Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng có khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Các nước trồng cam nổi tiếng hiện nay là:
Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,Isaren, Tunisia, Algeria.
Vùng Bắc Mỹ bao gồm: Hoa Kỳ, Mexico.
Vùng Nam Mỹ bao gồm: Braxin, Venezuela, Argentia, Uruguay. Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản.
Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm: Jamaica, CuBa, Cộng hòa Dominica.
Bảng 2.1: Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới
STT Quốc gia Sản lượng (tấn)
1 Braxin 19.112.300
2 Hoa Kỳ 7.478.830
3 Ấn Độ 6.268.100
4 Trung Quốc 5.003.289
5 Mexico 4.051.630
6 Tây Ban Nha 3.120.000
7 Ai Cập 2.401.020
8 Italia 2.393.660
9 Indonesia 2.032.670
10 Iran 1.502.820
Nguồn: FAO, 2010
Theo thống kê của FAO, niên vụ 2010 – 2011, sản lượng cam thế giới đạt 52,2 triệu tấn, trong đó Braxin 19,11 triệu tấn, Mỹ 7,4 triệu tấn, các nước Châu Âu 6,5 triệu tấn, Trung Quốc 5,00 triệu tấn, Mexico 4,05 triệu tấn và Việt Nam 600.000 tấn. Lượng cam tham gia thị trường thế giới 3,8 triệu tấn, trong đó Nam
Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800.000 tấn, Mỹ 525.000 tấn, Châu Âu 240.000 tấn, Trung Quốc 185.000 tấn. Việt Nam nhập khẩu 60.000 tấn từ Mỹ và Trung Quốc. Diện tích trồng cam năm 2009 của Trung Quốc lên đến 2,07 triệu ha, tăng 700.000 ha, khoảng 3% so năm 2008 do hết quỹ đất. Diện tích trồng cam lấy nước ép tiếp tục tăng ở tỉnh Trùng Khánh (Chongqing), Giang Tây (Jiangxi), Hồ Nam (Hunan) và Tứ Xuyên. Diện tích cam lấy nước tăng nhanh hơn cam ăn tươi vì các nhà máy ở các tỉnh này bắt đầu vận hành. Dù diện tích lớn nhưng sản lượng chỉ đạt 6,35 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2008 do một số vườn mới trồng đến giai đoạn cho trái. Cam mùa thu hoạch năm 2009 của Trung Quốc được đánh giá có màu sắc đẹp, vị ngọt nhưng trái nhỏ do hạn hán. Kể từ niên vụ 2002-2004, nông dân ở tỉnh Quảng Tây (tỉnh có diện tích cam lớn nhất Trung Quốc) được hỗ trợ xây dựng các trang trại cam qui mô lớn với tốc độ tăng trưởng dự kiến 20%/năm cho đến năm 2012. Tuy nhiên sản lượng không đạt theo mong muốn do thời tiết bất lợi, như hạn hán nặng vào cây mùa hè của năm rồi nên tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ còn 10%. Giá thành sản xuất cam Trung Quốc tiếp tục tăng, điển hình tại tỉnh Quảng Tây chi phí sản xuất (không kể lao động nhà) tăng từ 120 USD/tấn (2.700 đồng/kg) lên 150 USD/tấn (2.850 đồng/kg). Giá thuê mướn lao động tăng 10,3-11,8 USD/ngày ở tỉnh Quảng Tây.