Tình hình tiêu thụ cam

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 75 - 81)

4.2.4.1. Sản lượng và giá cả cam tiêu thụ

Với sản lượng cam sản xuất ra hàng năm của thị trấn Cao Phong, theo tính toán bình quân mỗi năm tiêu thụ được được từ 9.000 – 12.000 tấn/năm, trong khoảng thời gian 40 – 60 ngày của vụ thu hoạch.

Thị trường tiêu thụ chính là ở một số tỉnh và thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…, lượng cam tiêu dùng tại địa phương chiếm một phần nhỏ. Giá cam bị ảnh hương nhiều vì thị trường tiêu thụ, ngoài các nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh của các loại quả khác, đặc biệt là quả từ Trung Quốc cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Các nguyên nhân chủ quan cần kể đến là do không có sự quản lý thống nhất nên nhiều người đã đầu cơ mua tích trữ từ khi quả chưa đạt độ chín thu hoạch cần thiết với giá thấp và mức giá này đã định ra mặt bằng giá thấp khi chính vụ. Ngoài ra, do cam thu hoạch non nên chất lượng bị giảm và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không những không thu hút thêm mà còn mất dần khách hàng, dẫn đến mất giá trên thị trường. Ý thức được vấn đề này, từ năm 2007 được sự quan tâm của tỉnh Hòa Bình, cam Cao Phong đã được mang

đồng/kg, cam Lòng Vàng từ 32.000 – 35.000 đồng/kg, cam V2 giá 35.000 đồng/kg,…mang lại hiệu quả cho toàn huyện, đặc biệt là thị trấn Cao Phong.

4.2.4.2. Kênh tiêu thụ

Các sản phẩm nông sản đều có một đặc tính chung là mang tính thời vụ. Hàng năm, cam Cao Phong vào mùa chính vụ, thường được thu hoạch tập trung với sản lượng rất lớn. Nếu không làm tốt công tác tiêu thụ sẽ gây thiệt hại lớn cho các chủ hộ trồng cam.

Kênh tiêu thụ sản phẩm: các tác nhân tham gia vào hệ thống tiêu thụ sản phẩm gồm: hộ sản xuất (hộ trồng cam), thu gom địa phương, chủ buôn, người bán buôn bán lẻ, người tiêu dùng. Qua sơ đồ kênh tiêu thụ cam của thị trấn Cao Phong, sản phẩm đi từ nông hộ trồng cam đi vào thị trường qua hai kênh chính:

Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ cam Cao Phong

+) Kênh tiêu thụ trực tiếp: tiêu thụ trực tiếp từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng, kênh này chiếm 10% tổng sản lượng cam hàng năm. Việc mua bán tại nhà các hộ trồng cam. Người tiêu dùng là người dân địa phương và người dân ở các tỉnh, thành phố lớn. Mua bán thông qua các hợp đồng đặt hàng tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn… Họ là những khách quen, đã biết tiếng tăm và chất lượng cam của nhà vườn.

+) Kênh tiêu thụ gián tiếp: thông qua thương lái và các hộ thu gom chiếm 90% tổng sản lượng cam hàng năm. Sản phẩm tại kênh này có chất lượng khá,

Người sản xuất Người tiêu dùng

Người sản xuất Đại lý Người tiêu dùng

Người sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng

Hệ thống tiêu thụ sản phẩm: Quá trình hội nhập kinh tế thị trường đang diễn ra mạng mẽ. Trong khi điều kiện sống của đa số người dân được cải thiện, ở một khía cạnh nào đó, người sản xuất chưa rõ liệu hội nhập thị trường có đem lại lợi ích cho mình hay không.

Qua sơ đồ, có thể thấy người sản xuất sử dụng nhiều kênh tiêu thụ trên thị trường để bán sản phẩm của mình, trên mỗi kênh có các tác nhân khác nhau và hoạt động thống nhất, chặt chẽ với nhau cùng nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ từ trong kênh tiêu thụ sản phẩm.

Hoạt động thu gom: cũng tương tự như những hộ bán lẻ, những điểm thu gom chủ yếu là dân địa phương và có đặc tính là thu mua sản phẩm mà không phải đi đâu. Đối với đối tượng này hàng ngày vào vụ thu hoạch những người sản xuất ở địa phương sẽ đưa sản phẩm đến để bán, người thu gom cho người bán buôn, tư thương… đem ra thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Như vậy, các điểm thu gom là những đầu mối quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm ở các vườn trại. Vấn đề giá cả của các điểm thu gom do người bán buôn, tư thương quyết định. Vốn của các điểm thu gom thường không nhiều vì họ được các chủ buôn, tư thương trả tiền trước khi đến nhận hàng tại các điểm thu gom.

Ưu điểm của hoạt động thu gom này là có đầu vào ổn định và thường xuyên. Đây cũng chính là một hướng phù hợp với điều kiện kinh tế của địa bàn đang trên con đường phát triển. Điều đó góp phần tạo hướng tiêu thụ sản phẩm có triển vọng và bền vững của vùng.

Bên cạnh những ưu điểm, thu gom trên địa bàn cũng bộc lộ những điểm yếu như vẫn chưa chủ động về vấn đề giá mua vào, bán ra, họ bị phụ thuộc vào những người bán buôn, tư thương.

Hoạt động của người bán buôn: người bán buôn hoạt động trên thị trường tiêu thụ sản phẩm gồm những người dân của địa phương và của các tỉnh khác. Những người này họ có vốn lớn và có một số nơi tiêu thụ. Họ thường đặt tiền tại các điểm thu gom sản phẩm và có phương tiện vận chuyển sản phẩm từ nơi thu

khống chế về giá cả lẫn khối lượng sản phẩm tiêu thụ, đầu ra của người bán buôn rất rộng, ngoài hợp đồng với các cơ sở chế biến, họ còn bán lại cho một số nhà buôn khác ở các tỉnh ngoài. Như vậy có thể thấy, ưu điểm của hoạt động bán buôn này có sự ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, hạn chế của nó là vấn đề giá cả thấp.

Hoạt động của người bán lẻ: người bán lẻ thường là người dân địa phương, nhóm người này có đặc tính là buôn bán nhỏ lẻ nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hoạt động của họ là mua trực tiếp ở các vườn trại và thanh toán ngay hay sau khi tiêu thụ sản phẩm.

Qua khảo sát và nghiên cứu có thể thấy người bán lẻ mang về lợi nhuận cao nhất, vì họ kinh doanh không qua tay người khác, họ làm cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng. Mặt khác, họ bán lấy tiền ngay, chính vì thế họ làm cho tốc đổ chu chuyển vốn nhanh và sản phẩm của họ dễ dàng tiêu thụ cho mọi đối tượng khách hàng từ sang trọng đến bình dân. Tuy nhiên, người bán lẻ cũng có một số nhược điểm như quy mô nhỏ hẹp, vốn không nhiều do đó khó có thể mở rộng quy mô buôn bán.

Việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ trồng cam là tương đối tốt nhờ giao thông thuận lợi, chất lượng sản phẩm tốt và có thương hiệu cam uy tín trên thị trường.

Bảng 4.9: Hình thức tiêu thụ cam của các hộ điều tra

ĐVT: %

Hình thức tiêu thụ Dưới 1ha 1 – 2 ha Trên 2ha

1. Tiêu thụ trực tiếp 5,88 8,69 5,00

2. Tiêu thụ gián tiếp 94,12 91,31 95,00

- Bán buôn 62,50 85,71 94,74

- Bán lẻ 37,50 14,29 5,26

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng số liệu ta thấy, sản phẩm mà các hộ tiêu thụ gián tiếp là rất cao, với việc bán theo hợp đồng (thường là người mua đã quen biết và đặt cọc một phần tiền trước, trường hợp này giá cả và phương thức thanh toán đã được thỏa

Ưu điểm: giá cả tương đối ổn định (nhất là đối với trường hợp ký kết hợp từ trước), không phải vất vả thu hái, phí vận chuyển và hao hụt sản phẩm. Sản phẩm quả được bán nhanh, gọn,

Nhược điểm: thường không bán được giá cao nên doanh thu và lợi nhuận thu được không cao.

Bán lẻ cho những người ở chợ đầu mối chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với bán buôn. Thông thường cách bán này sản phẩm sẽ được phân làm nhiều loại và với mức giá khác nhau để bán.

Ưu điểm: bán được giá cao, bán được nhiều loại giá cho từng loại cam.

Nhược điểm: phải trực tiếp thu hái và phân loại cam ngay từ vườn, đóng hộp và phải chịu chi phí vận chuyển và thời gian bán hàng.

Tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ thường áp dụng cho người nhà và người quen biết trong việc đem làm quà cho hay biếu tặng.

Tùy theo nghiệp vụ, đối tượng mua hàng, kênh tiêu thụ khác nhau mà người bán và người mua có các phương pháp thanh toán khác nhau. Trong thời gian qua họ đã áp dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Bán hàng thu tiền ngay: Là hình thức bán hàng thuận tiện nhanh gọn nhất, ít gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý vốn của người sản xuất. Phương thức này được thực hiện chủ yếu qua kênh tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cho người bán lẻ và một số ít người bán buôn. Phương thức này đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và nó cũng rất cần thiết bởi kênh này người sản xuất có thể thu nhận được thông tin phản hồi trực tiếp của người tiêu dùng về tâm tư, nguyện vọng đối với sản phẩm.

- Bán hàng trả chậm: Là hình thức người sản xuất ứng sản phẩm của mình cho những người bán buôn, sau khi những người bán buôn bán hết sản phẩm sau vài tuần mới thanh toán tiền cho người sản xuất. Phương thức này chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số tiêu thụ hàng. Hình thức này sẽ rất thuận lợi cho người bán buôn, nhất là trong lúc thiếu vốn mà vẫn mua được sản phẩm mang đi bán

đọng, nguồn thu tiền chậm dẫn đến phải trả lãi ngân hàng và gặp khó khăn trong việc sản xuất.

4.2.4.3. Những khó khăn và thuận lợi trong tiêu thụ - Khó khăn:

Như những ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác, phát triển sản xuất và tiêu thụ cam cũng gặp rất nhiều khó khăn nhất định. Nghiên cứu những khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, hạn chế những khó khăn là điều rất cần thiết. Qua khảo sát ý kiến của các hộ trồng cam thì các khó khăn chủ yếu là:

Thiếu vốn: ngoại trừ những hộ có khả năng về tài chính, những hộ còn lại hoặc là không được vay (do không có chủ quyền đất) hoặc là nguồn vay vốn hạn chế, do đó vốn đầu tư cho trồng cam cũng là một khó khăn đối với hộ nông dân.

Điều kiện tự nhiên: địa hình trồng cam là đồi núi, khi thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều thì việc đi lại chăm sóc vườn cam gặp khó khăn.

Giá cả: giá cả không ổn định, bị ép giá khi cam vào chính vụ.

Sâu bệnh hại: sâu bệnh trên cây cam ngày càng phổ biến: bệnh siêu vi khuẩn hay bệnh siêu virut như bệnh Greening, loét… Các loại côn trùng gây hại như sâu vẽ bùa, các loại nhện, các loại rệp, ruồi đục quả… chúng làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng, đồng thời làm tốn thêm chi phí thuốc BVTV phòng trừ.

Giá cả vật tư biến động: giá các đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, giống, công lao động không ổn định, thường tăng vào các tháng cao điểm trong năm. Đây là mối lo lớn của người dân địa phương

- Thuận lợi:

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm cam, người sản xuất có khá nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng.

Thị trấn Cao Phong có vị trí trung tâm huyện Cao Phong, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cam: tuyến quốc lộ 6 cắt ngang huyện, tuyến tỉnh lộ 435 được đầu tư nâng cấp làm tăng khả năng vận tải, tuyến đường liên xã được rải nhựa hoặc trải bê tông… Bên cạnh đó, hệ thống điện và

dễ dàng giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng và thu hút được sự chú ý của khách hàng.

- Thành tựu trong việc tiêu thụ cam:

Trong những năm qua các vườn trại sản xuất cam trên địa bàn thị trấn Cao Phong đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm cam các loại với số lượng và chất lượng ổn định, giá cả hợp lý.

Đã có những tiến hành so sánh sản phẩm của địa bàn Cao Phong với các sản phẩm cùng loại ở Hưng Yên, Hà Nội… để tìm ra lợi thế và hạn chế của sản phẩm. Từ đó không ngừng hoàn thiện sản phẩm hiện có và đưa ra thị trường sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm của các vườn trại không những được củng cố đi sâu vào đời sống của người tiêu dùng mà còn không ngừng được mở rộng ra các thị trường mới.

- Tồn tại trong việc tiêu thụ cam:

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác tiêu thụ sản phẩm vẫn còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục:

Công tác tìm hiểu thị trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, việc thu nhận và xử lý thông tin trên thị trường còn chậm. Chính nguyên nhân này làm cho tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản phẩm được tiêu thụ.

Chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao.

Bao gói và mẫu mã chưa được quan tâm đúng mức, hình thức bao gói hàng hóa gần như không có, nếu có cũng sơ sài…

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 75 - 81)