Sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

100 1.1K 0
Sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị  thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng dưới bất kì hình thức nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Trọng Hòa 1 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến ThS.Dương Nam Hà, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Phòng thống kê huyện Vụ Bản cùng các cá nhân, tổ chức khác đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các hộ sản xuất quýt tại xã đã cung cấp thông tin số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hết sức động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên 2 Nguyễn Trọng Hòa MỤC LỤC 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thịt bò là loại thịt đỏ giàu dinh dưỡng và là loại thực phẩm được ưa chuộng và được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, việc sử dụng thịt bò trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày càng phổ biến hơn và được xem như loại thịt thông dụng thứ hai sau thịt lợn. Với mức sống ngày càng được nâng cao nên xu thế người tiêu dùng hướng sang sử dụng thịt bò ngày càng tăng, đặc biệt là khi dịch cúm gia cầm và cúm lợn vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy thị trường tiêu thụ thịt bò rất rộng lớn, không chỉ ở các hộ gia đình mà còn là các công ty, xí nghiệp, trường học. Bất kì một sản phẩmnào khi sản xuất thì yếu tố quan trọng cần thiết đầu tiên chính là nguồn gốc đầu vào. Thực phẩm cũng vậy, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đóng vai trò tối quan trọng. Nguyên liệu đầu vào có đảm bào các tiêu chuẩn chất lượng, có an toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt. Còn nếu ngay từ đầu mà nguồn nguyên liệu kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm sản xuất ra chất lượng sẽ kém , không an toàn, dễ gây hại cho người tiêu dùng. Do vậy, nguồn cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Thịt bò là một trong những thực phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi cung ứng ở nước ta hiện nay còn đang hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết, chưa có tính chuyên nghiệp cao gây khó khăn trong quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vụ Bản là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định, phía bắc tiếp giáp huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam và huyện Mĩ Lộc của tỉnh Nam Định, phía đong tiếp giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực, phía tây và tây nam tiếp giáp huyện Ý Yên. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn ( huyện lị ). Giao thông đường bộ có quốc lộ 10 đi qua các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và 4 quốc lộ 38B nối từ Hải Dương Ninh Bình đi qua. Hằng năm nơi đây còn tổ chức lễ hội chợ cầu may truyền thống- chợ Viềng, từ lâu đã nổi tiếng với thịt bò và cây cảnh. Với đường giao thông thuận lợi và truyền thống văn hóa lâu đời, mặt hàng thịt bò ở Vụ Bản từ lâu đã là lợi thế của vùng. Mặc dù đã phát triển từ lâu nhưng thị trường thịt bò ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của sản phẩm bò thịt hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sự khác biệt về giá trị gia tăng trong kênh phân phối , việc tiêu thụ thịt bò còn diễn ra hết sức tự nhiên, chưa có sự định hướng; sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị còn chưa cao dẫn đến giá thịt bò không ổn định là những vấn đề cần giải quyết. Để ngành hàng thịt bò có thể phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ và hợp tác của các tác nhân trong chuỗi từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Việc liên kết các tác nhân trong quá trình chế biến và tiêu thụ là xu hướng tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, đảm bảo sự liên kết giữa các khâu, phân phối lợi ích hợp lí giữa các tác nhân đem lại sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị thịt bò. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “ Sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định” nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt bò ở huyện Vụ Bản tỉnh, Nam Định. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng sự tham gia của các tác nhân trung gian, và những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động của các tác nhân này trong chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản báo cáo đề xuất một số giải pháp nhằm pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị bò thịt tại địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 5 - Hệ thống hóa lí luận và thực tiễn về vấn đề tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị nói chung và tiêu thụ thịt bò nói riêng cũng như vai trò của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị nông sản. - Phân tích thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian tham gia trong chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. - Những thận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ thịt bò ở huyện Vụ Bản, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ thịt bò ở Vụ Bản. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hoạt động của chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản thông qua hoạt động của các tác nhân trung gian. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò là gì ? - Thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị ? - Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ thịt bò của các tác nhân trung gian ? - Các giải pháp nâng cao hoạt động của chuỗi là gì? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Khách thể : Thị trường thịt bò tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - Chủ thể: là các tác nhân trung gian tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị thịt bò, bao gồm: tác nhân thu gom, tác nhân giết mổ, tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu ở địa bàn bốn xã: Tam Thanh, Liên Minh, Kinh Thái và thị trấn Gôi của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian - Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến cuối tháng 5/2015 - Số liệu thứ cấp : Thu thập số liệu, báo cáo từ năm 2012 đến năm 2014 1.4.2.3 Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả hoạt 6 động của các tác nhân này khi tham gia vào chuỗi giá trị thịt bò tại địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định 7 PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị nói đến tất cả những hoạt động cần thiết để chế biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị toàn chuỗi. Chuỗi giá trị nghĩa là một chuỗi các quá trình sản xuất ( các chức năng) từ cung cấp các DV đầu vào cho một sản phẩm cụ thể đến sản xuất, thu hái, chế biến, marketing và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng; “ Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối sản xuất , nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể” ; một mô hình liên kết trong đó kết hợp việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với các tổ chức các đối tượng liên quan đến tiếp cận thị trường. Định nghĩa này có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có : giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mẫu vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi “ kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. 8 Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhâu thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ ) để biến một nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp , chế biến Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Trong phần bài còn lại , cụm từ “ chuỗi giá trị ” được hiểu theo nghĩa rộng 2.1.1.2 Tác nhân – tác nhân trung gian Tác nhân : Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng tác nhân là các hộ , doanh nghiệp, người thu gom, người buôn bán tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân chia làm hai loại : Tác nhân người thực: người chế biến, người bán buôn, người bán lẻ Tác nhân tinh thần : doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy Theo nghĩa rộng người ta chia tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập trung các chủ thể có cùng một hoạt động. Trong thực tế, một tác nhân có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích tùy theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị với các chức năng cụ thể cho chính xác, tránh bỏ sót hay phân tích nhiều lần hoạt động của các tác nhân. 9 Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng người ta chia thành các tác nhân sau : Người sản xuất, người thu gom, người chế biến, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng. Tác nhân trung gian: bao gồm người thu gom, người chế biến, người bán buôn và người bán lẻ. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phân phối và thu mua sản phẩm từ người cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh và hiệu quả hơn. 2.1.1.3 Liên kết trong chuỗi giá trị a. Liên kết ngang • Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu để giảm chi phí , tăng giá bán sản phẩm và số lượng hàng bán • Liên kết ngang mang lại các lợi thế như: - Giảm chi phí sản xuất/kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích cho từng thành viên của tổ/nhóm - Tổ/nhóm có thể đảm bảo chất lượng , số lượng cho khách hàng - Tổ/nhóm phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững • Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang : Thành lập và hoạt động của tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Như thế hoạt động của tổ hợp tác mới bền vững. Các hình thức liên kết ngang cũng nhằm thúc đẩy các hộ có cùng nhu cầu , sở thích và mục tiêu kinh tế gặp nhau: - Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể - Tập huấn nâng cao kiến thức thị trường cho nông dân, chỉ rõ các lợi ích khi họ tham gia vào tổ/nhóm 10 [...]... nào là trong tầm với của người e nghèo ( về kiến thức, mức đầu tư, sử dụng ) Công cụ 5 – phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị Mục tiêu của phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị là: Phân tích các tác động của việc tham gia tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở các cấp bậc của người tham gia đơn lẻ; Phân tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác... làm trong chuỗi giá trị là: Để phân tích tác động của mỗi chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm trong và giữa các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bỏ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm yếu thế có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc theo chuỗi giá trị. .. tiêu : Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính :Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị, thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa 16 các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị Cung cấp cho các bên liên quan hiểu biêt ngoài phạm vi tham gia riêng của họ trong chuỗi giá trị Không có sơ đồ chuỗi giá trị hoàn toàn toàn... cứu chuỗi giá trị thịt bò, rau xanh Có thể thấy, việc nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm đã được các tác giả trên thế giới tiến hành rất sớm (1985) và được tiến hành thường xuyên cho đến nay Trên cơ sở nghiên cứu của mình về chuỗi giá trị, các tác giả đã sơ đồ hóa được các chuỗi giá trị, chỉ ra những yếu kém, tồn tại trong chuỗi giá trị, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cấp các chuỗi. .. phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu những người tham gia, đặc biệt là người nghèo có thể có lợi nhuận trong chuỗi giá trị không Nói cách khác, liệu có thể nâng cao vị trí của người nghèo trong chuỗi giá trị bằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn ( giảm chi phí và tăng giá trị) So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với một chuỗi giá trị khác và do vậy có thể... cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số kết quả mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình trong chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững Trên quan điểm toàn diện, phân tích các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại , bất cập trong quá trình hoạt động của các tác nhân này; các hạn chế trong. .. chính nào trong chuỗi giá trị và liệu chuỗi giá trị có xu hướng phát triển trong tương lai không Biết các chi phí và lợi nhuận của những người tham gia trong một chuỗi giá trị cho phép nhà nghiên cứu: xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia của những người trong chuỗi giá trị như thế nào , kết luận xem liệu người nghèo có tham gia được chuỗi giá trị hay không, xác định doanh thu... bởi các cấp của chuỗi giá trị Bước 4: Phân tích sự đóng góp phân bổ việc làm Bước 5: Xác định ảnh hưởng của quản trị lên việc làm Bước 6: Xác định tác động của công nghệ tới việc làm Bước 7: Xác định sự biến đổi của việc làm theo thời gian Công cụ 7 – Quản trị và các dịch vụ Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt động trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực... tham gia chuỗi Điều này đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển (nhất là các nước nông nghiệp) khi • tham gia vào quá trình toàn cầu hóa Thứ ba: phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc • nâng cấp chuỗi giá trị Thứ tư: nâng cấp chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò quản trị của chuỗi giá trị 23 Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các. .. nhau tới sự phân bổ thu nhập giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị? Những tác động hiện thời và tương lai của thu nhập phân bổ của chuỗi giá trị lên người nghèo và nhóm người yếu thế là gì? Những thay đổi trong thu nhập bắt nguồn từ việc phát triển của các loại chuỗi giá trị khác nhau là gì? Sự đa dạng của thu nhập và rủi ro với f sinh kế trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị là . vững của chuỗi giá trị thịt bò. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “ Sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định . của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị nông sản. - Phân tích thực trạng hoạt động và mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian tham gia trong chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản, tỉnh. hoạt động của chuỗi giá trị thịt bò ở huyện Vụ Bản thông qua hoạt động của các tác nhân trung gian. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò là gì

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    • 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

      • 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

      • 2.1.2 Các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị

      • 2.1.3 Các công cụ phân tích chuỗi giá trị

      • 2.1.4. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

      • 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

        • 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị của các nước trên thế giới

        • 2.2.2. Nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam

        • PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

          • 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

            • 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

              • Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai huyện Vụ Bản

              • 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

                • Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2013

                • Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế của huyện Vụ Bản

                • Bảng 3.4: Kết quả phát triển kinh tế của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2013

                  • Đồ thị 3.1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Vụ Bản

                  • giai đoạn 2011 - 2013

                  • 3.2 Phương pháp nghiên cứu

                    • 3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

                    • 3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu

                      • Bảng 3.6: Phương pháp phân tích chi phí và lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001)

                      • 3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

                      • PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

                        • 4.1 Thực trạng về sự tham gia của các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị thịt bò tại địa bàn huyện Vụ Bản , tỉnh Nam Định

                          • 4.1.1 Đặc điểm của chuỗi giá trị thịt bò tại địa bàn huyện Vụ Bản

                            • Bảng 4.1 : Một số yêu cầu và tiêu chí của người thu gom bò

                              • Đồ thị 4.2 Mức độ quan tâm của người thu gom khi đi thu mua bò

                              • Bảng 4.2 Thông tin chung của người thu gom

                              • Bảng 4.3: Yêu cầu của các lò mổ về một số tiêu chí khi nhập bò

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan