Về quy hoạch vùng sản xuất

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 83 - 85)

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình thực hiện quy hoạch sản xuất cam theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường. Các vùng quy hoạch phù

Quy hoạch sản xuất gắn với đầu tư cho khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu về VSATTP khi tiêu thụ trên thị trường. Từ đó làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quy hoạch gắn với việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam an toàn theo nhiều hình thức khác nhau để gắn kết giữa sản xuất và thị trường.

Những năm gần đây, nhờ tập trung trồng cam có quy hoạch, sản xuất an toàn, cam Cao Phong đã có được thị trường tiêu thụ nhiều và trở thành cây kinh tế chủ lực của huyện. Mỗi năm có hàng chục hộ thu nhập tiền tỷ, đặc biệt một số hộ thu nhập từ 5 -10 tỷ đồng.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tỉnh định hướng phát triển cây ăn quả nói chung lên với diện tích 11 - 12 nghìn ha, trong đó quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tập trung khoảng 3.000ha. Tỉnh chủ trương đưa các giống cam mới thuộc nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để tăng giá trị và rải vụ. Áp dụng chế độ luân canh cây có múi với các cây trồng họ đậu để tăng cường độ phì và duy trì độ ẩm cho đất ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây ăn quả có múi. Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước hoa quả cho các vùng sản xuất tập trung. Tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành hội nghề nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho người sản xuất và cán bộ kỹ thuật; chú trọng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh việc ứng dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế sản phẩm cây có múi; xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây có múi an toàn, làm cơ sở mở rộng trong sản xuất đại trà.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch vùng sản xuất ở Cao Phong thì còn tồn tại một số bất cập. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại quỹ đất có khả năng phát triển sản xuất cam ở một số nơi trong huyện là rất lớn như thị trấn Cao Phong, xã Đông Phong, xã Tây Phong thực hiện quy hoạch lại thấp hơn so với tiềm năng của vùng. Bên cạnh đó các xã còn lại, do địa hình nhiều núi cao, quỹ đất trồng cam không đủ thực hiện theo quy hoạch của huyện đề ra thì trong quy hoạch lại cao hơn so với diện tích có khả năng trồng rất nhiều.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 83 - 85)