Thị trấn Cao Phong có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cây ăn quả có múi trong đó chủ lực là cây cam và quýt. Trên địa bàn thị trấn, hai loại cây này đã được trồng từ những năm 1960, đến nay trở thành cây trồng mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế nổi bật so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện, trong tổng diện tích trên 700 ha cây ăn quả có múi của thị trấn Cao Phong, có khoảng 529 ha trồng cam, quýt, diện tích trong thời kỳ kinh doanh khoảng 322 ha. Toàn bộ diện tích này đang được trồng các loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, điển hình như cam Xã Đoài, cam V2, cam CS1, cam đường canh,… Do đó cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, mang lại mức thu nhập cao. Dự kiến đến năm 2015, toàn thị trấn sẽ có khoảng 600 ha cam, quýt các loại với sản lượng 15.000 tấn trở lên. Với giá trị kinh tế nổi bật, sự phát triển mạnh của cây cam và quýt được kỳ vọng sẽ là bước đột phá quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong.
Tỉnh Hòa Bình có 5 thuận lợi lớn để đẩy mạnh phát triển sản xuất cam:
Thứ nhất, cây cam đã khẳng định được giá trị kinh tế cao vượt trội so với các cây trồng khác, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất cam hàng hóa, do vậy, đây sẽ là động lực rất lớn thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất cam.
Thứ hai, tiềm năng về đất đai và lao động của tỉnh tương đối dồi dào, phù hợp cho việc phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn.
thụ sản phẩm, thêm vào đó lại có vị trí tiếp giáp với thành phố Hà Nội, vốn là thị trường tiêu thụ lớn cho nông sản các địa phương.
Thứ tư, điều kiện nguồn nước tưới khá thuận tiện và dồi dào với hệ thống các hồ chứa, sông, suối trên địa bàn tỉnh đủ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của SXHH quy mô lớn.
Thứ năm, các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân có sự đồng thuận cao đối với quy hoạch phát triển sản xuất cam và cây có múi trên địa bàn tỉnh. Quan điểm quy hoạch phát triển cam an toàn tập trung của tỉnh là: quy hoạch phát triển theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT-XH và thị trường.
Vì vậy trong những năm tới, toàn thị trấn có chủ trương mở rộng diện tích cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi dựa trên những cơ sở sau:
- Tiềm năng đất đai
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng còn khá lớn, đất đai màu mỡ, đây là điều kiện để thị trấn Cao Phong quy hoạch và phát triển các loại cây ăn quả.
- Tiềm năng về nhân lực
Số người trong độ tuổi lao động chủ yếu là lao động trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, đây là nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Thị trấn có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, đặc biệt là cán bộ khuyến Nông – Lâm đều đạt trình độ từ trung cấp trở lên.
- Tiềm năng về tài nguyên khí hậu
Thị trấn Cao Phong mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn các vùng khác, lượng mưa hàng năm lớn thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới như: cam, bưởi, chanh, mắc cọp, nhãn, xoài…
Các loại cây trồng đa dạng và phong phú, trong đó có các loại cây ăn quả được trồng từ rất lâu đời như: cam, bưởi, chanh… và cây công nghiệp ngắn ngày như mía…đã được người nông dân trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.