1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện bắc quang, tỉnh hà giang

114 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,52 MB

Nội dung

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khâukhắc phục hiện tượng suy thoái giống cam sành, kỹ thuật canh tác hay các nghiêncứu về giải pháp phát triển chủ yếu so sánh hiệ

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ngườ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Sơn

THÁI NGUYÊN - 2018

i

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Phạm Thị Lan Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp

đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đạihọc Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Văn Sơn đãtận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luậnvăn Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

Hà Giang, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang, Phòng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, Chi cục Thống kê huyện Bắc Quang, Ủy ban nhân dân và bà con nhândân 3 xã Vĩnh Hảo, Đồng Tâm, Việt Hồng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp sốliệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngườithân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thựchiện luận văn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Phạm Thị Lan Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài .4

1.1.1 Khái niệm phát triển 4

1.1.2 Khái niệm về sản xuất 4

1.1.3 Khái niệm về sản xuất hàng hóa 5

1.1.4 Phát triển sản xuất 5

1.1.5 Khái niệm về tiêu thụ và kênh tiêu thụ 8

1.1.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 10

1.1.7 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ cam 11

1.1.8 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về cây cam trên thế giới 21

1.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam ở Việt Nam 23

1.3 Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu 28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29

2.2 Nội dung nghiên cứu .29

Trang 6

2.3 Tiếp cận nghiên cứu 29

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 30

2.4.2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 31

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32

2.5.1 Chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất 32

2.5.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất 32

2.5.3 Nhóm chỉ tiêu về thực trạng tiêu thụ cam trên địa bàn 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu 34

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 34

3.1.2 Kinh tế xã hội 37

3.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2015 - 2017 40

3.2.1 Cơ chế chính sách phát triển cam áp dụng trên địa bàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2015 - 2017 40

3.2.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang giai đoạn 2015-2017 41

3.3 Thực trạng tổ chức sản xuất cam của các nông hộ trồng cam năm 2017 42

3.3.1 Thông tin về các nông hộ điều tra 42

3.3.2 Quy mô và tính hình sản xuất cam của các nông hộ điều tra 44

3.3.3 Giống và hệ thống canh tác 46

3.3.4 Tình hình tham gia đào tạo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam của nông hộ điều tra 55

3.3.5 Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang 56

3.4 Tình hình tiêu thụ cam tại huyện Bắc Quang 62

3.4.1 Tình hình chế biến và tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Bắc Quang 62

3.4.2 Tình hình tiêu thụ cam của các nông hộ điều tra 64

3.4.3 Các tác nhân tham gia tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Bắc Quang 65

Trang 7

3.4.4 Sơ đồ chuỗi giá trị cam trên địa bàn huyện Bắc Quang 73

3.4.5 Kênh thị trường sản phẩm cam 74

3.4.6 Xây dựng và quảng bá thương hiệu cam Bắc Quang 76

3.5 Phân tích SWOT về phát triển sản xuất cam tại huyện Bắc Quang 77

3.6 Định hướng, giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang .80

3.6.1 Nhóm giải pháp điều chỉnh 80

3.6.2 Nhóm Giải pháp thích ứng 82

3.6.3 Nhóm giải pháp phòng thủ 83

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 CPRP Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa

Trang 9

Bảng 3.4 Hộ điều tra phân theo kinh tế hộ và địa bàn điều tra 42

Bảng 3.5 Thông tin cơ bản của các nông hộ điều tra 43

Bảng 3.6 Quy mô và năng suất cam của các nông hộ điều tra năm 2017

Bảng 3.11 Phân bón sử dụng cho các hộ trồng cam giai đoạn trồng mới của các hộ

trồng và thâm canh cam theo phương thức truyền thống 52

Bảng 3.12 Phân bón sử dụng cho các hộ trồng cam giai đoạn kinh doanh của các hộ

trồng và thâm canh cam theo phương thức truyền thống 53

Bảng 3.13 Lượng phân bón cho mỗi cây tính theo tuổi cây của các hộ trồng và thâm

Trang 10

Bảng 3.14 Tỷ lệ hộ trồng cam bị sâu bệnh hại 54

Bảng 3.15 Tỷ lệ các nông hộ điều tra được đào tạo về kỹ thuật trồng chăm sóc và

thu hoạch cam 55Bảng 3.16 Chi phí, cơ cấu chi phí trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (trồng mới) 56

Bảng 3.17 Chi phí trồng cam của người trồng cam tính trên 1ha trong giai đoạn cam

kinh doanh từ 4 đến 20 năm tuổi 58

Trang 11

Bảng 3.18 Hiệu quả sản xuất trung bình của người trồng cam tính trên 1ha/năm

kinh doanh 60Bảng 3.19 Thời vụ thu hoạch cam tại địa bàn nghiên cứu 64

Bảng 3.20 Tình hình tiêu thụ cam tại huyện Bắc Quang 64

Bảng 3.21 Thông tin chung về người thu gom (trong tỉnh) 65

Bảng 3.22 Thông tin chung về người bán buôn (trong tỉnh) 68

Bảng 3.23 Thông tin chung về người bán lẻ (trong tỉnh) 71

Bảng 3.24 Phân tích SWOT sản phẩm cam huyện Bắc Quang 78

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bắc Quang năm 2017 37Hình 3.2 Cơ cấu các loại cây ăn quả chính của huyện năm 2017 39Hình 3.3 Sơ đồ chuỗi giá trị cam tại huyện Bắc Quang 73

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cam sành “Hà Giang” từ lâu vẫn được xem là một trong loại cam ngon đượcxếp vào hàng đặc sản của Việt Nam, là loại cây ăn quả nổi bật, có thế mạnh và đượcđông đảo người dân ưa thích Cam sành Hà Giang đạt top 10 sản phẩm, dịch vụngười tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Namchứng nhận, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm ViệtNam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon - tinh hoa ẩm thực Việt” do người tiêudùng bình chọn (Cục Sở hữu trí tuệ, 2016) [3]

Bắc Quang là huyện động lực của tỉnh Hà Giang, là một trong những huyện cóđiều kiện kinh tế, xã hội phát triển nhất tỉnh Hà Giang Huyện Bắc Quang có diệntích cam nói chung và cam sành nói riêng lớn nhất của tỉnh Hà Giang (chiếm 66,1%tổng diện tích cây cam toàn tỉnh) Cây cam là cây đã và đang đem lại nguồn thunhập chủ yếu cho người dân trên địa bàn huyện, đã có rất nhiều hộ dân thu nhập từ

2 - 5 tỷ đồng/năm nhờ vào cây cam Tuy nhiên, lịch sử phát triển cam quýt ở BắcQuang nói chung và cây cam nói riêng rất thăng trầm Vào năm 2000, diện tích câycam của huyện đã đạt tới trên 3.500 ha và sản lượng khoảng 35.000 tấn, song nhữngnăm tiếp theo diện tích bị giảm một cách nhanh chóng, năm 2006 diện tích là 3.035

ha, năm 2010 diện tích là 1.892,3 ha và năm 2011 diện tích còn 1.006,78 ha Chỉsau 11 năm diện tích cam trồng tại Bắc Quang giảm chỉ còn 27,8% Song song với

sự suy giảm về diện tích là sự suy giảm về năng suất và sản lượng cây cam Năm

2005, năng suất là 7,41 tấn/ha, năm 2009 năng suất đạt 6,6 tấn/ha, năm 2010 nămsuất là 6,86 tấn/ha và năm 2011 chỉ còn 6,36 tấn/ha (UBND huyện Bắc Quang,2014)[17] Từ năm 2013 đến nay nhờ đề án phục hồi và phát triển cam của tỉnh diệntích cam của huyện Bắc Quang đã tăng nhanh một cách chóng mặt năm 2017 tổngdiện tích cam toàn huyện đạt 5.705,3ha diện tích cam đang cho thu hoạch đạt3.714,8 ha năng suất bình quân đạt 9,5 tấn/ha, sản lượng đạt 35.290,6 tấn Sau 5năm diện tích cam toàn huyện đã tăng 4.222,82 ha vượt cả ngưỡng quy hoạch vùngsản xuất cam của cả tỉnh (5.000 ha vào năm 2020)

Trang 14

Giá bán và thị trường tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang không ổn định,chủ yếu là các tỉnh miền Bắc như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh

và một số tiêu thụ qua biên giới Trung Quốc Chủ yếu là bán quả tươi, bình quânnăm 2016 giá bán dao động từ 6.000 đồng - 15.000 đồng/kg Hình thức tiêu thụ chủ

yếu là bán buôn (chiếm trên 65% sản lượng) Đến thời kỳ thu hoạch, thương lái từ

các nơi đổ về các vườn cam lớn và mua cả vườn hoặc mua buôn, vì vậy hiện tượng

bị ép giá là phổ biến Thời điểm cam chín tập trung từ tháng 11 năm trước đếntháng 1 năm sau nhưng một số vườn cam vẫn “treo cành” bởi giá quá thấp, phải chờđến thời điểm tháng 2, tháng 3 năm sau thì giá bán mới tăng lên 25.000 đồng –30.000 đồng/kg Tuy nhiên nếu thu hoạch cam muộn thì không những làm giảmnăng suất do quả bị xốp vì bị mất nước, giảm chất lượng mà còn làm ảnh hưởng tới

vụ cam năm sau (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang, 2016).[15]

Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về cây cam trên địa bànhuyện Bắc Quang Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khâukhắc phục hiện tượng suy thoái giống cam sành, kỹ thuật canh tác hay các nghiêncứu về giải pháp phát triển chủ yếu so sánh hiệu quả người trồng cam so với trồnglúa đơn thuần kết hợp phân tích các kênh thị trường để đưa ra khuyến cáo chưa cónghiên cứu nào kết hợp giữa đánh giá việc sản xuất của người trồng cam từ khâu đầuvào đến chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm theo hướng tiếp cận theo chuỗi giátrị

Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Giải pháp

phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” trên cơ

sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trongphát triển sản xuất sản phẩm cam hiện nay và đề ra các giải pháp phát triển bềnvững vùng sản xuất hàng hóa cam đặc sản này của huyện Bắc Quang

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 15

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển sản xuất cam tại huyệnBắc Quang

- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm camtại huyện Bắc Quang

- Đánh giá khó khăn, thách thức trong phát triển sản xuất và tiêu thụ cam tạihuyện Bắc Quang

- Đề xuất giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam tại huyệnBắc Quang, một địa phương mà cây cam có vị trí quan trọng trong sinh kế cũng nhưtrong đời sống kinh tế xã hội

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về sảnxuất và thị trường tiêu thụ cam tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có điều kiệnthuận lợi để phát triển sản xuất và thu nhập về sản phẩm cam

- Ý nghĩa thực tiễn: Giải pháp về chính sách để phát triển sản xuất và tiêu thụsản phẩm cam tại Bắc Quang, một địa phương mà cây cam có vị trí quan trọngtrong sinh kế cũng như trong đời sống kinh tế xã hội Tác giả mong rằng kết quảnghiên cứu của đề tài luận văn này được chính quyền địa phương tham khảo, vậndụng vào việc quy hoạch phát triển sản xuất cam trong thời gian tới tại địa phươngtrong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm phát triển

Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh mộtcách nhìn nhận và đánh giá khác nhau

Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh

tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sựbình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (WorldBank, 1992)

Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: phát triểnbao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lêncủa sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hoá, sự tham gia củacác dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên

Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làmtăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăngtrưởng trong xã hội”

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều chorằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trongcuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi vềkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân

Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm

cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cảithiện giáo dục, cải thiện sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền côngdân Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùngvật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường Phát triển là những thuộc tínhquan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chínhtrị và quyền tự do công dân của con người (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

1.1.2 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Nếu

Trang 17

giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất:

- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sảnphẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy

mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh

và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao

Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai Nhưngcho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câuhỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sảnxuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụđời sống con người

1.1.3 Khái niệm về sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu t ổ ch ứ c ki n h t ế trong đó sản p h ẩ m đ ược sản xuất r akhông phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu d ù ng c ủa chính người trực tiếp sản xuất ra nó

mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, m ua bán Hay nói một cách khác, sản xuất hàng h ó a là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩmsản xuất ra là để bán [23]

1.1.4 Phát triển sản xuất

- Phát triển sản xuất: Từ những khái niệm về sản xuất ta có thể hiểu một cáchchung nhất về phát triển sản xuất như sau: Phát triển sản xuất là quá trình nâng caokhả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất thông qua các hoạt

Trang 18

động làm tăng quy mô về số lượng đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người.

Như vậy có thể nhận thấy phát triển sản xuất có thể nhìn nhận đưới 2 góc độ:thứ nhất đầy là quá trình làm tăng quy mô số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ Cả hai quátrình này nhằm mục đích phục vụ đời sống của con người

Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển củamỗi quốc gia trên thế giới Phát triển sản xuất càng có vai trò hơn nữa khi nhu cầu

về các sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng được nâng cao, đặc biệt hiện nay với

xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển sản xuất

+ Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo cơ sởcho việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng là đốitượng sản xuất nông nghiệp Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và pháttriển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi không gian rộng lớn Chonên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên

+ Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thời nócũng là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong phát triển kinh tế Mặt khác, laođộng là một bộ phận của dân số, cũng là những người được hưởng lợi ích của sựphát triển Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho con người Nói đến nhân tố lao động thì phải quan tâm đến cả hai mặt sốlượng và chất lượng của nguồn nhân lực

+ Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quantrọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế Vốn là chìa khoá đối với sự pháttriển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu

tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng Thiếu vốn, sử dụng vốn kém hiệu quảđược đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy nhanh tốc độ pháttriển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh Tích luỹ vốn là điều mấu chốt của sựphát triển song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác dụng lớn đối với tăng trưởng,tạo ta ít công ăn việc làm và không cải thiện được phân phối thu nhập khi nguồn

Trang 19

vốn đó bị phân tán vào những dự án có năng suất lao động thấp Một cơ cấu sản xuất thiếu vốn sẽ không có điều kiện để phát triển, Trần Đình Tuấn (2002).

+ Khoa học và công nghệ: Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với những thànhtựu khoa học kỹ thuật Những phát minh, sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất

đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho người lao động; tăngnăng suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh, góp phần tác động mạnh mẽ vào sựphát triển kinh tế của xã hội hiện tại

Trong những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều tiến

bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di truyền học, biếnđổi gen… Những thành tựu khoa học công nghệ mới đã giúp sản xuất nông nghiệp

có được những bước nhẩy vọt về hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới

+ Chính sách pháp luật của Nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của mỗinước đều vận hành theo một cơ chế nhất định Sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nềnkinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnền kinh tế hỗn hợp “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướngXHCN” Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thu được nhiềuthành tựu to lớn trong phát triển kinh tế Điều đó đã khẳng định chính sách phápluật của Nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của nền kinh

tế, sự đặc biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho cácthành phần kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng sản xuất một cách phùhợp với sức cạnh tranh của sản phẩm và mức cung, cầu của thị trường Hoặc cácchính sách vi mô điều tiết, hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo cơ hội và điều kiện pháttriển một cách cân đối giữa các vùng miền, các ngành thiết yếu

Ngoài ra còn một số yếu tố khác: các hình thức tổ chức sản xuất, mối quan hệcân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các yếu tố

về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, các chủ trương chính sáchcủa Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất cũng có quyết định đếnquá trình sản xuất

Trang 20

1.1.5 Khái niệm về tiêu thụ và kênh tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay ngườitiêu dùng thông qua hình thức mua bán

- Theo nghĩa rộng:

Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng,đặt hàng, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bánhàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất

- Theo nghĩa hẹp:

+ Tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa,dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền bán hàng hoặc đượcquyền thu tiền

+ Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hànghóa Qua quá trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình tháigiá trị và vòng chu chuyển vốn được hình thành

+ Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuấtkinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng nhưngười sản xuất

Nói tóm lại: tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển hàng hóa từ trạng tháihiện vật sang trạng thái bằng giá trị, nhằm hoàn thành dòng chu chuyển của mỗi nhàsản xuất kinh doanh thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:

* Chủ thể kinh tế tham gia là người sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ,

người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ

* Đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ

* Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua

Kênh tiêu thụ: Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ.Kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng cuối cùng Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữucác hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau Một số người lại

mô tả kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực

Trang 21

hiện mục đích thương mại Các định nghĩa trên xuất phát từ các quan điểm khác nhau của người nghiên cứu.

Người sản xuất chú ý các trung gian khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng Vì vậy, họ có thể định nghĩa kênh tiêu thụ là hình thức dichuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau

Người bán buôn, bán lẻ - những người đang hy vọng họ có được dự trữtồn kho thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đếnchức năng này – có thể quan niệm luồng quyền sở hữu như là mô tả tốt nhấtkênh tiêu thụ

Người tiêu dùng có thể thể hiểu kênh tiêu thụ đơn giản: có các trung gian kếtnối giữa họ và người sản xuất sản phẩm Các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênhtiêu thụ hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới dạng các hình thứccấu trúc và kết quả hoạt động

Kênh tiêu thụ, thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập và phụthuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện bán sản phẩm chongười tiêu dùng cuối cùng Nói cách khác, kênh tiêu thụ là hệ thống các quan hệ củamột nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa từngười sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Kênh tiêu thụ là hệ thống mối quan

hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán Kênh tiêu thụ làđối tượng tổ chức, quản lý như một đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chínhsách quản lý kinh tế vĩ mô Các kênh tiêu thụ tạo nên hệ thống thương mại phức tạptrên thị trường (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

Kênh tiêu thụ (hoặc kênh phân phối) là tập hợp những cá nhân hay những cơ

sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình tạo radòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng Có thểnói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãnnhu cầu của người mua và tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất Tất cả nhữngngười tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thànhviên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại,

Trang 22

các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khácnhau (Trần Đăng Khoa, 2010) [9].

- Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hóa, dịch vụ cho các trunggian khác như các nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp

- Nhà bán lẻ: Là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp chongười tiêu dùng cuối cùng

- Đại lý: Là những trung gian có quyền hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuấtcung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác Trung gian này có thể đại diệncho nhà sản xuất nhưng không sở hữu sản phẩm mà họ có nhiệm vụ đưa người mua

và người bán đến với nhau

- Nhà phân phối: Là chỉ chung những người trung gian thực hiện chức năngphân phối trên thị trường

1.1.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thông qua thị trường, thị trường đượccoi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để thỏa mãnnhững nhu cầu của hai bên

- Chức năng của thị trường: chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa,dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêudùng xã hội; chức năng thông tin

- Các quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu, quy luậtcạnh tranh; quy luật giá trị thặng dư

- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm: Một là, quá trình sảnxuất: muốn tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi thì khâu sản xuất phải đảm bảo sốlượng một cách hợp lý, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ và được cung ứngđúng thời gian Hai là, thị trường tiêu thụ: Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận,

để đạt được mục đích đó thì các doanh nghiệp phải tiêu thụ được mặt hàng củamình sản xuất ra trên thị trường Do đó thị trường tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và còn ảnh hưởng đến quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ ba là, giá cả các mặt hàng: giá cả được coinhư một tín hiệu đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường Trong

Trang 23

nền kinh tế thị trường giá cả là một tín hiệu phản ánh mối quan hệ kinh tế giữangười mua và người bán, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và thị trường xã hội.Thứ tư là, chất lượng sản phẩm hàng hóa: chất lượng sản phẩm hàng hóa là mộttrong những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thứnăm là, hành vi của người tiêu dùng: Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa độthỏa dụng, vì thế trên thị trường người mua lụa chọn sản phẩm hàng hóa xuất phát

từ sở thích, quy luật cầu và nhiều nhân tố khác Trong quá trình tiêu thụ sản phẩmthì hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn Thứ sáu là, chính sách của nhànước trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Các chính sách trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩmcũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thứ bảy là, sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường: mức độ cạnh tranh phụthuộc vào số lượng doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh mặt hàng đó Vìvậy, doanh nghiệp phải có đối sách phù hợp trong cạnh tranh để tăng khả năng tiêuthụ sản phẩm của chính mình

1.1.7 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ cam

1.1.7.1 Đặc điểm sản xuất của cây cam

Cam là cây trồng cạn và là cây lâu năm, thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéodài 2 - 3 năm Trong thời kỳ này có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như cây họđậu, vừa có tác dụng che phủ mặt đất, chống xói mòn, vừa tăng độ phì cho đất, vừa

có thu nhập thường xuyên

Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản đến thời kỳ sản xuất kinh doanh (thường kéodài trên dưới chục năm) Trong thời kỳ này cây cần được chăm sóc tốt, đốn tỉa cànhhợp lý, có biện pháp thu quả đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng tới năng suất, sảnlượng lâu dài của cây

Cam có thể trồng phân tán trong các vườn nhà hoặc trồng tập trung trong cáctrang trại chuyên canh, cây thường trồng một lần và cho thu hoạch hàng năm(thường tập trung vào khoảng 2 – 3 tháng giáp tết) nên các lao động chính và phụtrong gia đình có thể làm việc thêm khi thời gian dỗi, tạo ra nguồn thu nhập ổn địnhcho gia đình

Trang 24

Sản phẩm cam có lượng sinh khối lớn, thủy phần cao, màu sắc đẹp, có hương

vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng Chính vì vậy đây cũng là đối tượng xâm nhập củanhiều loại sâu bệnh làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm, sản phẩm

có tính chất hàng hóa cao Chính vì những đặc điểm này trong quá trình phát triểncây cam chúng ta phải luôn chú ý tới khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch và vậnchuyển tiêu thụ sản phẩm

Yêu cầu về ngoại cảnh:

Cam là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ rễ cộngsinh với nấm Vì vậy đất trồng cam cần đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâudưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ Về mặtdinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như Đạm, Lân, Kali cam còn cần cácnguyên tố trung và vi lượng như Ca, S, Mg, Fe, Cu, Bo Nếu thiếu hụt một trongcác nguyên tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam sinh trưởng và phát triển kém, khảnăng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, làm giảm năng suất vàchất lượng sản phẩm

Yêu cầu về nhiệt độ:

Theo Trần Thế Tục (1980) và nhiều tác giả khác cho rằng cam sinh trưởngđược trong nhiệt độ từ 12 - 39oC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 27oC Tại nhiệt độthấp - 5oC có một số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn Khi nhiệt độcao 40oC kéo dài trong thời gian dài cây cam sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bênngoài là lá rụng, cành khô héo

Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạtđộng của cam như sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ, sự lớnlên của quả Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1960) cho rằng rễcam hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23oC Khi nhiệt độ tới 26oC cây hútđạm mạnh Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả pháttriển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột

và a xít trong cây vào quả Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạtđộng này kém đi

Trang 25

Yêu cầu về ánh sáng:

Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi

có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000lux, tương ứng với 0,6cal/cm2, ứng với ánhsáng từ 8 - 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè.Tuy nhiên để có được ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ thích hợp nhưkhông quá dày cũng không quá thưa, vườn cam nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, cóthể trồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực

xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ítsâu bệnh

Ẩm độ và lượng mưa:

Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam là cây ưa ẩm, ítchịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây non và thời kỳ phân hóamầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển Trong năm cam cần nước từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau Tuy ưa ẩm nhưng cam rất sợ úng đất sẽ bị thiếu ô xy, bộ rễhoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho cây rụng lá, hoa, quả

Cam yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này khôngnhững đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩmchất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặcquá thấp đều có hại cho cam, ẩm độ không khí cao và kèm theo nắng to vào tháng 8,tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồngcam 1.200 – 1.500mm, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của

bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60%

độ ẩm bão hòa đồng ruộng

Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cân lưu ý trong việc bố trí các vùngtrồng cam Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điềuhòa nhiệt độ, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió có ảnhhưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn

Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây cam cóthể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa

Trang 26

châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất pha cát thì hiệu quả kinh tế sẽtốt hơn.

Cây cam có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 - 8 nhưng thích hợp nhất từ5,5 - 6 Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam phần lớn ở dạngdễ tiêu, nếu đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất Nếu chúng

ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau

đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm

Dinh dưỡng của cây cam:

Cam muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ vàcân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng

Đạm (Nitơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trongquá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ là và có vai trò quyết định đếnnăng suất, phẩm chất của quả Ni tơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triểncành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ láxanh lâu Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt, quả lớnnhanh nhưng vo dày, quả bị nứt và phẩm chất kém, mầu sắc quả đậm hơn, hàmlượng Vitamin C có chiều hướng giảm Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phátsinh đúng lúc hoặc ít ra, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ, mảnh và

bị rụng lá, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất giảm

Phân lân (Phospho): là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây cam sinhtrưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa Phân lân có ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao,

vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh.Nếu thiếu lân cành, lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển,

do đó năng suất, phẩm chất quả giảm Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển khácnhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai đoạn kiến thiết cơbản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh cây cần lân để phânhóa mầm hoa Tuy nhiên, nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà lại làm cho cam lâuchín vàng Hiệu quả của việc bón lân cho cam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong

đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ làm giảm hiệu lực của lân

Trang 27

Kali: theo Vũ Công Hậu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triểncủa cam, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh Kali ảnhhưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam, vì kali tham gia vào quá trình vậnchuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích lũy trên cây Nếu cây đượccung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả năng chịu được lâu dài khivận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởngkém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấpthu canxi, magie kém, quả to nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chin.

Ngoài các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố trung và vi lượng cũng có vaitrò quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất cam

Cây cam sau trồng từ 3 đến 4 năm mới cho sản phẩm thu hoạch tùy từng điềukiện của từng vùng và phương pháp nhân giống Các giống ghép trên các gốc ghépnhân vô tính (chiết hoặc ghép) cho thu hoạch quả từ năm thứ 2 sau trồng Nếu nhângiống bằng phương pháp gieo hạt phải từ 5 - 8 năm sau mới thu hoạch Giai đoạnđầu chưa có sản phẩm, nếu trồng xen thì thu hoạch các sản phẩm từ phần này

Một đời cam có thể chia thành các thời kỳ sau:

- Thời kỳ cây non là thời kỳ kiến thiết cơ bản: tính từ khi trồng đến khi bắtđầu thu hoạch quả

- Thời kỳ mới thu hoạch: là những năm đầu mới thu quả

- Thời kỳ cho sản lượng cao: cây đã ổn định về sinh trưởng và cho năng suấtthu hoạch cao

- Thời kỳ suy yếu và tàn lụi

Sự phân chia các thời kỳ như trên chỉ có tính chất tương đối để quản lý,chăm bón vườn quả Thời gian mỗi chu kỳ dài hay ngắn tùy thuộc vào các điều kiệnthời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật thâm canh, giống và gốc ghép

Ở nước ta cam nhanh chóng bước vào thời gian kinh doanh khai thác hơn ởcác vùng khác trên thế giới, nhưng tuổi thọ thường ngắn hơn Ở điều kiện nước ta, 1năm cây cam có 3 - 4 đợt lộc:

- Lộc xuân: từ cuối tháng 2 đầu tháng 3 và có thể sớm hơn

Trang 28

- Lộc hè: từ cuối tháng 5 đến tháng 7 Lộc hè bắt đầu sớm hay muộn, nhiềuhay ít là tùy thuộc giống và điều kiện thời tiết từng năm

- Lộc thu: tháng 8 -9

Hai đợt lộc hè và lộc thu chủ yếu hình thành các cành dinh dưỡng và cànhquả Người ta có thể nhìn vào lộc hè và lộc thu mà đoán biết năng suất của các nămsau Ở những cây non thường có đợt cành mùa đông, đây là hiện tượng đặc bỉệt đốivới cam ở vùng nhiệt đới có một mùa đông lạnh Những cây sống lâu năm, hoặcnhững cây trưởng thành năm trước ra nhiều quả thì mùa hè, mùa thu hoặc mùa đôngrất ít ra lộc hoặc không có lộc

Tại Bắc Quang, trong điều kiện trồng và chăm sóc bình thường thì đến nămthứ 4 cam bắt đầu cho thu hoạch Năng suất trung bình ở tuổi này là 20 kg/cây Mứcnày tăng dần lên qua các năm như sang tuổi thứ 5 - 6 năng suất trung bình là 30 - 40kg/cây, tuổi đạt trung bình 40 -50 kg/cây Năng suất ổn định cho đến năm 12 tuổi,

từ năm thứ 13 trở đi, năng suất giảm dần Vì vậy việc phân bổ khấu hao của câycam trong phạm vi luận văn này được tính trong vòng 12 năm

1.1.7.2 Đặc điểm tiêu thụ cam

- Cam đưa vào tiêu thụ phải đảm bảo các yếu tố tươi, ngon, hình thức mẫu

- Cam chứa hàm lượng nước lớn nên dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt vềkhối lượng và chất lượng cao, kho vận chuyển và bảo quản

- Sau khi thu hoạch, phần lớn cam được tiêu thụ dưới dạng cam tươi; Mộtphần đưa cam để chế biến thành nước cam hoặc dầu cam, ở nước ta mới chỉ chếbiến thành nước cam (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

Trang 29

1.1.8 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam

(1) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a Đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp; cây trồng - vậtnuôi là đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp Chính vì thế, nhân tố quantrọng hàng đầu đối với sản xuất cam là đất đai rồi mới đến khí hậu và nguồn nước.Đất đai ảnh hưởng quyết định đến qui mô, cơ cấu và phân bố cây trồng

b Khí hậu

- Việc cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt

phong phú cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao Độ ẩm khôngkhí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy

nở hoa, kết trái Cũng trong điều kiện nóng - ẩm còn giúp cho cây ngắn ngày tăngthêm từ 1 đến 2 vụ/năm; đối với cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiềulứa/năm Do các đặc trưng của khí hậu nước ta, đã tạo điều kiện để bố trí một tậpđoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới với hệsinh thái phát triển bền vững

- Trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa: Tính chất biến động và sự

phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các tai biến thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn trong những năm gần đây lại có chiều hướng gia tăng Độ ẩm không khí lớn cũng làđiều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển

c Nguồn nước

+ Nước trên mặt: Nằm trong vùng nhiệt đới, vì vậy nước ta có nguồn nước

khá dồi dào Lượng mưa trung bình năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên cácsông của Việt Nam thêm phong phú Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung sản

xuất cam nói riêng, nước rất cần thiết, ông cha ta đã khẳng định “Nhất nước, nhì

phân” Mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông

lớn lại bao phủ toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú Ngoài việc cung cấp nướccho sản xuất nông nghiệp, sông ngòi còn cung cấp lượng phù sa lớn

+ Nước ngầm: cũng rất phong phú, mặc dù chưa thăm dò đánh giá đầy đủ.

Trữ lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3 Nước ngầm tập trung ở các phức hệ rời

bở (ở

Trang 30

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long); Trong phức hệ trầm tíchcácbônat (ở Đông Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ) Trong phức hệ phun trào badan (ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ), đã được khai thác phục vụ cho tưới tiêu vàsinh hoạt.

+ Hạn chế: Tài nguyên nước phong phú, nhưng phân bố không đều cả về

thời gian và không gian Vào mùa lũ, lượng nước chiếm tới 70 - 80%, mùa kiệt chỉ

20 - 30% tổng lượng nước Đây là một khó khăn rất lớn đối với sản xuất nôngnghiệp, để hạn chế việc thiếu và dư thừa nước phải xây dựng các công trình thuỷ lợi

để chủ động tưới - tiêu nước Ngoài ra, chất lượng nước ở một số sông, hồ nguồnnước đang bị ô nhiễm nặng (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

(2) Điều kiện kinh tế - xã hội

a Thị trường và các chính sách của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường,cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, haymột hàng hóa, dịch vụ nào đó Người sản xuất chỉ sản xuất những hành hóa, dịch vụ

mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực,hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin vàcác tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường Thị trường với các quy luật cầu – cung,cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất Thịtrường cam ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu- cung, có nghĩa là sức mua vàsức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng mộttrong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn

Vai trò của Nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng,đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nôngnghiệp trong đó có sản xuất cam Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và giántiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kếtcác yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển Bao gồm: Quy hoạch vùngsản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được cácquy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quá trình tiên tiến;Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mởi quy trình sản xuất,

đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng suất cây trồng

và có hiệu quả cao (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

Trang 31

b Nguồn lao động

Số dân nước ta đông, gia tăng còn lớn Vì vậy, nguồn lao động rất dồi dào vàthường xuyên được bổ sung (3%/năm), chất lượng cũng đã được nâng hơn Tuychưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới, song nó vẫn được coi là nhân tố quan trọng

để phát triển nông nghiệp cả theo chiều rộng (khai hoang mở rộng diện tích) và theochiều sâu (thâm canh)

Trình độ, năng lực của lực lượng lao động quyết định trực tiếp việc tổ chức vàhiệu quả kinh tế cây cam Năng lực của các chủ thế sản xuất được thể hiện qua: trình

độ tổ chức quản lý và khả năng áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệmới; Khả năng ứng xử trước các biến động của thị trường, mọi trường sản xuất kinhdoanh Nếu trình độ, năng lực của các chủ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuấtcam và ngược lại

c Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật

Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật bước đầu đã được hình thành vàhoàn thiện Một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là thuỷ lợi hoá Vấn đề tưới -tiêu về cơ bản đã được giải quyết ở các vùng đồng bằng Hệ thống đồng ruộng đãđược cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hoá Công tác phòng trừ dịchbệnh cho cây trồng - vật nuôi được triển khai có thể nhanh chóng dập tắt các nguồngây bệnh Các loại giống mới cho năng suất cao đã dần dần thay thế các giống cũ Bước vào thời kỳ “CNH-HĐH”, nền nông nghiệp được tăng cường đáng kể (nhất là

về thuỷ lợi, điện, phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ giới hoá) Nhiều tiến bộ củakhoa học - kĩ thuật được đưa vào sản xuất tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất,chất lượng và hiệu quả sản xuất

Về CSHT và dịch vụ nông thôn cũng có nhiều tiến bộ hầu hết các xã đã cóđường quốc lộ tới trung tâm xã và hệ thống điện lưới quốc gia, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc sản xuất và và tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ

d Quy mô sản xuất: các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng cam khácnhau Có một số hộ gia đình ngoài phần diện tích của gia đình được chia theo số khẩucòn có diện tích nhận đấu thầu Diện tích càng lớn thì công tác quản lý giảm đi vàmọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí, cũng được tiết kiệm vàngược lại Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm

Trang 32

đ Vốn đầu tư: Khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đầu

tư thâm canh có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất cam của các nông hộ Các

hộ có sẵn tiềm lực về vốn hay tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn, biết sử dụngnguồn vốn hợp lý, mạnh dạn đầu tư thâm canh và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.(Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

(3) Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng (nhưchọn giống cam đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc: tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâubệnh, phương thức trồng) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất

để mang lại hiệu quả kinh tế cao Cụ thể:

- Giống cam: Trước kia giống cam chủ yếu được sản xuất bằng phương phápchiết cành và hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất nên chất lượng cây giốngkhông được kiểm soát, đảm bảo chất lượng Do tâm lý sợ ảnh hưởng và tiếc nhữngcây mẹ tốt nên hầu hết cây giống đều được chiết từ những cây kém phát triển,những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làm giảm khả năng phát triển, sinhtrưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất lượng giảm sút Hiệnnay, nhờ chính sách tuyên truyền và hỗ trợ của nhà nước người dân đã đưa giốngcây ghép mắt vào sản xuất do vậy chất lượng giống được nâng lên rõ rệt

- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó màcòn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau Quan sát thực tế trên vườn trong nhiều nămcho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng thờiđiểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có diện tích bề mặt rộngkhông có phần bị che lấp

- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do vậyphòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở cho cây

ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả Nếu không làm tốt khâu này sẽảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suất, sản lượng cam

- Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát triểncủa cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lý giữa cácbiện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trongcanh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư (Trần Đăng Khoa, 2010) [9]

Trang 33

(4) Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ ổn định và nắm được các quy luật của thị trường để phát triển sản xuất theo nhu cầu thị trường thì đó là một nền sản xuất bền vững

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu về cây cam trên thế giới

Trong nhiều thập kỷ qua, diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi trên thếgiới không ngừng tăng lên Tuy nhiên trong sản xuất cây có múi hiện nay đang gặpphải những khó khăn nhất định do không kiểm soát được một số loại dịch bệnh hạiphổ biến như: Bệnh Greening, Tristeza.vv Các loại dịch bệnh này đã làm cho diệntích cây có múi bị thu hẹp lại Mặc dù nguồn gốc cam quýt xuất phát từ vùng ĐôngNam Á nhưng hiện nay cam, quýt được trồng ở nhiều vùng trên thế giới với tổng sốhơn 100 quốc gia Quá trình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt được ghi nhận phát triển

từ giữa thập niên 1980 đến nay gồm nhiều chủng loại quả cam, chanh, quýt, bưởi cólượng gia tăng rất nhanh

Theo số liệu của USDA (2018), sản lượng cam niên vụ 2017/2018 đạt 49,282triệu tấn được thể hiện tại bảng 1.1:

Bảng 1.1 Sản lượng cam trên thế giới giai đoạn 2015 - 2017

Trang 34

Qua bảng 1.1 cho thấy: Sản lượng cam toàn cầu niên vụ 2017/18 giảm 4,0triệu tấn so với niên vụ trước nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi dẫn đếncác nước như Brazil, EU, và Hoa Kỳ bị giảm năng suất, còn sản lượng của TrungQuốc tăng không đáng kể Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu không bị biến động donguồn cung cấp thấp hơn chủ yếu ảnh hưởng đến sản lượng cam phục vụ chế biếnđược thể hiện tại bảng 1.2 và 1.3

Bảng 1.2 Tình hình chế biến cam trên thế giới giai đoạn 2015 - 2017

Trang 35

Bảng 1.3 Tình hình xuất khẩu cam tươi một số nước trên thế giới

1.2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam ở Việt Nam

Về sản xuất cam: Theo thống kê của cục Trồng trọt năm 2017 cả nước có90.706,0ha cam tăng 9.788,2ha so với năm 2016 Trong đó diện tích cam chủ yếutập trung tại các tỉnh Trung du Miền núi Phía Bắc (chiếm 34,7% tổng diện tích cam

cả nước), và Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 40,4% tổng diện tích cam cả nước)còn lại rải rác trên các vùng khác trong cả nước chiếm 24,95%

Trang 36

Bảng 1.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại các vùng

trên cả nước năm 2017

Tổng diện tích trồng (ha)

Diện tích trồng mới (ha)

Diện tích cho sản phẩm (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Trang 37

Về đất trồng cây có múi: Theo Nguyễn Quốc Hiếu (2012), Bón 30 tấn phânchuồng + 1.100 kg CaO + 230 kg N + 150 kg P2O5+ 500 kg K2O + 2000 kg khôdầu + 400 kg xác mắm và tưới mỗi lần 150m3 nước cho mỗi ha cam được trồng tạiPhủ Quỳ trên đất đỏ bazan, năng suất đạt 41,0 tấn/ha khi nghiên cứu tính chất lý hóađất và một số biện pháp thâm canh cam trên đất đỏ bazan Phủ Quỳ, Nghệ An [6]

Về dinh dưỡng đối với cây có múi: Có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quantrọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm,mangan, bo, sắt và molipden Nhu cầu đối với từng nguyên tố là khác nhau đối vớitừng loài và giống, song trong quá trình sinh trưởng và phát triển các nguyên tố nàyluôn phải đáp ứng đầy đủ thì cây mới có tuổi thọ bền và cho năng suất chất lượngtốt (Vũ Quang sáng và cs, 2015).[13]

Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như bón vôi, bón phân vi lượng, tưới nước,tỉa cành, tỉa lộc, tỉa quả có tác động rõ rệt đến hiệu quả sản xuất cam sành Lượngphân bón: 40 kg phân chuống + 1,5 kg đạm Urê + 2 – 2,5 kg Super lân + 1 kg kalicho cam sành ở thời kỳ kinh doanh (từ 5 tuổi trở lên) làm cho cây sinh trưởng, pháttriển tốt và đạt hiệu quả sản xuất cao (Nguyễn Duy Lam, 2011) [10]

Về sâu bệnh hại cây có múi các tác giả Nguyễn Văn Nga và Cao Văn Chí,(2013) đã nghiên cứu về quá trình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâubệnh hại như: Sâu đục thân cành, nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng, sâu nhớt, rệpmuội cam màu nâu đen, rệp sáp, ruồi đục quả phương đông; Bệnh loét, bệnh sẹo,bệnh chảy gôm, bệnh đốm đầu, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh lớp muội đen,bệnh đốm muội đen, bệnh vàng lá Greening [12]

Tác giả Vũ Văn Hiếu (2016) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng suy thoái camsành Hà Giang trồng tại Bắc Quang, Hà Giang cho thấy: Bắc Quang là vùng sảnxuất cam sành lớn nhất của tỉnh Hà Giang với diện tích khoảng 1.362,85 ha, xongđang bị hiện tượng suy thoái với diện tích từ 20,75% - 37,99% tùy theo tuổi cây vàđất trồng Trên đất phù sa cổ tỷ lệ bị suy thoái ở lứa tuổi 1-3 là 4,54%, mức độ suythoái cấp III (mức cao nhất) là 0,84%, nhưng trên 10 tuổi tỷ lệ suy thoái là 12,23%

và mức độ suy thoái cấp III là 7,67%; Tương tự trên đất phiến thạch mica ở độ tuổi1-3 là 1,32% và 0,30%, trên 10 tuổi là 13,8% và 6,13%; Trên đất phiến thạch sét ở

Trang 38

độ tuổi 1-3 là 1,66% và 0,81%, trên 10 tuổi là 16,79% và 8,12%; trên đất phù sađược bồi hàng năm ở 1-3 tuổi là 2,83% và 0,46%, trên 10 tuổi là 18,01% và 10,83%.Suy thoái cam sành Bắc Quang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chấtlượng quả cam Nguyên nhân của hiện tượng suy thoái cam sành trồng tại BắcQuang chủ yếu do sự gây hại của bệnh Trong 8 bệnh được phát hiện thì 2 bệnhnguy hiểm nhất gây nên hiện tượng suy thoái là bệnh Greening và Tristeza [7]

Phạm Ngọc Lin và cs (2016), nghiên cứu ảnh hưởng của nền gieo đến sinhtrưởng và phát triển của cây gốc ghép thuộc đề tài nghiên cứu tuyển chọn giống câygốc ghép mới cho cây có múi thuộc các tỉnh phía Bắc cho thấy: Cây giống gieo trênnền xơ dừa và nền cát cho thời gian nảy mầm, thời gian ra ngôi sớm, tỷ lệ nảy mầmcao Cây giống gieo trên nền xơ dừa sinh trưởng tốt, bộ rễ khỏe hơn cây giống gieotrên các nền khác Vậy nền xơ dừa thích hợp nhất để nhân giống theo phương phápgieo hạt đối với cây gốc ghép.[11]

Tác giả Trần Đăng Khoa (2010) nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất vàtiêu thụ cam sành Hà Giang cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng của cam sành

Hà Giang từ năm 2007 – 2009 đều tăng qua các năm Sản phẩm chủ yếu được tiêuthụ qua 2 luồng phân phối chính là: Tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêudùng (còn gọi là kênh trực tiếp hay kênh không cấp) kênh này chiếm 20% tổng sảnlượng cam hàng năm và tiêu thụ thông qua thương lái và các hộ thu gom chiếmkhoảng 80% tổng sản lượng cam hàng năm Kết quả sản xuất cam sành phụ thuộclớn và mức độ đầu tư của hộ trồng Các hộ khá có mức đầu tư cao vào giống, phânbón, lao động sẽ đem lại năng suất cam cao hơn các hộ khác, điều này kéo theokết quả sản xuất cũng tăng theo Hiệu quả kinh tế sản xuất cam trên loại hình sinhthái thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn loại hình sinh thái không thích hợp, vớimưc vốn đầu tư như nhau Để phát triển sản xuất và tiêu thụ cam Hà Giang cần phảithực hiện một số giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm: Giải pháp về quy hoạchvùng sản xuất cam; Giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh; Giải pháp về kỹthuật sản xuất cam; Về vấn đề thị trường tiêu thụ; Về chính sách và thể chế.[9]

Tác giả Lê Văn Điệp (2014) Nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành huyệnBắc Quang cho kết quả: Diện tích, năng suất, sản lượng của cam sành Bắc Quang

Trang 39

đều được phục hồi và tăng qua 3 năm từ năm 2011-2013 Năm 2013 sản phẩm chủyếu được tiêu thụ qua 2 luồng phân phối chính là: Tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuấtđến người tiêu dùng (còn gọi là kênh trực tiếp hay kênh không cấp) kênh này chiếm18% tổng sản lượng cam hàng năm và tiêu thụ thông qua thương lái và các hộ thugom chiếm khoảng 82% tổng sản lượng cam hàng năm Giá bán sản phẩm cam làmột trong những yếu tố chi phối quan trọng đến hoạt động phát triển sản xuất trồngcam Giá cam cao và ổn định qua 3 năm từ năm 2010 - 2013 Hiệu quả kinh tế sảnxuất cam chưa tương xứng đối với tiềm năng đất đai, khí hậu, con người của địaphương và còn những tồn tại nảy sinh: Vấn đề quy hoạch phát triển sản xuất; Vấn

đề giống; Vấn đề diện tích sản xuất cam bị thoái hóa đang dần mở rộng; Vấn đềdiện tích sản xuất cam bị bệnh diễn biến hàng năm; Vấn đề nguồn vốn hỗ trợ sảnxuất trồng cam Để phát triển sản xuất cam sành huyện Bắc Quang cần phải thựchiện một số giải pháp mang tính đồng bộ bao gồm: Giải pháp về quy hoạch vùngsản xuất cam; Giải pháp về vốn cho sản xuất kinh doanh; Giải pháp về kỹ thuật sảnxuất cam; Về vấn đề thị trường tiêu thụ; Về chính sách và thể chế.[5]

Tác giả Nguyễn Thị Phương Dung (2015) Nghiên cứu giải pháp phát triểnvùng sản xuất cam hàng hóa theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnhTuyên Quang cho kết quả: Trong sản xuất cam cón nhiều yếu tố hạn chế: phát triển

tự phát, chưa theo quy hoạch; giống và kỹ thuật chưa được quan tâm thỏa đáng nênđến năng suất và chất lượng cam chưa ổn định, hiệu quả sản xuất chưa cao Để pháttriển bền vững cây cam hàng hóa tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cần có cácgiải pháp sau: Quy hoạch phát triển các tiểu vùng sản xuất cây ăn quả, trong đó đặcbiệt quan tâm đến cây cam Sành để cây cam sành phát triển bền vững trên đất HàmYên; Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật về trồng và thâm canh cam vớimục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành Hàm Yên trên thị trường; Tiếptục tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương cam Sành Hàm Yên, mở rộng thịtrường tiêu thụ hướng đến thị trường xuất khẩu để nâng cao giá trị của sản phẩmcam Sành Hàm Yên; Tăng cường liên kết 4 nhà, giữa người nông dân với các tổ hợptác, hợp tác xã, các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, nhà khoahọc dần tiến tới sản xuất kinh doanh theo chuỗi sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh và

Trang 40

gia tăng giá trị sản phẩm theo chuỗi Chính quyền cần linh hoạt trong xây dựngchính sách, mở rộng thị trường, tìm đầu ra ổn định với giá bán phù hợp, tạo điềukiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nôngdân trồng cam, góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới của địaphương.[4]

1.3 Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

Nước ta có điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển củacây cam, hiện nay có rất nhiều giống cam đặc sản có triển vọng cho phát triển xuấtkhẩu Công tác nghiên cứu trong những năm gần đây về cây có múi cũng tạo ra choViệt Nam có sự đa dạng về giống cũng như kỹ thuật canh tác phù hợp Đã có rấtnhiều những nghiên cứu về cây cam ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu nàychỉ áp dụng cho từng vùng sản xuất nhất định và chủ yếu tập trung vào giống và kỹthuật canh tác Khi nghiên cứu về cây cam cũng như vùng sản xuất cam Bắc Quangcác tác giả trước hầu hết tập trung vào khắc phục hiện tượng suy thoái giốngcam sành, kỹ thuật canh tác hay các nghiên cứu về giải pháp phát triển chủ yếu sosánh hiệu quả người trồng cam so với trồng lúa đơn thuần kết hợp phân tích cáckênh thị trường để đưa ra khuyến cáo chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa đánhgiá việc sản xuất của người trồng cam từ khâu đầu vào đến chăm sóc, thu hoạch,tiêu thụ sản phẩm theo hướng tiếp cận theo chuỗi giá trị

Bắc Quang là một trong ba huyện của tỉnh có diện tích trồng cây cam tươngđối lớn có điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triểncủa cây cam; quỹ đất để phát triển cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng cònrất lớn Trong những năm gần đây phát triển cây cam hàng hóa đã có những đónggóp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như công cuộc xóa đói giảmnghèo xây dựng nông thôn mới của địa phương

Cam là cây trồng có thế mạnh của huyện Bắc Quang nhưng việc phát triểnsản xuất cam còn mang tính tự phát, chưa có những nghiên cứu đánh giá địnhhướng để phát triển vùng sản xuất cam phát triển bền vững Vì vậy những nghiêncứu, đánh giá về giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Bắc Quang làhết sức cần thiết cho thực tiễn sản xuất và phát triển cam của địa phương

Ngày đăng: 22/04/2019, 21:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Cục Trồng trọt (2018) Thống kê cây ăn quả lâu năm trên toàn quốc năm 2017 Khác
3. Cục Sở hữu trí tuệ (2016) Quyết định số 4092/QĐ-SHTT, ngày 10/10/2016 cho sản phẩm cam sành Hà Giang Khác
4. Nguyễn Thị Phương Dung (2015). Nghiên cứu giải pháp phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang Luận văn Thạc sĩ PTNT Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Khác
5. Lê Văn Điệp (2014). Nghiên cứu phát triển sản xuất cam sành huyện Bắc Quang Luận văn Thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Nguyễn Quốc Hiếu (2012). Nghiên cứu tính chất lý hóa đất và một số biện pháp thâm canh cam trên đất đỏ bazan Phủ Quỳ - Nghệ An. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
7. Vũ Văn Hiếu (2016). Đánh giá hiện trạng suy thoái cam sành trồng tại Bắc Quang, Hà Giang và một số giải pháp khắc phục. Luận án Tiến sỹ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khác
8. Huyện ủy Bắc Quang (2016). Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXI về phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực có thế mạnh của huyện, giai đoạn 2016 - 2020 Khác
9. Trần Đăng Khoa (2010). Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuấ t và tiêu thụ cam sành Hà Giang Luận văn Thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Nguyễn Duy Lam (2011). Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Khác
11. Phạm Ngọc Lin và cs (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của nền gieo đến sinh trưởng và phát triển của cây gốc ghép thuộc đề tài nghiên cứu tuyển chọn giống cây gốc ghép mới cho cây có múi thuộc các tỉnh phía Bắc, Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương Khác
12. Nguyễn Văn Nga và Cao Văn Chí (2013). Sổ tay hướng dẫn phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn quả có múi. NXB Hà Nội Khác
13. Vũ Quang Sáng, Phạm Văn Cường, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân và Nguyễn Thị Kim Thanh (2015). Giáo trình sinh lí thực vật ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 60-80 Khác
14. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (2013). Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học chương trình phục hồi, phát triển vùng cam sành Hà Giang Khác
15. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (2016). Báo cáo Phân tích và kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị cam Hà Giang Khác
16. Ủy Ban nhân dân huyện Bắc Quang (2017). Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 Khác
17. UBND huyện Bắc Quang (2014). Báo cáo đề dẫn Hội thảo thực trạng và giải pháp phát triển vùng cam sành Bắc Quang Khác
18. UBND huyện Bắc Quang (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 Khác
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2015). Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 Khác
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (2017). Báo cáo tổng kết sản xuất Nông lâm nghiệp năm 2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018 Khác
21. Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình (2003). Giáo trình cây ăn quả dành cho hệ Cao học. Đại học Nông lâm Thái NguyênII. Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w