8. Khung phân tích
1.1.2.3 Lý thuyết xung đột xã hội
Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Max Weber, George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis Coser. Mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận khác nhau về xung đột:
Karl Marx (1818-1883) đã đưa ra lý thuyết xung đột giai cấp, theo đó xã hội là một cuộc đấu tranh giai cấp liên tục nhằm giành lấy những nguồn lực khan hiếm. Những người kiểm soát các nguồn lực kinh tế, chính trị và văn hóa bảo vệ lợi ích kinh tế và xã hội của giai cấp mình thông qua các hành xử có tính phân biệt đối xử nhằm tạo lập và duy trì bất bình đẳng. Những kẻ thuộc giai cấp trên nhào nặn các giá trị niềm tin xã hội nhằm làm cho những lợi ích không bình đẳng của họ trở nên hợp lý và công bằng, do vậy tạo nên một sự nhận thức sai lệch để duy trì sự áp đặt của họ.
Trên nền tảng lý thuyết của Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tùy theo chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các đảng phái. Weber cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là do bất bình đẳng về cơ hội xã hội. Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so với nhóm khác, vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại. Bất bình đẳng về chính trị cụ thể những người giữ quyền hành cao trong thang bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so với đảng phái khác.
Tác giả Simmel cho rằng xung đột không chỉ là kết quả của các cấu trúc xã hội hay những động cơ thiết yếu đối với lịch sử mà nó là một thành tố trung tâm của quá trình xã hội hay nó chính là đối tượng độc lập của việc phân tích xã hội học.
26
Theo tác giả này, thực tại xã hội được hình thành bởi các quá trình kết hợp và phân ly giữa các tập thể, cộng đồng, nghề nghiệp, tôn giáo, quê hương. Các quá trình đoàn kết của cộng đồng có xu hướng hợp nhất, còn các quá trình phân ly có bản chất đối kháng. Quá trình thống nhất và phân ly, hợp tác và đối kháng là quá trình tất yếu của đời sống xã hội. Tuy nhiên giải thích của Simmel về xung đột xã hội chủ yếu tập trung giải thích xung đột ở cấp độ cá nhân, coi cộng đồng là sự kết hợp của nhiều cá nhân do vậy xung đột các cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến xung đột cộng đồng.
Sự phát triển của thuyết xung đột gắn liền với thuyết thống trị và xung đột của Dahrendorf. Dahrendorf đã phát triển một cương lĩnh lý thuyết xung đột coi xã hội là các quyền hạn được công nhận, là đòi hỏi những người khác phải phục tùng. Khi đó, mỗi hiệp đoàn xã hội hoàn chỉnh đều thể hiện sự bất bình đẳng cơ bản giữa kẻ thống trị và người bị trị, từ đó nảy sinh ra những hoàn cảnh quyền lợi trước việc duy trì hay thay đổi thể chế thống trị hiện hành. Thống trị, xung đột và biến đổi không bao giờ ngừng. Thống trị và xung đột là đặc trưng phổ biến của mọi dạng xã hội. Đồng thời theo Dahrendorf, nguyên nhân cho thống trị và xung đột được đặt bởi các quá trình thể chế hóa và đặt chuẩn mực mà không phải qua những quan hệ ép buộc giản đơn. Ông cũng chỉ ra tính hai mặt của hiệp đoàn thống trị là tính thông thường của xung đột và sự cần thiết của thể chế hóa. Theo Dahrendorf, để giải quyết xung đột có thể hướng dẫn xung đột xã hội theo chiều hướng định sẵn có kế hoạch. Muốn giải quyết xung đột hoặc làm giảm bớt xung đột không được bưng bít thông tin.
Vận dụng lý thuyết xung đột xã hội trong đề tài nghiên cứu để lý giải những mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ xã hội giữa những nhóm người trong xã hội với nhóm người đồng tính nữ. Xung đột nảy sinh ở bình diện cá nhân người đồng tính nữ, họ vừa có nhu cầu muốn được sống đúng với xu hướng tính dục của mình nhưng mặt khác họ chịu sự chi phối của những khuôn mẫu, định kiến xã hội với những giá trị xã hội, truyền thống và văn hóa.
27
1.1.2.4 Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng
Lý thuyết tương tác biểutrưng có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nổi bật lên là quan điểm của Herbert Blumer và Mead. Lý thuyết này xem xã hội như luôn được tạo ra và tái tạo thông qua tương tác và thương thảo các ý nghĩa, ví dụ tập trung vào vai trò giao tiếp của liên cá nhân đóng vai trò như thế nào trong sự kiến tạo các khuôn mẫu và định kiến xã hội. Những người theo thuyết tương tác biểu trưng duy trì quan điểm rằng phân biệt đối xử, hay kỳ thị xã hội là một thực hành hay hành xử được kiến tạo bởi xã hội, bắt nguồn từ sự tương tác và nhận thức chứ không dựa trên quyết định luận sinh học.
Vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng vào đề tài nghiên cứu để lý giải nguồn gốc của sự kỳ thị xã hội là việc các nhóm xã hội duy trì những kiến tạo, định kiến xã hội đã được tạo ra từ trước từ đối với nhóm đồng tính nữ.
1.2 Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu
Kỳ thị xã hội là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội. Nội dung này thường xuất hiện trong nghiên cứu các nhóm thiểu số như thiểu số tình dục, dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người khuyết tật…Là một nội dung quan trọng trong các nghiên cứu của thế kỷ 21, tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này hiện nay mới bắt đầu được chú ý và chú trọng vào nghiên cứu.
Công trình nổi tiếng nhất về kỳ thị trong khoa học xã hội là cuốn sách của Erving Goffinan, Stigma: Notes on the Management of spoiled Identity. Xuất bản lần đầu vào năm 1963, Stigma xem xét kinh nghiệm/ trải nghiệm của cả phía cá nhân và xã hội khi một người bị xem là “không bình thường” vì một lý do này hoặc khác. Theo Goffinan, việc kỳ thị một người/ nhóm người có chức năng bảo vệ người kỳ thị về mặt tâm lý chống lại ý tưởng/ sự lo lắng rằng họ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những thuộc tính (bị) kỳ thị (của những nhóm người kia).
Nghiên cứu “Sống trong một xã hội dị tính- câu chuyện của 40 người nữ yêu nữ- Câu chuyện với cha mẹ” (2010) của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi
28
trường điển cứu tại địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu đã nêu ra mối quan hệ của người đồng tính nữ đối với cha mẹ bao gồm việc giấu cha mẹ; comeout…và bị lộ; cha mẹ phản đối; Cố gắng làm người dị tính; cha mẹ chấp nhận con; không danh chính ngôn thuận nhưng hòa nhập với gia đình. Qua đó, các tác giả đã đưa ra những bàn luận làm cơ sở cho những vận động chính sách cho người người đồng tính nữ.
Tổng luận các nghiên cứu “Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam” (2013) do tiến sỹ Phạm Quỳnh Phương biên soạn. Trong tổng luận này, tác giả đã phác họa một diện mạo chung về những vấn đề đã và đang tồn tại của cộng đồng LGBT (người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính và người chuyển giới) ở Việt Nam, khuôn khổ luật pháp của việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, đồng thời tổng hợp những đề xuất kiến nghị nhằm giúp các nhà làm luật có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này.
Trong báo cáo “Là người đồng tính song tính và chuyển giới ở Việt Nam ở Châu Á, Báo cáo quốc gia Việt Nam” của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổng hợp môi trường pháp lý và xã hội cho các cá nhân, tổ chức dân sự của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Trong báo cáo này, các tác giả có nhắc đến kỳ thị xã hội đối với người LGBT ở Việt Nam trong các lĩnh vực việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, gia đình, truyền thông, các quyền và luật pháp, cộng đồng. Báo cáo cũng đã cung cấp cái nhìn khách quan về lịch sử LGBT tại Việt Nam, điểm lại những phát triển gần đây, đề cập đến những chiến lực chủ chốt trong việc cải thiện quyền của những người LGBT thông qua vận động chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, thể hiện trên truyền thông và nghiên cứu. Báo cáo cũng tìm hiểu sự phát triển cơ cấu và tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan đến cộng đồng LGBT và những bên liên quan chính khác trong lĩnh vực quyền LGBT.
Nghiên cứu “Thông điệp về người đồng tính trên báo in và báo mạng” của Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường phối hợp với Học viện báo chí và tuyên truyền. Nghiên cứu này đã phân tích các nội dung các bài viết trên báo in và báo mạng cho thấy một tỉ lệ lớn các nhà truyền thông sử dụng ngôn ngữ làm tăng
29
định kiến, nhấn mạnh khuôn mẫu giới và đánh đồng các khái niệm để khắc họa chân dung ngươi đồng tính, từ đó vẽ nên hình ảnh nhóm người đồng tính là nhóm có khả năng tình dục mạnh khác thường, hành vi tình dục không được chấp nhận, đời sống tình dục ẩn chứa nhiều hiểm họa, không có khả năng duy trì quan hệ đôi lứa lâu dài, tư cách đạo đức không tốt và không có những biểu hiện rõ ràng về nhu cầu ngoài nhu cầu tình dục.
Những nghiên cứu hiện nay mới chỉ đánh giá tổng quát sự kỳ thị xã hội ở góc độ chung về người đồng tính luyến ái ở Việt Nam, tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức và các hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV. Kết quả là sự tồn tại của nhóm đồng tính luyến ái nữ và thái độ của cộng đồng xã hội đối với hiện tượng đồng tính luyến ái nữ gần như không được chú ý đến, hoặc có những nghiên cứu có đi vào vấn đề này nhưng mới chỉ là góc nhìn một chiều từ người đồng tính nữ chứ chưa có đánh giá đa chiều.
Nghiên cứu về “Kỳ thị, Phân biệt đối xử và Bạo lực với người LGBT tại trường học” (CCIHP 2011) cho thấy 45% số học sinh- sinh viên là LGBT cho rằng đã từng bị bạo lực và phân biệt đối xử ở trường học với nhiều hình thức (thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế); 18% những trường hợp bạo lực và phân biệt đối xử gây ra bởi các thầy cô giáo và cán bộ trong trường; 38% những người bị bạo lực khi còn đi học cho biết họ thấy mất niềm tin vào tương lai; 31% các em bị bạo lực có ý định tự tử.
Trong luận văn thạc sỹ ngành công tác xã hội của Lê Thị Thu (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) về vấn đề Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (năm 2014) đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về người đồng tính và các vấn đề liên quan. Nghiên cứu thực trạng người đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội. Tìm hiểu các nguyên nhân khác nhau dẫn đến người đồng tính bị bạo lực. Trình bày các hậu quả tác động của vấn đề bạo lực đối với người đồng tính. Đưa ra các biện pháp hỗ trợ của Công tác xã hội đối với vấn đề này để bảo vệ quyền của người đồng tính và giúp mọi người hiểu hơn về đồng tính để tạo điều kiện để người đồng tính được sống như bao người bình thường khác
30
Trong luận văn này sẽ phân tích nhận thức và thái độ cũng như hành vi của xã hội đối với người đồng tính nữ để cho thấy sự kỳ thị của xã hội đối với đồng tính nữ đang ở mức độ nào và từ đó hướng tới các giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận được với kiến thức chính thống về người đồng tính nữ, hướng tới giảm sự kỳ thị của xã hội. Đồng thời, qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn các nhà làm luật, các nhà truyền thông hiểu và quan tâm hơn đến nhóm thiểu số tình dục, từ đó có những chương trình hoặc những sửa đổi về pháp luật để đảm bảo quyền của mỗi cá nhân.
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1 Sơ lƣợc về địa bàn Quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức là quận vùng ven ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, bên kia bờ sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Phía Nam tiếp giáp quận 2, sông Sài Gòn bao bọc ở phía Tây, ngăn cách với quận 12, quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh. Phía Đông giáp quận 9. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2 với dân số 474.547 người [4, tr.91] , mật độ dân số 9,546 người/ km2, cư trú trên 12 phường, cụ thể là các phường: Bình Chiểu, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ ra vào phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Ba con đường lớn chạy qua quận đều thuộc quốc lộ: xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13 và xa lộ vành đai ngoài (xa lộ Đại Hàn cũ). Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành quận, nhiều tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được thay bằng cầu bê tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với vùng bưng, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông nghiệp cùng phát triển.
Đường sắt quốc gia chạy qua quận Thủ Đức đang được nâng cấp, kể cả ga Bình Triệu, ga Sóng Thần, tạo cho Thủ Đức thêm một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Bao bọc phía Tây quận là sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản và thực phẩm của các
31
công ty lớn trên địa bàn như Công ty xi măng Hà Tiên 1, Công ty Cơ điện Thủ Đức và Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Bình Chiểu. Quận Thủ Đức cũng có điều kiện lý tưởng xây dựng một số cảng sông.
Với nhiều đặc điểm thuận lợi, Thủ Đức thu hút khá đông nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngay từ khi còn là huyện, trên địa bàn Thủ Đức cũng đã sớm hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Công ty xi măng Hà Tiên, Công ty Cơ điện, Nhà máy điện....Kể từ sau khi tách quận, kinh tế Thủ Đức càng có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Thủ Đức là quận có hơn 150 nhà máy công nghiệp thu hút hàng chục nghìn công nhân nhập cư về đây. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý dân cư cũng như trong các hoạt động văn hóa xã hội của quận.
1.2.2.2Sơ lƣợc về địa bàn Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chánh : phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Dân số quận 3 tính đến năm 2011 là 188, 898 người [3, tr.91], mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, khoảng 75% dân. Về mặt tổ chức hành chính, quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14.
Về giao thông đường bộ, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như : đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.