Nguyên nhân đồng tính nữ

Một phần của tài liệu Kỳ thị xã hội đối với đồng tính nữ ở Việt Nam hiên nay (điển cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 41)

8. Khung phân tích

2.1.3 Nguyên nhân đồng tính nữ

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân đồng tính nữ được người tham gia nghiên cứu cho rằng đồng tính nữ có nguyên nhân từ bẩm sinh cũng như từ xã hội. Nguyên nhân xã hội để một người là đồng tính nữ là do thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, do trào lưu xã hội.

Khi nhắc đến nguyên nhân của đồng tính nữ, có 43,71% người tham gia nghiên cứu cho rằng đồng tính là do bẩm sinh. Tuy nhiên, bẩm sinh ở đây được hiểu không phản ánh sự đa dạng của xu hướng tính dục mà có nghĩa là đồng tính nữ là bệnh bẩm sinh, sinh ra đã bị bệnh, là khiếm khuyết và bất thường sinh học. “ người nữ sinh ra là đã bị như vậy rồi, thỉnh thoảng đọc báo thấy có nói đến một số trường hợp như thế chứ tôi thì chưa gặp bao giờ(Nữ, 49 tuổi, HCM). Người tham gia nghiên cứu giải thích rằng đồng tính nữ là do rối loạn hooc-môn “có thể trong quá trình người mẹ mang thai, bị rối loạn gì đó, tự nhiên nữ lại có nhiều hooc- môn nam hoặc nam có nhiều hooc- môn nữ, vậy nên sinh ra là đã mắc bệnh rồi” (Nam, 54 tuổi, HCM).

41

Biểu đồ 2. 2 Nguyên nhân đồng tính nữ

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Quan niệm đồng tính nữ là một dạng lệch lạc trong phát triển tâm lý khá phổ biến, phản ánh quan điểm Tâm thần học của những năm 1970 trở về trước. Hiện tại, những nhà nghiên cứu đã không còn đi tìm hiểu nguyên nhân của đồng tính nữa. Tuy nhiên, rất ít người tiếp cận với kiến thức này mà thường chỉ suy luận, coi những bất thường liên quan đến tình cảm, tình yêu là bất thường về tâm lý. Một bộ phận người tham gia nghiên cứu xem “bệnh đồng tính” là một thành phần của “bệnh xã hội”, khi nhắc đến từ “đồng tính” có người trả lời “không hiểu sao bây giờ lắm đứa vậy chứ, bệnh hoạn lắm, có người chị quen, con của chị đó, bị thằng chú xử, giờ nó cũng bị vậy luôn, khốn nạn lắm” (Nữ, 46 tuổi, HCM).

Kết quả điều tra định lượng cho thấy có 34,74% người tham gia nghiên cứu cho rằng đồng tính nữ là bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên quan niệm bệnh hay tình trạng rối loạn chức năng của người đồng tính không được giải thích bằng các chứng cứ khoa học mà chỉ xuất phát từ cảm tính của người tham gia nghiên cứu.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---

LÊ THỊ CẨM TÚ

KỲ THỊ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI ĐỒNG TÍNH NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp tại Quận 3 và Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)

Chuyên ngành: Xã hội học Mã ngành: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

Hà Nội - 2014

42

Trong đó, nhóm tuổi từ 35-44 có tỉ lệ cao với 76% cho rằng đồng tình là bệnh chữa được.

Biểu đồ 2. 3 Đồng tính là bệnh chữa đƣợc, phân theo nhóm tuổi (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo định nghĩa khoa học, bệnh tật hay khiếm khuyết được hiểu là các rối loạn gây ra tình trạng mất cân bằng về sức khỏe thể chất và tâm thần, hoặc không thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sinh học (vận động, tuần hoàn, bài tiết.v.v…) hoặc chức năng xã hội (giao tiếp, chăm sóc con cái, v.v.…)1. Đối chiếu các chức năng trên, người đồng tính nữ không khiếm khuyết hay rối loạn bất kỳ chức năng nào ngoài chức năng “yêu người cùng giới”. Việc xác định nguyên nhân đồng tính của người đồng tính nữ nhằm mục đích điều chỉnh trạng thái của họ cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, thực hiện những kỳ vọng của xã hội là kết hôn với nam giới và sinh con để đảm bảo thiết chế gia đình được bền vững. “Mấy người đồng tính nữ, theo cô nghĩ cũng nên cho đi điều trị tâm lý để họ quay lại yêu nam giới, chứ nữ mà cứ yêu nữ, rồi nam yêu nam thì không được, xã hội sẽ bị rối loạn lên hết” (Nữ, 55 tuổi, HCM).

1

43

Theo Donn Colby (2004) cách hiểu sai về người đồng tính làm tăng thêm kỳ thị ở Việt Nam bắt nguồn từ quan niệm của nhà tình dục học tiếng tăm, tiến sỹ Trần Bồng Sơn. Tác giả này có khá nhiều bài viết về các vấn đề tình dục đăng trên báo và tạp chí trong nước, nhưng cách nhìn nhận của vị tiến sỹ này chỉ dựa trên quản điểm cá nhân chứ không xuất phát từ chứng cứ khoa học. Trong một xuất bản phẩm về phòng tránh HIV và đồng tính nam ở Việt Nam, Trần Bồng Sơn với tư cách là tác giả vừa là cố vấn đã đi đến kết luận rằng phần đồng người đồng tính nam ở Việt Nam là đồng tính giả. Lối suy nghĩ này nhanh chóng được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng và càng khơi sâu định kiến xã hội về chủ đề đồng tính. Nhiều bác sỹ tư vấn cho giới trẻ hiện nay vẫn khẳng định phần lớn người đồng tính là có đồng tính giả do đua đòi, bắt chước. Gần đây nhất, một cán bộ tham vấn tâm lýtrong một buổi tham vấn cho học sinh ở một trường trung học phổ thông tại TP. HCM cho biết “Trào lưu quan hệ đồng tính hiện nay đang phát triển rất mạnh. Đó là một căn bệnh. Em hãy suy nghĩ! Em hãy xem sự việc bị hãm hiếp đó là một “tai nạn” ngoài ý muốn. Và cuộc đời thì ai cũng có tai nạn hết. Có những người gặp tai nạn rồi sau đó quên tai nạn đi và sống bình thường. Nhưng cũng có người bị “tai nạn” đó ám ảnh và dần giết chết cuộc đời của người đó luôn. Nên cô không muốn em giống như vậy” [30, tr.92].

Sự thiếu chăm sóc của cha mẹ cũng là nguyên nhân chính dẫn dến đồng tính ở người đồng tính nữ với 50% người tham gia nhận định. Nguyên nhân này được lý giải “do trong nhà thiếu đi người cha hoặc người mẹ nên nhiều khi người đó phải gồng mình lên để đảm đương vai trò của nam giới trong gia đình, lâu ngày sẽ bị nhiễm đi tính cách của nam giới nên họ cứ sống như thế”. Với những người đồng tính nữ rơi vào tình huống trên thì phương pháp chữa trị là “đến lúc nào đó có thể gặp người nam thực sự yêu thương họ thì họ sẽ trở lại bình thường”. Người tham gia nghiên cứu không quan tâm đến xu hướng tính dục của người đồng tính nữ mà họ chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh sao cho người đồng tính nữ về đúng chức năng giới đã được xã hội quy định và chấp nhận.

44

Biểu đồ 2. 4 Đồng tính nữ do thiếu sự chăm sóc có bố hoặc mẹ khi còn nhỏ, phân theo nhóm tuổi (%)

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy ở nhóm tuổi từ 18 đến 24 tuổi có tới 75% cho rằng thiếu sự chăm sóc của bố hoặc mẹ từ khi còn nhỏ là nguyên nhân dẫn đến một người là đồng tính nữ, tỉ lệ này thấp hơn ở các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi từ 18-24 là lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách nên vai trò và sức ảnh hưởng của bố mẹ tới tâm sinh lý lứa tuổi này rất lớn, do vậy nguyên nhân thiếu sự chăm sóc của cha mẹ được nhóm tuổi coi trọng.

Trong những phỏng vấn sâu người đồng tính nữ, mâu thuẫn tồn tại ngay trong chính bản thân người đồng tính nữ khi nhận định về nguyên nhân xu hướng tính dục của mình. Dù đã khẳng định về xu hướng tính dục yêu nữ xuất hiện từ rất sớm nhưng họ vẫn cho rằng sự thiếu chăm sóc của người cha- người đàn ông trong gia đình cũng có thể là nguyên nhân khiến họ ghét nam giới và không thể yêu nam giới:

Nói chung bố em là một người không có trách nhiệm với gia đình, chỉ có mẹ em thôi. Em không biết đấy có phải là một cái lý do để em không thích con trai hay không. Có lẽ là hoàn cảnh gia đình cũng là cái tác động, khiến cho em thay đổi lối suy nghĩ, là con trai rất là vô trách nhiệm, chẳng có một tí trách nhiệm nào với gia

45

đình cả, chính vì thế mà em không thích, không thể yêu một ai” (Đồng tính nữ, 28 tuổi, HCM)

Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến một người nữ trở thành một người đồng tính nữ. “em nghĩ có thể là một người con gái bị người yêu phản bội hoặc không chung thủy nên họ sợ, họ không yêu nam nữa, trở nên ghét nam giới và muốn thử yêu nữ giới xem sao” (Nam, 22 tuổi, HCM). Có 27% người tham gia nghiên cứu có cùng quan điểm trên.

Nhiều người cho rằng đồng tính không chỉ là một xu hướng tình dục, mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ, một hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thu hút được nhiều người tham gia. Từ đó có khái niệm “Đồng tính luyến ái (ĐTLA) thật” (do bẩm sinh, chỉ chiếm số ít) và “ĐTLA giả” (do đua đòi hoặc bị rủ rê lôi kéo, có tỉ lệ cao hơn nhiều). Theo BS Trần Bồng Sơn, cần cảnh giác với ĐTLA giả vì “không ít người thích cặp bồ, kết bạn với người đồng giới, theo môđen “đồng tính luyến ái” để được xem là “dân sành điệu”, khác người”. Điều này được BS Trần Bồng Sơn nhắc lại rất nhiều lần trên báo “Sài Gòn tiếp thị”.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 15,38% đánh giá nguyên nhân đồng tính do trào lưu xã hội. Những người tham gia phỏng vấn dù có trải nghiệm trực tiếp với người đồng tính nữ hay không, hầu hết đều cho rằng yếu tố xã hội có tác động ở mức độ khác nhau tới sự hiện diện của người đồng tính nữ. Mặc dù vậy, người đồng tính nữ thuộc thế hệ 8x cho rằng thế hệ trẻ bây giờ nhiều người đua đòi, chạy theo trào lưu chứ không hẳn họ có xu hướng tính dục đồng giới:

Thế hệ trẻ bây giờ chị biết là họ đua đòi nhiều hơn là họ có vấn đề gì trong cuộc sống gia đình, em ví dụ nhé như thế hệ tầm 89, 90 cuộc sống gia đình họ rất là hoàn hảo, có bố có mẹ, ăn học hành tử tế”

Họ có hoàn cảnh gia đình rất là perfect (hoàn hảo) rồi, tại sao họ lại cứ yêu con gái, bởi vì sao, bởi vì do môi trường tác động. Họ muốn yêu, họ thử yêu, họ tò mò, họ muốn xem như thế nào, họ thấy nhiều người yêu. Chị thấy bây giờ những cặp les trẻ tuổi rất là nhiều, em nghĩ một phần là do môi trường tác động, do hoàn

46

cảnh khiến họ tò mò, họ muốn tìm hiểu xem là như thế nào để họ thử xem tình yêu nó ra làm sao, chứ thực ra thì không như thế hệ bọn em 82, 83, 84 chẳng hạn khi mà lối suy nghĩ đã khác thế hệ đó rồi. Thứ nhất có thể do hoàn cảnh gia đình tác động vào, do cuộc sống khiến họ như thế. Có thể họ sinh ra tính cách của họ đã như thế rồi, mãnh mẽ như thế rồi chứ hầu như là ít đua đòi, ít vì là mình nhìn thấy họ yêu con gái mình cũng thích yêu. Chẳng qua là vì một số vấn đề về gia đình, cuộc sống, môi trường thôi còn thế hệ trẻ bây giờ chị biết là họ đua đòi rất là nhiều. Em thấy suy nghĩ của họ rất là thoáng, họ chẳng bao giờ nghĩ chỉ biết ừ là họ yêu con gái, không yêu nữa thì thôi bỏ, đi yêu con trai, yêu chán bỏ đi yêu con gái. Em thấy họ sống rất là vô trách nhiệm với bản thân mình. Họ sống và làm theo cái kiểu ăn chơi đua đòi quá mức, được chiều chuộng quá hay sao ấy hay như thế nào đó mà họ muốn làm những cái gì đó khác người. Họ thích thể hiện bản thân mình một cách thái quá”. (Đồng tính nữ 30 tuổi, HCM)

Với một vài người, điều kiện xã hội cởi mở như hiện nay là cơ hội để người đồng tính nữ công khai bộc lộ với những người thân trong gia đình hay những người xung quanh về xu hướng tính dục của mình. Còn những người khác cho rằng điều kiện sống xã hội như sự đổ vỡ gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, ảnh hưởng của các yếu tố tinh thần và ăn uống đến người mẹ trong quá trình mang thai,..v.v là một trong những nguyên nhân làm cho một người nữ trở thành người đồng tính nữ.

Một trong những điểm đáng quan tâm là cho dù nguyên nhân đồng tính là bẩm sinh hay chịu tác động của xã hội thì gần một nửa người tham gia nghiên cứu cho rằng đồng tính nữ có thể dùng các biện pháp giáo dục, trị liệu, hòa nhập. Như vậy dù cho người dân có hiểu đúng hay hiểu sai về nguyên nhân đồng tính nữ thì yếu tố quyết định lại thuộc về giá trị truyền thống, những chuẩn mực đã được xã hội chấp nhận. Những chuẩn mực này được xây dựng dựa trên phạm trù về đạo đức sử dụng làm hệ quy chiếu đối với người đồng tính nữ nói riêng và người đồng tính luyến ái nói chung. Đạo đức chính là cách mọi người trong xã hội nói về những giá trị được chia sẻ và kiểm soát tình dục của những người bị xem là “lệch chuẩn” vì

47

không tuân theo những giá trị này. Thông qua sự kiểm soát của xã hội, cốt lõi giá trị của tình dục dị tính được bảo toàn và khẳng định.

Một phần của tài liệu Kỳ thị xã hội đối với đồng tính nữ ở Việt Nam hiên nay (điển cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)