Mận Bắc Hà không những làgiống cây trồng bản địa mà còn là giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế caocần được bảo vệ, bảo tồn lâu dài và đầu tư khai thác một cách hiệu quả bền vữngp
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THANH PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Phương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thờigian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nôngnghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoànthành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ, chính quyền địa phương và các hộnông dân xã Na Hối, xã Tà Chải và thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệpthuộc viện Bảo vệ thực vật, đã giúp tôi tham gia điều tra nông hộ sản xuất mận tại Bắc
Hà trong năm 2015, trong khuôn khổ của dự án: “ Cải thiện thu nhập cho các nông hộnhỏ vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thịtrường quả ôn đới và bán ôn đới khu vực-AGB/2012/60”
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Phương
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn
iii Mục lục
iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục sơ đồ, đồ thị viii Danh mục hộp ix Trích yếu luận văn x Thesis abtract xi Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất mận 5
2.1 Cơ sở lý luận
5 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận
7 2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất mận 10
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận 15
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận trên thế giới 19
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận ở Việt Nam 19
Trang 5Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 24
Trang 63.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 28
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 28
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 30
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 34
4.1 Thông tin chung về sản xuất mận tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 34
4.1.1 Lịch sử phát triển 34
4.1.2 Thông tin về các hộ sản xuất 36
4.2 Đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà 39
4.2.1 Quy mô và hình thức sản xuất 39
4.2.2 Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất 46
4.2.3 Tăng năng suất và chất lượng mận 49
4.2.4 Hiệu quả sản xuất mận 50
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 63
4.3.1 Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên 63
4.3.2 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 64
4.3.3 Các biện pháp kỹ thuật canh tác 67
4.3.4 Đánh giá chung về phát triển sản xuất mận huyện Bắc Hà 69
4.4 Định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất mận 74
4.4.1 Định hướng 74
4.4.2 Các giải pháp 75
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 86
5.1 Kết luận 86
5.2 Đề nghị 87
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục 92
Trang 7PTSX Phát triển sản xuất
QLDA Quản lý dự án
QML Quy mô lớn Trđ
Triệu đồng UBND Ủy
ban nhân dân XDCB
Xây dựng cơ bản
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số lượng phiếu điều tra thu thập số liệu sơ cấp 29
Bảng 4.1 Biến động diện tích mận trên địa bàn huyện Bắc Hà 35
Bảng 4.2 Biến động diện tích mận theo các giống 35
Bảng 4.3 Năng suất và sản lượng các giống mận giai đoạn 2013 - 2015 36
Bảng 4.4 Một số thông tin cơ bản về các hộ sản xuất 37
Bảng 4.5 Tình hình vốn trong sản xuất mận tại Bắc Hà 38
Bảng 4.6 Thông tin về sản xuất mận tại hộ sản xuất 39
Bảng 4.7 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất mận ở 3 vùng 41
Bảng 4.8 Biến động số hộ trồng mận tại Bắc Hà 43
Bảng 4.9 Tình hình tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật 48
Bảng 4.10 Chi phí sản xuất giai đoạn kiến thiết cơ bản 53
Bảng 4.11 Chi phí sản xuất giai đoạn mận 10 năm tuổi 54
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân 1 ha mận 55
Bảng 4.13 Khối lượng bán mận quả cho các tác nhân 57
Bảng 4.14 Tỷ lệ về mối liên hệ giữa người sản xuất và người thu mua 59
Bảng 4.15 Các yếu tố quyết định đến giá bán của mận 60
Bảng 4.16 Giá bán các giống mận Bắc Hà 60
Bảng 4.17 Phân tích SWOT 73
Trang 9DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1 Biến động diện tích mận tại các xã, thị trấn 42Hình 4.2 Biểu đồ về giá trị ngày công sản xuất các giống mận 56Hình 4.3 Chuỗi cung ứng mận tại Bắc Hà 58
Trang 10DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến người trồng về thị trường 70Hộp 4.2 Ý kiến người trồng về mở rộng diện tích 71Hộp 4.3 Ý kiến của lãnh đạo huyện về cơ hội phát triển mận 71
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Phương
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”Ngành: Kinh tế nông nghệp Mã số: 60.62.01.15
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đề tài với mục tiêu đánh giá tình hình phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tớiphát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất cácgiải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới Gópphần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất mận và đề xuất hệthống các giải pháp phát triển sản xuất mận cho địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Caitrong thời gian tới
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong để tài đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: chọn điểm, chọn mẫu, thu thập số liệu thông qua các phòng ban củahuyện, điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân trong các vùng trồng mận, cán bộ địaphương, cán bộ khuyến nông, xử lý số liệu bằng Excel, số liệu được phân tích bằngphương pháp thông kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạngphát triển sản xuất mận tại Bắc Hà cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quátrình đó
Bằng cách sử dụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chămsóc mận và thực trạng về quy trình người dân thực hiện Đề tài đã thu được những kếtquả sau:
* Thực trạng phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà - Lào Cai
- Quy mô sản xuất: Hiện nay số hộ trồng mận tại Bắc Hà đã tăng lên do cây mận
đã được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, vì vậy, hình thức sản xuất của các hộ đã có sựthay đổi Căn cứ vào quỹ đất và đặc điểm thổ nhưỡng, người dân đã chuyển đổi cáchình thức canh tác kém hiệu quả sang trồng mận Diện tích mận có xu thế tăng lên, sảnxuất theo quy mô lớn hơn Tuy nhiên, sự thay đổi quy mô sản xuất còn diễn ra chậm vàtập trung tại các vùng mà người dân có trình độ sản xuất cao và có điều kiện sản xuấtkhá (thị trấn Bắc Hà, một số thôn, bản gần trung tâm huyện)
- Phát triển theo chiều rộng: Còn nhiều hạn chế, khi năng suất sản lượng mận cònphụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi các câytrồng thiếu hiệu quả sang trồng mận
- Phát triển theo chiều sâu: Bước đầu hình thành các liên kết ngang ở các hộ tuynhiên hình thức liên kết còn yếu chưa có tính ràng buộc Mối liên kết dọc cũng chưa
Trang 12được hình thành, đặc biệt trong việc hình thành thị trường và kênh phân phối tiêu thụmận quả.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: Những năm gần đây, việc cơ giới hóa trong sảnxuất mận chưa có, do điều kiện địa bàn khó áp dụng Các tiến bộ khoa học kỹ thuậtđược chuyển giao và người dân áp dụng liên quan đến biện pháp bón phân và đốn cảitạo mận
- Kết quả và hiệu quả sản xuất mận: Người dân canh tác theo hình thức hộ giađình, giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng mận dao động từ 28,22 triệu đồng đến35,82 triệu đồng Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha mận dao động từ 10,44triệu đồng đến12,83 triệu đồng, trong đó mận Tam Hoa và mận Tả Van cho giá trị tăng thêm lớn nhất.Giá trị ngày công tính theo tổng giá trị sản xuất đạt cao nhất ở cây mận Tam Hoa, thấpnhất ở cây mận Tả Hoàng Ly Giá trị ngày công tính theo thu nhập hỗn hợp đạt caonhất ở cây mận Tả Van và thấp nhất ở cây mận Tả Hoàng Ly
- Tiêu thụ sản phẩm: Hầu hết các hộ bán mận tại nhà, người mua là người muabuôn, giá cả do người mua đưa ra và có sự thỏa thuận, Tuy nhiên, sự thỏa thuận này dễ
bị phá vỡ bởi người mua và các chủ hộ ít có sự chủ động trong giá cả Các hộ thườngtham khảo giá mận qua các kênh: chợ, người dân khác chứ ít có sự cập nhật từ cácphương tiện thông tin đại chúng
* Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà
Căn cứ trên cơ sở các định hướng của tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà về phát triểnsản xuất mận, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng mậntại Bắc Hà Các giải pháp tập trung vào các vấn đề:
- Giải pháp về khoa học công nghệ;
- Giải pháp về vốn, trong đó tạo điều kiện vay vốn cho các hộ có nhu cầu mở rộngdiện tích cải tạo đất và thâm canh cho cây mận;
- Giải pháp về thị trường: Tập trung vào các kênh phân phối và bán hàng ủy thác
- Giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó ưu tiên các chính sách về hỗ trợ giống,vật tư và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Giải pháp về phía hộ sản xuất nhằm mục đích nâng cao trình độ sản xuất, tăngcường các mối liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất mận
Trang 13THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thanh Phuong
Thesis name: Development of the plum production in Bac Ha district, Lao Caiprovince
Major: Agricultural Economics Code: 60.62.01.15
Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture
The research aims to evaluate development of plum production and To evaluatethe situation and analyze the factors affecting development of plum production in Bac
Ha district, Lao Cai province In addition, the research also suggest solutions tointensify the development of plum production in the near future Moreover, the researchcontributes and systematizes theoretical and practical issues in the development of plumproduction and proposes measures in order to strengthen the development of plumproduction in Bac Ha district, Lao Cai province
In order to address the research objectives, the study used research methods such
as probability sampling methods and data collection While secondary data wascollected from offices and departments, primary data was collected through directinterview with local people , officials and staffs in Bac Ha district By using the method
of statistic description, comparison and SWOT analysis, the research evaluated thedevelopment of plum production and analyzed factors influencing to the development ofplum production in Bac Ha district
The study results showed the development in plum production in Bac Hadistrict, Lao Cai province
- Scales of Production: Households producing plum in Bac Ha district increased
as plum trees are registered certification marks Therefore, the production methods ofthe households are gradually changed Based on the characteristics of the land, localpeople converted from the form of inefficient farming to grow plums Plum area and thescale of production tends to increase According to statistical data, plum areas continued
to increase continuously in three recent years and reached 65.9 hectare in 2015; Inparticular, plum areas in Ta Chai fluctuated insignificantly and plum areas in Na Hoiincreased rapidly and reached 90.55 hectare in 2015 However, there are minor changes
in the scale of production High level of production and production conditions are mainfactors affecting the plum areas such as towns in Bac Ha district
- Developing width: There were many disadvantages such as the productivity ofplum depended mainly on weather conditions and the slow transformation of inefficientplants to grow plums
Trang 14- Developing depth: Although there were horizontal linkages betweenhouseholds, form of horizontal linkages were weak and not mandatory Besides, verticallinkages were not formed, especially the form of the market and the distributionchannels
- Applying technical measures: In recent years, the mechanization in plumproduction were not applied because of difficult geographical conditions Theimprovement and transformation of technical progress were applied in plum areas
- Results and productive efficiency: local people produced mainly in the form ofhousehold, the production value per 1 hectare ranged from 28.22 million to 35.82million Value-added per 1 hectare of plums ranged from 10.44 million VND to 12.83million VND The value-added in Tam Hoa and Ta Van per 1 hectare is highest Thehighest total production value is in Tam Hoa, whereas the lowest total production value
is in Ta Hoang Ly
- Consumption: Almost all of households sold directly plums at their homes andthe buyers were mainly wholesalers Although the price of plum was negotiated bysellers and buyers, the negotiation was still weak The price of plum is consulted fromtraditional markets
* Orientation and solutions to intensify the development of plum production inBac Ha district
Based on the orientation of the development of plum production in Bac Hadistrict, Lao Cai province, the research suggested solutions to improve the value chain
of plum Solutions were focused on some issues
- Science and technology solutions;
- Capital solutions: Households were supported and accessed capital resources ifthey intended to expand the plum areas or were lack of capital as well;
- Market solutions: Distribution channels were focused ;
- Mechanism and policy solutions: Policies supported the development of plumproduction and intensify to convert plant structure;
- Producers solutions: Improving knowledge of production and strengtheningboth horizontal and vertical linkages in the value chain in plum production
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mận có tên tiếng anh là Plum, tên khoa học là: Prunus salicina, họ Hoahồng (Rosaceae) Mận là loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tếcao Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100 g mận sẽ cung cấp cho con người 23kcal bởi trong mận rất giàu vitamin C và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưB1, B2, C, canxi, sắt mận còn là vị thuốc tốt Quả dùng để ăn tươi, làm nướcxi-rô mận, nước ép mận Tam hoa đóng chai, làm ô mai mận, mận khô
Thời gian vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư nhiều cho công tácnghiên cứu và phát triển sản xuất mận Chính phủ Australia đã tài trợ cho ViệtNam 1,4 triệu USD nhằm thực hiện Dự án cải thiện thu nhập cho các nông hộnhỏ tại vùng cao Tây bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếpcận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực Dự án tài trợ cho 3 tỉnh Sơn
La, Lai Châu, Lào Cai trong 4 năm (2014 - 2018) (Nguyễn Hạnh, 2014) Tuynhiên, kết quả sản xuất vẫn chưa đáp ứng được với những tiềm năng hiện có.Việc sản xuất mận vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại Trong đó, khả năng tiếpnhận kỹ thuật về giống mới, kỹ thuật canh tác mới của bà con dân tộc vùng caovẫn còn hạn chế Mặt khác, sản xuất mận ở các vùng cao của chúng ta chưa tiếpcận được với thị trường, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chưa mang lại giá trị cao.Tại Bắc Hà - Lào Cai, mận là một cây có vị trí rất quan trọng sản xuất nôngnghiệp Công tác phát triển sản xuất mận đã và đang được các cơ quan ban ngànhquan tâm và thực hiện Tuy nhiên, diện tích mận hiện chỉ còn hơn 500 ha, bằng1/3 so với năm 2000 (thời kỳ trồng đại trà) Nguyên nhân do phần lớn cây mận
đã nhiều năm tuổi, đồng thời người dân phát triển cây mận theo hướng tự phát,chỉ chú trọng mở rộng diện tích trồng và đợi ngày thu hoạch, không quy hoạchthiết kế, không hoặc chăm sóc vườn quả kém, không đốn tỉa để cây ra hoa đậuquả trên cành già cỗi, không phòng trừ sâu bệnh… Kết quả là các vườn quảnhanh già cỗi, năng suất và chất lượng quả giảm mạnh, làm mất đi sức hấp dẫnđối với người tiêu dùng Chưa bố trí sản xuất theo cơ cấu mùa vụ thu hoạch chomột vùng sản xuất, chưa có khuyến cáo về thời điểm thu hoạch thích hợp Đồngthời cơ sơ vật chất dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, công nghệ bảo quản chếbiến sau khi thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, việc áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của
Trang 16người dân thấp và điều kiện kinh tế nghèo, khả năng tự đầu tư phát triển sản xuấtcủa người dân là rất hạn chế Thêm vào đó, do thời tiết những năm gần đây bấtthuận, có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa đông nên ảnh hưởng đếnquá trình sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất, chất lượng quả Giá cảkhông ổn định cũng gây khó khăn trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường của địaphương Trước đó, các dự án nước xi-rô mận, nước ép mận Tam hoa đóng chai,làm ô mai mận, mận khô đều không mang lại hiệu quả bền vững Những nămđược mùa, giá mận lúc thu hoạch đã rớt xuống chỉ còn 200 - 300 đ/kg đối vớimận xô; 400 - 500 đ/kg đối với mận chọn, dẫn đến thu nhập từ quả mận quá thấp,tạo nên tâm lý không tốt cho người dân trong việc đầu tư chăm sóc cây mận.Huyện Bắc Hà đã xác định: Cây mận sẽ vẫn là cây trồng chủ yếu, không chỉgiúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà còn trở thành một sản phẩm du lịch chấtlượng cao Từ những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người,huyện Bắc Hà sẽ triển khai dự án quy hoạch vùng cây ăn quả trong toànhuyện.Trong đó chia ra là 3 vùng cây trồng trọng điểm: Vùng trung tâm huyệnvới khí hậu mát mẻ, thuận lợi được ưu tiên trồng mận Tam hoa, bên cạnh đó làđào Pháp, lê VH6; vùng cao khí hậu lạnh hơn có thể trồng các loại mận địaphương như mận tím, mận hậu, mận Tả Van ; vùng thấp dành cho cây ăn quảnhiệt đới Hiện nay, huyện Bắc Hà đã có chính sách, chương trình hỗ trợ ngườitrồng mận duy trì và phát triển ổn định nghề Mận Bắc Hà không những làgiống cây trồng bản địa mà còn là giống cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế caocần được bảo vệ, bảo tồn lâu dài và đầu tư khai thác một cách hiệu quả bền vữngphục vụ phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nông dân.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành trồngmận đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong cơ cấukinh tế của huyện những năm tới?
Nhằm phát triển sản xuất cây mận của huyện trong thời gian tới và để giảiquyết thoả đáng những câu hỏi trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuấtmận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất các giải pháp pháttriển sản xuất mận cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
Trang 171.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Phát triển sản xuất mận có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống kinh tế
hộ, kinh tế - xã hội của địa phương và môi trường?
Thực trạng phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyện Bắc Hà đang diễn ranhư thế nào?
- Tình hình phát triển mận trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trongnhững năm qua như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mậntại đây?
- Những cơ hội và thách thức nào cho việc phát triển sản xuất mận của nông
hộ trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai?
- Các giải pháp chủ yếu cho việc phát triển sản xuất mận trên địa bàn huyệnhuyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và phát triển sản xuất mận tạiBắc Hà Các yếu tố, điều kiện tự nhiên tác động tới phát triển sản xuất mận củacác nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Những vấn đề kỹ thuật cóliên quan đến phát triển sản xuất mận; Các hộ trồng mận trên địa bàn huyện Bắc
Hà, tỉnh Lào Cai; Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sảnxuất mận
* Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân trồng mận với quá trình sản xuất, tiêuthụ sản phẩm; Hợp tác xã, cán bộ có liên quan đến phát triển sản xuất tiêuthụ mận
Trang 181.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những nội dung liên quan tới pháttriển sản xuất mận, những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất mận, đồngthời đánh giá hiệu quả của sản xuất mận mang lại cho nông hộ ở huyện Bắc
2013 - 2015 Thu thập số liệu sơ cấp tháng 7 - 12 năm 2015
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn vềphát triển sản xuất mận tại địa bàn vùng cao
- Đề tài hệ thống hóa toàn bộ thực trạng sản xuất và liên kết sản xuất sảnphẩm mận quả tại các vùng trồng thuộc Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Chỉ ra nhữngnguyên nhân khách quan và chủ quan của những khó khăn, hạn chế, bất cập vànhững thách thức đặt ra cần giải quyết Đây là cơ sở thực tiễn cho các nghiêncứu liên quan đến phát triển sản xuất mận tại Bắc Hà
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình pháttriển sản xuất mận tại Bắc Hà, Lào Cai trên cơ sở phát triển bền vững, nângcao hiệu quả sản xuất cho người trồng mận tại địa phương
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộctrong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thíchhợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội
và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên
và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối côngbằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chấtlượng cuộc sống của họ Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nângcao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, y tế cũng như quyền của công dân(Phạm Văn Khôi, 2007)
Theo tác giả Raaman Weitz (1995) nêu rõ: “Phát triển là một quá trình thayđổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằngnhững thành quả tăng trưởng trong xã hội”
Ngân hàng thế giới (1992) cho rằng: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do củacon người”
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều chorằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trịtrong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyềnlợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi ngườidân (Ngô Doãn Vịnh, 2003)
* Khái niệm sản xuất
Theo lý thuyết Kinh tế học Tân cổ điển, sản xuất là việc tạo ra hàng hóa haydịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càngnhiều lợi nhuận càng tốt Cách tiếp cận này bàn nhiều hơn về các chủ đề như: chiphí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất laođộng cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (Phạm Văn Dũng, 2005)
Trang 20Liên Hợp Quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đãđưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máymóc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với nhữngthực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sảnphẩm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sảnxuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấpcho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyênhoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ cònthấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảochủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp chothị trường
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trênquy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tập trungchuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai Nhưngcho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được bacâu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?(Wikipedia, 2009)
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sảnxuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụđời sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005)
* Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình sản xuất tăng tiến về quy môsản lượng và hoàn thiện về cơ cấu Trong cơ chế thị trường hiện mậny, các doanhnghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành PTSX phải lựa chọn ba vấn đềkinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?(Đào Thị Mỹ Dung, 2012)
Trang 21PTSX cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy
mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận.PTSX có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và pháttriển theo chiều sâu Trong đó:
PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tíchđất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuậtgiản đơn Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và
độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên (Đào Thị MỹDung, 2012)
PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể baogồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc
cả hai
PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiệnsản xuất thực tế Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm
và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêmgiống, vốn, kỹ thuật và lao động
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất vềsản phẩm Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức sảnxuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Hoàn thiện dần từng bước về cơcấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo (Đào Thị Mỹ Dung, 2012)
2.1.2 Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sản xuất mận
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Trên đất trồng mận đã cho hiệu quả cao lớn, nâng cao độ phì nhiêu của đất,
và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước Sản phẩm mận có màu sắc đẹp,hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do đósản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hoá cao Mặt khác, theo định hướng pháttriển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo, cây mận sẽ được đầu tư nhằmnâng cao chất lượng thông qua các biện pháp: Xác định cây đầu dòng để cải tạobằng cách trồng mới hoặc đốn tỉa, thâm canh, trong đó chú trọng phát triển câymận Tam hoa trở thành thương hiệu và là một trong những sản phẩm du lịchmang đặc trưng Bắc Hà (Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, 2011)
Trang 222.1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất mận
Mận Hậu là giống có nhu cầu về độ lạnh cao hơn các giống địa phươngkhác Thời gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch tháng 7; quả to từ 25 - 30gr, khichín quả vẫn có màu xanh, hàm lượng đường cao, vị ngọt Nhược điểm khi chínquả khá nhũn, khó vận chuyển
Mận Tả hoàng ly được trồng ở một số vùng cao của tình Lào Cai, ra hoavào đầu tháng 2, chín đầu tháng 7; năng suất cao, quả màu vàng, to nhưng chấtlượng kém, nhiều vị chát
Mận Chua là giống mận địa phương, được trồng và mọc nhiều ở vùng cao.Cây sinh trưởng khá và rất thích nghi với vùng này Thời gian ra hoa vào tháng 1,thu hoạch vào tháng 6 Quả có màu đỏ vàng, năng suất thấp, chất lượng kém, có
vị chua, chát và hơi đắng Người trồng mận thường lấy gốc mận Chua để lai vớimận Tam Hoa
Mận Tả van còn được gọi là mận đỏ (mận máu), thời gian ra hoa vào tháng
2, chín vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7 Quả chín mọng có màu tím đỏ, nước đỏ tươi và khá chua
Mận Trái tráng ly quả nhỏ, hơi xanh, đặc biệt ngon nhưng không có nhiều
* Chọn đất trồng
Nhìn chung các loại đất thuộc Bắc Hà khá thích hợp cho phát triển mận Đấttrồng mận phải thoát nước, cần có tầng canh tác lớn hơn 70 cm, độ dốc không quá
Trang 23khi trồng khoảng một tháng, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụtùy thuộc vào diện tích và địa hình của vườn Tốt nhất vườn nên bố trí cạnh hoặcgần nguồn nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nướcchống úng trong mùa mưa lũ (UBND huyện Bắc Hà, 2014).
Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3 - 5 mtheo đường đồng mức
* Khoảng cách và mật độ trồng
Có thể trồng mận với những mật độ khác nhau như sau:
- Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m, trongđiều kiện đất đai màu mỡ
- Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m, khi cóđiều kiện đầu tư
Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc Nam để nhận được nhiều ánh sáng(UBND huyện Bắc Hà, 2014)
* Bón phân lót và lấp hố
Khi đào hố xong, phần đất mầu của mỗi hố được trộn đều với 30 - 50 kgphân chuồng hoai mục, 1 kg phân lân vi sinh hoặc 3 kg phân lân nung chảy, 0,2
trước, sau đó mới cho hỗn hợp đất phân xuống sau (nếu lượng phân chuồng vàlớp đất mầu nhiều không cần cho lớp đất đáy xuống), vun thành vồng đất caohơn so với mặt đất vườn 15 - 20 cm để khi đất lún gốc cây không bị trũng, không
bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora (UBND huyệnBắc Hà, 2014)
Trang 24Đốn tạo hình: Đốn tạo cho cây phát triển theo một hình dạng nhất định, cáccành trên cây to, khỏe và thoáng, cành phân bố đều các phía Loại bỏ những cànhbụi, nhất là những cành ở phía dưới Đốn tạo tán thực hiện trong lúc trồng câyhoặc trong năm thứ nhất:
- Sau trồng 3 tháng cắt ngọn thân chính ở độ cao 50 cm
- Trong quá trình sinh trưởng, cắt bỏ những mầm không cần thiết, chỉ để lại
từ 3 - 4 mầm, phân bố đều ở các phía và ở những độ cao khác nhau, những mầmnãy sẽ phát triên thành những cành khỏe (UBND huyện Bắc Hà, 2014)
* Đốn tạo quả
Chỉ những cành trên 1 năm tuổi cho quả và chỉ cho quả một lần Do đó cầntiến hành đốn cành để tạo ra những cành mới cho quả, thay thế những cành trướckhông còn khả năng cho quả nữa Thông thường cần tiến hành đốn làm 2 lần:
- Đốn sau thu hoạch
- Đốn vào mùa đông
Loại bỏ một phần quả ngay từ khi chúng bắt đầu lớn (trước thời kỳ hạtcứng) để những quả giữ lại phát triển tốt, kích thước quả to hơn, chất lượng vàgiá bán cao hơn Việc tỉa quả buộc phải tiến hành bằng tay (UBND huyện Bắc
Hà, 2014)
2.1.3 Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất mận
Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình lớn lên (tăng lên) về mọi mặtcủa quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định Trong đó bao gồm cả sự tănglên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu PTSX mận bao gồm cácnội dung sau đây:
2.1.3.1 Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất
* Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể chuyển từ mô hình kinh tế
hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn (QML), sản lượng hàng hóa caohơn, hoặc chuyển từ hình thức tổ chức sản xuất tập thể như hợp tác xã, nôngtrường quốc doanh sang hộ, trang trại độc lập hoặc giao khoán (Trần Đăng Khoa,2010)
Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hìnhthành/mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thông
Trang 25nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trongsản xuất Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới cáchợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn Liên kếttrong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều ngang, dọc hoặc kết hợp.
Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết nhằmtăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứngnhu cầu của thị trường Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điềukiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phùhợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Trần Đăng Khoa,2010)
* Phát triển theo chiều rộng
Cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, PTSX mận theo chiều rộng
là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy taphải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tậphuấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động PTSX mận theo chiều rộng thường ởkhía cạnh tăng diện tích sản xuất bằng các biện pháp khác nhau, khía cạnh pháttriển này được hiểu cả về không gian và thời gian (Đoàn Thị Như Trang, 2015)
* PTSX theo chiều sâu
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nângcao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý,đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước và tương lai là hướngtới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến độingũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, phát triển bềnvững Khía cạnh phát triển này liên quan tới tăng năng suất, chất lượng và giá trị,dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất mận Việc tăng năng suất có thể đượcthực hiện thông qua áp dụng các tiến bộ khoa học như giống, các biện pháp thâmcanh Tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng có thể được làm theo các đầu tưchiều sâu như trên, song còn liên quan tới bố trí thời vụ (rải vụ), công tác bảoquản mận, và công tác tiêu thụ sản phẩm (Trần Đăng Khoa, 2010)
Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng mận là mục tiêu cốtyếu và cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất mận PTSX mận cần mang lại thu nhập
ổn định cho người trồng mận và cao hơn các cây trồng cạnh tranh khác (ĐoànThị Như Trang, 2015)
Trang 26Ngoài ra cần có các liên kết giữa những hộ sản xuất, giữa người mua vàngười bán… Theo lý thuyết chung, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cảrủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển.Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang Cụ thể:
- Liên kết ngang
Liên kết giữa các thành viên ở cùng 1 cấp trong chuỗi sản xuất Chẳng hạnnông dân liên kết trong những câu lạc bộ tổ hợp tác, Quy mô sản xuất lớnhơn, chất lượng sản phẩm đồng nhất, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồngtrực tiếp với công ty cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn, có chiết khấu cao,được công ty chế biến tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm đầu
ra, được cung cấp thông tin kịp thời,… đó là những lợi ích mà hình thức liên kếtngang mang lại (Đoàn Thị Như Trang, 2015)
Liên kết ngang ở quy mô lớn (QML) hơn là hình thức hiệp hội nông dântỉnh, liên minh hợp tác xã (HTX)… Mục đích của hình thức liên kết này chủyếu nhằm hỗ trợ về chính sách, tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê, dựbáo, hướng dẫn, đào tạo và huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ chứcthành viên
Ở quy mô toàn quốc cũng có thể hình thành những tổ chức liên kết cấp vĩ
mô, như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), HộiNghề cá Việt Nam (VIMANFIS), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA),… Các tổ chức này tập trung vào hoạt động cầu nối với cơ quan chính phủ, đối thoạivới chính phủ trong xây dựng chính sách, bảo vệ quyền lợi hội viên ; đào tạo, tưvấn và huấn luyện nâng cao năng lực cho các thành viên của mình; tăng cườngquan hệ với các đối tác chiến lược trong nước và quốc tế ; thu thập, phân tích vàcung cấp thông tin thị trường, công nghệ và tổ chức các sự kiện xúc tiến thươngmại và phát triển thị trường
- Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sảnxuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợpđồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào vớingười sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến, Với đặc điểm quản lý chuỗi từ đầu vào cho tới đầu ra với quy trình khépkín, liên kết dọc giúp kiểm soát được chi phí, chất lượng sản phẩm tốt và đồng
Trang 27đều, ổn định được giá đầu ra và cân đối cung cầu Đặc biệt, các thành viên thamgia trong liên kết dọc có cùng tiếng nói và trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng,
do đó dễ dàng chia sẻ thông tin, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh củangành hàng (Đoàn Thị Như Trang, 2015)
- Liên kết “nhiều nhà”
Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm thìngoài liên kết ngang và liên kết dọc được đề cập ở trên còn có sự hỗ trợ riêng lẻcho từng tác nhân trong chuỗi như về kỹ thuật từ các Viện, Trường, cán bộkhuyến nông, công ty cung ứng vật tư đầu vào, công ty chế biến về xúc tiếnthương mại, kiểm soát thị trường và chất lượng; hoặc ngân hàng hỗ trợ về vỗncho cho toàn chuỗi, chính sách từ chính quyền địa phương các cấp,… Đây là mốiliên kết “nhiều nhà”, một đảm bảo cao hơn cho sự phát triển bền vững chuỗingành hàng
- Liên kết khu vực
Liên kết vùng giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng trong cùng khu vựcđịa lý được hình thành nhằm cân bằng cung-cầu sản phẩm trên thị trường, tránhkhủng hoảng “thừa - thiếu” sản phẩm, dự báo thị trường tốt hơn thông qua quyhoạch sản xuất bảo đảm cân đối cung - cầu, ổn định chi phí và giá, tạo dựngthương hiệu, đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồnnhân lực…
Trong quan hệ liên kết vùng, cần có những thành viên đóng vai trò chủ đạo
để hướng sản phẩm của vùng đáp ứng nhu cần của thị trường tốt hơn và kịp thờihơn thông qua dự báo thị trường và quản lý tầm vĩ mô hợp lý và hiệu quả Liênkết vùng tốt phải dựa trên cơ sở của các tổ chức liên kết ngang, liên kết dọc vàliên kết “nhiều nhà”
Không một mô hình liên kết riêng lẻ nào cho kết quả tối ưu trong mọi hoàncảnh Trong sản xuất, tùy theo tình hình thực tế mà có sự phối hợp giữa các môhình với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau, đảm bảo hài hòa lợi ích cho tất cả cácbên tham gia trong chuỗi Đây chính là một trong những xu hướng trong tươnglai để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững
2.1.3.2 Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất
* Giống: Tập trung phát triển giống mới có năng suất cao, hoặc chất lượng
và giá trị cao Tiến hành chọn lọc, kiểm định lại chất lượng giống, tìm ra các
Trang 28nguồn gen quý, lại tạo, chiết ghép để tạo giống mới năng suất, hiệu quả lại phùhợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (Trung tâm nghiên cứu khoa học nôngvận, 2011).
* Kỹ thuật chăm sóc: Quy trình kỹ thuật đốn tỉa tạo tán và chăm sóc câymận Tam hoa được áp dụng theo quy trình của Sở Nông nghiệp ban hành, Trungtâm Giống Nông Lâm nghiệp, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực hiện.Một số điểm mới trong quy trình so với canh tác truyền thống của người dân địaphương như sau:
- Về việc tỉa đốn cây: Từ năm 2013, trung tâm giống nông lâm nghiệp LàoCai đã tổ chức các đề án cải tạo vườn mận, hiệu quả kinh tế đem lại rõ rệt chonông dân
- Về phân bón: Cách bón phân, đối với phân chuồng: cuốc hố xung quanhtán cây sâu 20 cm, rắc phân lấp đất, đối với phân vô cơ: gạt lớp cỏ tủ gốc rồi rắcphân trên mặt đất theo hình tán cây sau đó tưới nước, phủ lớp cỏ lên để phân bónthấm dần xuống đất và tránh sự bốc hơi gây thất thoát phân bón và hạn chế cỏ dại
* Thu hái, bảo quản: Xử lý nhiệt, xử lý ozone áp dụng các biện pháp khoahọc kỹ thuật tiên tiến mới như: Bảo quản theo công nghệ MAP, dùng các chấtbảo quản mang tính tự nhiên, loại bỏ tính độc hại của chất bảo quản Tạo màngsinh học không độc hại, dùng an toàn cho người, giữ ẩm cho trái cây, rau quảtươi lâu, hạn chế hô hấp nên trái cây lâu chín, lâu bị khô nhăn, chống nấm mốc(Đoàn Thị Như Trang, 2015)
2.1.3.3 Tăng năng suất và chất lượng mận
PTSX hướng tới gia tăng năng suất mận bằng các phương pháp khác nhau:Giống (Áp dụng các giống mới, năng suất cao và chất lượng quả tốt, phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng); Kỹ thuật đốn tỉa (Do áp dụng các biệnpháp kỹ thuật, nên năng suất, chất lượng mận khu vực cải tạo đã thể hiện khá rõ:Quả to, đều, màu sắc đẹp, số lượng quả sâu ít ) (Lê Ngọc Huy, 2013)
Đây là kỹ thuật giúp cây lấy lại sức tăng trưởng bằng việc tạo ra cành mới
và giúp việc thu hoạch dễ dàng hơn Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật đốn tỉa
và phương pháp chăm sóc như tủ gốc giữ nước hay bón phân theo hình chiếu củatán cây Những vườn mận sau 2 - 3 năm đốn tỉa đã phát triển và cho chất lượngquả cao hơn hẳn Việc “trẻ hóa” vườn mận nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
đã đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân (Lê Ngọc Huy, 2013)
Trang 292.1.3.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội
Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dânnông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là hướng giảm nghèo hiệu quả bềnvững
Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thànhnhững khu vực sản xuất hàng hóa tập trung như đường, điện, thông tin truyềnthông….Giúp người dân ở đây có việc làm, với trình độ thấp, kinh tế khó khăn,cây mận đã phần nào đẩy lùi cái nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số Đưagiá trị của ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây có múi ngày càngtăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn càng tăng về loại quả chất lượng caocủa người tiêu dùng, dẫn đến tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên
Thúc đẩy việc tìm tòi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, giá thành cạnh tranh, tạo nguồnthực phẩm sạch dồi dào Tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp có nâng suấtcao và bền vững Phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là du lịch : mới đây nhấtBắc Hà đã tổ chức thành công Ngày hội hái quả, ngoài ra những cánh rừng hoamận trắng luôn thu hút khách du lịch từ mọi miền đến với Bắc Hà (Lê ThịHương, 2015)
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất mận
2.1.4.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều vàođiều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, đất đai, môitrường, sinh thái,…trong đó yếu tố khí hậu đa dạng khá điều hòa và đất đai là yếu
tố thuận lợi đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất mận; các nhân
tố này ảnh hưởng rất lớn đến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng củamận
Đất là một yếu tố phản ánh quy mô của sản xuất, trong điều kiện sản xuấthàng hoá theo hướng chuyên môn hoá cần phải quy hoạch vùng để sản xuất Mặtkhác đất đai có đặc điểm là cố định về vị trí, giới hạn về diện tích, chất lượngkhông đồng đều Do vậy, chất lượng sản phẩm và năng suất của các loại rau quả
ở các địa điểm là khác nhau Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất cần phải liên tụcbảo vệ bồi dưỡng đất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang tăng
vụ, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu thâm canh sản xuất, coi thâm canh là con đườngphát triển chủ yếu (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992)
Khí hậu là môi trường sống của các loài cây trồng Vì vậy nếu khí hậu thờitiết thuận lợi cây trồng sẽ phát triển tốt Nếu thời tiết không thuận lợi thì cây
Trang 30trông không phát triển hoặc kém phát triển Việt Nam nằm trong vành đai nhiệtđới gió mùa, với sự kiện biến đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam, điều đó cho phépnước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới và á nhiệt đới, một số rau quả gốc
ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm Đặc trưng của khíhậu nhiệt đới gió mùa là nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao là điều kiệnrất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loài thực vật, là điều kiện tốt đểtiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay của đất, thâm canh tăng năngsuất Lượng nhiệt trung bình cao lại được kết hợp với độ ẩm trung bình lớn làmột thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các cây nhiệt đới vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩmnhư: Cao su, cà phê, dừa, mía, dứa… lượng mưa trung bình hàng năm trên cảnước đạt từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm trung bình cao trên 85% Mưa nhiệt đớikhông chỉ cung cấp nước cho đất mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu và cungcấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể (Hoàng Hùng, 1999)
2.1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
Sản xuất mận cũng như các loại cây trồng khác nó chịu sự chi phối của cácquy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, thói quen tiêu dùng, cácchính sách của nhà nước và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy
mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinhnghiệm sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) áp dụng vào sản xuất
- Nguồn lực ở đây là giá trị đầu vào, là điều kiện vật chất cần thiết để tiếnhành sản xuất kinh doanh Người sản xuất chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốthơn quá trình sản xuất
- Lao động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng về cơ bản vẫn là laođộng thủ công, đa phần là người dân tộc, nhiều người năng suất lao động thấp,trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thịtrường còn hạn chế Để phát triển sản xuất mận yêu cầu trước mắt và lâu dài làphải bồi dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao, tiếp thu và áp dụng khoahọc kỹ thuật phù hợp với tình hình mới
- Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây mận:Cây mận đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm chonăng suất tăng, chất lượng tốt Nếu chủ hộ có trình độ văn hoá cao, có kinhnghiệm trồng và chăm sóc mận sẽ lựa chọn cây giống tốt, sử dụng thuốc bảo vệthực vật và phân bón một cách hợp lý Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ranăng suất cao, chất lượng tốt
Trang 31Thói quen tiêu dùng: ở mỗi vùng, mỗi quốc gia và trình độ dân trí là khácnhau Ví dụ như tiêu thụ mận ở thị trường nước ngoài cần mẫu mã đẹp, chấtlượng tốt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức cho phép… Còn ở thị trườngtrong nước, đặc biệt là ở thành phố hay các địa điểm du lịch thì ưu tiên hàng đầu
là mẫu mã và chất lượng; ở vùng ngoại thành hay các khu công nghiệp thì có thểkhông nhất thiết đẹp về mẫu mã, chất lượng quả nhưng giá phải hạ hơn mới đượcngười tiêu dùng dễ chấp nhận
- Chính sách của Nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tíndụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sảnxuất nông nghiệp trong đó có sản xuất mận Đây là những yếu tố ảnh hưởng trựctiếp và gián tiếp tới sản xuất mận, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhànước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển Baogồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh củavùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theođúng các quá trình tiên tiến; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quantâm đổi mởi quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí,nâng cao được năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao
Muốn sản xuất và sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn vốnđầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn vào sản xuất là rất quan trọng Cây mận
là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiềuđến cả giai đoạn kinh doanh, đầu tư vốn ở năm này không nhiều có ảnh hưởngđến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm trong năm mà còn tác động đếnnhững năm khác Vì vây, yêu cầu đầu tư không thể xem nhẹ ở giai đoạn nào, nămnào, nên nếu không đảm bảo về vốn thì sản xuất sẽ rất khó phát triển
2.1.4.3 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng tạonên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả kinh
tế cao Cụ thể:
Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sảnxuất Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đấtđai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao,chất lượng sản phẩm tốt Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quátrình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một trình độcanh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi với điềukiện sản xuất cụ thể
Trang 32- Thời vụ gieo trồng: Các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và quyluật phát triển riêng Mận có thể trồng 2 vụ trong năm, vụ Xuân trồng tháng 2,3,
vụ Thu trồng vào tháng 8,9 Nhưng tốt nhất là nên trồng vào vụ Xuân khi mậnrụng lá và chuẩn bị đâm chồi sẽ có tỉ lệ sống cao nhất
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất mận, người nông dân không chỉbiết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết bố trí cơ cấu giống cây trồngmùa vụ thích hợp
- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó màcòn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau Tỉa cành, tạo hình là biện pháp kỹ thuậtgiúp cho cây mận có được bộ khung cân đối, hợp lý, tăng khả năng quang hợp,chống chịu gió bão, giảm bớt nguồn sâu bệnh, chóng ra hoa kết quả, cho năngsuất cao và có nhiệm kỳ kinh tế dài Đối với sản xuất mận thì kỹ thuật chăm sóc
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Người sảnxuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chămbón và phòng trừ sâu bệnh
- Phòng trừ sâu bệnh: Mận là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, do vậyphòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở chocây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả Nếu không làm tốt khâunày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suất, sản lượngmận Để giảm thiểu dự gây hại của các đối tượng sâu bệnh nên dùng nhiều biệnpháp Dùng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để khống chế sâu bệnh dướingưỡng gây hại, bảo vệ thiên địch giữ cân bằng về mặt sinh học và không gây ônhiễm môi trường
- Phương thức trồng: Trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát triểncủa mận để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lý giữa cácbiện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trongcanh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư
2.1.4.4 Các yếu tố về thị trường tiêu thụ mận
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá và nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn
đề thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là đặc biệt quan trọng, việc tổ chứctiêu thụ sản phẩm mận cho các hộ cần được quan tâm đặc biệt, giảm thiểu đượcnhững rủi ro về giá khi tham gia thị trường qua đó hình thành các kênh phân phối
và tiêu thụ sản phẩm hợp lý và hiệu quả nhất có lợi cho nông dân tránh sự cạnhtranh thiếu lành mạnh Có thể tổ chức dự trữ, bảo quản, chế biển các chế phẩm từ
Trang 33mận để tiêu thụ sản phẩm (Lê Thị Hương, 2015).
2.1.4.5 Nhóm yếu tố về quy hoạch vùng sản xuất mận
Dựa vào các tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế củahuyện, sử dụng đất đai có hiệu quả, định hướng phát triển các cây mận có thếmạnh (mận Tam Hoa) và hiệu quả kinh tế cao của huyện đây là một yếu tố vôcùng quan trọng nó có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất mận cả về diện tích vàquy mô cây trồng trên địa bàn huyện Bắc Hà (UBND huyện Bắc Hà, 2015).2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận trên thế giới
Theo FAO (2013) nêu rõ tổng diện tích trồng mận trên thế giới đến năm
2011 là 2.495.351 ha với sản lượng 11.359.707 tấn Trong đó, Châu Á chiếmdiện tích, sản lượng cao nhất (diện tích là 1.820.729 ha chiếm 73% tổng diện tíchmận thế giới, với sản lượng 7.090.653 tấn chiếm 62% tổng sản lượng của thếgiới); Châu Đại Dương có diện tích trồng mận ít nhất với 3.361 ha chiếm 0,14%tổng diện tích mận của thế giới và sản lượng là 17.686 tấn chiếm khoảng 0,16%tổng sản lượng mận thế giới
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng,chiếm 67,63% diện tích trồng mận và 51,51% sản lượng mận của toàn thế giới.Châu Âu cũng có nhiều nước trồng mận với diện tích lớn, đồng thời năng suấtkhá cao như: Serbia đứng thứ hai về diện tích, đứng thứ tư về sản lượng, Ru-ma-
ni đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng Ở châu Mỹ, Mỹ là nướcnổi bật có sản lượng mận đứng thứ ba trên thế giới và đạt năng suất khá, khoảng159.539 tạ/ha (FAOSAT, 2013)
Mận và đồ uống từ mận tại Serbia, tại đây sản lượng mận quả trung bìnhkhoảng 424.300 tấn/ năm ( FAOSAT, 2013)
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về pháttriển sản xuất mận
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất mận ở Việt Nam
Vùng phân bố tự nhiên của mận ở Việt Nam ở trên những vùng núi cao.Mận trồng chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, các vùng núi phía Bắc khu 4 cũng trồngđược mận song chỉ là các giống mận chua Ở miền Nam có Đà Lạt cùng trồngđược mận nhưng năng suất, chất lượng không tốt lắm Có nhiều giống mận đượctrồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là mận Tam Hoa
Trang 34Các địa phương đã phát triển thành vùng mận Tam Hoa chuyên canh nhưBắc Hà và Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa giaiđoạn 2011-2015 tỉnh Lào Cai đã được hội nghị lần thứ 6 BCH Đảng bộ tỉnh LàoCai khóa XIV thông qua
Căn cứ văn bản số 2849/QĐ-UBND ngày 14/10/2012 của UBND tỉnh vềviệc lập dự án thực hiện đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nôngnghiệp hàng hóa giai đoạn 2011-2015
Chăm sóc, đốn tỉa cải tạo mận được áp dụng trên cây mọi lứa tuổi từ 1-15năm tuổi, tuy nhiên mỗi cây sẽ áp dụng biện pháp, định mức chăm sóc kỹ thuậtkhác nhau về phân bón, đốn tỉa tạo hình, tạo tán Áp dụng các biện pháp quản lývườn, đốn tỉa tạo tán với diện tích mận đang cho thu hoạch 21.117 cây/53ha của
52 thôn trên 8 xã Kỹ thuật đốn tỉa tạo tán và chăm sóc cây trồng được áp dụngtheo quy trình của Australia Các biện pháp chăm sóc, đốn tỉa tạo tán này đãđược Viện Bảo vệc thực vật, Trung tâm giống Nông lâm nghiệp, Chi cục Bảo vệthực vật, Trung tâm khuyến nông áp dụng xây dựng mô hình đốn tỉa mận, đào tạiSapa, Bắc Hà từ năm 2005 đến nay
Quy hoạch bổ sung diện tích trồng mới tạo vùng tập trung tại các xã trungtâm 123ha trên 8 xã với 52 thôn Diện tích trồng mới là các vườn trong các điểmthôn đang được đầu tư cải tạo chất lượng vườn mận để tạo vườn đông đặc đảmbảo mật độ cây, diện tích trồng tập trung để chuyển giao, áp dụng các biện phápquản lý vườn hiệu quả
Dự án “Cải tạo, phục tráng vườn mận Tam Hoa, trồng cây ăn quả ôn đới”.Nhà nước hỗ trợ mỗi hộ 1 tạ phân bón NPK/năm, được cán bộ Phòng kinh tế,Trung tâm khuyến nông huyện đến tận nhà “cầm tay chỉ việc”, được Nhà nướccho vay tiền với lãi suất ưu đãi… Có vốn, có kiến thức, áp dụng kỹ thuật vào sảnxuất vườn mận già cỗi hồi sinh
Viện Nghiên cứu rau quả triển khai dự án “Cải thiện thu nhập cho các hộnông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnhtranh và tiếp cận thị trường khu vực của các sản phẩm trái cây ôn đới và bán ônđới trong 4 năm (2014 - 2018) dưới sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu nôngnghiệp quốc tế Australia với kinh phí gần 1,4 triệu USD đang hy vọng mở rahướng đi mới cho vùng Tây Bắc Dự án sẽ được triển khai tại 3 tỉnh Lai Châu,
Trang 35Lào Cai và Sơn La với mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế chó các
hộ gia đình thông qua cải thiện mối liên kết và tính cạnh tranh tại thị trường quảbán ôn đới và ôn đới châu Á và thông qua lập kế hoạch, phát triển ngành sản xuấttheo hướng thị trường Dự án sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các sản phẩm mân,đào, hồng và lê châu Á, hỗ trợ nông hộ nhỏ nâng cao thu nhập thông qua mởrốngản xuất cây ăn quả ôn đới, cải thiện hiện trạng hệ thống sản xuất giúp tăngcường tình cạnh tranh và lợi nhuận, cait hiện các chuỗi cung ứng hiện hành vàxây dựng các chuỗi giá trị mới Dự án sẽ xây dựng thêm chuỗi giá trị mới vớikhu vực sản xuất chính ở Bắc Hà Dự án hướng tới cải thiện thu nhập cho nôngdân, đặc biệt là phụ nữ và nông dân thuộc các vùng dân tộc thiểu số thông qua sựtham gia tích cực và bảo bản của khối tư nhân Dự án này hướng tới gắn kết sảnxuất và thị trường, thu hút các nguồn đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh và lợinhuận cho ngành sản xuất quả ôn đới ở vùng cao Tây Bắc, thông qua sự phối hợpchặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ địa phương, nhà nghiêncứu cấp quốc gia, đội ngũ khuyến nông và khối tư nhân Dự án sẽ tìm kiếm giảipháp để tạo cơ hội cho người trồng cây ăn quả ôn đới, đặc biệt là mận nâng caothu nhập
UBND huyện đã phối hợp Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa, Sở Khoa học vàCông nghệ tỉnh, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Lào Caitriển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm mận của địaphương với các sản phẩm: mận Tam hoa, mận Tả Van, mận Hậu, mận Tả Hoàng
Ly, hiện đang được nhân rộng tại 13 xã trên địa bàn Dự án khi hoàn thành sẽmang lại những lợi ích thiết thực cho Bắc Hà nói chung và người dân trồng mậnnói riêng
Để Dự án đạt hiệu quả cao, huyện đã có chính sách, chương trình hỗ trợngười trồng mận duy trì và phát triển ổn định; phối hợp Viện Thổ nhưỡng - Nônghóa điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, bản đồ, thiết kế lô-gô cho sản phẩm mận và xâydựng hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt cấp chứng nhận Đến tháng 6-
2014, các sản phẩm mận trong giai đoạn thử nghiệm có gắn tem nhãn của Nhãnhiệu chứng nhận đã được giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước, tạoniềm tin về chất lượng đối với người tiêu dùng, quảng bá cây mận đến mọi miền
Tổ quốc
Tỉnh cũng đã đầu tư cho 1 hợp tác xã ở Bắc Hà để sản xuất mứt mận và chếbiến sirô nước mận
Trang 36Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà thuộc Trung tâm Giống nông
- lâm nghiệp tỉnh đã thực hiện Dự án cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà và Dự
án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao trên địa bàn huyện Bắc Hà nhằmkhai thác và phát huy tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc sản, tạo sản phẩm hànghoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương Trong đó, công tác tuyểnchọn và nhân giống từ các cây giống đầu dòng có phẩm chất tốt, năng suất cao,phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương luôn được cán bộ trại đặcbiệt chú trọng
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây giống, trồng mới và quản
lý vườn quả để hình thành các vườn mận sinh trưởng, phát triển tốt Đồng thờichuyển đổi nhận thức và thực hành của người dân trong sản xuất mận hàng hóachất lượng cao nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và kinh tế du lịch củahuyện Bắc Hà nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung (Trung tâm Giống nông - lâmnghiệp tỉnh Lào Cai, 2013)
2.2.3 Bài học rút ra từ cơ sở thực tiễn
Từ các cơ sở thực tiễn về sản xuất và phát triển sản xuất mận trên thế giới
và Việt Nam, chúng ta thấy, do cây mận có yêu cầu về điều kiện khí hậu và đấtđai nên được trồng nhiều ở các nước ôn đới và chủ yếu phục vụ cảnh quan và chếbiến, kinh nghiệm về phát triển sản xuất mận theo hướng thu hoạch quả như ởViệt Nam còn hạn chế
Nhiều năm qua, sản phẩm mận Bắc Hà đã rất quen thuộc với người tiêudùng trong và ngoài nước Tuy nhiên, để các loại mận trồng ở Bắc Hà (Lào Cai)được “chính danh” trên thị trường trong và ngoài nước luôn là nỗi canh cánh củacác cấp, các ngành hữu quan trên “Cao nguyên trắng” Từ các nghiên cứu, pháttriển sản xuất mận ở các vùng trong cả nước và các cơ sở thực tiễn của phát triểnsản xuất mận trên thế giới, chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển sảnxuất mận tại Bắc Hà tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Bài học thứ nhất: Việc phát triển sản xuất mận phải căn cứ vào điều kiệnđất đai, trình độ thâm canh và tập quán vùng Thực tế cho thấy qua quá trình pháttriển, Bắc Hà đã lựa chọn được vùng có tính chất đất đai, khí hậu phù hợp vớiyêu cầu sử dụng đất của cây mận
- Bài học thứ hai: Cần chú trọng phát triển sản xuất mận theo cả chiềurộng và chiều sâu Phát triển theo hướng bền vững từng bước nâng cao năng suất,sản lượng và diện tích nhưng đồng thời cũng cần có các biện pháp kỹ thuật đảmbảo chất lượng và bảo vệ đất
Trang 37- Bài học thứ ba: Để phát triển sản xuất mận, việc đầu tư hợp lý các yếu tốđầu vào, đặc biệt căn cứ vào từng loại đất, từng loại hộ… có ý nghĩa rất lớn trongviệc nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Bài học thứ tư: Muốn phát triển sản xuất mận cần nghiên cứu kỹ thịtrường tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu kỹ chuỗi ngành hàng mận trong cả nướcnói chung và tại Bắc Hà nói riêng
- Bài học thứ năm: Sự hỗ trợ của nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuậtthâm canh, đốn tỉa Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọngbảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất mận Để các hộ sản xuất sớmnắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quannghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp Tăng cườngmối liên kết 4 nhà
Trang 38PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện giáp huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương Phía Đông giáp huyệnSín Mần tỉnh Hà Giang Phía Tây huyện giáp huyện Bảo Thắng Phía Nam huyệngiáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Với vị trí địa lý trên, Bắc Hà có những điềukiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng khai thác các tiềmnăng lợi thế so sánh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trước hết là TrungQuốc (UBND huyện Bắc Hà, 2015)
Huyện có vị trí địa lý đặc thù, với những điều kiện khí hậu thuận lợi vàđược chia tách từ huyện có quy mô lớn, Bắc Hà trước khi chia tách có vai trò kháquan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh LàoCai và khu vực phía Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Về kinh tế, Bắc
Hà là cầu nối giữa Lào Cai với Hà Giang và Yên Bái, giữ chức năng trungchuyển và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương tạo điều kiện cho các huyệnkhai thác các tiềm năng, lợi thế, nhất là các lợi thế về nông nghiệp và lâm nghiệp.(UBND huyện Bắc Hà, 2015)
3.1.1.2 Tình hình thời tiết, khí hậu
Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, nhưng cũngkhông ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâmnghiệp Khí hậu của huyện Bắc Hà chia thành 3 tiểu vùng đặc trưng Cụ thể:
- Vùng thượng huyện: Có độ cao từ 1500 đến 1800 m so với mực nước
đới, mát mẻ về mùa hè, khô lạnh về mùa đông, rất thích hợp cho trồng cây ăn quảđịa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu, đào, lê
Trang 39- Vùng trung huyện: Có độ cao từ 900 m đến 1200 m so với mực nước biển.Vùng này có khí hậu ôn hoà, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh khô hanh, với nhiệt
thái, nghỉ dưỡng, và phát triển vùng cây ăn quả và cây nông nghiệp chè tuyết san
- Vùng hạ huyện: Độ cao dưới 900 m so với mực nước biển, có nhiệt độ
lớn, thuận lợi cho phát triển du lịch, cây cụng nghiệp, ăn quả, thuỷ sản, thuỷđiện
Các xã vùng cao Bắc Hà có khí hậu ôn đới với nhiệt độ các tháng mùa đông
mận Tam Hoa của Bắc Hà được trồng tập trung tại các xã vùng cao, có đủ độlạnh để cây phân hoá mầm hoa, có lượng mưa và độ ẩm phù hợp cho cây sinhtrưởng- phát triển tuy nhiên do có sương mù, ẩm độ cao kéo dài trong năm nênmột số bệnh hại, địa y phát sinh gây hại mạnh (UBND huyện Bắc Hà, 2015).3.1.1.3 Lượng mưa và độ ẩm không khí
Bắc Hà có lượng mưa khá lớn, là nhân tố thuận lợi cho sinh trưởng câytrồng, tuy nhiên với những vùng đất dốc với độ che phủ thấp, mưa lớn thườnglàm xói mòn đất và dễ gây ra lũ quét, lũ ống
Trong một năm, thời gian mưa tập trung nhiều nhất là tháng 6,7,8 đây cũng
là thời gian quả phát triển và chín Mưa ẩm làm quả dễ bị sâu bệnh khiến thươngphẩm bị giảm nhất là các giống chín trung bình và muộn Ngược lại thời kỳ quảlớn, cần nước lại rơi vào thời kỳ khô hạn ( tháng 3,4,5) Nhìn chung, Bắc Hà có
độ ẩm không khí trung bình năm khá cao là 75% Ẩm độ cao, ngoài tác động làmtăng quần thể sâu và nấm bệnh gây hại còn có tác động xấu đến quá trình ra hoa,thụ phấn và đậu quả Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm năng suấtquả không ổn định (UBND huyện Bắc Hà, 2015)
3.1.1.4 Thuỷ văn và sông ngòi
Bắc Hà nằm trên hệ thống sông Chảy, có sông Chảy là sông chính chảy qua
2 mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70 km Ngoài sông Chảytrên địa bàn Huyện còn có 4 hệ thống khe suối nhỏ là ngòi Đô, Thèn Phìn, NậmPàng, Nậm Lúc, đều đổ ra sông Chảy Đây là tiềm năng lớn để mở rộng quy môphát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn rất nhỏ bé, tạonên bước phát triển đột biến trong sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơcấu kinh tế của huyện (UBND huyện Bắc Hà, 2015)
Trang 40độ có độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm khá cao; sương muối, mưa
đá kèm với dòng chảy mạnh của sông Chảy vào mưa lũ, làm gia tăng các hoạtđộng xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dulịch và sinh hoạt của nhân dân
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.3.1 Thuận lợi
- Điều kiện đất đai: Có quỹ đất phù hợp để mở rộng diện tích trồng mận
- Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho cây mận Tam Hoa sinh trưởng,phát triển tốt
- Kinh nghiệm sản xuất: cây mận Tam Hoa đã gắn bó với người dân Bắc Hàtrên 25 năm, người dân đã quen với đặc điểm của cây trồng, quá trình sinhtrưởng, phát triển và phòng trừ sâu bệnh hại