1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện bắc quang, tỉnh hà giang

115 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Để khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả mang tính phát triển bềnvững thì việc thực hiện quy hoạch QH, sử dụng đất theo nội dung đã đượcquy hoạch đã đề ra còn đang gặp phải những khó

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN CHÍ

HIỂU

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan vàchưa từng dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõnguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Lệnh Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đãnhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kínhtrọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình hướngdẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đàotạo, Khoa Quản lý tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đãtận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luậnvăn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng Tàinguyên và Môi trường, Ban Giải Phóng Mặt Bằng huyện Bắc Quang, tỉnh HàGiang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạomọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôihoàn thành luận văn./

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2019

Học viên

Trần Lệnh Thi

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 4

1.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 4

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

5 1.1.3 Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 7

1.1.4 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 8

1.1.5 Một số yếu tổ ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 8

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước trên thế giới 14

1.2.1 Trung Quốc 14

1.2.2 Hàn Quốc 15

1.2.3 Australia 17

Trang 6

1.2.4 Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Việt Nam 18

Trang 7

1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

qua các thời kỳ ở Việt Nam 19

1.3.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993 19

1.3.2 Thời kỳ 1993-2003 21

1.3.3 Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003 23

1.3.4 Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2013 25

1.4 Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 26

1.5 Thực trạng về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang

28 1.6 Đánh giá chung về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu 29

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31

2.3 Nội dung nghiên cứu 31

2.4 Phương pháp nghiên cứu 32

2.4.1 Phương pháp điều tra tài liệu thứ cấp 32

2.4.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 33

2.4.4 Phương pháp chuyên gia 33

2.4.5 Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 38

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 42

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Quang 44

Trang 8

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Bắc Quang năm 2017 44

Trang 9

3.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai 46

3.3 Thực trạng công tác bồi thường - GPMB huyện Bắc Quang 49

3.4 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 02 dự án xây dựng của huyện Bắc Quang 52

3.4.1 Khái quát về các dự án nghiên cứu và các hộ điều tra, phỏng vấn 52

3.4.2 Công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu 53

3.5 Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của các các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ nông dân bị ảnh hưởng 67

3.5.1 Tác động đến kinh tế 67

3.5.2 Tác động đến xã hội và môi trường 69

3.5.3 Tác động của các chính sách hỗ trợ bồi thường 70

3.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Bắc Quang 75

3.6.1 Giải pháp về mặt hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật 75

3.6.2 Giải pháp về mặt tổ chức, thực hiện 76

3.6.3 Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi 77

3.6.4 Về quản lý đất đai 78

3.6.5 Về khung giá bồi thường 79

3.6.6 Về tái định cư 80

3.6.7 Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật 80

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82

1 Kết luận 82

2 Đề nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Bắc Quang năm 2017 44

Bảng 3.2: Các dự án thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Bắc Quang từ 2015 đến 2018 50

Bảng 3.3: Tóm tắt thông tin cơ bản của 2 dự án điều tra trên địa bàn huyện Bắc Quang 53

Bảng 3.4: Tổng hợp đối tượng được bồi thương, hỗ trợ của 2 dự án 58

Bảng 3.5: Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường tại 02 dự án 59

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi của 2 dự án 60

Bảng 3.7: Kinh phí bồi thường GPMB của hai dự án nghiên cứu 63

Bảng 3.8: Tiến độ thực hiện bồi thường BPMB của 2 dự án 64

Bảng 3.9: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB 65

Bảng 3.10: Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu 66

Bảng 3.11: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ 67

Bảng 3.12: Thu nhập bình quân của người dân tại khu vực nghiên cứu 68

Bảng 3.13: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất tại khu vực nghiên cứu 69

Bảng 3.14: Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất 69

Bảng 3.15: Tình hình sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất tại khu vực nghiên cứu 71

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa bàn nghiên cứu 34

Hình 3.2 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện Bắc Quang năm 2017 46

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môitrường sống, là địa bàn phân bố các điểm dân cư, là nguồn tài nguyên vô cùngquý giá đồng thời cũng là địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhằmphát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của một Quốc gia

Để khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả mang tính phát triển bềnvững thì việc thực hiện quy hoạch (QH), sử dụng đất theo nội dung đã đượcquy hoạch đã đề ra còn đang gặp phải những khó khăn nhất định, nhà nước

đã ra nhiều văn bản, quyết định, chính sách cụ thể để thực hiện giải quyếtnhững khó khăn khi thực hiện quy hoạch, xong một trong những khó khăntrong việc thực hiện các dự án đã được quy hoạch gây nên sự kìm hãm pháttriển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia thì công tác bồithường giải phóng mặt bằng (GPMB) là một trong những khó khăn còn đangtồn tại và là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ thực hiện dự

án, dẫn đến không thực hiện được trở thành quy hoạch treo, hoặc thực hiệnkhông triệt để được dự án

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Đông giáptỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnhTuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hà Giang

có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗrộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km Tạiđiểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cáchLũng Cú khoảng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cáchXín Mần khoảng 10 km về phía Tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cựcĐông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04"

Trang 13

Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP

về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang

Trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

đã và đang đẩy mạnh công tác thực hiện bồi thường GPMB hỗ trợ tái định cưnhiều dự án trọng điểm trong đó có dự án: Nâng cấp mở rộng QL 279, đườngtỉnh lộ 183, Thủy điện Sông Lô 4,5,6, bên cạnh đó còn có rất nhiều dự án quyhoạch các khu dân cư mới tại thị trấn Việt Quang, trung tâm các xã nhằm đápứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế và nhu cầu về nhà ở ngày một tăngcủa người dân

Việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, công trình côngcộng, khu vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Bắc Quang là việc cần thiết.Tuy nhiên việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án còn chưa đáp ứngđược tiến độ thời gian theo yêu cầu, do nhiều nguyên nhân

Để tìm hiểu rõ về vấn đề này và đề ra được những giải pháp cụ thể, thiếtthực trong công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất góp phần giải quyếtnhững vấn đề bức xúc hiện nay Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhàtrường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo (sau đại

học) tôi chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số

giải pháp trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi thường GPMB của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang hiện nay và trongthời gian tới

Trang 14

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học vào việc hoànthiện chính sách bồi thường đất đai khi nhà nước thu hồi đất hiện hành, nhằmtạo sự đồng thuận đảm bảo lợi ích Nhà nước và người dân bị thu hồi đất

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên các dự án nghiên cứu Trên cơ

sở đánh giá được thực trạng đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác bồi thườngkhi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn dự án nghiên cứu nói riêng và huyệnBắc Quang nói chung Làm tài liệu cơ sở cho công tác quản lý ở địa phương

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

1.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.1.1.1 Thu hồi đất

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng

đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất củangười sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 3 Luật Đất đai năm2013)

1.1.1.2 Bồi thường

Theo từ điển Tiếng Việt: “Bồi thường” có nghĩa là trả lại tương xứng giátrị hoặc công lao động cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi củachủ thể khác (Viện Ngôn ngữ học, 2002) Điều này có nghĩa là: Không phảimọi khoản đều bồi thường bằng tiền; Sự mất mát của người bị thu hồi đấtkhông chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thầnnhất là khi phải TĐC; Về mặt hành chính thì đây là một quá trình không tựnguyện, có tính cưỡng chế và vốn là điều hoà sự “hi sinh” không chỉ là một sựbồi thường ngang giá tuyệt đối

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị

quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất( Điều 3Luật Đất đai năm 2013) Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằngtiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sửdụng đất xác định

1.1.1.3 Hỗ trợ

Trang 16

Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào (Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa

Trang 17

Việt Nam, 1998) Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp

cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Điều 3Luật Đất đai năm 2013)

1.1.1.4 Tái định cư

Theo Từ điển Tiếng Việt: TĐC được hiểu là đến một nơi nhất định đểsinh sống lần thứ hai (lại một lần nữa) (Viện Ngôn ngữ học, 2002) Mặc dùthuật ngữ TĐC được pháp luật đất đai đề cập nhưng lại chưa có quy định nàogiải thích cụ thể nội hàm của khái niệm này Luật Đất đai năm 2013 chỉ quyđịnh: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và thựchiện các dự án TĐC trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở chongười bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở… Trường hợp không có khuTĐC thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên muahoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thườngbằng đất ở đối với khu vực nông thôn… Chính phủ quy định việc bồi thường,TĐC cho người có đất bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất” (Quốchội, 2013)

Từ quy định trên của pháp luật đất đai hiện hành, chúng ta có thể tạmđưa ra quan niệm về TĐC như sau: TĐC đó là những chính sách, biện phápcủa Nhà nước nhằm thông qua các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người

bị thu hồi đất nằm trong diện phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mớiđược ổn định đời sống, ổn định sản xuất để phát triển kinh tế xã hội

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.1.2.1 Mục đích

Để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, nền kinh tế của một quốcgia, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh cần sửdụng đất đai như một nguồn lực đầu vào tạo mặt bằng sản xuất Khi đó, Nhà

Trang 18

- Bồi thường đúng với đất đai bị thu hồi và tài sản bị thiệt hại, đảm bảocho người dân khôi phục sản xuất và đời sống sau khi GPMB hoặc tại nơiTĐC.

- Chỗ ở ổn định, có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, công tác

hỗ trợ đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghềnghiệp để tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định

- TĐC đảm bảo tái thiết lại cơ sở hạ tầng, các điều kiện cho hoạt độngsản xuất kinh doanh và đời sống, thực hiện mục tiêu cuối cùng là tạo lạinguồn thu nhập và các văn hóa truyền thống, các hoạt động khám chữa bệnh,thể dục thể thao, giáo dục,… và sinh hoạt cộng đồng cho người dân

1.1.2.2 Ý nghĩa

Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (làmchấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụngđất) mà còn “đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: lợiích của người bị thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích củangười hưởng lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổchức, cá nhân…) Do vậy, trên thực tế việc giải quyết hậu quả của việc thuhồi đất (thực chất là xử lý hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên) gặp rất nhiềukhó khăn, phức tạp Việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, TĐC khiNhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện:

Trang 19

- Về phương diện chính trị: giải quyết tốt nhất vấn đề bồi thường, hỗtrợ, TĐC là thực hiện tốt chính sách để phát triển kinh tế - xã hội góp phầnvào việc duy trì, củng cố sự ổn định về chính trị.

- Về phương diện kinh tế - xã hội: thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗtrợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặtbằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng củanền kinh tế

1.1.3 Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Tính phức tạp: Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ

vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quantrọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổinghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sảnxuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng

họ vẫn không cho thuê Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đadạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển,định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điềucần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này (Phạm Phương Nam, 2013).Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: Đất ở làtài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân

mà tâm lý, tập quán của người dân là ngại di chuyển chỗ ở; nguồn gốc sửdụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chếchính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà tráiphép diễn ra thường xuyên; thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũngnhư chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu; dân cư một

số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trụcđường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vựcmới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển bàn

Trang 20

giao mặt bằng cho dự án

- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau

với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, dân cư khác nhau Khu vực nội thành,mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khuvực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp,hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư làsản xuất nông nghiệp Do đó mỗi khu vực bồi thường giải phóng mặt bằng cónhững đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợpvới những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể (PhạmPhương Nam, 2013)

1.1.4 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phảituân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ được tiến hành

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phảiđảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải gắnvới việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người có đất bị thu hồi

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phảiđược thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ với sự tham gia của cộng đồng,đúng quy định của pháp luật

- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất phải kếthợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn thuyếtphục để người dân tự giác thực hiện là đặc biệt quan trọng

1.1.5 Một số yếu tổ ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 21

1.1.5.1 Chính sách, pháp luật đất đai

Ở nước ta, do các đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội của đất nước trongmấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên chính sách về đất đai cũng khôngngừng được sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đã được ra đời vào các năm 1987,

1993, 2003, 2013 và các văn bản dưới Luật đi kèm nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ Với một hệ thống quyphạm khá hoàn chính, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai phùhợp với thực tế Các văn bản quy phạm phát luật về đất đai của Nhà nước đãtạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lýNhà nước về đất đai, giải quyết tốt mối quan hệ đất đai ở khu vực nông thôn,bước đầu đã đáp ứng được quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trìnhcông nghiệp hóa và đô thị hóa; hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngàycàng phù hợp hơn với yêu cầy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh

và ổn định xã hội

Theo đó, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn đượcChính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tếtriển khai Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồithường GPMB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng đượcnhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư Tuy nhiên, hệ thốngchính sách pháp luật đất đai vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong thực tế,thiếu đồng bộ, thiếu ổn định qua các thời kỳ đã gây khó khăn cho việc thựchiện công tác bồi thường GPMB Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữađến việc ban hành văn bản và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản phápluật về quản lý và sử dụng đất

Bên đó thì việc tổ chức thực thi các văn bản pháp luật về đất đai cũngrất quan trọng Hiện nay, UBND các cấp cũng quán triệt việc thực thi pháp

Trang 22

luật đất đai nhưng nhận thức về quy định của pháp luật nói chung còn chưasâu sát, ở cấp cơ sở còn rất yếu Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Trang 23

đất đai của các cơ quan có trách nhiệm chưa sát sao Tại nhiều địa phương,vẫn còn tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn việc chấp hành quy địnhpháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai Đó cũng là nguyênnhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dâncũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB.

1.1.5.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh QHSDĐ để tổ chức việcbồi thường, GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nướcđóng vai trò là người tổ chức Bất kỳ một phương án bồi thường, GPMB nàođều dựa trên một quy hoạch, KHSDĐ, nhằm đạt được các yêu cầu như làphương án có hiệu quả KT - XH cao nhất Quy hoạch, KHSDĐ có tác độngtới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:

- Quy hoạch, KHSDĐ là một trong những căn cứ quan trọng nhất đểthực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theoquy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi

có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng

- Quy hoạch, KHSDĐ là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giáchuyển nhượng QSDĐ; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường

Công tác bồi thường, GPMB liên quan mật thiết với công tác quyhoạch, KHSDĐ thông qua Quyết định thu hồi đất vì: Căn cứ quy hoạch,KHSDĐ để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất; căn cứ Quyết định thu hồi đất để lập, trình duyệt và thựchiện phương án bồi thường, GPMB

Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch nói chung và kế hoạch nói riêng cònthấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tínhbền vững Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn

Trang 24

mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch

“theo phong trào” Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạngquy hoạch dự án “treo"

1.1.5.3 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất phải đăng kýQSDĐ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt Hệ thống hồ

sơ địa chính (HSĐC), GCNQSDĐ có liên quan mật thiết với công tácBT,HT&TĐC và là một trong những cơ sở xác định nguồn gốc sử dụng đất,đối tượng và mức bồi thường, hỗ trợ

Lập và quản lý hệ thống HSĐC có vai trò quan trọng hàng đầu để “quản

lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp

lý của đất đai Việc lập HSĐC được thực hiện theo hướng dẫn của BộTN&MT nhưng còn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện, nếu có thựchiện cũng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ ở cả 3 cấp Vì các tài liệu đo đạc bản đồ

độ chính xác thấp nên đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lýđất đai, chưa đủ cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai, khó khăn trong giải quyếtbồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Vì vậy, việc đo vẽ lại bản đồ địa chínhchính quy để thay thế cho các loại bản đồ cũ và lập lại HSĐC là rất cần thiết

Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, GCNQSDĐ là căn cứ

để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường.Làm tốt công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ thì công tác BTGPMB sẽthuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng,2007)

1.1.5.4 Yếu tố giá đất

Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thường,GPMB hiện nay đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi Có thể thấy

Trang 25

rằng trong vấn đề bồi thường thu hồi đất, GPMB thì giá đất là yếu tố quantrọng và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành công hay thất bại của dự án Đó

là vấn đề mà mọi người bị ảnh hưởng đều quan tâm, là nguyên nhân chủ yếulàm cản trở công tác thu hồi đất

Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quyđịnh hoặc được hình thành trong giao dịch về QSDĐ Giá đất tính bồi thường

về đất là thước đo phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, người bị thuhồi đất và nhà đầu tư Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nguyên tắcđịnh giá đất là phải phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường.Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định

và công bố đều không theo đúng nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp áchtắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện

Bên cạnh đó, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và chủđầu tư trong việc xây dựng phương án bồi thường thiếu sự quan tâm lãnh đạo,hướng dẫn kiểm tra sâu sát của các phòng ban chuyên môn Những người làmcông tác GPMB, một số người không được đào tạo nghiệp vụ định giá, họthực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệmcông tác Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác điều tra,khảo sát, lập phương án bồi thường

Từ những vấn đề bất cập trên chúng ta thấy rằng: để xác định được giáđất cũng như giá đất phục vụ mục đích bồi thường một cách phù hợp vớithực tế thị trường thì Chính phủ cần phải cải tiến cách thức thực hiện, cải tiếnphương pháp định giá và phương pháp giá thành Tuy nhiên để thực hiện đượchai phương pháp này đòi hỏi phải có một chuẩn mực định giá thống nhất vàkhi áp dụng phải chú ý đến điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương nóiriêng và cả nước nói chung trong từng thời điểm (Nguyễn Thanh Trà vàNguyễn Đình Bồng, 2005)

Trang 26

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sảnngày càng được hình thành và phát triển Ngày nay, thị trường bất động sản

đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trườngcủa nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúcđẩy nền kinh tế đất Thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận khôngthể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, cónhững đóng góp tích cực vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nướctrong thời gian qua và trong tương lai

Thị trường bất động sản là tổng hòa các giao dịch về bất động sản trongmột thời gian, không gian nhất định Việc hình thành và phát triển thị trườngbất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu

tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịchtrên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự nhận chuyển nhượnghoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước

Trang 27

thực hiện chính sách TĐC và bồi thường, làm ảnh hưởng đến tác động tới giáđất tính bồi thường (Đặng Hùng Võ, 2010; Nguyễn Đình Bồng, 2005; PhạmĐức Phong, 2002).

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước trên thế giới

1.2.1 Trung Quốc

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sửdụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia thì Nhà nước có chính sáchbồi thường và tổ chức TĐC cho người bị thu hồi đất Vấn đề bồi thường chongười có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau:

Về thẩm quyền thu hồi đất: Theo pháp luật đất đai Trung Quốc thì chỉ cóChính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương mới có quyền thu hồi đất Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất nôngnghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác Dưới hạnmức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyếtđịnh thu hồi đất Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sởhữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước Về trách nhiệm bồi thường:Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó cótrách nhiệm bồi thường Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả.Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhànước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi Ngoài ra, pháp luật đấtđai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bịthu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mớikhi bị mất đất nông nghiệp (Nguyễn Thắng Lợi, 2008)

Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai,tiền trợ cấp TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất Cách tính tiềnbồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của

Trang 28

đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định.Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giáthị trường tại thời điểm thu hồi đất

Về nguyên tắc bồi thường: Các khoản tiền bồi thường phải đảm bảocho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ ỞBắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó cộng với khoảntiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới Còn đối với người dân ởkhu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường mua được hai căn hộ ởcùng một nơi Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khiđược bồi thường cũng không mua nổi một căn hộ để ở Những đối tượngtrong diện giải toả mặt bằng thường được hưởng chính sách mua nhà ưu đãicủa Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường Về

tổ chức thực hiện và quản lý giải toả mặt bằng: Cục quản lý tài nguyên đất đai

ở các địa phương thực hiện việc quản lý giải toả mặt bằng Người nhận khuđất thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải toả mặt bằng khu đất đó, thường

là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải toả Vềcách thức bồi thường về nhà ở: Trung Quốc giải quyết vấn để nhà ở cho dânsau khi giải tỏa mặt bằng thông qua việc trả tiền bồi thường về nhà ở Số tiềnnày được xác được định bao gồm: Giá cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệchgiữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; giá đất tiêu chuẩn; trợ cấp về giá cả.Nhìn chung hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đềunhằm bảo vệ những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất đểthực hiện các dự án (Nguyễn Thắng Lợi, 2008)

1.2.2 Hàn Quốc

Đối với các dự án do Nhà nước đầu tư như đường cao tốc, khu đô thị,khu công nghiệp và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng khác thì Nhà nướcquyết định trưng mua đất đai của người đang có quyền sở hữu Diện tích đất

Trang 29

Nhà nước quyết định trưng mua thực hiện theo qui hoạch sử dụng đất Tổchức được giao nhiệm vụ bồi thường thực hiện hiệp thương với người sở hữuđất và tài sản gắn với đất trên cơ sở giá đất và giá tài sản do tổ chức hoặc cánhân hành nghề định giá xác định Trường hợp chỉ hiệp thương được với đại

bộ phận chủ sở hữu đất (trên 85%) thì phần diện tích đất còn lại Nhà nướcthực hiện cưỡng chế thu hồi

Luật phát triển đô thị của Hàn Quốc quy định các dự án phát triển đôthị do tư nhân là chủ đầu tư sẽ thực hiện bằng cách tái cơ cấu đất (tự chuyểnđổi mục đích sử dụng đất), thu hồi quyền sở hữu hoặc kết hợp cả hai hìnhthức này Theo đó, nếu dự án này phục vụ lợi ích cộng đồng, chủ dự án sởhữu hơn 2/3 diện tích mảnh đất hoặc được sự đồng ý của 2/3 các chủ đất khácthì có thể được cho quyền thu hồi quyền sở hữu phần diện tích còn lại, đối vớicác loại dự án còn lại thì chủ dự án phải là chủ sở hữu của 95% diện tích hoặcphải được sự đồng ý của 95% các chủ sở hữu khác mới được phép thu hồiphần diện tích còn lại để thực hiện dự án

Chính sách thu hồi và bồi thường tại Hàn Quốc được điều tiết bởi cácđạo luật: Luật thu hồi đất năm 1962; Luật thu hồi đất cho các dự án công vàbồi thường năm 2000; Luật bồi thường đất đai

Luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc là bộ luật chung quy địnhcác nguyên tắc và thủ tục thu hồi đất, bồi thường và tái định cư Nó được ápdụng cho mọi trường hợp, trừ khi có điều khoản đặc biệt nào nằm trong đạoluật khác Việc thực hiện cụ thể sẽ được quy định chi tiết hơn trong Quyếtđịnh của Tổng thống

Toàn bộ chi phí thu hồi đất và tái định cư, bao gồm bồi thường, di dời,phục hồi sinh kế (nếu có) sẽ thuộc chi phí của dự án Chủ dự án phải trả trước

Trang 30

những khoản trên Để tính toán mức bồi thường Hàn Quốc sử dụng hệthống

Trang 31

chính thức giá bất động sản, theo đó giá trị gần đúng với giá thị trường Giá trịđất và tòa nhà được định giá bởi 2 thẩm định viên tư nhân Người bị thu hồi cóthể khuyến nghị thêm một thẩm định viên nữa Giá trung bình do các thẩmđịnh viên đưa ra là giá để quyết định mức bồi thường.

Đối với trường hợp tái định cư, ngoài khoản bồi thường, người bị di dời

có thể chọn khu vực nhà, nhà ở hoặc khoản trợ cấp di dời Một khu vực táiđịnh cư phải có đầy đủ dịch vụ, do chủ dự án chi trả, kể cả chi phí di chuyển.Đất cấp cho người tái định cư có mức giá bằng 80% chi phí phát triển (ĐàoTrung Chính, 2014)

là nguyên tắc cơ bản nhất Chủ có đất cần được thu hồi và người thu hồi đất

sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận và căn cứ vào thịtrường Không có bên nào có quyền hơn bên nào trong thoả thuận và cũngkhông bên nào được áp đặt đối với bên kia; thu hồi đất bắt buộc được Nhànước Australia tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho các mụcđích công cộng và các mục đích khác Thông thường, nhà nước có được đấtđai thông qua đàm phán

Nguyên tắc của bồi thường được quy định tại điều 55 Đạo luật quản lýđất đai như sau: Nguyên tắc “giá trị đối với chủ sở hữu” thừa nhận rằng MBT

Trang 32

cao hơn giá trị thị trường Giá trị đối với chủ sở hữu bao gồm: Giá trị thịtrường của lợi ích BAH; giá trị đặc biệt do sở hữu hoặc việc SDĐ bị thu hồi;thiệt hại về tiếng ổn hoặc các thiệt hại khác; không tính đến phần giá trị tàisản tăng thêm hay giảm đi do bị thu hồi Giá tính mức bồi thường là giá thịtrường hiện tại, được quyết định với cơ quan quản lý với sự tư vấn của ngườiđứng đầu cơ quan định giá Giá thị trường được xác định là mức tiền mà tàisản đó có thể bán được một cách tự nguyện, sẵn sàng ở một thời điểm nhấtđịnh giá là công bằng và theo giá thị trường (Bộ Tài nguyên và môi trường,

2012).

Theo Luật về thu hồi tài sản năm 1989 và Luật quản lý đất đai Australiachỉ có một hình thức bồi thường duy nhất là bồi thường bằng tiền mặt Nhưvậy, so với Trung Quốc hình thức bồi thường của Australia có phần hạn chếhơn Hàn Quốc cũng sử dụng một hình thức bồi thường bằng tiền mặt, tuynhiên nếu người dân không đồng ý nhận tiền mặt thì việc bồi thường sẽ đượctrả bằng trái phiếu do chủ thực hiện dự án phát hành

1.2.4 Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Việt Nam

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cưcủa một số nước, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tụchoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở một số điểm sau:

- Quan tâm hơn nữa đối với việc lập quy hoạch và xây dựng các khu táiđịnh cư; các chế độ chính sách của những người bị thu hồi đất; giá cả bồithường phải sát với giá thị trường; xử lý hài hoà lợi ích và quyền lợi củangười bị thu hồi đất, chủ đầu tư với Nhà nước

- Công khai hoá đầy đủ các thông tin liên quan về dự án cũng nhưchính sách BT,HT&TĐC cho các hộ dân bị thu hồi được biết, được bàn vàkiểm tra

Trang 33

đất:

Trang 34

Cần phải làm rõ quy định “Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ” là những trường hợp nào; Cần xácđịnh chỉ áp dụng biện pháp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đíchphát triển kinh tế trong trường hợp dự án đó được đầu tư bằng nguồn vốn ngânsách nhà nước theo như kinh nghiệm của Hàn Quốc

- Tăng cường vai trò của cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợpchủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân để có đất thực hiện dự án đầu tư: Thực

tế trong quá trình thương lượng, thỏa thuận với người dân, nhà đầu tư thườnggặp khó khăn trong việc tìm được tiếng nói đồng thuận tuyệt đối mà luôn cómột bộ phận người không muốn hợp tác với nhà đầu tư để chuyển nhượngquyền sử dụng đất của họ Từ đó, dẫn đến tình trạng dự án không triển khaiđược, phá vỡ quy hoạch đã được duyệt Đối với trường hợp này có thể ápdụng bài học từ Hàn Quốc, sau khi đã thỏa thuận được với đa số người dân(Hàn Quốc quy định là 85%) thì đối với trường hợp còn lại sẽ bị cưỡng chếthu hồi đất và áp dụng giá bồi thường đã thỏa thuận được với đa số

- Cần ưu tiên áp dụng cơ chế tham vấn cộng đồng nhằm tạo sự đồngthuận cao từ phía người sử dụng đất, hạn chế các trường hợp thu hồi đất phải

sử dụng biện pháp cưỡng chế Cơ chế tham vấn sẽ giúp Nhà nước và người sửdụng đất trao đổi, chia sẻ ý kiến, quan điểm của nhau để tìm ra tiếng nóichung trong việc xác định chính sách bồi thường, GPMB

1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ ở Việt Nam

1.3.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Kể từ sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xóa bỏchiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhândân và ban hành Hiến pháp năm 1959 thì Nghị định số 151/TTg ngày 15tháng 04 năm 1959 của Hội đồng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng

Trang 35

dụng ruộng đất trong đó có quy định về bồi thường thiệt hại về đất Để hướngdẫn thực hiện Nghị định số 151/TTg, Liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước vàNội vụ đã ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TT-LB ngày 06 tháng 7 năm

1959 đã quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước trưng dụng ruộng đấtnhư sau:

- Về nguyên tắc thu hồi, trưng dụng ruộng đất:

+ Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựngđồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất.+ Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được trưngdụng thừa, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng những đấthoang để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhândân

+ Tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa

- Về nguyên tắc bồi thường:

+ Bồi thường bằng đất (là cách tốt nhất và là chủ yếu): Vận động nôngdân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất cho người có đất bị thu hồi

+ Bằng tiền: Giá bồi thường căn cứ vào sản lượng đã dùng để tính thuếnông nghiệp và tình hình thực tế tại địa phương (đời sống của nhân dân caohay thấp, ruộng ít hay nhiều, tốt hay xấu) để bồi thường cho thích đáng Giábồi thường tương ứng bằng 1- 4 năm sản lượng thường niên

+ Chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp

Ngày 11 tháng 01 năm 1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai vàcây cối lâu năm, hoa màu cho nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng

thành phố trên nguyên tắc: "Phải đảm bảo thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của Hợp tác xã và của nhân dân".

Trang 36

Hiến pháp năm 1980 quy định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước thống nhất, quản lý Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa…cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân” Ngày 01 tháng 07 năm 1980 Hội đồng Chính phủ

ra Quyết định số 201/CP về việc "Không được phát canh, thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào, không được dùng để thu những khoản lợi không do thu nhập mà có, trừ trường hợp do Nhà nước quy định" Trong thời kỳ này, những quan hệ đất đai chỉ đơn thuần là quan hệ

“Giao - thu” giữa Nhà nước và người sử dụng (Phạm Phương Nam, 2014).Luật Đất đai năm 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48):

"Bồi thườngthiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật".

Sau khi Luật Đất đai năm 1988 được ban hành, Hội đồng Bộ trưởng đãban hành Nghị định số 186/HĐ-BT ngày 31 tháng 5 năm 1990 quy định vềviệc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác:Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vàomục đích khác phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhànước Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thường tài sản trên đất

1.3.2 Thời kỳ 1993-2003

Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế choLuật Đất đai năm 1988 Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việcthu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất Tại Điều 27 quy

định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người

Trang 37

thu hồi đất được bồi thường thiệt hại”.

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hànhrất nhiều các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá các điều luật cụ thể:

- Nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định

cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xemxét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và táo định

cư theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh,lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng

- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủquy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mụcđích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng thay thế Nghịđịnh số 90/CP Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 quyđịnh chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơnNghị định 90/CP về thu hồi đất và phạm vi được bồi thường cho người bị thuhồi đất Giá đất để tính bồi thường được tính trên cơ sở giá đất của địaphương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K Ngoài ra,Nghị định số 22/NĐ-CP quy định thêm một số chính sách hỗ trợ cũng nhưmột số điều khoản mới về việc lập khu TĐC cho các hộ phải di chuyển

- Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của BộTài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4năm 1998 quy định phương pháp hệ số K để định giá đất bồi thường, lập lạiphương án bồi thường và bổ sung thêm một số nội dung như: Điều kiện bồithường về đất, nhà, công trình kiến trúc, bồi thường cho người thuê nhà thuộcquyền sở hữu của Nhà nước, bồi thường cho doanh nghiệp (DN), đơn vị hànhchính sự nghiệp Điểm cần lưu ý trong Thông tư này là giao trách nhiệm chochủ đầu tư là thành viên của Hội đồng GPMB xem xét, thẩm định Trên cơ sở

đó trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định để UBND cấp huyện

Trang 38

phê duyệt

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng

1.3.3 Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai 2003 bao gồm 7 chương 146 điều trong đó có 7 điều (từĐiều 38 đến Điều 44) quy định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐCkhi nhà nước thu hồi đất Luật Đất đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mớitrong đó có vấn đề BT,HT&TĐC như: Nhà nước hạn chế thu hồi đất màkhuyến khích các nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng QSDĐ để xinchuyển mục đích sử dụng đất, giảm áp lực cho chính quyền địa phương tronglĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất để

sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng và phát triển kinh tế

Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiềucác văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giáđất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, cụ thể:

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vềhướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chínhphủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tàichính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng

11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quyđịnh về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, có 7 chương 51điều

Trang 40

đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thànhcông ty cổ phần

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP có 7 điều: trong đó, điều 4 của Nghị địnhsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 197/NĐ-CP có liên quan đến

cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tàichính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhànước thu hồi đất

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chínhphủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuhồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐCkhi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, có 68 điều trong

đó có 16 điều (điều 33 đến điều 48) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđinh 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP liên quan đến cơ chế,chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của BộTài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung

về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền

sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

Ngày đăng: 16/12/2019, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Thị Anh (2006), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi, thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất trong một số dự án thuộc địa bàn huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chínhsách bồi, thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của ngườidân khi bị Nhà nước thu hồi đất trong một số dự án thuộc địa bàn huyệnMê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Hoàng Thị Anh
Năm: 2006
5. Đào Trung Chính (2014), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới phápluật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tác giả: Đào Trung Chính
Năm: 2014
10.Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Luật học (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”,"Tạp chí Luật học
Tác giả: Trần Quang Huy
Năm: 2010
11.Trần Quang Huy (2013), Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Đất đai
Tác giả: Trần Quang Huy
Nhà XB: Nhà xuất bản Công annhân dân Hà Nội
Năm: 2013
12.Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và Thị trường đất đai, Nhà xuất bản Bản đồ, Trung tâm điều tra quy hoach - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đất đai và Thịtrường đất đai, Nhà xuất bản Bản đồ
Tác giả: Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Bản đồ"
Năm: 2006
14.Nguyễn Thắng Lợi (2008), “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất”, Tạp chí Cộng sản 22/01/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt độngthu hồi đất”
Tác giả: Nguyễn Thắng Lợi
Năm: 2008
16.Phạm Phương Nam (2013), “Góp ý kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 69/2009/NĐ-CP”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (7).tr. 20-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp ý kiến sửa đổi, bổ sung một số quy địnhcủa Nghị định 69/2009/NĐ-CP”, "Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
Tác giả: Phạm Phương Nam
Năm: 2013
17.Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà (2012), “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa và học phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 10 (2). tr. 33-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồithường giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án tại huyện Tiền Hải,tỉnh Thái Bình”, "Tạp chí Khoa và học phát triển
Tác giả: Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà
Năm: 2012
18.Phạm Phương Nam, Nguyễn Thanh Trà và Phan Thị Thanh Huyền (2013),“Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, (10). tr. 23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, "Tạp chí Tài nguyên và Môitrường
Tác giả: Phạm Phương Nam, Nguyễn Thanh Trà và Phan Thị Thanh Huyền
Năm: 2013
19.Nguyễn Thị Kim Ngân (2002), Tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị về chủ trương sửa đổi Luật Đất đai (Phần tài chính đối với đất đai và bồi thường thu hồi đất), Hội thảo lần thứ nhất về đánh giá tình hình và kiến Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết chính sách đất đai, kiến nghị vềchủ trương sửa đổi Luật Đất đai (Phần tài chính đối với đất đai và bồithường thu hồi đất)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2002
24.Nguyễn Cảnh Quý (2010), Lịch sử pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nhà Xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử pháp luật đất đai Việt Nam từ năm1945 đến nay
Tác giả: Nguyễn Cảnh Quý
Nhà XB: Nhà Xuất bản Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
27.Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh (2010), “Pháp luật về bồi thường, tái định cư của Singapore và Trung Quốc - Những gợi mở cho Việt Nam hoàn thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư”, Tạp chí Luật học số10/2010, tr. 60 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bồithường, tái định cư của Singapore và Trung Quốc - Những gợi mở cho ViệtNam hoàn thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh
Năm: 2010
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai Khác
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
4. Nguyễn Đình Bồng (2005), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, ĐTCNN 6-2005 Khác
6. Chính phủ (20014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
7. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Khác
8. Chính phủ (2017), Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai Khác
9. Phan Văn Hoàng (2006), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn Khác
13.Đỗ Thị Lan (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w