TRẦN TRUNG KIÊN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAMTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
Trang 2TRẦN TRUNG KIÊN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAMTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG NHÉ,
TỈNH ĐIỆN BIÊNNgành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ QUANG TRUNG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứukhoa học của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn làhoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạonào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thôngtin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Trung Kiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đếnnay luận văn của tôi đã được hoàn thành Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏlòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại họcThái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốtquá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Lãnh đạo UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Sở Kếhoạch - Đầu tư và các chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trìnhhọc tập và thực hiện đề tài luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.Hà Quang Trung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là giađình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Đặc điểm kinh tế của cây cam 11
1.1.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam 12
1.1.4 Nội dung phát triển sản xuất cam 13
1.1.5 Vai trò phát triển sản xuất cam 15
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1 Tình hình sản xuất cam trên thế giới 21
1.2.2 Kinh nghiệm sản xuất cây có múi ở Việt Nam 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
Trang 62.3 Nội dung nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Phương pháp tiếp cận 26
2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 27
2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 29
2.5 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 30
2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng 30
2.5.2 Nhóm các chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất 30
2.5.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện 40
3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 42
3.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé 43
3.2.1 Tình hình phát triển sản xuất Cam tại huyện Mường Nhé 43
3.3 Thực trạng phát triển sản xuất cam tại các hộ dân huyện Mường Nhé
473.2.1 Tình hình phát triển sản xuất Cam tại các hộ điều tra của huyệnMường Nhé 47
3.2.2 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam 58
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé
593.3.1 Đất và dinh dưỡng đất 61
3.3.2 Trình độ thâm canh của nông dân 61
3.3.3 Giống cam 64
3.3.4 Giá cam 66
3.3.5 Chênh lệch thu nhập từ các cây trồng cạnh tranh 67
Trang 73.3.6 Sâu bệnh trong sản xuất cam 68
3.3.7 Bảo quản sản phẩm 69
3.3.8 Thủy lợi & giao thông 70
3.3.9 Thị trường đầu vào và đầu ra 71
3.4 So sánh hiệu quả kinh tế của cây cam và một số cây trồng khác 74
3.5 Thuận lợi và khó khăn, cơ hội, thách thức của các hộ trong phát triểncam trên địa bàn huyện Mường Nhé 76
3.6 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé
783.6.1 Định hướng phát triển sản xuất cam 78
3.6.2 Giải pháp phát triển sản xuất cam 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 92
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vậtCSVC : Cơ sở vật chất ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xãKN : Khuyến nôngKH : Kế hoạchLĐ : Lao độngNN : Nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thônPTSX : Phát triển sản xuất TSCĐ : Tài sản cố định THCS : Trung học cơ sở UBND : Uỷ ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2015 22
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cam quýt ở Việt Nam 2014 - 2015 25
Bảng 2.1: Tổng hợp mẫu điều tra 29
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Mường Nhé qua 3 năm2014 - 2016 37
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng và năng suất cam của huyện MườngNhé qua các năm 44
Bảng 3.3: Khối lượng và địa điểm bán Cam cho các tác nhân 45
Bảng 3.4: Các yếu tố hình thành giá cả 46
Bảng 3.5: Nguồn tham khảo giá cam 47
Bảng 3.6: Thông tin chung về các hộ điều tra 48
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng lao động của các hộ sản xuất cam
49Bảng 3.8: Chi phí biến đổi cho vườn cam thời kỳ kinh doanh 50
Bảng 3.9: Chi phí đầu tư cho vườn cam thời kỳ kinh doanh 51
Bảng 3.10: Năng suất cam của các hộ theo giống cam (tấn/ha) 52
Bảng 3.11: Sản lượng cam của hộ vụ 2014 - 2016 53
Bảng 3.12: Tầm quan trọng sản xuất cam của các hộ điều tra 54
Bảng 3.13: Kết quả sản xuất kinh doanh cam của các hộ 54
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam tính cho 1 ha 56
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam tính cho 1 hộ 57
Bảng 3.16: Một số hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam tạiMường Nhé 59
Bảng 3.17: Đánh giá của hộ nông dân về các yếu tố ảnh hưởng tới pháttriển sản xuất cam tại huyện Mường Nhé 60
Bảng 3.18 Khả năng mở rộng sản xuất cam tại huyện Mường Nhé 61
Bảng 3.19: Tình hình tập huấn của hộ điều tra 62
Trang 10Bảng 3.20: Mức độ thường xuyên của các quy trình chăm sóc cây cam
huyện Mường Nhé 63
Bảng 3.21: Khó khăn trong chọn giống của các hộ 65
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế của các giống cam khác nhau 65
Bảng 3.23: Biến động giá cam chính vụ qua một số năm 66
Bảng 3.24: Thu nhập từ các cây trồng cạnh tranh với cam (Tr.đồng/ha) 67
Bảng 3.25: Các loại sâu bệnh thường gặp 68
Bảng 3.26: Khó khăn trong bảo quản sản phẩm cam 69
Bảng 3.27: Khó khăn trong giao thông và thủy lợi 70
Bảng 3.28: Khó khăn trong mua các đầu vào chất lượng tốt 71
Bảng 3.29: Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm 72
Bảng 3.30: Đánh giá về chất lượng cam của người mua buôn và triểnvọng thị trường 73
Bảng 3.31: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất cam với sản xuất câyxoan của các hộ điều tra 74
Bảng 3.32: Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức củaphát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnhĐiện Biên 76
Bảng 3.33: Phương hướng của hộ sản xuất cam trong thời gian tới 78
Bảng 3.34: Định hướng phát triển sản xuất cam của huyện Mường trongthời gian tới 79
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Mường Nhé 34Sơ đồ 3.1 Kênh tiêu cam của các hộ điều tra 45Đồ thị 3.1 Biến động giá các loại cam cuối vụ bán ra một số hàng năm 66
Trang 12MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người Sản phẩmquả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứanhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể Hiện nay, cây ăn quả đã trởthành một trong những loại cây có thế mạnh về kinh tế ở Việt Nam Sản phẩmcây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩusang các nước Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành mộtbộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp và có nhiều đónggóp tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảmnghèo và tăng thu nhập cho người nông dân Trong đó có cây cam.
Cây có múi (cam, chanh, cam, bưởi, thanh yên, phật thủ, v.v.) đã đượctrồng và sử dụng cách đây khoảng trên 4000 năm, hơn nữa chúng là nhữngloài cây được trồng rất phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, từ vĩ độ 40Bắc đến vĩ độ 40 Nam Sản lượng quả có múi hàng năm trên thế giới khoảng85 triệu tấn, xếp vị trí thứ nhất trong 4 loại quả sản xuất nhiều nhất trên thếgiới (cây có múi, nho, táo tây và dứa) Trong số các loài cây có múi, cam cósản lượng lớn nhất (62 triệu tấn), sau đó là cam và các dạng lai (10 triệu tấn),chanh và bưởi mỗi loài khoảng 6 -7 trệu tấn Cây cam được trồng phổ biến từBắc vào Nam, từ đồng bằng đến trung du miền núi bởi chúng có giá trị dinhdưỡng, giá trị kinh tế cao Trong thành phần thịt quả có chứa 6 -12% đường,hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4 -1,2% trongđó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng vàdầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữabệnh.
Tại Việt Nam, cây cam được trồng ở khắp các tỉnh như Lào Cai, HàGiang, Yên Bái, Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ an vàmột số huyện thuộc tỉnh, Lạng Sơn Trong những năm gần đây, ngành sản
Trang 13xuất cam quả ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng giảmxuống nhanh chóng, diện tích vườn cam hẹp dần, tuổi thọ vườn cây ngắn lại.Thị trường quả có múi bị cạnh tranh gay gắt bởi hoa quả nhập khẩu từ TrungQuốc, Thái Lan do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nội tiêutrong khi tiềm năng đất đai và khí hậu của nước ta lại thích hợp cho việc pháttriển loại cây này.
Trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cây cam được đưavào phát triển trong những năm gần đây và được coi như là một cây “giảmnghèo” cho đồng bào các dân tộc trong vùng Khả năng sinh trưởng vàphát triển của cây cam khá tốt và sự thích nghi của cây cam (cam Xã Đoài- Cam Vinh - Cam bản địa) là phù hợp với điều kiện thời tiết khi hậu củahuyện Tuy nhiên, để phát triển cây cam thành một cây trồng sản phẩmhàng hóa, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững trên địabàn huyện Mường Nhé, còn gặp phải nhiều khó khăn bất cập như: vốnđầu tư, khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, thị trường đầu ra của sảnphẩm, tập quán canh tác của người dân, v.v., cần được quan tâm giải quyếtmột cách đồng bộ.
Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuấtcam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, làm nội dung nghiên
cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến pháttriển sản xuất cam.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam trên địabàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam trênđịa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Trang 143 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển sảnxuất cam nói chung và sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé nóiriêng Trên cơ sở tổng kết các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuấtcam, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả kinh tếnông sản hàng hóa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển sảnxuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điên Biên.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phân tích khách quan về phát triển sản xuất cam trên địa bànhuyện Mường Nhé, tỉnh Điên Biên, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế cây cà phê, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện MườngNhé được dựa trên các căn cứ khoa học và có tính khả thi, có thể dùng làm tàiliệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong việc nghiêncứu và tổ chức thực hiện phát triển sản xuất cây cam trên các địa phương cóđiều kiện tương đồng.
Trang 15khác nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộcó phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động giađình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bảnđược đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ khônghoàn hảo (Đỗ Kim Chung và cộng sự, 2009).
1.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuấtxã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sảnxuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủchung một nhà và ăn chung Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sốnglà tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện đểphát triển (Trần Đình Đằng và Đinh Văn Đãn, 2008).
1.1.1.3 Khái niệm tăng trưởng và phát triển
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi nhữngchuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại Sự tồn tại và phát triển của xã hộihôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánhmột cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Ngày nay thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đờisống kinh tế và xã hội Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi củanền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở
Trang 16mức độ cao hơn cả về lượng và về chất Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự(2009), nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không nhữngcó nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại vàphù hợp hơn về cơ cấu Thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơnnhu cầu của xã hội về nông nghiệp Cần phân biệt giữa tăng trưởng nôngnghiệp và phát triển nông nghiệp Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ởthời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủyếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng Tăngtrưởng nông nghiệp tăng lên về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượngdiện tích, số đầu con vật nuôi Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả vềlượng và về chất.
1.1.1.4 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tàinguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ(đầu ra) Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ cònthấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảmbảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cungcấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuấttrên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trungchuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao Phát triển kinh tế thị trường phảitheo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì ngườisản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuấtcho ai? Sản xuất như thế nào? (Phí Mạnh Hùng, 2009).
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượngsản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụphục vụ đời sống con người.
Trang 171.1.1.5 Phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt củaquá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tănglên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu Phát triển sản xuất baogồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (trích bởi Đào ThịMỹ Dung, 2012).
Phát triển theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giátrị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất,đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cư ờng độingũ lao động.
Phát triển theo chiều sâu là việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nângcao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tớixuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũlao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo pháttriển bền vững (trích bởi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Cam là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sảnxuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số câyăn quả khác Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam sẽ đưa giá trị của ngànhnông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chấtlượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nôngnghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.
Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chấtlượng thấp sang trồng cây ăn quả như cam sẽ tạo ra những vùng chuyên mônsản xuất hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăngthu nhập cho người nông dân Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thịtrường) phát triển ở khu vực nông thôn (trích bởi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
Trang 18Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng góp phầnlàm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làmcho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành côngnhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm côngnghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chấtlượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinhthái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quanmô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
Việc phát triển sản xuất cam còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng cáctiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam nói riêng đã gópphần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả Các cơ sởkinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vựcsản xuất hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin Qua đó làm thayđổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển cây ăn quả nói chung, cam nói riêng không những góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà nó còn góp phần vàoviệc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bềnvững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng nhữngthành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phụcvụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượngngoại tệ lớn cho đất nước.
1.1.1.6 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích pháttriển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa
- Văn kiện đại hội X của Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 nhấn mạnh: Hiện nay và trongnhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược
Trang 19đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đaihóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hànghóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng vàkhả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệpsạch Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tếnông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và cóhiệu quả kinh tế cao Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trunggắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản.
- Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về việcmiễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: miễn thuế sử dụng đất nông nghiệptrong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nôngdân , miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộnghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định củaChính Phủ; giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đốivới diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng không thuộc diện nêutrên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt quá hạn mức theo quy định củapháp luật đối với hộ nông dân Nghị quyết này được thực hiện từ năm thuế2003 đến năm thuế 2010 Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 củaChính Phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày17/06/2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thôngtư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn miễn,giảm thuế theo Nghị định 129/2003/NĐ-CP.
- Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/09/1999 của Thủ TướngChính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ1999-2010 Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/06/2007 của Bộ NôngNghiệp và Phát Triển Nông Thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả vàhoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với phương hướng phát triển:Tiếp tục phát triển chương trình rau quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai tháclợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng; tập trung phát triển các loại câyăn quả có lợi thế cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và
Trang 20chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và thế giới; sản xuất rau quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệcao; Các chỉ tiêu phát triển: cây ăn quả diện tích 1 triệu ha, sản lượng 10 triệutấn, kim ngạch xuất khẩu quả 430.000 tấn = 295 triệu USD; Các giải pháp chủyếu: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp: phát triển diện tích trồng cây ăn quả ởvùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, duytrì năng lực công nghiệp chế biến và khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sởchế biến rau quả nông thôn, đầu tư dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói vàbảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữacác vùng miền và phục vụ xuất khẩu; Về khoa học công nghệ và khuyến nông:nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về công nghệ sinhhọc (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh ), xây dựng quytrình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông, áp dụng các công nghệ bảoquản tiên tiến, hiện địa như bảo quản mát, trong môi trường khí quyển cảibiến, chiếu xạ , xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả;Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm: hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quảvà hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua,đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường; Về chính sách hỗ trợ: Nângmức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệcao và các mô hình chế biến bảo quản rau hoa quả, Ngân hàng chính sách chocác Hợp tác xã, hộ nông dân vay trung, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) đểcải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất GAP đối với cây ăn quả.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính Phủ vềmiễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên khâu lưu thôngđể khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Thông tư số 91/2000/TT-BCtngày 06/09/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn Nghị quyết số 09/2000/NQ-CPnhư sau: các tổ chức, cá nhân nhằm hoạt động kinh doanh buôn chuyến (gọichung là kinh doanh buôn chuyến) không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuếthu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh buôn chuyến các loạihàng hóa là nông sản sản xuất trong nước chưa qua chế biến
Trang 21- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướngChính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông quahợp đồng, như một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp kýhợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất: về đất đai, đầu tư, tín dụng, vềchuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, về thị trường xúc tiến thương mạiđều được Nhà Nước hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi.
- Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 17/09/2002 của Ngân hàng NhàNước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp kýkết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa và Thông Tư số 04/2003/TT-BTCngày
10/01/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiệnQuyết Định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ Tướng Chính Phủvề chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ Tướng ChínhPhủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Thông tư số95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số chínhsách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và côngnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối quy định: các tổ chức, cá nhân thuêđất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, làm muối đượcmiễn, giảm tiền thuê mặt nước theo quy định.
- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ TướngChính Phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụrau, quả, chè an toàn đền năm 2015 Theo đó Ngân sách Nhà Nước đầu tưđiều tra, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tậptrung, xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng; ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tưcho bán buôn, kho bảo quản, xúc tiền thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹthuật; Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung Ương bố trí kinh phí đã phân bổ hàng năm hỗ trợgiống, khuyến nông vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn được ưu tiên thuê đấtvà được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo cácquy định hiện hành.
Trang 22- Quyết định 1895/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của ThủTướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đếnnăm 2020 Theo đó thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệcao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp pháttriển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao Đạt mức tăng trưởng hàng năm trên3,5%, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trước mắt và lâu dài.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế của cây cam
Cây cam thuộc họ Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citruscó nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á Họ camRutaseae bao gồm cam, bưởi, quýt… Cam là loại quả cao cấp, có chưa giátrị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao Cam là loại quả giàu chất chống oxy hóavà chất phytochemical Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong mộttrái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng davà chống lão hóa” Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết camđược yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân Camgiúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vân động cao, tăngcường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể (Nguyễn Văn Luật, 2008).
Trên đất đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả cao, cải tạo nâng cao độ phìnhiêu cho đất Sản phẩm cây cam có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hànghóa Sản phẩm quả có mẫu mã đẹp, có lượng sinh khối lớn, rất giàu dinhdưỡng, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hóa cao Mặt khác, sảnphẩm cam quả có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều quy mô.Diện tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh doanh cóquan hệ mật thiết với nhau Vườn có diện tích lớn thì đầu tư sức lao độngnhiều hơn, ngoài ra còn xem xét trồng xen canh với cây trồng khác để tăng
Trang 23thêm thu nhập Vườn có diện tích nhỏ thì xem xét chiến lược chuyên môn hóasản phẩm cam để kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm thunhập (Nguyễn Văn Luật, 2008).
1.1.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam
Cây cam là loại cây khó tính thuộc loại thực vật 2 lá mầm thân gỗ.Trong điều kiện sinh thái nước ta cần lưu ý mấy đặc điểm sau: Trước tiên đểhạt nảy mầm rễ phải xuất hiện trước Rễ của cam thuộc loại rễ nấm NấmMicorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng vàmột lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây Cây cam không ưa trồng sâu do bộ rễphân bố rất nông chủ yếu là các rễ bất định phân bố tương đối rộng và dàyđặc ở tầng đất mặt Rễ cam sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở nhữngnơi có mực nước ngầm cao.
Tuy nhiên, sự phân bố của các tầng rễ cam phụ thuộc vào từng loại đất,độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học và mực nước ngầm, đặc biệt là cáckỹ thuật canh tác như làm đất,bón phân và hình thức nhân giống, giống gốcghép và giống cây trồng Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưngnhiều rễ hút phân bố rộng và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo sự thayđổi của điều kiện sinh thái đặc biệt là mực nước ngầm Các cây ghép trên gốcghép chấp Thái Bình, gốc bưởi chùm và bưởi chua, gốc cam chua Hải Dương,cam voi Quảng Bình và cam chua Đạo Sử có bộ rễ ăn sâu hơn Ghép trên cácgốc ghép là quýt cleoparte, chanh sần, chanh ta, chanh eureka có bộ rễ ănnông nhưng rộng và có nhiều rễ hút hơn (Hoàng Ngọc Thuận, 2000).
Cam quýt trồng trên đất Phủ Quỳ có bộ rễ phân bố sâu hơn ở các vùngđất khác.
Nhìn chung, rễ của cam quýt phân bố ở tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút tậptrung ở tầng sâu 10 - 25 cm Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ từ 1 - 8 năm tuốisau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém ở nước ta, nhìn chung từtháng 2
- 9 dương lịch rễ cam quýt sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽnhất.
Trang 24Cây cam thuộc dạng thân gỗ Một cây trưởng thành có thể có từ 4 - 6cành chính Nếu không chú ý tạo tán ngay từ đầu thì cam quýt sẽ rất ít khi cóthân chính, tuỳ theo tuổi cây và điều kiện sống Các giống cam khác nhau thìsẽ có chiều cao và hình thái khác nhau Ví dụ, cam sành Lạng Sơn 25 nămtuối cao 6,20 m, đường kính tán 4,25 m, đường kính gốc 17cm, cây phân cànhhướng ngọn, tán hình chổi rể phân cành thưa Cam Vân Du 9 năm tuổi trồng ởNghệ Tĩnh có chiều cao 4,82 m, đường kính tán 4,28 m, đường kính gốc 16cm, tán hình trụ hoặc hình cầu, phân cành nhiều, tán chặt (Hoàng NgọcThuận, 2000).
Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: Có loại tán rộng có loại tánthưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang, tán hình cầu, hình tròn,hình tháp hoặc hình chổi rể Cành có thể có gai hoặc không có gai, hoặc cũngcó thể có gai khi cây còn non và rụng gai khi cây đã lớn, già Một số giống,loài không có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện rất nhiều gaitrên thân và cành, ở cấp cành cao càng ít gai và gai ngắn.
Ở nước ta cành quả của đa số các giống cam, quýt, bưởi là cành mùaxuân Ở các tỉnh phía nam cây thường ra quả ở các cành phát triển ở đầu vàcuối mùa mưa, do đó có thể có nhiều vụ quả trong năm Tuy vậy, cành quả làcành mùa xuân vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Nói chung, các giống cam quýt thường cho thu hoạch sau khoảng từ 3 4 năm sau khi trồng Nếu nhân giống bằng cách ghép hoặc chiết thì thườngcho thu hoạch năm thứ 2 sau trồng Nếu nhân giống bằng phương pháp gieohạt phải từ 5 - 8 năm sau trồng (tuỳ loại) mới được thu hoạch.
-1.1.4 Nội dung phát triển sản xuất cam
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng lên) về mọi mặtcủa quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cảsự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu Phát triểnsản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng, phát triển theo chiều sâu vàthay đổi tổ chức sản xuất
Trang 25a Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể chuyển từ mô hình kinhtế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn, sản lượng hàng hóa caohơn, hoặc chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất tập thể như HTX, nôngtrường quốc doanh sang hộ, trang trại độc lập hoặc giao khoán.
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hìnhthành/mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thôngthường các đơn vị sản xuất có quy mô lớn có xu hướng liên kết chặt chẽ vớicác tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầuvào/đầu ra trong sản xuất Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏathuận miệng, tới các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành cácđơn vị lớn hơn Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiềungang, dọc hoặc kết hợp.
Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kếtnhằm tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằmđáp ứng nhu cầu của thị trường Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùyvới điều kiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chứcsản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (tríchbởi Trần Đăng Khoa, 2010).
b Phát triển theo chiều rộng
Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, phát triển sản xuất camtheo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hànghóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống,khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động Phát triểnsản xuất cam theo chiều rộng thường ở khía cạnh tăng diện tích sản xuất bằngcác biện pháp khác nhau, khía cạnh phát triển này được hiểu cả về không gianvà thời gian (trích bởi Đào Thị Mỹ Dung, 2012).
c Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bướcnâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng
Trang 26hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước và tương lailà hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chúý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên,phát triển bền vững Khía cạnh phát triển này liên quan tới tăng năng suất,chất lượng và giá trị, dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam Việctăng năng suất có thể được thực hiện thông qua áp dụng các tiến bộ khoa họcnhư giống, các biện pháp thâm canh Tăng chất lượng và giá trị sản phẩmcũng có thể được làm theo các đầu tư chiều sâu như trên, song còn liên quantới bố trí thời vụ (rải vụ), công tác bảo quản cam, và công tác tiêu thụ sảnphẩm (trích bởi Trần Đăng Khoa, 2010).
Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng cam là mụctiêu cốt yếu và cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất cam Phát t riển sản xuấtcam cần mang lại thu nhập ổn định cho người trồng cam và cao hơn cáccây trồng cạnh tranh khác.
1.1.5 Vai trò phát triển sản xuất cam
Cây cam là một cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏingười sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơnmột số cây ăn quả khác Vì thế, việc phát triến sản xuất cam sẽ đưa giá trị củangành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây có múi ngày càng tănglên, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn càng tăng về loại quả chất lượng cao củangười tiêu dùng, dẫn đến tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng góp phầnlàm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làmcho một phần lao động nông nghiệp chưa có việc làm ở khu vực nông thôn trởthành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệpsang làm công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quảnhanh, chất lượng, giá thành cạnh tranh, tạo nguồn thực phẩm sạch dồi dào.
Phát triển sản xuất cam còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinhthái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan môhình, nghỉ dưỡng…
Trang 27Phát triển sản xuất cam còn thúc đẩy việc tìm tòi áp dụng các biện phápkhoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Việc phát triển cây ăn quả nói chung và phát triển cây cam nói riêng đãgóp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nôngthôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là hướng giảm nghèo hiệu quả bềnvững Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thànhnhững khu vực sản xuất hàng hóa tập trung như đường, điện, thông tin truyềnthông… Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Phát triển cây ăn quả nói chung và phát triển cây cam nói riêng khôngnhững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đi lênmà nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên nhữngvùng sản xuất nông nghiệp có nâng suất cao và bền vững.
Chính vì những ý nghĩa to lớn này, cùng với việc áp dụng những thànhtựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng đã tạora nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trongnước và xuất khẩu.
1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam
1.1.6.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- Nước: Cam là cây ưa ẩm ít chịu hạn Đa số các loại giống yêu cầu
nước ở các thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm, thời kỳ kết quả và phát triển.Nhưng cam cũng rất sợ ngập úng vào mùa mưa, đất dễ bị thiếu ôxy, bộ rễhoạt động rất kém, rễ bị thối chết dẫn tới rụng lá, rụng quả Lượng mưa thíchhợp cho vùng trồng cam trên dưới 2.000 mm, cam chanh cần 1.000 - 1.500mm, quýt cần nhiều nước hơn: 1.500 - 2.000 mm Lượng mưa được coi là đủkhi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% Độ ẩm không khí thích hợplà 75 - 80% Thời kỳ hoa nở cần độ ẩm không khí thấp 70 - 75%, thời kỳ quảphát triển ẩm độ cao quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt và mã quả đẹp.ẩm độ đất và không khí đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỉ lệ đậu quả củacam Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sauhoa quả sẽ nhiều, tháng 3 đến tháng 4 mùa khô hạn có khả năng giảm sốlượng quả trên cây (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ, 1990).
Trang 28Nhìn chung, lượng mưa có đủ để sản xuất nông nghiệp thoả mãn nhucầu sinh trưởng và phát triển của cây là 1.400 - 2.500 mm Nhưng do lượngmưa phân bố không đồng đều do đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất vàphẩm chất của quả Ví dụ, tỉnh Hà Giang lượng mưa bình quân hàng năm3.000 - 3.500 mm, cá biệt có nơi 5.000 mm, tập trung chủ yếu trong các thángmùa hè, vì thế mà năng suất và chất lượng cam những nơi này giảm Còn ởNghệ An, Hà Tĩnh nói chung và Phủ Quỳ nói riêng thời kỳ quả chín thì mưa,bão, lụt, kéo dài nhiều ngày, còn thời kỳ quả phát triển thì lại có gió tây (giólào) nóng hoạt động nên dẫn đến đất cũng bị hạn khô cho nên việc sản xuấtcam cần có biện pháp thâm canh.
- Đất và dinh dưỡng: Cây cam có thể trồng được trên đa số loại đất ở
Việt Nam, tuy nhiên nếu đất xấu thì phải đầu tư thâm canh cao Loại đất thíchhợp để trồng cam là loại đất bằng phẳng có cấu tượng tốt, nhiều mùn thoángkhí, khi cần dễ tháo nước, tầng đất dày tối thiểu là 80 cm Không nên trồngcam ở đất thịt nặng, đất cát già có lớp đất mặt nông Độ pH thích hợp cho camlà từ 5,5 - 6, nếu độ pH < 5 thì cần phải bón thêm vôi để nâng cao độ pH đúngvới yêu cầu đòi hỏi thích hợp của cây cam Ngoài ra, cam quýt còn cần đượccung cấp các nguyên tố dinh dưỡng N.P.K cũng như các nguyên tố vi lượng(Nguyễn Thị Châu, 2012).
Đạm (N) là nguyên tố không thể thiếu được trong quá trình trồng cam,nó đóng vai trò quyết định trong việc sinh trưởng và phát triển của cây cam.Đạm xúc tiến sự phát triển của lá, xúc tiến quá trình hình thành các đợt lộcmới trong năm Số lá tốt trên cành có ảnh hưởng đến việc hình thành năngsuất và trọng lượng quả Nếu đạm quá nhiều thì sẽ có quả lớn, vỏ dày, phẩmchất kém, quả lên màu chậm, màu sắc quả đậm, hàm lượng vitamin giảm.Ngược lại, nếu thiếu đạm thì cành quả nhỏ, mảnh, quả nhỏ vỏ mỏng như giấynăng suất thấp Đạm còn có tác dụng xúc tiến cũng như kìm hãm việc hấp thụcác nguyên tố dinh dưỡng khác Nếu đạm trong lá cao thì Mg cũng cao Câycam quýt hấp thụ đạm nhiều giống như hấp thụ canxi.
Trang 29Phân lân cũng rất cần cho cây trong quá trình phân hoá mầm hoa Thiếulân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được Phân lâncó tác dụng làm giảm lượng axit trong quả, tăng hàm lượng đường, hương vịquả ngon hơn, vỏ quả mỏng trơn, lõi quả chặt không rỗng màu sắc quả hơikém song chuyển mã nhanh hơn Hiệu quả của việc bón lân cho cam phụthuộc vào độ chua của đất, lượng thiếu hụt hay đầy đủ của Ca, Mg (NguyễnThị Châu, 2012).
Kali cũng rất cần cho can trong thời kỳ ra lộc non và quả phát triểnmạnh Cây được bón đầy đủ kali cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cấtgiữ, vận chuyển Ngược lại, nếu thiếu kali thì cành lá sinh trưởng kém, đốtngắn, cây không phát triển được Ngược lại nếu nhiều kali quá thì quả tuy tomà xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
Ngoài ra, các nguyên tố khác như Ca, Mg, các yếu tố vi lượng kháccũng rất cần thiết đối với sự phát triển của cam, quýt Tuỳ từng loại đất vàmức độ thiếu hụt mà biểu hiện của các ảnh hưởng nhiều hay ít Bón đầy đủphân chuồng cũng có thể khắc phục được tình trạng thiếu vi lượng trong đất(Nguyễn Thị Châu, 2012).
1.1.6.2 Nhóm nhân tố nguồn lực
- Tập quán sản xuất: Liên quan đến chủng loại cam, giống, kỹ thuậtcanh tác, thu hoạch Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng,giá trị thu hoạch trên một đơn vị diện tích.
- Trình độ, năng lực của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việctổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam Năng lực của người sản xuất được thểhiện qua: trình độ tổ chức quản lý, khả năng nắm bắt áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật và công nghệ mới Khả năng ứng xử trước các biến động của thịtrường, môi trường sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị cơ sở vật chất….Nếu trình độ, năng lực của người sản xuất cao thì sẽ có ảnh hưởng tích cực tớingành sản xuất cam và ngược lại.
Trang 30- Quy mô vốn: Vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật lànhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp.Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nềnkinh tế, còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹthuật và lao động, tạo thêm nhiều việc làm, mở rộng quy mô (Đỗ Kim Chungvà cộng sự, 2008).
Đối với cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng thì yêu cầu vốn đầutư ban đầu khá lớn Vì vậy muốn sản xuất có hiệu quả thì phải có nguồn vốnđầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất là điều quan trọng nhất.Cây cam là cây dài ngày, việc đầu tư ở giai đoạn đầu có ảnh hưởng rất nhiềuđến tất cả giai đoạn sau của cây cam Vì vậy, yêu cầu về vốn cũng là một yêucầu rất quan trọng vì không đảm bảo về vốn thì khó sản xuất và phát triển.
- Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng camkhác nhau Một số gia đình ngoài phần diện tích của gia đình có sẵn thì cònnhận khoán, đấu thầu thêm diện tích để tăng diện tích sản xuất Diện tích cànglớn thì khẩu quản lý càng phải chặt chẽ và các chi phí sẽ phải tiết kiệm Dovậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.1.6.3 Nhóm biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồngtừ chọn giống, chăm sóc, phương thức trồng và thu hoạch Tạo sự hài hòagiữa các khâu của quá trình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao Cụ thể:
Chọn giống cam: Từ trước tới nay, giống cam chủ yếu được sản xuấtbằng phương pháp chiết cành và hầu hết được các gia đình tự sản xuất nênchất lượng của cây giống không kiểm soát và đảm bảo chất lượng; Ngoài raphương pháp này hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ, ngoài ra tỉ lệ ra rễ thấp Phương phápghép mắt cũng được tiến hành trong nhân giống cam nhưng phương pháp nàycũng có một số bệnh lây lan qua mắt ghép và cành chiết như Tristeza,greening, virus… Phương pháp vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác,trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực
Trang 31hiện trong điều kiện vô trùng, ưu điểm của phương pháp này là cây con saukhi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh, tuy nhiên phương này khó thực hiện đại tràtrong sản xuất (Nguyễn Văn Luật, 2008).
- Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh hưởng không những trongnăm trồng mà còn ảnh hưởng lâu dài vào các năm sau Qua nghiên cứu thựctế trong nhiều năm thì gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán và xiếtnước thì sẽ có tổng thu nhập kinh tế cao
- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại sâu bệnh,do vậy việc phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốtlà sơ sở cho cây ra hoa và đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình ra quả Khâuphòng trừ sâu bệnh là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc rahoa, đậu quả và năng suất chất lượng cam.
- Phương pháp trồng: Dựa trên cơ sở đặc tính sinh lý và quy luật pháttriển của cây cam để đưa ra các tác động kỹ thuật trồng, lựa chọn hợp lý giữacác biện pháp như khoảng cách trồng, trồng cây chắn và che mát, vét bùn, tủgốc giữ ẩm… Nhằm để cây cam phát triển tốt, đạt mục tiêu kinh tế cao Việcáp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư(Nguyễn Văn Luật, 2008).
1.1.6.4 Nhóm nhân tố thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự rađời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó.Người sản xuất chỉ sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhucầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụnào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệugiá cả phát ra từ thị trường Thị trường với các quy luật cầu-cung, cạnh tranhvà quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất Thị trườngcam ở đây được đề cập tới cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua vàsức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằngmột trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngưng trệ.
Trang 321.1.6.5 Nhóm chính sách của Nhà Nước
Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạtầng và hàng loạt chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trongsản xuất cam Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sảnxuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếutố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển Bao gồm: Quy hoạch vùngsản xuất, phát huy lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sảnxuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quy trình; Tăng cường công tácquản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sảnphẩm sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng và có hiệu quả cao(Đỗ Kim Chung và cộng sự, 2008).
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình sản xuất cam trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất cam trên thế giới
Cam quýt là cây trồng được trồng phố biến ở rất nhiều nơi trên thế giới,đặc biệt cam quýt được trồng ở những vùng có khí hậu cận nhiệt đới như TâyBan Nha, Brazil, và vùng khí hậu ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng của khíhậu đại dương như các nước ven biển Địa Trung Hải Tổng diện tích camquýt trên thế giới trên hai triệu hecta và sản lượng cam chiếm hơn 27% so vớitổng sản lượng các loại trái cây khác.
Qua bảng sau ta thấy, theo tổ chức lương thực thế giới (FAO) niên vụnăm 2014-2015, sản lượng cam trên thế giới đạt hơn 1.726 triệu tấn, trongđó Indonexia là nước có sản lượng cam lớn nhất thế giới với 313,6 triệu tấn;Brazin là nước đứng thứ hai với 249,9 triệu tấn; Tây Ban Nha đứng thứ bavới 225 triệu tấn; Thái lan là 209 triệu tấn; Italy là 190,6 triệu tấn; Nhật Bảnlà 124,7 triệu tấn; Trung quốc là 128 triệu tấn; và thấp nhất là Philippines là24 triệu tấn.
Trang 33Bảng 1.1 Sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2015
BrazinPhápÚc TrungQuốc ItalyPhilippinesThái LanTây Ban Nha
MalaysiaNhật BảnIndonexia
(Nguồn: Theo tổ chức FAO, 2015)1.2.1.2 Kinh nghiệm một số nước
Thái lan
Được biết, trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Thái Lan đã ra sức “chấnhưng” nền nông nghiệp của đất nước và hướng đến mục tiêu sản xuất nôngnghiệp bền vững với những chính sách hết sức cởi mở cho nông dân cũng nhưbất cứ nhà đầu tư nào trong và ngoài nước muốn tham gia vào lĩnh vực trồngtrọt, chăn nuôi Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâmnghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp,đặc biệt chú trọng đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế,phù hợp với từng vùng thổ nhưỡng Kiên trì tuyên truyền, vận động người dânhọc hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp, tăng cườngcông tác bảo hiểm xã hội, giải quyết tốt vấn đề về vốn và nợ, thiết lập các hệthống đảm bảo rủi ro cho nông dân.
Trang 34Song song với các chương trình ưu tiên sản xuất hàng nông sản, thủysản xuất khẩu, chính phủ còn mở rộng cửa để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnhvực chế biến nông sản, chú trọng đến công nghệ hiện đại để tạo nên những sảnphẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường lớn Do vậy, chúng ta thấy hàngnông sản của Thái Lan hiện nay hết sức đa dạng, mẫu mã đẹp, có độ tin tưởngvề an toàn vệ sinh thực phẩm và nó đã được các thị trường khó tính như Mỹ,Nhật, EU chấp nhận Chỉ riêng về các loại hàng trái cây Thái (theo chươngtrình ThaiGAP) như: Sầu riêng, măng cụt, xoài, nho, dừa, cam, cũng đã thâmnhập mạnh vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam cạnh tranh với hàng trái câynội địa.
Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậmchí có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam Tuy nhiên, Thái Lanđã vươn lên trở thành một nước đứng đầu xuất khẩu nông sản và với giá trịnông sản xuất khẩu cao hơn hẳn Việt Nam Nguyên nhân có được điều đó làdo Thái Lan đã biết định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khai thác đặcsản của từng vùng, thậm chí cả những vùng khó khăn nhất Chính sách này đãlàm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giácả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo đượcmột thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìmkiếm.
Nhật Bản
Thông qua các Hợp tác xã, chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫnnông dân trồng những giống cây ăn quả có hiểu quả kinh tế cao cũng nhưgiúp họ kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất: Lập chương trình sản xuất chonông dân, thống nhất nông dân sự dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.
Mục đích giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất Mục tiêu củachính sách không phải là lợi nhuận cho chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầulà trợ giúp nông dân Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lýNhà nước với một mức chi phí hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân
Trang 35sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau ưutiên bán cho Nhà nước Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dântheo giá cả thống nhất và hợp lý, nhờ đó giúp những nông dân ở những vùngxa xôi có thể có được vật tư mà không phải chịu cước phí quá đắt.
Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng:Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với cácnước như Thái Lan có hiểu lực từ năm 2007, theo ước tính, hiệp này sẽ tănglượng trái cây Nhật Bản xuất vào thị trường Thái Lan 30-50%, thuế xuất đốivới chanh giảm xuống vào năm 2009, sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vàonăm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá vào đồng nghĩa giúp nâng cao tínhcạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan Trái cây NhậtBản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tựnhiên.
Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệpphát triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dâncủa Chính Phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp chonông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nướcsản xuất rau quả hàng đầu thế giới.
1.2.2 Kinh nghiệm sản xuất cây có múi ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại câytrồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam Cây ăn quả cómúi là một trong những nhóm cây ăn quả quan trọng của nước ta.
Cam quýt được đưa vào Việt Nam vào thế kỷ XVI, cho đến nay đãđược nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năngsuất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước Từ những nămhòa bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam cònrất hiếm, cây cam chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài(Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh có kinh nghiệm,một số gia đình cũng đã biết làm giàu từ cây cam nhưng trên thị trường camquýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm.
Trang 36Ở nước ta hiện nay, cam quýt được trồng phổ biến nhiều nơi trên khắpmọi miền của tổ quốc, có rất nhiều vùng trồng cam có thương hiệu nổi tiếngmang lại hiểu quả kinh tế cao cho bà con nông dân như: Cam Vinh (NghệAn), Cam Canh (Hà Giang), Cam Cao Phong (Hòa Bình),… Theo báo cáotrung tâm khuyên nông quốc gia, diện tích cây trồng có múi tăng nhanh hàngnăm Năm 1990 cả nước có hơn 19 nghìn ha Cam, quýt với sản lượng119.238 tấn đến năm 2015, diện tích trồng cam quýt đã tăng lên khoảng 85.8nghìn ha với sản lượng hơn 740 nghìn tấn Diện tích và sản lượng cam quýtmang lại hiệu quả kinh tế lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xóađói giảm nghèo cho nhiều vùng quê.
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng cam quýt ở Việt Nam 2014 - 2015
Diện tích(nghìn
Diện tích(nghìn
Sảnlượng(nghìn
Trang 37Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về kinh tế- kỹ thuật, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến phát triển sảnxuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam trên địa bàn huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam trên địa bànhuyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp tiếp cận
2.4.1.1 Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Đề tài nghiên cứu tình hình PTSX cam Vậy nên sử dụng phương phápnày có thể đánh giá được nhu cầu nguyện vọng của các bên liên quan Sửdụng phương pháp này tức là cần thiết cần những ý kiến đóng góp của từng
Trang 38hộ dân tham gia, từng cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm, nhu cầu của thịtrường tiêu thụ, các nhà nghiên cứu Sự đánh giá của các hộ trồng, chăm sóc,thu hoạch, bán buôn bán lẻ, người thu gom…một cách chính xác sẽ giúp đánhgiá đúng về tình hình sản xuất cam và có những giải pháp phù hợp nhằm pháttriển sản xuất cam trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
2.4.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đây là phương pháp tổng quát nhất về tình hình thực hiện PTSX cam.Vì đây là phương pháp tiếp cận mang tích chất hệ thống nên đòi hỏi ngườinghiên cứu phải có cái nhìn tổng thể từ các cơ quan chịu trách nhiệm quản lýthực hiện đến người dân trồng cam Từ đó có thể đưa ra được hệ thống cácgiải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện phát triển sản xuất cam trên địa bànhuyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
2.4.1.3 Phương pháp tiếp cận theo vùng
Đây là phương pháp nghiên cứu sẽ tìm hiểu được, đánh giá được cácđặc điểm chung, đặc điểm riêng của từng vùng, của địa bàn nghiên cứu Từ đócó những quan điểm, định hướng nhằm nghiên cứu theo vùng, theo địa bàn.
2.4.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ chọn điểm nghiên cứu: Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên làmột xã nghèo, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, có địa hình thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp, trồng cây ngắn và dài ngày Đặc biệt là phát triểnsản xuất cam Tuy nhiên, các hộ trồng cam trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khókhăn về vấn đề thời tiết, sâu bệnh hại và thị trường đầu ra cho sản phẩm Dođó đã làm cho việc phát triển sản xuất cam trên địa bàn kém hiệu quả Căn cứvào những đặc điểm trên mà tôi đã tiến hành lựa chọn địa bàn huyện MườngNhé để tiến hành nghiên cứu.
Do thời gian có hạn nên không thể tiến hành khảo sát tất cả các hộ trênđịa bàn huyện, nên tôi đã tập trung nghiên cứu tại 3 xã có số hộ trồng camnhiều nhất huyện: Xã Nậm Vì, xã Mường Nhé và xã Chung Chải.
Trang 39Tiến hành điều tra phương pháp chọn mẫu, chọn 90 hộ trồng cam điểnhình, trong đó có 20 hộ trồng cam quy mô nhỏ, 60 hộ trông cam quy mô vừavà
10 hộ trông cam quy mô lớn Do trên địa bàn các hộ chủ yếu trồng cam với
quy mô nhỏ và vừa Nguyên nhân đây là vùng sâu vùng xa, kinh tế xã hội chưaphát triển, việc tiếp cận với khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế nên mởrộng quy mô trồng còn gặp nhiều khó khăn.
2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.3.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu này được thu thập trên các tài liệu đã có như trên báo, internet,từ phòng thống kê huyện, các báo cáo của Trạm khuyến nông và các phòngban của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên về tình hình kinh tế, xã hội, đấtđai, dân số lao động
Các tài liệu về diện tích đất đai, dân sốvà lao động, tình hình kinh tế, năngsuất, sản lượng
Phòng thống kê, phòng địa chínhhuyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu,các số liệu và dẫn chứng cụ thể về tìnhhình sản xuất cam trên địa bàn huyệnMường Nhé
Sách, báo, các website, các côngtrình nghiên cứu khoa học.
2.4.3.2 Số liệu sơ cấp
- Đối tượng và phương pháp khảo sát
+ Thảo luận, phỏng vấn KIP: các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ khuyếnnông huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Thảo luận, khảo sát: HTX, các hộ nông dân sản xuất cam, các cán bộquản lý, các cán bộ khuyến nông phụ trách khu vực.
+ Phỏng vấn theo bộ câu hỏi điều tra 90 hộ tại huyện Mường Nhé, tỉnhĐiện Biên.
Trang 40Bảng 2.1 Tổng hợp mẫu điều tra
+ Các nhóm khác trong chuỗi sản xuất như: cung ứng vật tư, đầu vào,thu gom, bán buôn, bán lẻ,…
- Nội dung khảo sát
+ Các thông tin chung về đối tượng khảo sát+ Nguồn lực cho sản xuất cam
+ Thực trạng sản xuất cam
+ Kết quả, hiệu quả sản xuất cam
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cam+ Các thuận lợi khó khăn trong PTSX cam+ Các đề xuất, mong muốn
2.4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu sau khi tổng hợp lại sẽ được xử lý bằng phần mềm Excelnhằm hoàn thiện lại các số liệu, sắp xếp lại các số liệu có logic Các số liệuđược trình bày dưới dạng bảng biểu.
2.4.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Với mục tiêu PTSX cam Tôi phân tích đánh giá thông qua các số liệuđược thống kê lại dưới dạng bảng biểu, đô thị về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xãhội, diện tích đất đai và tình hình sản xuất cam, sản lượng và chất lượng cam.Từ đó đưa ra những nhận xét về các số liệu đó.