Thực trạng sản xuất cam

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 66 - 74)

4.2.2.1. Quy mô sản xuất

Thị trấn Cao Phong có diện tích trồng cam lớn nhưng không phải tất cả các hộ đều có diện tích trồng như nhau. Như đã nêu, các hộ có diện tích cam lớn hầu hết tập trung trong thị trấn Cao Phong. Đây là nơi có sản lượng cam lớn và chất lượng cao. Và cây cam cũng chính là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của người dân địa phương, các hộ nông dân.

Bảng 4.4: Quy mô sản xuất cam của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tính chungCác hộ điều traTỷ lệ (%)

Tổng số hộ Hộ 60 100,0

Dưới 1 ha Hộ 17 28,3

Từ 1 ha – 2 ha Hộ 23 38,3

Trên 2 ha Hộ 20 33,4

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả điều tra cho thấy quy mô diện tích của 60 hộ là khác nhau và chia làm 3 nhóm. Số hộ có diện tích trồng cam dưới 1 ha là 17 hộ, là nhóm có quy mô diện tích nhỏ và chiếm 28,33% là tỷ lệ thấp nhất. Số hộ trong nhóm quy mô trung bình 1 ha – 2 ha là 23 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 38,33%. Còn lại là nhóm quy mô diện tích lớn trên 2 ha với số hộ là 20 hộ, chiếm tỷ lệ khá cao là 33,4% trong tổng số hộ. Điều này cho thấy với điều kiện tự nhiên đất đai và khí hậu tốt, các hộ nông dân đã biết nắm bắt cơ hội và thực hiện tốt theo kế hoạch, chủ trương của toàn huyện, phát huy khả năng phát triển sản xuất cho vùng.

ĐVT: ha

Chỉ tiêu Dưới 1 ha 1 – 2 ha Trên 2 ha

I. Giống cam

Cam Xã Đoài 4,8 18,5 60,2

Cam Canh 3,2 4 10,5

Cam Lòng Vàng 0,3 8,6 15

II. Tuổi cam

1 – 3 1,3 7,8 20,5

4 – 6 2,5 16,3 32,6

7 – 8 4,5 7,0 32,6

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng 4.5 ta thấy với nhóm hộ có quy mô dưới 1 ha có xu hướng trồng cam Canh nhiều hơn so với các loại cam còn lại để giảm bớt sự cạnh tranh do nhóm hộ có quy mô 1 – 2 ha và quy mô trên 2 ha đều trồng cam Canh với diện tích nhỏ hơn. Cam Xã Đoài là loại cam phổ biến và được ưa chuộng nên những nhóm hộ có quy mô vừa và lớn có xu hướng tập trung trồng loại cam này nhiều hơn.

Cam ở độ tuổi 1 – 3 có diện tích nhỏ, chủ yếu các hộ sản xuất đang trong thời kỳ kinh doanh nên diện tích cam ở độ tuổi trên 3 tuổi chiếm diện tích lớn.

4.2.2.2. Tình hình đầu tư cho sản xuất cam

Chi phí sản xuất đánh giá mức độ đầu tư trong sản xuất. Các khoản mục của các hộ trồng cam bao gồm chi phí vật tư: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí khác; chi phí công lao động gồm tổng hợp toàn bộ ngày công lao động: làm cỏ, bón phân, thu hoạch của các hộ trồng cam.

Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho 1 ha cam của các hộ điều tra năm 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Diễn giải Dưới 1 ha Quy mô1 – 2 ha Trên 2 ha

I. CP vật tư 67.074,17 71.487,90 73.460,12

1. KH giống 3.101,76 3.042,00 3.034,62

2. Phân bón 54.787,95 59.122,44 61.029,54

a. Phân hữu cơ b. Phân vô cơ - Đạm - Lân - Kali c. Vôi 8.337,65 45.854,01 10.059,26 17.932,19 17.862,56 596,29 9.374,81 49.164,35 10.670,36 18.867,42 19.626,57 583,28 10.080,32 50.368,00 10.583,42 19.606,55 20.178,03 581,22 3. Thuốc BVTV 9.184,46 9.323,46 9.395,96 II. CP lao động 36.574,74 43.851,17 62.013,53 III. CP khác 15.030,00 15.292,49 15.404,99 Tổng chi phí 118.678,91 130.631,56 150.878,64

Nguồn: Số liệu điều tra

Do đặc điểm sản xuất và điều kiện của các hộ được khảo sát là khác nhau nên mức đầu tư cho việc trồng cam là khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ chênh lệch là không quá lớn.

Có thể thấy sự khác biệt trong chi phí giữa các nhóm hộ có quy mô diện tích khác nhau. Đối với những hộ có quy mô lớn thường có mức đầu tư cao hơn những hộ có quy mô nhỏ, cụ thể theo bảng trên ta thấy, đối với những hộ có quy mô diện tích dưới 1 ha, tổng đầu tư (chi phí) cho 1 ha khoảng 118,68 triệu đồng, trong khi đó những hộ có quy mô diện tích từ 1 – 2 ha là 130,63 triệu đồng và những hộ có diện tích trên 2 ha là 150,88 triệu đồng. Sự khác biệt về tổng chi phí này chủ yếu là do chi phí đầu vào vật tư sản xuất cam có sự chênh lệch đáng kể.

Chi phí lao động đối với cây cam ở thời kỳ cho quả thường rất cao do hàng năm cây đều phải chặt rễ giúp cây phát triển ra hoa.

Phân hữu cơ rất quan trọng với cây cam, nó giúp cải tạo đất và tăng chất dinh dưỡng cho đất. Thông thường các hộ trồng cam mua phân gà hoặc phân

lợn, những hộ có chăn nuôi thì họ tưới thêm biogas. Phân vô cơ rất cần thiết cho cây cam.

Vôi bột được sử dụng sau khi cây thu hoạch quả, nó có tác dụng cải tạo đất, khử chua cho đất và chống lại các sâu bệnh hại cây.

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật đối với cam quýt là rất cao. Bởi cây cam là loại cây trồng tương đối yếu, khả năng ra hoa, đậu quả khó nên việc phòng trừ sâu bệnh, kích thích ra hoa, đậu quả, dưỡng hoa, dưỡng quả, dưỡng lá… đều cần đến thuốc bảo vệ thực vật.

4.2.2.3. Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam

Người dân trồng cam ở Cao Phong cần cù, chịu khó, ham học hỏi, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất cam quýt được người dân hoàn toàn ủng hộ ngay từ khâu đầu tiên của quy trình.

Làm đất: hầu hết tất cả các hộ trồng cam quýt đều thực hiện đúng quy cách, đất được làm cho tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, chia lô, chia hàng, chuẩn bị hệ thống tưới, đào hố, bón phân lót trộn với đất mặt trước khi trồng 1 tháng.

Mật độ trồng: mật độ trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất và tuổi thọ của cây, đồng thời nó ảnh hưởng đến quá trình phòng trừ sâu bệnh hại. Tùy theo từng giống cam quýt và điều kiện địa hình mà người dân ở đây bố trí mật độ, khoảng cách khác nhau. Với cam Xã Đoài, cam Đường Canh, cam Valencia thường bố trí với khoảng cách 2,5 x 3 m tương ứng với 1.333 cây/ha, với Bưởi Diễn thường trồng với khoảng cách 3 x 3,5 m tương ứng 952,38 cây/ha. Bố trí với mật độ như vậy ngay trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tránh gây lãng phí về nguồn cây giống, đồng thời khoảng đất còn trống khi cây chưa giao tán người dân trồng đậu tương, lạc, mục đích là để lấy ngắn nuôi dài đồng thời còn có tác dụng cải tạo và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất.

Kỹ thuật trồng: hầu hết người trồng cam ở đây đều áp dụng quy trình trồng cam cơ bản, sau khi trồng đều có cắm cọc chống đổ khi cây chưa bám chắc vào đất.

được vai trò của phân bón trong vấn đề tạo năng suất và phẩm chất quả và để đạt được hiệu quả cao trong quá trình bón phân, người dân trồng cam ở Cao Phong thường căn cứ vào độ tuổi, từng thời kỳ sinh trưởng, năng suất cho thu hoạch mỗi năm, và khả năng kinh tế của mỗi hộ để bón phân và phân chia thành nhiều đợt bón như sau:

Đợt 1: bón vào tháng 1, mục đích của lần bón này là thúc lộc xuân, thúc hoa với lượng phân bón cho 1 cây là: 1,5kg NPK + 25 – 50 kg phân chuồng + 2 – 4kg lân supe + 1kg vôi bột.

Đợt 2: bón vào tháng 5 – 6, mục đích của lần bón này là thúc quả lớn nhanh, với lượng phân bón cho 1 cây là: 0,8 – 1kg ure và 1,2 – 1,5kg kali.

Đợt 3: bón vào tháng 8 – 9, mục đích của lần bón này là thúc lộc thu phát triển với lượng phân bón cho 1 cây là: 0,5 – 0,6kg ure.

Tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình, cũng có thể bón thêm đợt 4 đó là bón vào tháng 11 – 12 sau khi thu hoạch quả, với lượng phân bón là: 60 – 90kg phân chuồng và 1 – 1,2kg supe lân.

Qua điều tra khảo sát có thể thấy đa số người trồng cam biết áp dụng các phương pháp bón phân hợp lý cho cam quýt. Biết kết hợp giữa phân chuồng và phân vô cơ để tăng hiệu quả của các loại phân bón, không còn có hiện tượng sử dụng phân tươi. Việc sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ ở các hộ khá phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế điều tra được, đa số các hộ lạm dụng phân vô cơ nên gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng quả.

Bảng 4.7: Tình hình chăm sóc cam quýt của các hộ trồng cam huyện Cao Phong

STT Cách chăm sóc Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

1

Phân hữu cơ

Bón từ 30 – 50kg/cây/năm Bón từ 60 – 90kg/cây/năm Bón từ 90 – 130kg/cây/năm Bón hơn 140kg/cây/năm 4,0 16,5 31,0 49,5

2Phân vô cơ 100,0

3Phân bón qua lá Không sử dụng Có sử dụng 81,0 19,0 4Thuốc bảo vệ thực vật

Phun khi xuất hiện sâu bệnh Phun định kỳ 36,0 64,0 5Cắt, tỉa, tạo tán Có cắt, tỉa, tạo tán Không cắt, tỉa, tạo tán

16 ,0 84,0 6Tưới nước Có tưới Không tưới 34,0 66,0 7 Làm cỏ 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Trong việc trồng cây ăn quả thì kỹ thuật cắt tỉa sẽ giúp cây có tán đẹp, cân đối, nhiều cành mang quả, góp phần nâng cao năng suất quả/ cây. Ngoài ra, cắt tỉa còn có tác dụng loại bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, tạo độ thông thoáng cho cây hạn chế sâu bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên ở Cao Phong số hộ trồng cam áp dụng các biện pháp vào cắt tỉa tạo tán còn ít, đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất cam quýt chưa thật sự đạt được như mong muốn.

Nước là một nhân tố sinh thái quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng chỉ có 70% số hộ trồng cam là có tưới nước cho cam, song các hộ trồng cam cũng mới chỉ đầu tư tưới nước bằng phương

pháp tưới phun, chưa có hệ thống tưới nhỏ giọt, số còn lại phụ thuộc vào nước tưới trời.

Qua điều tra các hộ trồng cam ở Cao Phong cho biết hầu hết các hộ trồng cam đều áp dụng các biện pháp trừ cỏ. Việc phòng trừ cỏ dại chủ yếu áp dụng phương pháp phòng trừ cơ giới và biện pháp canh tác như: làm đất kỹ, xới đất diệt cỏ, trồng xen các loại cây họ đậu…

Để kích thích cho cây ra hoa nhiều hơn, kích thích cho cây ra hoa sớm hơn, đa số các hộ đã áp dụng biện pháp xử lý ra hoa bằng cơ giới như: xiết cành, đảo cây, đánh rễ. Qua điều tra cho thấy, có đến 80% số hộ trồng cam đều áp dụng phương pháp trên. Tuy nhiên cách làm này chưa phát huy được hiệu quả tối đa bởi chính người trồng cam chưa hiểu rõ được bản chất của cách làm xiết cành, đảo cây, đánh rễ… chính xác vào thời điểm nào là tốt nhất. Chính vì chưa hiểu rõ bản chất nên trong quá trình xử lý còn xảy ra hiện tượng cây ra hoa nhiều, mật độ hoa dày đặc, hoa nhỏ, tỷ lệ đậu quả thấp, lá rụng nhiều hoặc lá nhỏ, cây khó phục hồi và khả năng giữ quả kém. Ngoài ra khi áp dụng các phương pháp đó không đúng kỹ thuật sẽ là một trong những nguyên nhân chính làm lây truyền các bệnh hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm cho chu ký kinh doanh của vườn cây bị giảm.

4.2.2.4. Tình hình sâu bệnh hại cam quýt

Các loại cam quýt thường bị sâu bệnh gây hại. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện sinh thái mỗi vùng trồng.

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cam quýt là:

Sâu vẽ bùa: phá hoại chủ yếu vào thời kỳ vườn ươm và cây 3 – 4 tuổi trồng. những năm gần đây, loại sâu này còn gây hại nặng cho vườn cây lâu năm. Loại sâu này phá cây non, quả non. Trong năm, ở miền Bắc, sâu vẽ bùa hại mạnh vào tháng 2 và tháng 10, mạnh vào đầu và cuối mùa mưa.

Ngài chích hút: thường gây hại và đẻ trứng vào ban đêm. Ngài thường chích hút cả quả chín và xanh. Chỗ bị chích thường bị nhiễm nấm bán ký sinh

Ruồi đục quả: ruồi cái dùng máng đẻ trứng, đục vào vỏ quả để đẻ trứng ở võ giữa của quả, giòi nở ra ăn sâu vào bên trong quả. Quả bị đục nhiễm nấm rồi thối nẫu, rụng xuống đất, giòi chui ra khỏi quả rồi hóa nhộng trong đất.

Ngoài ra còn rất nhiều sâu bệnh hại cam khác như: sâu đục thân, sâu đục cành, nhện đỏ, nhện trắng, rệp sáp, rệp đen…

Một số bệnh hại cam như:

Bệnh Greening: bệnh này do virut. Còn có tên là bệnh vàng lá, vàng bạch, vàng lá chè. Bệnh này hiện nay rất phổ biến ở các vùng trồng cam quýt ở nước ta. Cây bị bệnh lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ, lá bị biến vàng loang lổ hoặc phiến lá vàng, gân lá xanh. Bệnh xuất hiện trên lá sau đó lan ra cành.

Bệnh loét cam: bệnh này do vi khuẩn. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá vàng, rụng quả. Bệnh phát triển mạnh trong vườn ươm. Cây con bị bệnh nặng có thể chết.

Ngoài ra còn nhiều loại bệnh hại cam như: bệnh khô cành, bệnh đốm đầu, bệnh chảy gôm…

Bảng 4.8: Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại cam quýt ở Cao Phong

STT Tên sâu bệnh hại Bộ phận bị hại

1 Sâu vẽ bùa Lá

2 Ngài chích hút Quả

3 Sâu đục thân Cành

4 Sâu đục cành Lá, quả non

5 Rệp sáp Lá, cành, quả

6 Rệp đen Lá non, lộc non

7 Nhện đỏ Lá, quả

8 Nhện trắng Lá, quả

9 Bệnh Greening Cả cây

10 Bệnh loét cam Lá, quả, cành

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất, phẩm chất và chu kỳ kinh doanh của cam quýt. Tại những vườn cam điều tra

nhiên mức độ gây hại có khác nhau, phụ thuộc vào giống, mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc được áp dụng của mỗi hộ trồng cam quýt cũng như sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu của từng năm.

Tại Cao Phong mặc dù có rất nhiều loại sâu bệnh hại cam quýt nhưng cũng chỉ có 70% hộ trồng cam phun thuốc định kỳ, đa số các hộ trồng cam tiến hành phun phòng trừ nhện đỏ ngay từ giai đoạn quả non, còn lại 30% số hộ trong tổng số hộ điều tra cho rằng khi thấy xuất hiện sâu bệnh mới phun, đồng thời kết hợp với một số các biện pháp phòng trừ khác nhau như: vệ sinh vườn cây ăn quả, cơ giới, vật lý, bón phân cân đối, chọn cây khỏe, chọn giống sạch bệnh…

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại tốn kém và mất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật áp dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, đây là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù các hộ đã có áp dụng biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cam quýt cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 66 - 74)