8. Khung phân tích
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1 Sơ lƣợc về địa bàn Quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức là quận vùng ven ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, bên kia bờ sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Phía Nam tiếp giáp quận 2, sông Sài Gòn bao bọc ở phía Tây, ngăn cách với quận 12, quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh. Phía Đông giáp quận 9. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2 với dân số 474.547 người [4, tr.91] , mật độ dân số 9,546 người/ km2, cư trú trên 12 phường, cụ thể là các phường: Bình Chiểu, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ ra vào phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Ba con đường lớn chạy qua quận đều thuộc quốc lộ: xa lộ Hà Nội, quốc lộ 13 và xa lộ vành đai ngoài (xa lộ Đại Hàn cũ). Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành quận, nhiều tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được thay bằng cầu bê tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với vùng bưng, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông nghiệp cùng phát triển.
Đường sắt quốc gia chạy qua quận Thủ Đức đang được nâng cấp, kể cả ga Bình Triệu, ga Sóng Thần, tạo cho Thủ Đức thêm một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Bao bọc phía Tây quận là sông Sài Gòn, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản và thực phẩm của các
31
công ty lớn trên địa bàn như Công ty xi măng Hà Tiên 1, Công ty Cơ điện Thủ Đức và Khu chế xuất Linh Trung, Khu công nghiệp Bình Chiểu. Quận Thủ Đức cũng có điều kiện lý tưởng xây dựng một số cảng sông.
Với nhiều đặc điểm thuận lợi, Thủ Đức thu hút khá đông nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngay từ khi còn là huyện, trên địa bàn Thủ Đức cũng đã sớm hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Công ty xi măng Hà Tiên, Công ty Cơ điện, Nhà máy điện....Kể từ sau khi tách quận, kinh tế Thủ Đức càng có điều kiện phát triển nhanh hơn.
Thủ Đức là quận có hơn 150 nhà máy công nghiệp thu hút hàng chục nghìn công nhân nhập cư về đây. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình quản lý dân cư cũng như trong các hoạt động văn hóa xã hội của quận.
1.2.2.2Sơ lƣợc về địa bàn Quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chánh : phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Dân số quận 3 tính đến năm 2011 là 188, 898 người [3, tr.91], mật độ dân số 40.000 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, khoảng 75% dân. Về mặt tổ chức hành chính, quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14.
Về giao thông đường bộ, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như : đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc.
Trên lĩnh vực hoạt động văn hóa, quận 3 có được sự hội tụ của nhiều đơn vị trung tâm sinh hoạt văn hóa như : Nhà văn hóa Thiếu nhi Thành phố, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam bộ, Nhà Trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược… quận cũng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở văn hóa như Trung tâm Văn hóa quận 3, Trung tâm
32
sinh hoạt thanh thiếu niên Quận 3. Câu lạc bộ Lao động, câu lạc bộ Hưu Trí Quận 3… Câu lạc bộ âm nhạc Cầu Vồng tại 126 Cách Mạng Tháng 8 thuộc Trung tâm Văn hóa Quận đã trở thành một trong những tụ điểm phục vụ văn nghệ cho đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân lao động trong Thành phố. Hoạt động văn hóa văn nghệ Quận 3 với các chủ đề đậm đà bản sắc dân tộc, chủ đề về nguồn, phát huy phong trào văn nghệ quần chúng qua các hội diễn đã có nhiều tiếng vang ở thành phố, được sự hưởng ứng rộng rãi trên nhiều miền đất nước tạo nên sự giao tiếp, giao lưu giữa các đơn vị trong và ngoài quận.
1.2.2.3Tình trạng ngƣời đồng tính nữ và kỳ thị xã hội đối với ngƣời đồng tính
nữ ở địa bàn 2 quận Thủ Đức và Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một thống kê xã hội học, người đồng tính chiếm từ 3 đến 7 phần trăm dân số toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, nhóm đồng tính nữ vẫn chưa có con số thống kê chính xác số lượng. Thể hiện của người đồng tính nữ rất đa dạng nên bằng phương pháp quan sát tại hai Quận Thủ Đức và Quận 3 khó có thể nhận ra và có số thống kê về nhóm người đồng tính nữ.
Khác với người đồng tính nam, người ta có thể dễ dàng đoán được hai chàng trai cầm tay nhau đi trên phố là đồng tính nhưng việc hai cô gái thân mật với nhau ở chốn công cộng là điều bình thường, ít ai để ý. Thêm vào đó, với lối sống ở thành thị quan hệ giữa con người trở nên lỏng lẻo, đơn điệu và tập trung vào cuộc sống của mỗi cá nhân mỗi hộ gia đình nên hầu hết người dân không quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh. Hơn nữa, tại hai quận này, số lượng người nhập cư tương đối đông với đa dạng các ngành nghề, họ cư trú rải rác hoặc tập trung ở các “xóm trọ”, nhằm tiết kiệm chi phí những lao động nữ thường ở ghép lại từ hai đến ba người trong một nhà. Mặt khác, người đồng tính nữ thường không bộc lộ xu hướng tính dục của mình ra bên ngoài để gia đình và những người xung quanh biết trừ khi họ “bị phát hiện”. Vì vậy, những thể hiện của người đồng tính nữ rất hạn chế và khó nhận biết bằng phương pháp quan sát.
Tình trạng kỳ thị xã hội của người dân ở địa bàn nghiên cứu đối với người đồng tính nữ được thể hiện dưới dạng kỳ thị “ngầm” hay còn gọi là kỳ thị gián tiếp
33
[31, tr.92]. Điều này có nghĩa khi nhìn những thái độ, hành vi của nhóm dị tính đối với nhóm người đồng tính nữ trông có vẻ công bằng nhưng thực tế họ đang tạo ra khoảng cách để phân biệt và từ đó người đồng tính nữ bị đối xử một cách khác biệt. Tình trạng kỳ thị xã hội đối với nhóm đồng tính nữ được phân tích và làm rõ trong các phần sau.
34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KỲ THỊ XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG TÍNH NỮ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Kỳ thị xã hội đối với người đồng tính nữ trong nghiên cứu được xem xét ở ba góc độ về nhận thức, thái độ và hành vi đối với người đồng tính nữ và được thể hiện cụ thể trong các kết quả nghiên cứu dưới đây.