bảng 4.11: Hiệu quả sản xuất cam trên 1 ha diện tích năm 2013 74 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển sản xuất cam Cao Phong 86
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Đồ thị nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của 36
thị trấn Cao Phong 36
Hình 3.2: Biểu đồ lượng mưa trung bình năm ở thị trấn Cao Phong 36
Hình 3.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình trong năm của thị trấn Cao Phong 37
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ cam Cao Phong 67
Hình 4.1: Năng suất bình quân/ha của nhóm hộ điều tra 73
Trang 10PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất vàđời sống của con người Ngày nay, cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trongchuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở cáctỉnh trung du miền núi, do đã khai thác phát huy được tiềm năng lợi thế củanhững vùng đất đồi núi và mang lại thu nhập cao, giúp người nông dân xóa đóigiảm nghèo và nhiều hộ đã đi đến làm giàu
Huyện Cao Phong là nơi sản xuất tập trung cam, quýt của tỉnh Hòa Bình.Nhiều giống cam tốt như cam Xã Đoài, cam Canh, cam Valencia (V2) đã đượctrồng, đang có xu hướng phát triển mạnh tại đây và hình thành nên vùng camCao Phong nổi tiếng Cam Cao Phong có nguồn gốc di thực của giống cam XãĐoài, được trồng tại huyện Cao Phong từ những năm 1960 và được người tiêudùng ưa chuộng
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấucây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng vềđiều kiện tự nhiên của địa phương, tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện CaoPhong nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và
đã đưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình nhằm mở rộng quy
mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng
Năm 2007, sản phẩm cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp
“Nhãn hiệu thương mại” Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong được giao quản
lý và khai thác nhãn hiệu này Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và pháttriển, do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, đồng thời còn bị chi phối bởi nhiềuyếu tố bất lợi khác nên giá bán chưa cao, sản phẩm bảo quản sau thu hoạch cònkhó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho
Trang 11người sản xuất Mặt khác, cây cam có số lượng hoa rất lớn nhưng tỷ lệ đậu quảlại thấp hoặc có đậu quả nhưng bị rụng non nên năng suất thường không ổnđịnh, chất lượng giảm sút ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế Xuất phát từ thực
tế trên, tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất cam tại địa
bàn thị trấn Cao Phong,huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong, huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sảnxuất cam; từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cam ổn định và bền vững
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sản xuất cây cam
- Đánh giá thực trạng sản xuất cây cam tại thị trấn Cao Phong, huyệnCao Phong và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam trên địa bàn huyệnCao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây cam tại thịtrấn Cao Phong, huyện Cao Phong
- Đề xuất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất câycam một cách hợp lý trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong phát triển sản xuất cam trên địabàn thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Chủ thể nghiên cứu: người dân sản xuất cam, cán bộ quản lý kỹ thuật vàcác tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ cam tại địa bàn nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Về thời gian: đề tài được tiến hành từ ngày 01/07/2014 đến 20/11/2014.Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm 2013
Trang 12- Về nội dung: đề tài nghiên cứu về sản xuất cây cam trên địa bàn thị trấnCao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong thời gian 4 năm (2010 –2013), tập trung những giải pháp phát triển sản xuất cây cam phù hợp với điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và định hướng phát triển của thị trấn.
Trang 13PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ cam
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm phát triển
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển:Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra những tính chất biến đổi đangdiễn ra trên thế giới Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất Mọi sựvật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng thái bấtbiến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong Phạmtrù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy Điều đó
có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cảthế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sangnhững trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và khôngbao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái củabất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều được quyết định không chỉ bởi các mốiliên hệ bên trong, mà còn bởi các mối liên hệ bên ngoài Nguồn gốc của pháttriển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Phương thức phát triển làchuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất Chiều hướngphát triển là sự vận động xoáy trôn ốc ( Nguyễn Đăng Thực, 2009)
Theo Ngân hàng Thế giới: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng kinh tế,
nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là
sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người”
(Worl Bank, 1992)
Theo MalcomGills: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
Trang 14Theo tác giả Raaman Weitz: “phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả trong xã hội”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đềucho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trịtrong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyềnlợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi ngườidân
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ
về cơ cấu kinh tế xã hội Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về mặt chất và lượng,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế
và xã hội của mỗi quốc gia” ( Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Theo cách hiểu như vậy, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó baogồm cả sự tăng thêm về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theochiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm
để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả kinh tế
Phát triển bền vững:
Vào những năm cuối thể kỷ XX do sự bùng nổ về dân số, sự phát triểnvượt bậc về kinh tế nên con người khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệtnguồn lực, hủy hoại môi trường đến mức báo động Trước bối cảnh đó cụm từ
“Phát triển bền vững” ra đời Thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu xuất hiện
vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp
hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội
dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
Trang 15triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái” Quan điểm, khái niệm này ( chủ yếu nhấn
mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảmmôi trường sống cho con người trong quá trình phát triển) được phổ biến rộngrãi vào năm 1987 nhờ báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chungcủa chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED của Liên
Hợp Quốc Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED, 1987).
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững đượchình thành và ngày càng được hoàn thiện Theo Ngân hàng thế giới (2007):
“Phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thương đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai” Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các
nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sauphải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo đói Cần phải đểcho thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tạidưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng đượctăng cường
Nhìn nhận về phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy,
Robert Goodland và George Ledec (1987) đã khẳng định: “Phát triển bền vững
là mô hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hóa các lợi ích
có giá trị ở hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”.
Hội nghị thưởng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesbug năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí
Trang 16tốt tiến bộ và công bằng xã hội, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo về và nâng cao chất lượng môi trường sống”.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn baogồm các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩnsống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng nhưquyền công dân Phát triển còn là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩnsống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường Pháttriển là thuộc tính quan trọng, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do vềchính trị và quyền tự do công dân của con người
2.1.1.2 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyênhoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
Có hai phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ cònthấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảochủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp chothị trường
- Sản xuất cho thị trường, tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất theoquy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trungchuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao
Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ hai Nhưng cho dùsản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi
cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại, sản xuất là quá trình tác động của con người vào các quá trìnhsản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụphục vụ đời sống con người
Trang 172.1.1.3 Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hànghóa Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ trạng thái hiện vật sang hìnhthái giá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuấtkinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tạo và phát triển của doanh nghiệp cũngnhư người sản xuất.Do đó hoạt động tiêu thụ được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Chủ thể tham gia là người bán và người mua
- Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua
2.1.2 Lý luận về phát triển sản xuất cam
2.1.2.1 Nội dung phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất cam là quá trình thay đổi của sản xuất cam giai đoạnnày so với giai đoạn trước đó và đạt ở mức độ cao hơn cả các chỉ tiêu phản ánh
về lượng, về hiệu quả và về cả sự tiến bộ trong quá trình sản xuất Như vậy, pháttriển sản xuất cam bao gồm những nội dung sau:
Trang 18Phát triển sản xuất cam bền vững về kinh tế
- Phát triển sản xuất cam theo chiều rộng là ngày càng tăng số hộ trồngcam, thể hiện là diện tích trồng cam ngày càng được mở rộng trong từng xã và
mở rộng ra các xã khác
Tạo được sự tăng trưởng trong sản xuất cam gồm tăng quy mô sản xuất vànâng cao năng suất, sản lượng cam Tăng quy mô sản xuất cam hay tăng quy môdiện tích đất trồng cam là sự gia tăng về quy mô diện tích đất trồng cam ở giaiđoạn này lớn hơn so với giai đoạn trước đó Diện tích đất đai sử dụng trồng cam
là yếu tố quan trọng biểu hiện quy mô của sản xuất cam Diện tích trồng camphụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản đó là số lượng tổ chức, cá nhân, hộ gia đìnhtham gia sản xuất và diện tích đất đai sử dụng trồng cam của tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình đó nhiều hay ít Để tạo ra sự tăng trưởng trong quy mô diện tích cần
có nhiều hơn số lượng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất và việc
mở rộng diện tích của các đối tượng đó
- Phát triển sản xuất theo chiều sâu là việc đúc rút kinh nghiệm, ứng dụngtiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các phương thức tổ chức sản xuất, tăngcường đầu tư thâm canh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động, đất đai đểnâng cao chất lượng cam, năng suất gieo trồng, từ đó tăng sản lượng và nângcao hiệu quả sản xuất
- Phát triển sản xuất gắn với thay đổi cơ cấu, tăng tỷ lệ giống cam mới chonăng suất cao, tăng sản lượng cam chất lượng, cơ cấu thu nhập của nông hộ thayđổi theo hướng thu nhập từ sản xuất cam ngày càng cao, giảm tốn thất vì dịchbệnh, hoàn thiện hình thức tiêu thụ, kênh tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệuquả tiêu thụ sản phẩm
- Phát triển theo chiều rộng và chiều sâu đều phải đảm bảo quy mô sảnxuất phù hợp với năng lực của hộ và quy hoạch của vùng để đảm bảo giá cả ổnđịnh hợp lý đem lại thu nhập đảm bảo cho gia đình sản xuất
- Nâng cao được hiệu quả sản xuất ở giai đoạn này so với giai đoạn trước
Đó là phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ hay nói cách khác
Trang 19là phải nâng cao được hiệu quả kinh tế của sản xuất cam Nâng cao hiệu quả sảnxuất cam phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Bản chất kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào việc sản xuất cam Hiệu quả
kỹ thuật của việc sản xuất cam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật, phương pháp thu hoạch Cần căn cứ vào đặc tính,yêu cầu của cây cam để có những phương pháp phù hợp
Kiến thức kỹ năng của người lao động ảnh hưởng đến các biện pháp kỹthuật trồng, chăm sóc, thu hoạch trong sản xuất cam, do đó ảnh hưởng đến năngsuất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm Khả năng tiếp thu kỹ thuật tiến bộquyết định trình độ, kỹ năng của người lao động Nông dân tiếp thu tốt sẽ sảnxuất và tiêu thụ cam tốt hơn
- Có quy hoạch phát triển sản xuất cam phù hợp với quy hoạch phát triểncam chung của cả nước, khu vực và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội chung của vùng
- Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, tạo động lực cho các thànhphần kinh tế phát triển và tạo ra được quan hệ sản xuất tiên tiến Kinh tế hộ,kinh tế cá thể phải là hạt nhân của sản xuất và phát triển sản xuất cam phải tạođiều kiện cho kinh tế hộ phát triển, tạo động lực cho kinh tế hợp tác, kinh tế tưnhân, Nhà nước có điều kiện phát triển Đồng thời các thành phần kinh tế này sẽngày càng có mối liên hệ chặt chẽ trong việc phát triển sản xuất cam
- Phát triển sản xuất cam phải đạt được sự phù hợp giữa sản xuất, chế biến
và tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm sản xuất ra phải đươc tiêu thụ với giá cả hợp lýmang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng
Phát triển sản xuất cam bền vững về xã hội
Là phát triển sản xuất cam đem lại công ăn việc làm thường xuyên, ổnđịnh cho người dân, đặc biệt là ở những vùng đông dân trong độ tuổi lao động,điều kiện đất đai còn hạn chế cả về diện tích và độ màu mỡ
Trang 20Tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động, đồng thời nâng cao kiếnthức, kỹ năng, năng lực cho người lao động Thông qua phát triển sản xuất cam,đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng lên.
Phát triển sản xuất cam bền vững về môi trường
Là phát triển sản xuất cam gắm với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường Hệsinh thái môi trường vùng sản xuất được khai thác hợp lý, các hoạt động trồngtrọt, chăm sóc cam không gây ô nhiễm môi trường sống của người dân Môitrường trồng cam được xử lý triệt để, không để bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu,thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo điều kiện môi trường cho sản xuất có hiệu quả
Quá trình phát triển sản xuất cam được xem như là quá trình phát triểnbền vững khi sự phát triển này gắn với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường.Sản xuất cam đem lại thu nhập ổn định, đời sống văn hóa xã hội đa dạng, môitrường được giữ gìn bảo vệ và cuộc sống người trồng cam ngày càng nâng cao
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam
* Điều kiện tự nhiên
Thời tiết khí hậu: sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói
riêng là ngành sản xuất được tiến hành ngoài trời Do vậy, thời tiết khí hậu cóảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất vàchất lượng sản phẩm, đồng thời là cơ sở quyết định thời vụ trồng, chăm sóc vàthu hoạch
Đất đai: là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành
nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với ngành công nghiệp Đất đai là yếu tố cốđịnh lại bị giới hạn về quy mônên ngta phải đầu tư thêm vốn và lao động trênmột đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai Các loại tàinguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyênthiên nhiên đều là nhữngđầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất
* Yếu tố kỹ thuật
Giống: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.
Nếu suất đầu tư như nhau nhưng giống cây khác nhau sẽ cho năng suất khác
Trang 21nhau Giống tốt là những giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đấtđai, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho năng suất cao, chất lượng quả tốt…Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ( KHKT) hiện đại, muốn pháthuy và khai thác được tiềm năng của từng vùng, cần phải bố trí, lựa chọn nhữnggiống cây thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương đểnâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác.
Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó mà
còn về những năm sau nữa Quan sát thực tế trên vườn trong nhiều năm cho thấygia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thời điểmthì số cành cho quả tăng đều giữa các cành, tán có diện tích bề mặt rộng không
bị che khuất…
Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây dễ mắc nhiều loại bệnh, do vậy
phòng trừ sâu bệnh kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở cho câyhoa và nuôi quả trong suốt thời gian ra quả, nếu không làm tốt khâu này sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suất sản lượng cam
Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát triển
của cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lýgiữacác biện phápnhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuậttrong canh tác phụ thuộc rất lớn về vấn đề đầu tư
Thời vụ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch: ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát triển của cây trồng, do mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng và pháttriển riêng và phù hợp với từng mùa vụ trong năm Do đó phải bố trí đúng khungthời vụ mới đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất vàchất lượng sản phẩm cao Cũng như các cây trồng khác, việc trồng và chăm sóccây cam phải đảm bảo đúng thời vụ, không mạo hiểm trồng trái mùa, vậy mớiđạt được năng suất và chất lượng cao, ngoài ra còn hạn chế được thiệt hại dothời tiết và sâu bệnh gây ra Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cây camphải bố trí thời vụ trồng, chăm sóc cũng như thi hoạch hợp lý kết hợp với việc
Trang 22Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sảnxuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao độngvà tạo
ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội và
đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số: Dân số cũng có những tác động nhất định tới quá trình sản xuất
cam, nếu dân số đông sẽ là thị trường tiêu thụ nôi địa lý tưởng, dân số tạo ra nhucầu lớn và đa dạng các sản phẩm đồng thời cung cấp lao động trong quá trìnhsản xuất cam Đây là nhân tố kích thích để việc sản xuất không ngừng phát triển
Cơ sở vật chất kỹ thuật: trong cơ chế thị trường hiện nay, sự phát triển
của các ngành nghề trong nông nghiệp đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt vềnăng suất, chất lượng và giá cả Vì vậy, cải thiện kỹ thuật chăm sóc, cải tiếnphương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm là phương pháp cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả
Thói quen tiêu dùng: Đó là sự hình thành tập quán người tiêu dùng, nó
phụ thuộc vào đặc điểm của vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí củavùng đó Ví dụ như khi tiêu thụ cam ở thị trường các thành phố lớn thì sản phẩmphải đẹp về mẫu mã, chất lượng… còn thị trường ven đô thị hay khu côngnghiệp có thể không nhất thiết đẹp về mẫu mã, chất lượng quả nhưng giá phải hạhơn để người tiêu dùng dễ chấp nhận
Tập quán sản xuất: Liên quan tới chủng loại cam, giống, kĩ thuật canh
tác, thu hoạch Đây là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị thuhoạch trên một đơn vị diện tích
Thị trường và các chính sách của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường,
cung – cầu là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất,hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa,dịch vụ mà thị trường có nhu cầu để mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua cácthông tin và tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường Thị trường cam ở đây đề cập
Trang 23đến hai yếu tố cung – cầu, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởngrất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sảnxuất sẽ bất ổn.
Vai trò của nhà nước: Thể hiện qua những chính sách về đất đai, vốn tín
dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách liên quan đến sản xuấtnông nghiệp trong đó có sản xuất cam Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến sản xuất cam, các chính sách thích hợp đủ mạnh của nhà nước
sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển Bao gồm:Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng,xây dựng các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quátrình tiên tiến
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Chính sách là tập hợp các
quyết sách của nhà nước nhằm điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêunhất định, từng bước tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn Chính phủ là nhữngphương sách, những biện pháp cụ thể trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng
và thực trạng kinh tế - xã hội trong và ngoài nước nhằm điều tiết, đảm bảonhữngcân bằng nhất định theo những mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh tháo gỡ nhữngách tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tự do hóa thương mại, kích thíchxuất khẩu…hỗ trợ vay vốn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng tố tiêu thụ cam khác, cácchính sách của nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọngtrong lưu thông hàng hóa trên thị trường
Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có tác dụng
quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinhh tế cây cam Năng lực của cácchủ thể sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lí và khả năng áp dụngcác tiến độ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới, khả năng ứng xử trước biếnđộng của thị trường
Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng khác
Trang 24khẩu còn có diện tích nhận đấu thầu Diện tích càng lớn thì công tác quản lígiảm đi và mọi việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí… Cũng đc tiếtkiệm và ngược lại Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất,tiêu thụ sản phẩm.
* Vốn lao động và tổ chức sản xuất
Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiệt bị, các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.Vốn với quá trình pháttriển sản xuất là vô cùng quan trọng, trong điều kiện năng suất lao động khôngđổi thi tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng hàng hóa, tuy nhiêntrong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nữa, như chất lượng lao động, trình độ lao động kĩ thuật
Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển sản xuất Mọi hoạt động của sản xuất đều là do con người quyết định, nhất
là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động Do đóchất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất
Ngoài ra còn một số yếu tố khác: các hình thức tổ chức sản xuất, mốiquan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành phầnkinh tế các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sảnxuất… cũng có quyết định tới quá trình phát triển sản xuất
* Yếu tố quản lý
Quy hoạch vùng sản xuất: Quy mô sản xuất có tác động rất lớn đến phát
triển sản xuất Để sản xuất hàng hóa nông nghiệp phát triển thì quy mô sản xuấtphải lớn và tập trung từng bước hình thành vùng sản xuất Việc phát triển sảnxuất sản phẩm cam Cao Phong phải gắn liền với công tác quy hoạch vùng sảnxuất đảm bảo vùng cây trồng ổn định cung cấp cho nhu cầu của thị trường Việcquy hoạch vùng sản xuất không tốt sẽ dẫn đến tình trạng người dân sản xuất tựphát, nhỏ lẻ làm cho công ty quản lý dịch bệnh, tưới tiêu, chuyển giao KHKTgặp khó khăn nhất là việc tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ không đảm bảo Mặt
Trang 25khác, không quy hoạch vùng sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng không ổn định trongviệc cạnh tranh giữa mua và bán giữa người sản xuất với các đầu mối trung gian
và người bán lẻ
Tổ chức thực hiện: Công tác quy hoạch cùng trồng cam phải gắn với công
tác tổ chức thực hiện Việc tổ chức phải tiến hành đồng bộ thống nhất cũng như
sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” để phát huy nguồn lực sản xuất
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vài nét về nguồn gốc cam và các giống cam ở Việt Nam
2.2.1.1 Nguồn gốc cam
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ Rutaceae, giống
Citrus và loài sinenis Là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi Nó có quả nhỏ hơn
quả bưởi, vỏ mỏng khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua.Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa
loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata) Nó là cây nhỏ, cao đến
khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4 - 10 cm Cam bắt
nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc
Cam quýt thuộc họ Rutaceae (có khoảng 130 giống), họ phụAurantioideae (có khoảng 33 giống), tộc Citreae (khoảng 28 giống), tộc phụCitrinae Tộc phụ Citrinae có khoảng 13 giống, trong đó có 5 giống quan trọng
là Citrus, Poncirus, Fortunella, Eremocitrus và Clymenia Đặc điểm chung của 5giống này là cho trái có tép (phần ăn được trong múi) với cuống thon nhỏ, mọngnước Số nhị đực ít hơn hay chỉ gấp đôi số cánh hoa và còn tép không pháttriển Giống Citrus được chia làm 2 nhóm nhỏ là Eucitrus và Papela NhómPapela có 6 loài, thường dùng làm gốc ghép hay lai với các loài khác và đã laitạo được nhiều giống lai nổi tiếng được trồng ở các nước
Ở Việt Nam theo thống kê bước đầu đã có trên 80 giống cam, được trồng ởcác nhà vườn, trong các trang trại, trung tâm nghiên cứu,các giống này thường gọitheo tên các địa phương chúng sinh sống Ví dụ cam Vinh (Xã Đoài), cam Sông
Trang 262.2.1.2 Các giống cam ở Việt Nam
a) Cam Vinh (Xã Đoài)
Cam Vinh có 2 dạng: quả tròn và quả tròn dài Dạng tròn dài có năng suấtcao hơn Khối lượng quả trung bình 180 – 200 g, quả chín vàng có 10 – 12 múi.Quả có hương thơm, hấp dẫn Cây cao 3 – 4m, lá to, rộng, nhạt màu, tán lá cáchmặt đất 70 – 1000cm
b) Cam Sành (Citrus reticulata)
Ở Việt Nam, cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múikhắp cả nước Sản lượng cam sành ở miền Nam cao hơn miền Bắc Ở các tỉnhphía Bắc, cam sành thường được mang theo tên địa phương trồng nhiều Điềuđáng chú ý là các vùng cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (HàGiang), Bố Hạ (Bắc Giang), Yên Bái Sản lượng cam sành các tỉnh phíaBắc nhiều nhất là ở Hàm Yên, Bắc Quang
c) Cam Canh
Là giống cam trồng ở vùng Canh, ngoại thành Hà Nội Quả nặng khoảng100g, màu vàng đỏ, vỏ quả rất mỏng, mịn, sát chặt với múi, lằn cả những khíamúi ra ngoài vỏ quả, mỗi quả có 11 - 13 múi, màng múi mỏng, tép nhỏ, ruột cũngvàng nhỏ, rất ngọt (độ chua 0.01% nên người ta tưởng cam canh không chua)
Cây cam trồng 5 năm có thể cho tới 100 quả, 8 năm cho 1000 quả trên 1 cây.
Là giống cam được bà con các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
ưa thích Phần lớn các diện tích cây có múi ở miệt vườn Tây Nam Bộ đượctrồng giống cam này
Trang 272.2.1.3 Giá trị của cây cam
- Giá trị dinh dưỡng của quả cam
Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp NXB nông nghiệp Hà Nội năm1991: cây cam là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây nhỡ, thân nhẵn,không gai hoặc có ít gai Lá cam hình trái xoan, cuống lá hơi có cánh eo lá Hoamọc thành chùm 6 - 8 lá hoa mọc ở nách lá Quả cam hình cầu, có nhiều tép, vịchua ngọt, hạt có lá màu trắng, ra hoa tháng 3-4 và quả chín vào tháng 10-12.Cam là quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và cao,ngoài hàmlượng các vitamin như: vitamin C, vitamin A, Vitamin E, thì quả cam còn cungcấp các nguyên tố vi lượng và Omega-3, Total Omega-6
- Giá trị công nghiệp và dược liệu
Vỏ cam quýt có chứa tinh dầu Tinh dầu được cắt từ vỏ, quả, lá, hoa đượcdùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm Đặt biệt là chanhYên, 1 tấn quả có thể cất được 67 lít tinh dầu Tinh dầu cam quýt có giá trị dinhdưỡng khá cao trên thị trường quốc tế (1 kg tinh dầu cam, quýt có giá trịtrêndưới 300 USD) Ở nhiều nước trên thế giới, từ những thời xa xưa, người ta đãdùng các loại quả thuộc chi Citrus làm thuốc chữa bệnh Ở thế kỷ XVI, các thầythuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng quả cam quýt để phòng chống bệnh dịchhạch, chữa bệnh phổi, bệnh chảy máu dưới da Ở Mỹ vào những năm ba mươicủa thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng quả cam quýt kết hợp với insulin đểchữa bệnh đái tháo đường Ở Nga bắt đầu từ thế kỷ XI, các loại cây ăn có múi
đã được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị bệnh trong y học dân gian Ở nước
ta, nhân dân đã dùng cây lá và hoa quả của các loài cây ăn quả có múi đểphòng chữa và chữa bệnh từ thuở xa xưa
- Giá trị kinh tế của cây cam
Cây cam là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thu hoạch Nhiềucây có thể cho thu hoạch ngay từ năm thứ 2 sau khi trồng Ở nước ta 1 ha cam ởthời kỳ 8 tuổi, năng suất trung bình có thể đạt 16 tấn, với giá bán cam hiện nay
Trang 282.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới
Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng
có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biểnchịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương
Các nước trồng cam nổi tiếng hiện nay là:
Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, HyLạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,Isaren, Tunisia, Algeria
Vùng Bắc Mỹ bao gồm: Hoa Kỳ, Mexico
Vùng Nam Mỹ bao gồm: Braxin, Venezuela, Argentia, Uruguay
Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản
Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm: Jamaica, CuBa, Cộng hòa Dominica
Bảng 2.1: Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới
Trang 29Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800.000 tấn, Mỹ 525.000 tấn, Châu Âu 240.000 tấn,Trung Quốc 185.000 tấn Việt Nam nhập khẩu 60.000 tấn từ Mỹ và Trung Quốc.
Diện tích trồng cam năm 2009 của Trung Quốc lên đến 2,07 triệu ha, tăng700.000 ha, khoảng 3% so năm 2008 do hết quỹ đất Diện tích trồng cam lấynước ép tiếp tục tăng ở tỉnh Trùng Khánh (Chongqing), Giang Tây (Jiangxi),
Hồ Nam (Hunan) và Tứ Xuyên Diện tích cam lấy nước tăng nhanh hơn cam ăntươi vì các nhà máy ở các tỉnh này bắt đầu vận hành Dù diện tích lớn nhưng sảnlượng chỉ đạt 6,35 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2008 do một số vườn mới trồngđến giai đoạn cho trái Cam mùa thu hoạch năm 2009 của Trung Quốc đượcđánh giá có màu sắc đẹp, vị ngọt nhưng trái nhỏ do hạn hán Kể từ niên vụ2002-2004, nông dân ở tỉnh Quảng Tây (tỉnh có diện tích cam lớn nhất TrungQuốc) được hỗ trợ xây dựng các trang trại cam qui mô lớn với tốc độ tăngtrưởng dự kiến 20%/năm cho đến năm 2012 Tuy nhiên sản lượng không đạttheo mong muốn do thời tiết bất lợi, như hạn hán nặng vào cây mùa hè của nămrồi nên tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ còn 10% Giá thành sản xuất camTrung Quốc tiếp tục tăng, điển hình tại tỉnh Quảng Tây chi phí sản xuất (không
kể lao động nhà) tăng từ 120 USD/tấn (2.700 đồng/kg) lên 150 USD/tấn (2.850đồng/kg) Giá thuê mướn lao động tăng 10,3-11,8 USD/ngày ở tỉnh Quảng Tây
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình sản xuất
Theo Cục Trồng Trọt (Bộ NN & PTNT), hiện nay diện tích cây ăn quả cảnước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn; trong đó diệntích cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khoảng 255 nghìn ha, sản lượng quả xuấtkhẩu ước đạt hơn 400 nghìn tấn Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 300 triệuUSD/năm Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1,1triệu ha, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD/năm
Ở nước ta, cây cam được trồng khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với nhiềugiống cam ngon như: cam Sành, cam Vinh, cam Đường Canh…
Trang 30Năng suất cam của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vựckhoảng 7 – 10 tấn/ha đối với cam, 8 – 10 tấn /ha đối với quýt, 10 – 12 tấn/ha đốivới chanh nhưng thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới như: Braxin, Mỹ,Trung Quốc…
Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến
10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao
từ 3-5m so với mực nước biển, các yếu tố khí hậu, độ ẩm, lượng mưa và ánhsáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển và sản xuất cây ăn quả có múi.Cam quýt chủ yếu được trồng ở các vung đất phù sa ven sông hoặc trên các cùlao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tậpđoàn cam quýt rất phong phú như: Cam Chanh, Cam Sành, Chanh Giấy, quýt…
Theo Gurdwer, cam của nam bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loạicam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa Các giống được ưa chuộng và trôngnhiều hiện nay là: cam Sành, cam Mật, quýt Tiều, quýt Xiêm, quýt Đường, bưởiĐường, bưởi Năm Roi, Bưởi Long Tuyễn…Năng suất các giống kể trên ở điềukiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao
- Vùng khu bốn cũ:
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trả dài từ 180 đến 20030’ vĩbắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phù Quỳ - Nghệ An gồm một cụmcác nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha Giống cam
ở Phù Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định.Haigiống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâubệnh tốt
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của Hà Tĩnh.Nhân dân ở đây có tập tính trồng bưởi lâu đời, bưởi Phúc Trạch một trongnhững giống bưởi ngon đặc sản hiện nay Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này
Trang 31còn có một loại cam rất nổi tiếng là cam Bù Cam Bù quả to, ngọt, màu sắc hấpdẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiệnnay Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá trêncây lớn, có tính chịu hạn tốt Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600đến 1000 cây/1ha) để cho cây chống giao tán che phủ đất chống xói mòn và hạnchế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp.
- Vùng miền núi phía bắc:
Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang,Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên vớiđiều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở cácvùng đất ven sông, suối như : Sông Hồng, Sông Lô, Sông Thương, Sông Chảy…Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500ha hoặc trên 1000ha như ởBắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch Thông – Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – TuyênQuang, Bắc Quang – Hà giang, tại những vùng này cam quýt trở thành nguồnthu nhập chính của người nông dân , đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so vớicác loại cây trồng khác trên cùng loại đất Do địa hình sinh thái phong phú dẫnđến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi có nhiều tậpđoàn giống cam quýt đa dạng
Khu vực huyện Bắc Quang – Hà Giang hiện nay là một vùng sản suất camquýt lớn của miền bắc với giống cam Sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cungcấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp sau tết
Người ta tiến hành nghiên cứu và phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, sosánh với các vùng trồng cam lớn khác như Phú Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ và một sốvùng cam quýt nổi tiếng trên thế giới như Califonia, Floria Các chỉ tiêu nhưnhiệt độ , lượng mưa, độ ẩm và các điều kiện thời tiết đặc biệt như: bão, sươngmuối, mưa đá… và đi đến kết luận rằng vùng này có yếu tố thời tiết đặc biệt cólợi cho phát triển cam, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hìnhthành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là
Trang 32quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng với thời gian chonăng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao.
Diện tích, năng suất, sản lượng cam quýt ở nước ta những năm gần
đây
Về diện tích cho sản phẩm quýt: cả nước bình quân 3 năm 2011 – 2013giảm 13,93%; tuy nhiên năm 20013 so với năm 2012 đã tăng 2.300 ha tươngđương với 3,69% Riêng đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm chỉ giảm4,33%; năm 2013 so với 2012 tăng 200ha tương đương tăng 3,85%
Về năng suất cam quýt: cả nước bình quân 3 năm 2011 – 2012 tăng0,79% Riêng đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm tăng 1,5% tương đương3,1 tạ/ha
Về sản lượng cam quýt: cả nước bình quân 3 năm tăng 55,5% nghìn tấntức tăng 4,48% Riêng đồng bằng sông Hồng tăng 8,8 nghìn tấn tức 8,76%
Trang 33Bảng 2.2: Diện tích cam quýt phân theo vùng miền
Trang 34Bảng 2.3: Năng suất cam quýt phân theo vùng miền
Trang 35Bảng 2.4: Sản lượng cam quýt phân theo vùng miền
Trang 362.2.3.2 Tình hình tiêu thụ
Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả của nhân dân từ xưa đã thành truyềnthống Quả là tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị Trong các ngày giỗ chạp,ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau… nhân dân cũng dùng đến quả tươi, vớimức sản xuất hiện tại đạt mức 48kg quả các loại cho một đầu người Mặt khácphát triển quả có múi, trong đó bao gồm quả cam, ở nước ta là phục vụ nhu cầu tiêudùng trong nước là chủ yếu, và một phần cho xuất khẩu Trong những năm tới,xuất khẩu quả có múi là bưởi và cam Tiêu thụ giai đoạn 2000 – 2010 là 30.000 tấnbưởi sản phẩm tươi, 15.000 tấn cam tươi và 35.000 tấn nước quả đồ hộp
Hiện nay với trên 90 triệu dân mức tiêu thụ đang có xu hướng tăng lêntheo nhu cầu ngày càng cao của mỗi người dân
2.2.4 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam của một số địa phương ở Việt Nam
và khí hậu tại địa phương, đem lại thu nhập khá cao cho người nông dân so vớitrồng cà phê
Qua thực tế từ một số hộ trồng cam tại xã Đan Phượng thì kỹ thuật trồng
và chăm sóc cam không quá phức tạp, cầu kỳ Trong quá trình chăm sóc camcần lưu ý một số đặc điểm của cam như kết hợp bón phân hữu cơ, đặc biệt làphân hữu cơ cao cấp như đậu tương, bắp bằng cách xay đậu tương, bắp, ủ men
vi sinh rồi bón cho cam để tạo màu sắc đẹp cho vỏ cam và giúp quả cam mọng,ngọt hơn Bên cạnh đó cần lưu ý tỉa cành, tỉa tán cam phù hợp để nâng cao năngsuất Điều đặc biệt trong việc phòng chống sâu bệnh cho cam là không đượcphun xịt thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học mà phải phòng chống sâu
Trang 37bệnh cho cây cam bằng sản phẩm thuốc có nguồn gốc sinh học để chống các loạisâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nấm cành, nấm quả… Việc dùng thuốc có nguồngốc sinh học vừa đảm bảo cho quy trình sản xuất cam sạch, an toàn cho người tiêudùng, vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động và thân thiện với môi trường Mộtđặc điểm cần lưu ý ở cây cam Đường Canh là có khả năng cho thu hoạch quanh nămnhưng có một vụ cho thu hoạch chính là từ tháng 11 đến tháng 12.
Sau khi một số hộ nông dân trồng thí điểm và khẳng định được giốngcam Đường Canh phù hợp khi trồng tại địa phương nên nhiều hộ nông dân tại xãĐan Phượng đã áp dụng theo, trồng cam thay thế một số diện tích cà phê già cỗihoặc trồng thuần mới, trồng xen canh cà phê catimo Hiện nay diện tích cam củatoàn xã đã nâng lên hơn 6ha, trong đó có khoảng gần 4 ha bắt đầu cho thuhoạch Để phát triển mô hình trồng cam trên địa bàn xã, chính quyền địa phương
đã tuyên truyền, định hướng cho bà con nông dân, tổ chức hội thảo, hướng dẫnnông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Bên cạnh đó để tạo đầu ra ổn địnhcho sản phẩm thì chính quyền địa phương đã thành lập tổ hợp tác sản xuất cây
ăn trái của xã và đang tiến hành các thủ tục để đăng ký thương hiệu cam sạch,cam kết sản xuất cam theo quy trình sạch, an toàn, chủ động tìm kiếm đầu ra tạicác thành phố lớn
Thực tế đã khẳng định được hiệu quả từ giống cam Đường Canh tại xãĐan Phượng Tuy nhiên để nhân rộng mô hình này tại địa phương trong thờigian tới thì các cấp, các ngành chức năng cần tích cực vào cuộc để giúp đỡngười nông dân, trong đó chú trọng vào việc định hướng, hỗ trợ kỹ thuật, nguồnvốn và đặc biệt là đăng ký được thương hiệu cam sạch và tìm kiếm được thịtrường tiêu thụ
Bình Định: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cam thâm canh giống
mới chất lượng cao
Mô hình trồng cam thâm canh giống mới chất lượng cao do Trung tâm
Trang 38Vĩnh Thạnh phối hợp với UBND xã Vĩnh Hảo triển khai thực hiện tại 2 thônĐịnh Tam và Định Trị (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), bướcđầu đã cho kết quả khả quan.
Mô hình trồng cam thâm canh giống mới chất lượng cao tại xã Vĩnh Hảobước đầu đã được khẳng định phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thổnhưỡng Cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, cây sống đạt tỷ lệ cao, sâubệnh hại không đáng kể Hy vọng, trong tương lai đây sẽ là cây hàng hóa giúpnông dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân
Cao Phong, Hòa Bình – Mô hình liên kết trồng cam
Cam Cao Phong đã có mặt trên địa bàn huyện vài chục năm nay CamCao Phong được người dân biết đến với vị ngọt riêng của mình với tép mọngnước, mẫu mã đẹp Sau một thời gian phát triển, cây cam trên địa bàn đã trởthành một loại cây trồng không chỉ giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà cònvươn lên làm giàu Có thể nói, do có trình độ thâm canh cam từ những năm
1960 Sau khi huyện Cao Phong tách ra từ huyện Kỳ Sơn thì lãnh đạo huyện vànhân dân trên địa bàn đã nỗ lực thực hiện việc nâng cao trình độ thâm canh vớicây cam và một số loại cây trồng mũi nhọn khác Trong đó, cây cam được xácđịnh là một trong hai loại cây trồng mũi nhọn, là cây xóa đói giảm nghèo, làmgiàu và là mục tiêu chính để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2010 cũngnhư các giai đoạn tiếp theo, nhằm hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa Ngoài việcđưa cây cam trở thành cây trồng chủ lực ở một số địa phương thì thời gian qua, huyệnCao Phong cũng đã giành ngân sách nhằm khuyến khích các hộ trồng cam, nhất lànhững vùng lân cận với thị trấn để tiếp cận với khoa học công nghệ
Hiện nay ở Cao Phong đã bắt đầu mô hình liên kết trồng cam Theo đónhững người có vốn, khoa học kỹ thuật liên kết với người nông dân có đất sảnxuất để trồng cam khi đến kỳ thu hoạch mỗi bên được chia đôi là 50/50 Trướcnhững đòi hỏi thực tế, mô hình “tư nhân hợp tác đầu tư để cùng phát triển” tronglĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã ra đời Bước đầu mô hình này đã phát huy
Trang 39một phần hiệu quả của nó và nó được nông dân đón nhận và nhìn nhận một cáchtích cực Trong những năm tiếp theo, hy vọng mô hình này sẽ được xem xét,nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp hơn và được áp dụng rộng rãitại các địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và PTNT.
Từ mô hình hợp tác này, cả huyện Cao Phong đã phát triển được hơn 10
ha cây cam hàng hóa Cao Phong đã bắt đầu xuất hiện phong trào những cán bộ
có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, có đầu óc tổ chức, hạch toán kinh tếbắt tay với nông dân có đất để trồng cam Sự hợp tác chính đáng này đã manglại hiệu quả làm chuyển biến căn bản tư duy về sản xuất hàng hóa của ngườinông dân trong huyện Đó là tận dụng được đất đai, nguồn lao động, giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn để trồng cây có giá trị hàng hóa cao Về kinh
tế, giá trị cây cam đã được thực tế chứng minh thu nhập hàng trăm triệuđồng/ha, nơi năng suất cao thu hàng tỷ đồng
Không những vậy đây còn là mô hình này hứa hẹn khai thác tiềm năngsẵn có của địa phương như đất đai, khí hậu, lao động, nguồn vốn, khoa học kỹthuật để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp đặc sản là thế mạnh của địa phương.Đồng thời cũng làm ra nhiều sản phẩm cho gia đình và xã hội, tiến tới giảmnhập khẩu hàng hóa nông sản Mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân
và nhà đầu tư Mặt khác sẽ giải quyết được một phần bài toán về phát triển kinh
tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn Tạo đòn bẩy tích cực trong phát triển kinh
tế nông nghiệp vùng Từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh - nềnkinh tế phát triển bền vững, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới
ở các địa phương
Có thể thấy, đây cũng là sân chơi cho nhiều thành phần kinh tế trong xãhội Tạo nên sự gắn kết kinh tế trong cộng đồng Huy động được nguồn vốnnhàn rỗi từ các thành phần kinh tế Tạo được môi trường thuận lợi cho các nhàkhoa học nghiên cứu và áp dụng các công trình nghiên cứu của họ vào thực
Trang 40sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa tập
trung Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn, nhất là khu vực
vùng đồi núi, vùng khó khăn Ngăn chặn được tình trạng người dân bán đất, bánrừng rồi lại làm thuê kiếm sống không ổn định trên chính mảnh đất mình từng sở
hữu, mà giúp họ làm giàu bền vững ngay trên quê hương của họ Từng bước
giúp người dân tiếp cận dần với sản xuất nông nghiệp hiện đại, biết áp dụng
khoa học công nghệ cao vào sản xuất thay cho tập quán canh tác lạc hậu Tạo điều kiện để mỗi người dân phát huy được tính sáng tạo trong lao động Phát
huy được trách nhiệm, nội lực của mỗi người dân, mỗi gia đình Dần từ bỏ tưduy kiểu dự án mà phát huy nội lực của chính mình Ngoài ra, mô hình này còn
có khả năng về phủ xanh đất trống đồi dốc, tạo độ che phủ tốt Đảm bảo yếu tố
về môi trường xanh, sạch, đẹp vì tuyệt đối không dùng hóa chất độc hại để sảnxuất Từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn (diện tích) đều thực hiện hợp tác được.Các thành phần kinh tế xã hội đều tham gia và đều bình đẳng trước pháp luật
Cẩm Đoài, Hải Dương
Cẩm Đoài là một xã thuần nông của huyện Cẩm Giàng với nguồn thunhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là cấy lúa và nuôi thủy sản Toàn xã có
144 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích nuôi thủy sản lên đến 84 ha Phầndiện tích còn lại để cấy lúa và phát triển cây rau màu và cây ăn quả như rau xanhcác loại, chuối, nhãn, vải Phát huy lợi thế giáp ranh thành phố, mấy năm gầnđây, một số hộ nông dân xã Cẩm Đoài đã mạnh dạn đưa cây cam Canh vàotrồng thâm canh, cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hải Dương và địaphương lân cận Đến nay, cây cam Canh trở thành loại cây trồng đem lại giá trịkinh tế cao cho nông dân
Cam Canh còn gọi là cam đường Canh, là giống cam được trồng từ lâuđời ở làng Vân Canh (huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội) nên có tên là camCanh Đến nay, cây cam Canh đang được trồng ở nhiều nơi như huyện Từ Liêm(Hà Nội), huyện Văn Giang (Hưng Yên)… Cây cam Canh ra hoa vào tháng 2,3,