Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 61)

Cây ăn quả trên địa bàn huyện đã nhận được sự đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ các dự án khác nhau, với chủng loại cây trồng đa dạng. Nhìn chung bước đầu cũng đem lại hiệu quả kinh tế. Song về quy mô diện tích thâm canh còn chưa tập trung thành vùng và chưa đồng bộ, sự đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa xác định được cây trồng mang tính chủ lực để quy hoạch và đầu tư thâm canh, chưa thực hiện đúng các khâu kỹ thuật, chăm sóc. Nên trên thực tế tiềm năng thì nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa cả về số lượng và chất lượng cây trồng, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ năm 2005, toàn huyện đã chú trọng phát triển cây ăn quả và đã trồng được 270 ha cây có múi (cam, quýt, bưởi…) tại khu vực thị trấn Cao Phong và các xã khu vực lân cận như: Đông Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Thu Phong, Tân Phong và 35 ha cây Mắc Cọp trồng tại 2 xã Yên Lập và Yên Thượng. Diện tích còn lại trồng phân tán tại các xã, gồm các loại cây trồng như: Nhãn, vải, xoài, na… chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

Trong năm 2012 – 2013 tình hình phát triển cây ăn quả có chuyển biến tích cực. Các hộ trồng trọt có xu hướng mở rộng diện tích đất trồng, tăng thêm số lượng hộ tham gia trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi. Toàn huyện tính đến hết năm 2013 có tổng diện tích cây ăn quả là 1250 ha, trong đó cây ăn quả có múi chiếm diện tích lớn là 1200 ha.

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất cam tại địa bàn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w