Giải pháp phát triển sản xuất cam tại thị trấn Cao Phong

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 99 - 115)

Cụ thể hóa quy hoạch vùng sản xuất cam, đầu tư cho công tác khuyến nông, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, huy động nguồn vốn trung hạn với lãi suất thấp để phát triển trồng cam, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… Đó là những giải pháp quan trọng đã được UBND thị trấn Cao Phong hoạch định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm cam, quýt Cao Phong, hướng tới mục tiêu sản xuất hàng hóa mang giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Cụ thể các giải pháp đó là :  Quy hoạch vùng sản xuất cam

Thực trạng phát triển sản xuất cam ở Cao Phong cho thấy, giải pháp quy hoạch vùng sản xuất đã có tác động lớn đến năng suất và sản lượng sản xuất của các hộ gia đình. Tuy nhiên công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, còn mang tính chung chung và chưa thực sự căn cứ vào tình hình của địa phương. Bởi vậy, để hoàn thiện công tác quy hoạch và sản xuất nhằm đạt được kết quả cao hơn nữa cần thực hiện:

- Căn cứ vào điều kiện quỹ đất có khả năng phát triển sản xuất cam của từng xã, từng khu vực để thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất cam phù hợp, tránh tình trạng sản xuất tràn lan, theo phong trào.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng xã, thị trấn trong huyện về phát triển sản xuất cam.

- Tiếp tục duy trì sản xuất cam ở những vùng đã quy hoạch đồng thời có các quy hoạch mới phù hợp với tình hình sản xuất của hộ nông dân ở từng xã.

- Quy hoạch vùng sản xuất cam phải gắn liền với trình độ, phong tục tập quán của người dân địa phương.

Giải pháp về vốn

Các hộ trồng cam đến mùa thu hoạch thường có số tiền lớn thu về được từ việc bán sản phẩm, nhưng do phải vay vốn đều trồng cam và vay nợ ngoài nhiều nên hầu như số tiền họ thu về được sẽ được dùng vào việc trả nợ, vì vậy đến vụ sản xuất họ lại rơi vào tình trạng thiếu vốn. Bởi vậy, thông qua các tổ chức khuyến nông, trạm vật tư, công ty giống cây trồng… cho nông dân ứng trước và thu hoàn ứng sau vụ thu hoạch. Đây là một hình thức giúp các hộ nông dân không chi tiêu vào chi phí sản xuất của năm trước. Phần cho vay dài hạn để trồng cam và chăm sóc cam chính là phần tái sản xuất mở rộng. Tuy cách làm này là không dễ nhưng nếu thực hiện được thì chắc chắn rằng người nông dân sẽ yên tâm sản xuất, yên tâm đầu tư cho vườn cam của mình để rồi từ đó dần dần tích lũy, tự chủ nguồn vốn sản xuất, tăng cường mở rộng quy mô cũng như nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó nhằm đảm bảo quá trình sản xuất trên địa bàn huyện, Cao Phong cần chú ý hơn nữa đến các vấn đề sau:

Tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Lập các dự án bên ngoài về một số lĩnh vực sản xuất trồng trọt, tranh thủ các nguồn vốn của tỉnh và các dự án trên địa bàn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện và ưu tiên nguồn vốn vay cho các dự án phát triển cây ăn quả.

Tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thành thủ tục vay vốn, bên cạnh đó cần tăng lượng vốn nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất. Cải tiến và hoàn thành hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa hình thức cho vay và thanh toán, đáp ứng vốn cho sản xuất nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện vốn cho người dân chuyển mạnh sang sản xuất cam hàng hóa và mở rộng các mô hình kinh tế, trang trại.

Khuyến khích liên kết, liên doanh sản xuất và chế biến giữa các hộ với nhau, giữa các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thương mại cấp huyện, nhằm hỗ trợ nhau về vốn (cả về vật tư và lao động) để đẩy nhanh sản xuất cam hàng hóa và

Tăng mức đầu tư cho sản xuất cam: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời điểm hiện tại, nếu các hộ nông dân tăng đầu tư cho sản xuất cam thì thu được lợi nhuận cao hơn và ngược lại. Để tăng được mức đầu tư cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước về các giải pháp như: vay vốn với lãi suất, thời hạn ưu đãi, hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong ngành sản xuất cam vừa cung cấp giống đảm bảo chất lượng, vừa không ảnh hưởng đến những quy định trong quan hệ thương mại.

Giải pháp về phát triển sản xuất

Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt những vùng chuyên trồng cam. Hiện tại cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Cao Phong tuy được nâng cấp cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và một số công trình đã xuống cấp trầm trọng, vì vậy cần chú ý hơn nữa đến một số vấn đề sau:

- Đối với hệ thống thủy lợi:

Thực hiện kiên cố hóa kênh mương cung cấp nước tưới. Chỉ đạo các xã phân bổ thời gian cung cấp nước hợp lý đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Do cam trồng chủ yếu trên đất đồi nên cần xây dựng một số hồ chứa nước đủ lớn ở những vùng quy hoạch trồng cam.

Tổ chức nạo vét các cửa dẫn nước, bể hút trạm bơm đầu mối, sửa chữa các cống dẫn nước, trạm bơm tưới, phải điều tiết không để rò rỉ, thất thoát nước, đảm bảo đủ điều kiện đưa nước thông suốt.

Chú trọng đầu tư xây lắp các trạm bơm tưới, tiêu ở gần các vùng chuyên canh trồng cam.

Do Cao Phong là vùng đồi núi dốc nên hàng năm vào mùa mưa có xảy ra lũ quét. Hệ thống đê điều ở một số nơi trong thị trấn đã xuống cấp, nhiều khu vực bị lở, vỡ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy trong quá trình quy hoạch lại vùng chuyên canh cam, Cao Phong cần quan tâm đến vấn đề củng cố lại và xây dựng mới các tuyến đê điều thủy lợi quanh vùng quy hoạch.

Địa hình đồi núi và diện tích tự nhiên khá lớn là những khó khăn không thể tránh khỏi trong việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở Cao Phong. Tuy có đầu tư xây dựng hệ thống đường xá, nhưng vẫn còn một số nơi trong huyện chưa có trục đường rải nhựa hoặc bê tông liên xã hay liên thôn. Đặc biệt một số khu vực trồng cam chưa được đầu tư giao thông đồng bộ, nhiều nơi chưa có đường cho ô tô vào, hay đường đất gặp mưa lớn gây lụt lội cản trở việc giao lưu, vận chuyển hàng hóa, từ đó gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ cam trên địa bàn.

Nhằm phục vụ quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện, Cao Phong cần đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, cụ thể là:

Ưu tiên các tuyến đường đến các vườn cam, đặc biệt đối với những quy mô trồng lớn và đến các chợ địa phương nhằm thúc đẩy phát triển tiêu thụ thị trường cam.

Quản lý các công trình giao thông theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, tránh tình trạng chắp vá, xuống cấp trầm trọng như hiện nay, một phần do cho xe quá trọng tải đi vào những tuyến đường đó.

Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn. Trong đó, đặc biệt chú ý đến sự đóng góp của người dân nông thôn.

Phát huy vai trò làm chủ của người trồng cam trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và tiêu thụ cam.

Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam

Cam là loại cây lâu năm, một trong những cây trồng có phản ứng nhạy cảm với điều kiện sinh thái, khí hậu thời tiết. Hệ thống kỹ thuật là để hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Vì vậy trong thời gian tới, cơ quan chức năng địa phương cần có những biện pháp về tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho người dân về các biện pháp kỹ thuật như: phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu tiếp tục bổ sung những giống cây ăn quả có múi mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm và rải vụ thu hoạch; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, sơ chế, bảo quản sản phẩm; đầu tư

cây có múi. Tổ chức bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, xây dựng vườn cây đầu dòng để sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao cung cấp cho sản xuất.

Cụ thể là:

- Về khuyến nông: Phát huy và mở rộng thêm các hình thức khuyến nông, đặc biệt chú trọng đến việc mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng cam cho người dân địa phương. Quan tâm đặc biệt đến hình thức khuyến nông thông qua thăm dò mô hình và học hỏi kinh nghiệm của địa phương khác.

- Về giống cây: Giống tốt cho năng suất cao và ổn định. Giống tốt là giống có đặc điểm sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu địa phương). Huyện Cao Phong là vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với nhiều loại cây ăn quả có múi, đặc biệt cam. Cam là giống cây ăn quả tốt, phát triển ồ ạt, giống không được lựa chọn, cắt ghép ẩu dẫn đến giống bị thoái hóa, vì vậy cần tuyển chọn những giống cam đã được chọn lọc, đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới đưa ra thị trường xuất khẩu.

Cần chọn và cải tạo phục tráng các giống tốt ở địa phương và đặc biệt chú trọng tới giống sạch bệnh. Việc chọn tạo cần nắm vững về kỹ thuật chiết, ghép, chăm sóc như: chọn cây sạch bệnh, mầm sạch bệnh, vườn ươm đạt tiêu chuẩn, người làm giống nắm được kỹ thuật và có trạch nhiệm. Đảm bảo giống tốt khi đưa vào sản xuất, giảm được chi phí đầu tư khi trồng mới.

Công tác giống rất quan trọng, cần xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin từ tỉnh đến huyện, đến các cơ sở, dựa vào các cơ quan khoa học chuyên ngành, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức dịch vụ để tổ chức các nhóm hộ hoặc hộ nông dân sản xuất và cung cấp giống ở địa phương có sự hỗ trợ, tổ chức, quản lý, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành các cấp. Khảo nghiệp một số giống cây mới để nhân giống và phát triển trên quy mô toàn huyện.

Khuyến khích người dân lựa chọn những nguồn cung cấp giống có uy tín và chất lượng như: trung tâm giống cây trồng của tỉnh, các HTX dịch vụ nông nghiệp.

tạo ra các mô hình liên kết các hộ để mua sản phẩm đầu vào sẽ làm giảm chi phí đáng kể cho sản xuất cam. Khuyến khích các hộ đầu tư mua phân bón của công ty lớn, có uy tín và chất lượng tốt. Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung ứng phân bón trên địa bàn huyện, tránh sự xâm nhập của những hãng phân bón kém chất lượng, không nguồn gốc rõ ràng tới các hộ nông dân.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2007, sản phẩm cam, quýt Cao Phong đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp “Nhãn hiệu thương mại”, Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong được giao quản lý và khai thác nhãn hiệu này. Để duy trì được chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, năm 2012, Sở KH&CN thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, dự kiến sẽ đăng ký xong trong năm 2014.

Với những đặc thù hiện nay là sản phẩm cây ăn quả có múi đưa ra thị trường chưa qua sơ chế, khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến thấp, do đó chưa ổn định thị trường. Trong những năm tới, thị trấn phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục đề xuất xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây có múi an toàn, gắn với việc quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn kết giữa những doanh nghiệp tiêu thụ lớn với người sản xuất và các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhất là những thị trường truyền thống đã có trước đây nhằm tiến tới xuất khẩu trực tiếp để tạo đầu ra ổn định cho diện tích cây có múi của tỉnh.

- Tiếp tục ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây cam để nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, từng bước nghiên cứu thị trường nước ngoài để đưa cam quýt của huyện ra thị trường xuất khẩu.

hơn nữa các cuộc triển lãm sản phẩm nông sản được thực hiện với quy mô tỉnh nhằm phát triển thương hiệu cam Cao Phong cả trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nhằm đưa ra được giá thành sản phẩm hợp lý, đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cam khác trong và ngoài nước.

- Kêu gọi vốn đầu tư cơ sở và vật chất, đặc biệt là xây dựng hệ thống đường giao thông đi lại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Giảm tính thời vụ trong giá bán cam. Để làm tốt công tác này cần thông các biện pháp kỹ thuật bảo quản cam quýt. Các biện pháp kỹ thuật tạo cam trái mùa nhằm phân phối lượng bán đồng đều qua các tháng.

- Huyện cần có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định quy mô thị trường một cách cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược để làm cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng cam hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu thụ trường.

- Cần có các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm, trong thời gian tới cần hướng tới khai thác thị trường nội tỉnh, đưa sản phẩm rộng rãi các chợ thành phố, thị trấn và vùng nông thôn. Đặc biệt phải có chiến lược chinh phục thị trường Hà Nội, là thị trường khó tính nhưng có thể tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn và đối tượng tiêu dùng phần lớn là người có thu nhập cao hoặc trung bình, quan tâm nhiều đến chất lượng hơn là giá cả. Vì vậy, cần chú trọng đến khâu sản xuất để sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và là sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra trong những năm tới cùng với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu trong nước cần hướng tới thị trường nước ngoài. Khi khối lượng sản phẩm tăng lên và sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, sản phẩm có thương hiệu thì việc hướng tới thị trường xuất khẩu là bước tiếp theo để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

- Vấn đề bảo quản và chế biến cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Khi sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng sản phẩm ngày càng tăng, việc nâng cao

phương cần có kế hoạch, định hướng về việc xây dựng nhà máy chế biến nhỏ, quy hoạch lại vùng trồng trọt phục vụ cho chế biến tại chỗ.

- Thành lập và phát huy vai trò chủ đạo của các hiệp hội cam ở địa phương đối với việc định hướng thị trường, khuếch trương quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua kênh truyền thông và hệ thống kênh phân phối chợ đầu mối, siêu thị, hội chợ triển lãm… Đồng thời coi trọng và làm tốt công tác điều tiết thị trường, kiếm soát thương hiệu, chất lượng, tư vấn giá bán,

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 99 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w