Nhóm yếu tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 91 - 94)

* Nguồn giống

Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam được trồng tại huyện Cao Phong mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

* Kỹ thuật sản xuất

Người dân trồng cam ở Cao Phong cần cù, chịu khó, ham học hỏi, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam được người dân hoàn toàn ủng hộ ngay từ khâu đầu tiên của quy trình như: làm đất, mật độ trồng cam, kỹ thuật trồng, bón phân…

- Làm đất: chọn đất có kết cấu xốp để giữ màu và thoát nước tốt, giàu mùn và các chất dinh dưỡng. Chuẩn bị đất bao gồm: phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân lót và lấp hố, các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước… Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cam đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc (từ khoảng 100 trở lên) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang. Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng cam cũng cần phải dọn sạch và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.

khoảng cách,…Đặc biệt, Cao Phong đã áp dụng tiến bộ KH – KT sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel để phát triển vùng trồng cam.

Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với cam trồng ở thị trấn Cao Phong được trồng với mật độ 500 cây 1 ha. Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn.

- Đào hố trồng và bón lót:

+ Kích thước hố rộng 0,8 - 1 m, sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn. + Bón phân lót cho 1 hố:

Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.Bón phân

- Bón phân cho cam tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11.

- Tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,... mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

- Cắt tỉa tạo hình

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Cây đưa ra trồng ở vườn có nhiều cành nhỏ và phân bố không đều. Để có được các dạng hình hợp lý (hình bán cầu), đề tài chọn để lại 3 cành to mập nhất phân bố đều về 3 hướng để làm cành khung gọi là cành cấp 1,

đoạn ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40 - 45 cm. Cành cấp 1 sau khi cắt tiếp tục mọc rất nhiều cành, song mỗi cành cấp 1 cũng chỉ để lại nhiều nhất 3 cành phân bố theo hướng thẳng đứng và vươn ra ngoài tán. Những cành này gọi là cành cấp 2. Tiếp tục làm như vậy sẽ có được các cành cấp 3, cấp 4,... Cắt bỏ những cành mọc xiên vào trong tán.

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả: Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1 (nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày. Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

* Tình hình sâu bệnh

Tại Cao Phong mặc dù có rất nhiều loại sâu bệnh hại cam quýt như: sâu vẽ bùa, ngài chích hút, sâu đục thân, ruồi đục quả, bệnh loét cam… nhưng cũng chỉ có 70% hộ trồng cam phun thuốc định kỳ, đa số các hộ trồng cam tiến hành phun phòng trừ nhện đỏ ngay từ giai đoạn quả non, còn lại 30% số hộ trong tổng số hộ điều tra cho rằng khi thấy xuất hiện sâu bệnh mới phun, đồng thời kết hợp với một số các biện pháp phòng trừ khác nhau như: vệ sinh vườn cây ăn quả, cơ giới, vật lý, bón phân cân đối, chọn cây khỏe, chọn giống sạch bệnh…

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại tốn kém và mất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật áp dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, đây là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù các hộ đã có áp dụng biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt cần được quan tâm

Do đặc điểm sản xuất và điều kiện của các hộ nông dân là khác nhau nên mức đầu tư cho sản xuất cam là khác nhau. Theo thực tế khảo sát có thấy, hộ có mức đầu tư cao sẽ có mức doanh thu cao hơn và ngược lại. Điều đó cho thấy, sự đầu tư có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sản xuất cam của từng hộ gia đình cũng như của toàn địa phương. Tuy nhiên, không phải hộ nào đầu tư cao cũng thu được lợi nhuận cao vì chi phí cao và phụ thuộc vào khả năng chăm sóc, kinh nghiệm và kỹ thuật trồng của các hộ là khác nhau, vì vậy năng suất của các nhóm hộ có quy mô khác nhau có thể có năng suất như nhau trên cùng một đơn vị diện tích.

* Thị trường tiêu thụ

Ảnh hưởng của thị trường lên việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất cam có tác động lớn đến hiệu quả kinh tế của vùng, và thực tế người nông dân vẫn còn xu hướng “sản xuất theo phong trào” và chịu tác động lớn từ giá cả.

Thực tế từ những năm qua, cam Cao Phong bị ảnh hưởng nhiều từ sự cạnh tranh của hoa quả Trung Quốc và thị hiếu của người tiêu dùng. Khắc phục vấn đề này, được sự quan tâm của toàn tỉnh, cam Cao Phong đã mang nhãn hiệu, từng bước phát triển thương hiệu rộng khắp các khu vực. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình đã chính thức tổ chức Lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Từ đó có thể khẳng định đây là cơ hội lớn mở ra cho người dân trồng cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 91 - 94)