Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 29 - 43)

2.2.3.1. Tình hình sản xuất

Theo Cục Trồng Trọt (Bộ NN & PTNT), hiện nay diện tích cây ăn quả cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn; trong đó diện tích cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khoảng 255 nghìn ha, sản lượng quả xuất khẩu ước đạt hơn 400 nghìn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 300 triệu USD/năm. Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 1,1 triệu ha, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD/năm.

Ở nước ta, cây cam được trồng khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với nhiều giống cam ngon như: cam Sành, cam Vinh, cam Đường Canh…

Năng suất cam của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực khoảng 7 – 10 tấn/ha đối với cam, 8 – 10 tấn /ha đối với quýt, 10 – 12 tấn/ha đối với chanh nhưng thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới như: Braxin, Mỹ, Trung Quốc…

Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Trần Thế Tục (1980), các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến 106045’ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3-5m so với mực nước biển, các yếu tố khí hậu, độ ẩm, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù hợp với việc phát triển và sản xuất cây ăn quả có múi. Cam quýt chủ yếu được trồng ở các vung đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn cam quýt rất phong phú như: Cam Chanh, Cam Sành, Chanh Giấy, quýt…

Theo Gurdwer, cam của nam bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trông nhiều hiện nay là: cam Sành, cam Mật, quýt Tiều, quýt Xiêm, quýt Đường, bưởi Đường, bưởi Năm Roi, Bưởi Long Tuyễn…Năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao.

- Vùng khu bốn cũ:

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trả dài từ 180 đến 20030’ vĩ bắc, trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phù Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha. Giống cam ở Phù Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định.Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh tốt.

Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của Hà Tĩnh. Nhân dân ở đây có tập tính trồng bưởi lâu đời, bưởi Phúc Trạch một trong những giống bưởi ngon đặc sản hiện nay. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này

còn có một loại cam rất nổi tiếng là cam Bù. Cam Bù quả to, ngọt, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ở nước ta hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá trên cây lớn, có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ cao (600 đến 1000 cây/1ha) để cho cây chống giao tán che phủ đất chống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp.

- Vùng miền núi phía bắc:

Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như : Sông Hồng, Sông Lô, Sông Thương, Sông Chảy… Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500ha hoặc trên 1000ha như ở Bắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch Thông – Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Bắc Quang – Hà giang, tại những vùng này cam quýt trở thành nguồn thu nhập chính của người nông dân , đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do địa hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi có nhiều tập đoàn giống cam quýt đa dạng.

Khu vực huyện Bắc Quang – Hà Giang hiện nay là một vùng sản suất cam quýt lớn của miền bắc với giống cam Sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp sau tết .

Người ta tiến hành nghiên cứu và phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các vùng trồng cam lớn khác như Phú Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ và một số vùng cam quýt nổi tiếng trên thế giới như Califonia, Floria. Các chỉ tiêu như nhiệt độ , lượng mưa, độ ẩm và các điều kiện thời tiết đặc biệt như: bão, sương muối, mưa đá… và đi đến kết luận rằng vùng này có yếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho phát triển cam, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên vùng trồng cam quýt xuất khẩu. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là

quýt Chum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng với thời gian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao.

Diện tích, năng suất, sản lượng cam quýt ở nước ta những năm gần đây

Về diện tích cho sản phẩm quýt: cả nước bình quân 3 năm 2011 – 2013 giảm 13,93%; tuy nhiên năm 20013 so với năm 2012 đã tăng 2.300 ha tương đương với 3,69%. Riêng đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm chỉ giảm 4,33%; năm 2013 so với 2012 tăng 200ha tương đương tăng 3,85%.

Về năng suất cam quýt: cả nước bình quân 3 năm 2011 – 2012 tăng 0,79%. Riêng đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm tăng 1,5% tương đương 3,1 tạ/ha.

Về sản lượng cam quýt: cả nước bình quân 3 năm tăng 55,5% nghìn tấn tức tăng 4,48%. Riêng đồng bằng sông Hồng tăng 8,8 nghìn tấn tức 8,76%.

Bảng 2.2: Diện tích cam quýt phân theo vùng miền Đơn vị: Nghìn ha Vùng miền Năm Tốc độ phát triển (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) Cả nước 87,2 100 62,3 100 64,6 100 71,44 103,69 86,07 Miền Bắc 29,9 34,29 20,3 32,58 21,0 32,51 67,89 103,45 83,81 ĐBSH 5,9 19,8 5,2 25,62 5,4 25,71 88,14 103,85 95,67 Đông Bắc 13,3 44,63 8,5 41,87 8,8 41,9 63,91 103,53 81,34 Tây Bắc 1,3 4,36 0,7 3,45 0,7 3,33 53,85 100 73,38 Bắc Trung Bộ 9,4 31,54 5,9 29,06 6,1 29,05 62,77 103,39 80,56 Miền Nam 57,3 65,71 42,0 67,42 43,6 67,49 73,3 103,81 87,23 Duyên Hải NTB 1,0 1,75 0,8 1,9 0,9 2,06 80 112,5 94,87 Tây Nguyên 0,6 1,05 0,6 1,43 0,6 1,38 100 100 100 Đông Nam Bộ 7,3 12,74 5,2 12,38 5,6 12,84 71,23 107,69 87,59 ĐBSCL 48,4 84,47 35,4 84,29 36,5 83,72 73,14 103,11 86,84 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013

Bảng 2.3: Năng suất cam quýt phân theo vùng miền

Đơn vị: Tạ/ha

Vùng miền Năm Tốc độ phát triển (%)

2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ Cả nước 100 98 102,5 102,96 104,59 100,79 Miền Bắc 74 77 78,6 96,1 102,08 103,06 ĐBSH 102,3 104 105,4 98,37 101,35 101,5 Đông Bắc 59 57 59,2 103,51 103,86 100,17 Tây Bắc 75 70 72,9 107,14 104,14 98,59 Bắc Trung Bộ 75,1 81 83,4 92,72 102,96 105,38 Miền Nam 114,2 108 114 105,74 105,56 99,91 Duyên Hải NTB 37,1 35 32,2 106 92 93,16 Tây Nguyên 42,5 55 58,3 77,27 106 117,12 Đông Nam Bộ 64,2 79 122,1 81,27 154,56 137,91 ĐBSCL 121,6 115 115,7 105,74 100,61 97,54 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013

Bảng 2.4: Sản lượng cam quýt phân theo vùng miền Đơn vị: Nghìn tấn Vùng miền Năm Tốc độ phát triển (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Cả nước 606,5 100 611 100 662 100 100,74 108,35 104,48 Miền Bắc 147,3 24,29 155,4 25,43 165 24,92 105,5 106,18 105,84 ĐBSH 48,1 32,65 54,2 34,88 56 34,48 112,68 104,98 108,76 Đông Bắc 51,9 35,23 48,4 31,15 52,1 31,58 93,26 107,64 100,19 Tây Bắc 4,5 3,05 4,9 3,15 5,1 3,09 108,89 104,08 106,46 Bắc Trung Bộ 42,8 29,06 47,9 30,82 50,9 30,85 111,92 106,26 109,05 Miền Nam 459,2 75,71 455,6 74,57 497 75,08 99,22 109,09 104,03 Duyên Hải NTB 2,6 0,57 2,8 0,61 2,9 0,58 107,69 103,57 105,61 Tây Nguyên 1,7 0,37 3,3 0,72 3,5 0,7 194,12 106,06 143,49 Đông Nam Bộ 24,4 5,31 40,9 8,98 68,4 13,76 167,62 167,24 167,43 ĐBSCL 430,5 93,77 408,6 89,68 442,2 84,95 94,91 103,33 99,03 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013

2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ

Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả của nhân dân từ xưa đã thành truyền thống. Quả là tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị. Trong các ngày giỗ chạp, ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau… nhân dân cũng dùng đến quả tươi, với mức sản xuất hiện tại đạt mức 48kg quả các loại cho một đầu người. Mặt khác phát triển quả có múi, trong đó bao gồm quả cam, ở nước ta là phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu, và một phần cho xuất khẩu. Trong những năm tới, xuất khẩu quả có múi là bưởi và cam. Tiêu thụ giai đoạn 2000 – 2010 là 30.000 tấn bưởi sản phẩm tươi, 15.000 tấn cam tươi và 35.000 tấn nước quả đồ hộp.

Hiện nay với trên 90 triệu dân mức tiêu thụ đang có xu hướng tăng lên theo nhu cầu ngày càng cao của mỗi người dân.

2.2.4. Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam của một số địa phương ở Việt Nam

Lâm Hà, Lâm Đồng

Nằm trong kết hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, từ năm 2010, một số hộ nông dân xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà đã mạnh dạn đưa giống cam Đường Canh (ở tỉnh Hưng Yên) vào trồng thử nghiệm. Đến đầu năm 2014, sau hơn 3 năm, giống cam này đã sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng trái cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại địa phương, đem lại thu nhập khá cao cho người nông dân so với trồng cà phê.

Qua thực tế từ một số hộ trồng cam tại xã Đan Phượng thì kỹ thuật trồng và chăm sóc cam không quá phức tạp, cầu kỳ. Trong quá trình chăm sóc cam cần lưu ý một số đặc điểm của cam như kết hợp bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân hữu cơ cao cấp như đậu tương, bắp bằng cách xay đậu tương, bắp, ủ men vi sinh rồi bón cho cam để tạo màu sắc đẹp cho vỏ cam và giúp quả cam mọng, ngọt hơn. Bên cạnh đó cần lưu ý tỉa cành, tỉa tán cam phù hợp để nâng cao năng suất. Điều đặc biệt trong việc phòng chống sâu bệnh cho cam là không được phun xịt thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học mà phải phòng chống sâu

bệnh cho cây cam bằng sản phẩm thuốc có nguồn gốc sinh học để chống các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nấm cành, nấm quả… Việc dùng thuốc có nguồn gốc sinh học vừa đảm bảo cho quy trình sản xuất cam sạch, an toàn cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động và thân thiện với môi trường. Một đặc điểm cần lưu ý ở cây cam Đường Canh là có khả năng cho thu hoạch quanh năm nhưng có một vụ cho thu hoạch chính là từ tháng 11 đến tháng 12.

Sau khi một số hộ nông dân trồng thí điểm và khẳng định được giống cam Đường Canh phù hợp khi trồng tại địa phương nên nhiều hộ nông dân tại xã Đan Phượng đã áp dụng theo, trồng cam thay thế một số diện tích cà phê già cỗi hoặc trồng thuần mới, trồng xen canh cà phê catimo. Hiện nay diện tích cam của toàn xã đã nâng lên hơn 6ha, trong đó có khoảng gần 4 ha bắt đầu cho thu hoạch. Để phát triển mô hình trồng cam trên địa bàn xã, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, định hướng cho bà con nông dân, tổ chức hội thảo, hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cam. Bên cạnh đó để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm thì chính quyền địa phương đã thành lập tổ hợp tác sản xuất cây ăn trái của xã và đang tiến hành các thủ tục để đăng ký thương hiệu cam sạch, cam kết sản xuất cam theo quy trình sạch, an toàn, chủ động tìm kiếm đầu ra tại các thành phố lớn.

Thực tế đã khẳng định được hiệu quả từ giống cam Đường Canh tại xã Đan Phượng. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình này tại địa phương trong thời gian tới thì các cấp, các ngành chức năng cần tích cực vào cuộc để giúp đỡ người nông dân, trong đó chú trọng vào việc định hướng, hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn và đặc biệt là đăng ký được thương hiệu cam sạch và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ.

Bình Định: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cam thâm canh giống mới chất lượng cao

Vĩnh Thạnh phối hợp với UBND xã Vĩnh Hảo triển khai thực hiện tại 2 thôn Định Tam và Định Trị (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), bước đầu đã cho kết quả khả quan.

Mô hình trồng cam thâm canh giống mới chất lượng cao tại xã Vĩnh Hảo bước đầu đã được khẳng định phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng. Cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, cây sống đạt tỷ lệ cao, sâu bệnh hại không đáng kể. Hy vọng, trong tương lai đây sẽ là cây hàng hóa giúp nông dân thoát nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân.

Cao Phong, Hòa Bình – Mô hình liên kết trồng cam

Cam Cao Phong đã có mặt trên địa bàn huyện vài chục năm nay. Cam Cao Phong được người dân biết đến với vị ngọt riêng của mình với tép mọng nước, mẫu mã đẹp. Sau một thời gian phát triển, cây cam trên địa bàn đã trở thành một loại cây trồng không chỉ giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Có thể nói, do có trình độ thâm canh cam từ những năm 1960. Sau khi huyện Cao Phong tách ra từ huyện Kỳ Sơn thì lãnh đạo huyện và nhân dân trên địa bàn đã nỗ lực thực hiện việc nâng cao trình độ thâm canh với cây cam và một số loại cây trồng mũi nhọn khác. Trong đó, cây cam được xác định là một trong hai loại cây trồng mũi nhọn, là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu và là mục tiêu chính để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2010 cũng như các giai đoạn tiếp theo, nhằm hướng tới sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngoài việc đưa cây cam trở thành cây trồng chủ lực ở một số địa phương thì thời gian qua, huyện Cao Phong cũng đã giành ngân sách nhằm khuyến khích các hộ trồng cam, nhất là những vùng lân cận với thị trấn để tiếp cận với khoa học công nghệ.

Hiện nay ở Cao Phong đã bắt đầu mô hình liên kết trồng cam. Theo đó những người có vốn, khoa học kỹ thuật liên kết với người nông dân có đất sản xuất để trồng cam khi đến kỳ thu hoạch mỗi bên được chia đôi là 50/50. Trước những đòi hỏi thực tế, mô hình “tư nhân hợp tác đầu tư để cùng phát triển” trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã ra đời. Bước đầu mô hình này đã phát huy

một phần hiệu quả của nó và nó được nông dân đón nhận và nhìn nhận một cách tích cực. Trong những năm tiếp theo, hy vọng mô hình này sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp hơn và được áp dụng rộng rãi tại các địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và PTNT.

Từ mô hình hợp tác này, cả huyện Cao Phong đã phát triển được hơn 10 ha cây cam hàng hóa. Cao Phong đã bắt đầu xuất hiện phong trào những cán bộ có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, có đầu óc tổ chức, hạch toán kinh tế bắt tay với nông dân có đất để trồng cam. Sự hợp tác chính đáng này đã mang lại hiệu quả làm chuyển biến căn bản tư duy về sản xuất hàng hóa của người nông dân trong huyện. Đó là tận dụng được đất đai, nguồn lao động, giải quyết

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w