8. Khung phân tích
2.1.2 Định khuôn các giá trị về đồng tính nữ
Ngoài những đặc điểm dán nhãn về người đồng tính nói chung, người đồng tính nữ chịu sự định khuôn về các giá trị của nhóm. Sự định khuôn thường gắn với những giá trị tiêu cực kể cả trong các tài liệu chính thống hay trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
38
Bảng 2. 2 Định khuôn các giá trị về ngƣời đồng tính nữ (đơn vị tính: %)
Các phát biểu về đồng tính nữ Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý, không phản đối Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Người đồng tính nữ giỏi nghệ
thuật hơn người khác
4,55 15,03 30,42 33,57 16,43
Người đồng tính nữ có nhiều bạn tình hơn người nữ khác
3,15 20,63 25,87 35,66 14,69
Người đồng tính nữ không có khả năng sinh con
1,40 4,55 18,53 43,36 32,16
Người đồng tính nữ dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn người khác 4,91 36,01 35,66 15,73 7,69 Người đồng tính nữ là người không lập gia đình 3,50 10,48 34,97 41,61 9,44 Người đồng tính nữ là người sống ở các thành phố 7,34 12,24 22,73 29,72% 27,97
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy người tham gia nghiên cứu có những nhận định tiêu cực về nhóm người đồng tính nữ, có đến 23,78% đồng ý và hoàn toàn đồng ý việc người đồng tính nữ có nhiều bạn tình hơn người nữ dị tính. 40,92% cho rằng người đồng tính nữ dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có 47,48% nữ giới và 32,81% nam giới. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia nghiên cứu cho rằng những mối quan hệ của người đồng tính nữ không bền chặt, dễ đổ vỡ bởi “hai người nữ thì làm sao có con được, mà con cái là sự kết nối
39
hai người chung sống lâu dài với nhau của những cặp vợ chồng” (Nam, 40 tuổi, HCM). Và vì là nhóm thiểu số về tính dục với xu hướng tính dục khác với người dị tính nên người đồng tính nữ cũng thuộc trong nhóm nguy cơ cao với các bệnh lây nhiễm về đường tình dục. Qua số liệu khảo sát cho thấy, tỉ lệ nữ giới có nhận định tiêu cực về người đồng tính nữ cao hơn nam giới, và số liệu phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.
Bên cạnh đó, 13,98% người tham gia nghiên cứu cho rằng đồng tính nữ là người không lập gia đình. Nhận định này bị chi phối bởi quan niệm mang tính truyền thống về việc kết hôn giữa nam và nữ trong thiết chế hôn nhân, được pháp luật thừa nhận còn những người nữ sống với nhau không được gọi là kết hôn “vẫn thấy thiếu một điều gì đó, hai người nữ sống với nhau thì cũng giống như hai người bạn sống chung phòng, chẳng có con cái gì, không được pháp luật thừa nhận”(Nữ, 49 tuổi, HCM.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 5,95% người tham gia nghiên cứu cho rằng người đồng tính không có khả năng sinh con. Rõ ràng, việc gán ghép thiên chức sinh sản, duy trì nòi giống đang bị gò ép vào khuôn khổ hôn nhân- gia đình dị tính như truyền thống. Việc duy trì nòi giống ở đây mang tính chất xã hội chứ hoàn toàn không mang tính sinh học. Sự định khuôn về vị trí, vai trò của người đồng tính nữ trong việc tạo lập ra thiết chế gia đình đã hạn chế người đồng tính nữ tiếp cận với quyền của họ.
Mặt khác sự định khuôn thể hiện ngay cả trong việc đánh giá đặc tính và khả năng của người đồng tính nữ “người đồng tính nữ giỏi nghệ thuật hơn người khác”. Khả năng này được coi là ưu việt ở người dị tính thì người đồng tính nữ có được do họ có sự pha trộn giữa hai giới nam và nữ. Vì sự pha trộn giữa hai giới là điều không mong muốn do đó họ sở hữu nhiều khả năng khác với người dị tính. Tưởng chừng rằng việc gán cho nhóm đồng tính nữ những giá trị mang tính tích cực thể hiện sự bình đẳng trong cách nhìn nhận của người tham gia nghiên cứu nhưng xét về bản chất biểu hiện này chính là một khía cạnh của kỳ thị “ngầm”. Người dị tính gán cho người đồng tính nữ khả năng đặc biệt vì họ có những bất thường về xu
40
hướng tính dục nên tất yếu họ sẽ có khả năng về lĩnh vực nghệ thuật so với người dị tính. Sự phân biệt giữa “tôi - người dị tính” với “họ- người đồng tính nữ” nhằm phân cách nhóm nữ đồng tính ra khỏi xã hội người dị tính.
Định khuôn giá trị về người đồng tính nữ còn thể hiện ở việc cho rằng thành phố là nơi sinh sống của người đồng tính nữ với 19,58% người tham gia nghiên cứu đồng ý nhận định này. Theo họ, thành phố là nơi hội tụ nhiều nguồn thông tin, đa dạng hóa trong cách tiếp cận và là nơi nảy sinh các trào lưu của giới trẻ. Do vậy, đồng tính nữ được xem là một trào lưu và tập trung chủ yếu ở giới trẻ thành thị.
Một điều đáng ghi nhận trong nghiên cứu này là việc định khuôn các giá trị đối với người đồng tính nữ chỉ giới hạn ở các khía cạnh cụ thể chứ không phải tổng thể, trong đó bất bình thường về xu hướng tính dục, giới tính được nhắc đến nhiều nhất.