2.2.1.1. Nguồn gốc cam
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ Rutaceae, giống
Citrus và loài sinenis. Là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Nó là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4 - 10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
Cam quýt thuộc họ Rutaceae (có khoảng 130 giống), họ phụ Aurantioideae (có khoảng 33 giống), tộc Citreae (khoảng 28 giống), tộc phụ Citrinae. Tộc phụ Citrinae có khoảng 13 giống, trong đó có 5 giống quan trọng là Citrus, Poncirus, Fortunella, Eremocitrus và Clymenia. Đặc điểm chung của 5 giống này là cho trái có tép (phần ăn được trong múi) với cuống thon nhỏ, mọng nước. Số nhị đực ít hơn hay chỉ gấp đôi số cánh hoa và còn tép không phát triển. Giống Citrus được chia làm 2 nhóm nhỏ là Eucitrus và Papela. Nhóm Papela có 6 loài, thường dùng làm gốc ghép hay lai với các loài khác và đã lai tạo được nhiều giống lai nổi tiếng được trồng ở các nước.
Ở Việt Nam theo thống kê bước đầu đã có trên 80 giống cam, được trồng ở các nhà vườn, trong các trang trại, trung tâm nghiên cứu,các giống này thường gọi theo tên các địa phương chúng sinh sống. Ví dụ cam Vinh (Xã Đoài), cam Sông
2.2.1.2. Các giống cam ở Việt Nam a) Cam Vinh (Xã Đoài)
Cam Vinh có 2 dạng: quả tròn và quả tròn dài. Dạng tròn dài có năng suất cao hơn. Khối lượng quả trung bình 180 – 200 g, quả chín vàng có 10 – 12 múi. Quả có hương thơm, hấp dẫn. Cây cao 3 – 4m, lá to, rộng, nhạt màu, tán lá cách mặt đất 70 – 1000cm.
b) Cam Sành (Citrus reticulata)
Ở Việt Nam, cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múi khắp cả nước. Sản lượng cam sành ở miền Nam cao hơn miền Bắc. Ở các tỉnh phía Bắc, cam sành thường được mang theo tên địa phương trồng nhiều. Điều đáng chú ý là các vùng cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang), Bố Hạ (Bắc Giang), Yên Bái. Sản lượng cam sành các tỉnh phía Bắc nhiều nhất là ở Hàm Yên, Bắc Quang.
c) Cam Canh
Là giống cam trồng ở vùng Canh, ngoại thành Hà Nội. Quả nặng khoảng 100g, màu vàng đỏ, vỏ quả rất mỏng, mịn, sát chặt với múi, lằn cả những khía múi ra ngoài vỏ quả, mỗi quả có 11 - 13 múi, màng múi mỏng, tép nhỏ, ruột cũng vàng nhỏ, rất ngọt (độ chua 0.01% nên người ta tưởng cam canh không chua). Cây cam trồng 5 năm có thể cho tới 100 quả, 8 năm cho 1000 quả trên 1 cây.
d) Cam dây
Là giống cam chanh bình thường được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Ở tỉnh Tiền Giang, cam dây chiếm tới 80% diện tích trồng cam quýt của tỉnh.
e) Cam mật
Là giống cam được bà con các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ưa thích. Phần lớn các diện tích cây có múi ở miệt vườn Tây Nam Bộ được trồng giống cam này.
2.2.1.3. Giá trị của cây cam - Giá trị dinh dưỡng của quả cam
Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp NXB nông nghiệp Hà Nội năm 1991: cây cam là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, cây nhỡ, thân nhẵn, không gai hoặc có ít gai. Lá cam hình trái xoan, cuống lá hơi có cánh eo lá. Hoa mọc thành chùm 6 - 8 lá hoa mọc ở nách lá. Quả cam hình cầu, có nhiều tép, vị chua ngọt, hạt có lá màu trắng, ra hoa tháng 3-4 và quả chín vào tháng 10-12. Cam là quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và cao,ngoài hàm lượng các vitamin như: vitamin C, vitamin A, Vitamin E, thì quả cam còn cung cấp các nguyên tố vi lượng và Omega-3, Total Omega-6.
- Giá trị công nghiệp và dược liệu
Vỏ cam quýt có chứa tinh dầu. Tinh dầu được cắt từ vỏ, quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Đặt biệt là chanh Yên, 1 tấn quả có thể cất được 67 lít tinh dầu. Tinh dầu cam quýt có giá trị dinh dưỡng khá cao trên thị trường quốc tế (1 kg tinh dầu cam, quýt có giá trịtrên dưới 300 USD). Ở nhiều nước trên thế giới, từ những thời xa xưa, người ta đã dùng các loại quả thuộc chi Citrus làm thuốc chữa bệnh. Ở thế kỷ XVI, các thầy thuốc Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng quả cam quýt để phòng chống bệnh dịch hạch, chữa bệnh phổi, bệnh chảy máu dưới da. Ở Mỹ vào những năm ba mươi của thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng quả cam quýt kết hợp với insulin để chữa bệnh đái tháo đường. Ở Nga bắt đầu từ thế kỷ XI, các loại cây ăn có múi đã được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị bệnh trong y học dân gian. Ở nước ta, nhân dân đã dùng cây lá và hoa quả của các loài cây ăn quả có múi để phòng chữa và chữa bệnh từ thuở xa xưa.
- Giá trị kinh tế của cây cam
Cây cam là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thu hoạch. Nhiều cây có thể cho thu hoạch ngay từ năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nước ta 1 ha cam ở thời kỳ 8 tuổi, năng suất trung bình có thể đạt 16 tấn, với giá bán cam hiện nay