thuật, đúng thời điểm thì sẽ cho số quả tăng đều nhau giữa các cành, tán códiện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp….Đường Hồng Giật, 2003.- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Niên khóa : 2012 - 2016
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS: PHẠM VĂN HÙNG
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, nội dung kết quảnghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bấtkỳ công trình khoa học nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện khoáluận đã được cảm ơn, các số liệu và thông tin trích dẫn trong khoá luận đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả khoá luận
Nguyễn Kiều Khanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổchức và các cá nhân trong và ngoài trường
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Pháttriển nông thôn nói riêng và toàn thể các thầy cô Học viện Nông nghiệp ViệtNam nói chung đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những bài họcthực tiễn quan trọng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Phạm Văn Hùng
đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trìnhlàm bài khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ của Công
ty TNHH một thành viên nông nghiệp Xuân Thành và người dân xã MinhHợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoànthành khóa luận tốt nghiệp
Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chếmà bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sựgiúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn đọc đểbài luận văn của tôi hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả khoá luận
Nguyễn Kiều Khanh
Trang 4TÓM TẮT
Trong những năm gần đây việc thực phẩm sạch đang là vấn đề đượctoàn xã hội quan tâm Trong đó không thể không nhắc đến các loại hoa quảsạch Vì vậy nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển rau, quả sạch trên toànquốc Với những chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển của nhà nước thìmỗi vùng khác nhau sẽ phát triển những loại rau, quả lợi thế của vùng Ngoàimục đích phát triển sản phẩm sạch thì còn có ý nghĩa nâng cao đời sống củanhân dân trong vùng, đặc biệt là người nghèo
Xã Minh Hợp là một xã vùng núi, có điều kiện tự nhiên cũng như kinhtế - xã hội khó khăn Tuy nhiên điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việcphát triển cây ngắn ngày và dài ngày như: chè, cao su, mía cây ăn quả như:cam, quýt, vải, nhãn Dù toàn xã có trồng khá nhiều loại cây ăn quả nhưngđược trồng nhiều nhất và cũng là đặc sản nơi đây chính là “Cam Vinh”
Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng và sản lượng cam vẫn còn gặpnhiều khó khăn như thiên tai, sâu bệnh hại Đặc biệt, việc quảng bá sảnphẩm ra thị trường chưa đạt được hiệu quả.Ngoài ra nông dân còn bị thươnglái ép giá khi vào mùa thu hoạch Chính vì những lý do đó, tôi quyết định lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất cam Vinh tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các khó khăn trong phát triển sảnxuất để đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn để đạt được hiệuquả kinh tế tối đa
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi sự dụng các phương pháp nghiêncứu sau: (1) Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, tôichọn 50 hộ ngẫu nhiên thuộc 4 thôn có diện tích trồng cam lớn nhất xã; (2)Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp; (3) Phương pháp
Trang 5xử lý và phân tích số liệu; (4) Phương pháp phân tích ma trận SWOT; (5) Sửdụng các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá kết quả phát triển.
Những kết quả nghiên cứu chính thu được sau quá trình nghiên cứu baogồm:
(1) Đánh giá được thực trạng sản xuất cam của các hộ tại địa bànnghiên cứu
(2) Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
(3) Đưa ra được hệ thống các giải pháp để hoạt động sản xuất đạt hiệuquả cao nhất
Từ kết quả nghiên cứu tôi thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển sản xuất là do điều kiện tự nhiên, khí hậu, giống, vốn và quy trình chămsóc ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cam Nhưng thị trường và lợi nhuận lạiảnh hưởng trực tiếp đến sự mở rộng quy mô, diện tích cây cam
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM VINH 4
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam Vinh 4
2.1.1 Khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Nội dung của phát triển sản xuất cam 6
2.1.2.1 Phát triển theo chiều rộng 6
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam 7
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây cam 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 Vài nét về cây có múi ở Việt Nam 16
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới 16
2.2.3 Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam 18
Trang 72.2.5 Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 23
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
3.1.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin/số liệu 39
3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 40
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Thực trạng sản xuất cam tại địa bàn nghiên cứu 44
4.1.1 Lịch sử phát triển cam Vinh 44
4.1.2 Hình thức tổ chức sản xuất 45
4.1.3 Phát triển về quy mô sản xuất 45
4.1.4 Tiêu thụ cam trên toàn xã 47
4.2 Thực trạng phát triển sản xuất cam của các hộ trong xã 48
4.2.1 Thông tin cơ bản về hộ điều tra 48
4.2.2 Chi phí sản xuất 51
4.2.3 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất của hộ điều tra 62
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam Vinh 66
4.3.1 Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên 66
4.3.2 Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội 66
4.3.3 Chính sách của nhà nước 69
4.3.4 Nguồn lực sản xuất của hộ 69
4.3.5 Phân tích SWOT 71
4.3.6 Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất cam Vinh của hộ 73
Trang 84.4 Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam trên địa bàn xã 74
4.4.1 Định hướng phát triển sản xuất cam 74
4.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất cây cam 74
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1 Kết luận 77
5.2 Kiến nghị 78
5.2.1 Đối với cấp chính quyền địa phương 78
5.2.2 Đối với các hộ sản xuất cam 79
TÀI LIỆU THAM KHAO 80
PHỤ LỤC 83
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2 Lượng phân bón cho cây cam vào thời kỳ cây có quả 15Bảng 2.3: Sản lượng cam 3 năm 2010 – 2012 của một số nước lớn trên thếgiới (FAO) 17Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng cam, quýt tại Việt Nam (2010 - 2013) 19Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Minh Hợp qua 3 năm 2013 – 2015 30Bảng 3.2 Hệ thống đường bê tông liên thôn, liên xã 34Bảng 4.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cam của xã năm 2013 – 2015 46Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu của hộ trồng cam 49Bảng 4.3 Mức đầu tư chi phí thời kỳ KTCB của cam Vinh ở xóm Minh Kính 52Bảng 4.4 Mức đầu tư chi phí thời kỳ KTCB của cam Vinh ở xóm Minh Hồ.53Bảng 4.5 Mức đầu tư chi phí thời kỳ KTCB của cam Vinh ở xóm Minh Thành 54Bảng 4.6 Mức đầu tư chi phí thời kỳ KTCB của cam Vinh ở xóm Minh Chùa 55Bảng 4.7 Chi phí sản xuất cam Vinh thời kỳ sản xuất kinh doanh tại xómMinh Kính 58Bảng 4.8 Chi phí sản xuất cam Vinh thời kỳ sản xuất kinh doanh tại xómMinh Hồ 59Bảng 4.9 Chi phí sản xuất cam Vinh thời kỳ sản xuất kinh doanh tại xómMinh Thành 60Bảng 4.10 Chi phí sản xuất cam Vinh thời kỳ sản xuất kinh doanh tại xómMinh Chùa 61Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế trồng camVinh 64Bảng 4.12 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất camVinh của các hộ nông dân xã Minh Hợp 72Bảng 4.13 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuấtcam Vinh của các hộ nông dân xã Minh Hợp 73
Trang 10KHSX Kế hoạch sản xuất
KTCB Kiến thiết cơ bản
MTV Một thành viên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
Trang 11PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuấtvà đời sống của con người Ngày nay, cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọngtrong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn
ở các tỉnh trung du miền núi Do đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợithế của những vùng đất đồi núi và mang lại thu nhập cao, giúp người nôngdân xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ đã đi lên làm giàu
Huyện Quỳ Hợp là nơi sản xuất cam Vinh của tỉnh Nghệ An Có nhiềugiống cam được trồng trên địa bàn như cam Xã Đoài, cam Vân Du, camMÁT, cam Valenxia2 (V2)
Tại sao có tên gọi “Cam Vinh”, sở dĩ giống cam Vinh có tên gọi như vậybởi vì giống cam này được trồng tại Xứ Nghệ và Vinh là đô thị nhộn nhịpnhất ở đây, nơi mà các tiểu thương buôn bán, trao đổi… Còn giống cam Vinhkhông phải trồng trên đất thành phố Vinh vì nơi đây không có đất nhiều đểtrồng hàng héc-ta cam được như vậy Vì sao giống cam Vinh này lại nổi tiếngvà được nhiều người lựa chọn đến như vậy? Cam Vinh ngoài yếu tố về dinhdưỡng, còn được thừa hưởng khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng nơi đây tạo nênhương vị, màu sắc, hình dáng đặc trưng và khác biệt
Việc xây dựng cho đặc sản cam quả Nghệ An mang thương hiệu camVinh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường Thương hiệu này đã được Cục sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn địa
lý “Vinh” dùng cho sản phẩm cam quả được ghi nhận vào Sổ đăng kí quốcgia về chỉ dẫn địa lý (số đăng kí 000012) theo Quyết định số 386/QĐ-SHTTngày 31/5/2007 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và sau hơn 3 năm tiếp tụcchuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tổ chức quản lý việc sử dụng chỉdẫn địa lý “Vinh” dùng cho sản phẩm cam quả Ngày 17/11/2010, tại Công ty
Trang 12Nông nghiệp Xuân Thành, Quỳ Hợp, Nghệ An, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ
An đã long trọng tổ chức lễ nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Vinh” dùngcho sản phẩm cam quả
Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, do thị trường tiêu thụchưa ổn định, việc bảo quản sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, chưa đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người sản xuất Mặtkhác, cây cam có số lượng hoa rất lớn nhưng tỷ lệ đậu quá thấp hoặc do bịrụng khi còn non, dịch bệnh và sâu hại cũng là những yếu tố làm cho năngsuất không ổn định, chất lượng giảm sút ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất cam Vinh tại xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình phát triển sản xuất cam Vinh tại xã Minh Hợp,huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất sảnphẩm này cho địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển sản xuất? Yếu tố nàoảnh hưởng lớn nhất? Cây giống ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng quả?
Trang 13- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm? Giải pháp nào làquan trọng và đem lại hiệu quả cao nhất?
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất cam? Các biệnpháp khắc phục khó khăn?
- Các hoạt động khuyến nông ở địa phương? Có áp dụng được vào quátrình sản xuất không?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vẫn đề về kinh tế, kỹ thuật trong phát triển sản xuất cam tại xãMinh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Cụ thể là :
+ Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân tham gia vào quátrình sản xuất cam tại địa phương
+ Đối tượng nghiên cứu gián tiếp là các nhân tố có ảnh hưởng tới mốiliên kết trong sản xuất: cán bộ quản lý kĩ thuật, các doanh nghiệp/người
thu gom, nhà nước, nhà khoa học
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về phát triển sản xuất cây cam tại xã
Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, tập trung vào những giải phápphát triển sản xuất cây cam phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vàđịnh hướng phát triển của địa phương
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xãMinh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 25/01/2016 đếntháng 18/05/2016 Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2011-2014
Trang 14PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CAM VINH
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam Vinh
2.1.1 Khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về phát triển, mỗi định nghĩa sẽ cómột cách nhìn nhận khác nhau:
Theo quan điểm triết học: “Phát triển dùng để chỉ quá trình vận độngcủa sự vật theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kémhoàn thiện đến hoàn thiện hơn” (Theo giáo trình Những nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác – Leenin, 2009)
Quan điểm phát triển của Ngân hàng thế giới cho rằng: “Phát triểntrước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tínhquan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do vềchính trị và các quyền tự do của con người” (World Bank, 1992)
Nhưng theo tác giả Raaman Weitz lại cho rằng : “Phát triển là một quátrình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phốicông bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raaman Weitz –Rehovot, 1995)
Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tănglên về quy mô số lượng cũng như chất lượng làm thay đổi cấu trúc theo chiềuhướng tiến bộ của nền kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và không làmảnh hưởng đến nhu cầu của tương lai
2.1.1.2 Sản xuất là gì ?
Sản xuất là quá trình phân phối các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc cácyếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra) Chúng tacó thể thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra bằng hàm sản
Trang 15xuất sau:
Q = f(X1,X2….Xn)
Trong đó: Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất địnhX1,X2….Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quátrình sản xuất (Phạm Đình Vân và Đỗ Kim Chung, 1997)
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp là quá trình sản xuất nhằm phục vụnhu cầu bản thân người sản xuất Thông thường sản xuất theo hình thức hìnhthì sản lượng không cao và hầu như là không có hàng hóa dư thừa để phục vụthị trường (Theo Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, 2009)
- Sản xuất cho thị trường hay còn gọi là sản xuất hàng hóa nhằm mụcđích sản xuất để trao đổi, mua bán trên thị trường Quy mô của sản xuất hànghóa lớn, khối lượng nhiều Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của sự phâncông lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất, làm tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên.( Theo Những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa Mác – Lênin, 2009)
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuấttrên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều Sản xuất này mang tính tậptrung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao Phát triển kinh tế thịtrường phải theo phương thức thứ hai Nhưng cho dù sản xuất theo mục đíchnào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cáigì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? (Phí Mạnh Hùng, 2009)
2.1.1.3 Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của conngười vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô
về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụđời sống ngày càng cao của con người (Trần Đăng Khoa, 2010)
Chúng ta có thể nhìn thấy phát triển sản xuất được nhìn dưới 2 góc độ:
Trang 16Thứ nhất, đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hànghóa, dịch vụ Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ Cả hai quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ đời sống con người(Trần Đăng Khoa, 2010).
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất:
+ Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các
phương tiện vận tải, kho hàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật
+ Lực lượng lao động: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sảnxuất Tất cả các hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyếtđịnh, nhất là đối với các hoạt động đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
+ Đất đai: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và quy mô sảnxuất của người dân Vì đất đai là yếu tố cố định và bị giới hạn nên người nôngdân cần đầu tư thêm vật tư để nâng cao hiệu quả sản xuất
+ Khoa học và công nghệ: quyết định đến sự thay đổi năng suất laođộng và chất lượng sản phẩm Vì vậy nông dân cần tìm hiểu các biện phápkhoa học mới và tham gia các lớp tập huấn để có thể áp dụng vào sản xuất
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: các hình thức tổ chức sản xuất, cácyếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnhhưởng tới quá trình phát triển sản xuất (Trần Đăng Khoa, 2010)
2.1.2 Nội dung của phát triển sản xuất cam
2.1.2.1 Phát triển theo chiều rộng
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô diện tích,sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa); ta cần phải tăng diện tích đất cho sảnxuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cườngđội ngũ lao động (Đào Thị Mỹ Dung, 2012)
2.1.2.2 Phát triển sản xuất theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là đầu tư thâm canh, cải tiến quy trìnhchăm sóc, chế biến, nâng cao trình độ kỹ thuật của hộ nông dân Kết quả
Trang 17kinh tế, tăng năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quảcủa đồng vốn, tăng thu nhập, tăng lợi thế trên một đơn vị diện tích và đờisống kinh tế xã hội của người dân ngày càng được nâng cao (Đào Thị MỹDung, 2012).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam
2.1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
- Đất đai: đất là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động Nếu khôngcó đất thì không có hoạt động sản xuất nông nghiệp Đất là một trong nhữngnhân tố quyết định tới chất lượng sản phẩm Do đó mỗi loại đất khác nhau sẽthích hợp để trồng một loại cây nhất định để cho chất lượng tốt nhất Đất là tưliệu sản xuất đặc biệt vì các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụngchúng bị hao mòn, nhưng đất đai nếu biết cách sử dụng hợp lý thì khôngnhững không bị hao mòn mà có thể sẽ ngày càng tốt lên (Nguyễn Hoài Nam,2009)
- Nước: cây trồng sống và phát triển được là nhờ các chất dinh dưỡngtrong đất và được nước hòa tan rồi đưa lên cây thông qua hệ thống rễ Nướcgiúp cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đấttạo điều kiện quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của câytrồng Trong bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn khoảng từ 60% -90% trọng lượng cây Tuy nhiên, tổng lượng nước mà cây trồng hút lên hàngngày chủ yếu là để thoát ra ngoài ở dạng thoát hơi nước qua lá, cây chỉ giữ lạicho bản thân cấu trúc cây trồng chỉ khoảng 0,5% - 1% (Nguyễn Hoài Nam,2009)
- Khí hậu: khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng nên rấtthích hợp để trồng các loại cây ăn quả, cho phép cây trồng phát triển quanhnăm chất lượng tốt Bên cạnh những thuận lợi thì nước ta vẫn còn gặp nhiềukhó khăn như thiên tai, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho phát triểnsâu bệnh hại Hiện nay, sản xuất cây ăn quả ở nước ta vẫn còn phụ thuộc rất
Trang 18nhiều vào điều kiện khí hậu, do đó tính bấp bênh trong sản xuất vẫn còn cao(Nguyễn Hoài Nam, 2009).
2.1.3.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
- Thói quen tiêu dùng: đó là sự hình thành thói quen tập quán của ngườitiêu dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng vùng, mỗi quốc gia, cũng nhưtrình độ dân trí của vùng đó (Ngô Đình Giao, 1999)
- Tập quán sản xuất: liên quan đến chủng loại cam, giống, kỹ thuật canhtác, thu hoạch Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giátrị thu hoạch mang lại trên một đơn vị diện tích (Ngô Đình Giao, 1999)
- Thị trường và các chính sách của Nhà nước: trong nền kinh tế thịtrường thì cầu – cung sẽ là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển củamột ngành sản xuất hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó Người sản xuất chỉ sảnxuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năngcủa mình khi đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa nào đó mang lại lợi nhuận caonhất thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường Thịtrường với các quy luật cung – cầu, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tácđộng rất lớn đến người sản xuất Thị trường cam ở đây được đề cập đến cả 2yếu tố cung – cầu, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớnđến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó sẽ dẫn đếnbất ổn (Ngô Đình Giao, 1999)
- Vai trò của Nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tíndụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sảnxuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cam Đây là những yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp và gián tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh củaNhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển.Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế sosánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầuvào theo đúng các quá trình tiên tiến;…(Ngô Đình Giao, 1999)
Trang 19- Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh có tác dụngquyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam Năng lực củacác chủ thế sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý và khả năng
áp dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Khả năng ứng xửtrước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh; khả năngvốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, Nếu trình độ, năng lực củacác chủ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất cam và ngược lại (Ngô ĐìnhGiao, 1999)
- Quy mô sản xuất: các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng camkhác nhau Diện tích càng lớn thì công tác quản lý giảm đi và mọi công việcnhư tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí Cũng được tiết kiệm và ngược lại
Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm.(Ngô Đình Giao, 1999)
2.1.3.3 Nhóm các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồngtạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang lại hiệu quảkinh tế cao Cụ thể:
- Giống cam: từ trước đến nay giống cam chủ yếu được sản xuất bằngphương pháp chiết cành và hầu hết được các hộ gia đình tự sản xuất nên chấtlượng cây trồng không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng Do tâm lý sợ ảnhhưởng và tiếc những cây mẹ tốt nên hầu như các cây giống đều được chiết từnhững cây kém phát triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làmgiảm khả năng phát triển, sinh trưởng của cây khi mới trồng, sâu bệnh lanrộng, chất lượng giảm sút (Đường Hồng Giật, 2003)
- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đómà còn ảnh hưởng đến nhiều năm về sau Quan sát thực tế trên vườn trongnhiều năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ
Trang 20thuật, đúng thời điểm thì sẽ cho số quả tăng đều nhau giữa các cành, tán códiện tích bề mặt rộng không có phần bị che lấp….(Đường Hồng Giật, 2003).
- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mắc nhiều loại bệnh, dovậy phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ
sở cho cây ra hoa và nuôi quả trong suốt thời gian mang quả Nếu không làmtốt khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa, đậu quả và tới năng suấtsản lượng cam (Đường Hồng Giật, 2003)
- Phương thức trồng: trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật pháttriển của cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lýgiữa các biện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế trong việc áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật trong canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư (Đường HồngGiật, 2003)
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây cam
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ rutaceas Làloại cây ăn quả cùng họ với bưởi Quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng, khi chínthường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua Nó có cây nhỏ, cao đếnkhoảng 10m có cành gia và lá thường màu xanh và dài khoảng 4 – 10 cm.Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền namTrung Quốc (Phạm Văn Duệ, 2006)
Ở Việt Nam theo thống kê ban đầu đã có khoảng trên 80 giống, đượctrồng ở các vườn, trong trang trại, trung tâm nghiên cứu, các giống nàythường theo tên các địa phương chúng sinh sống Ví dụ, cam Vân Du, cam XãĐoài, cam Sông Con,… hoặc theo vị như cam đường, cam mật (Phạm VănDuệ, 2006)
2.1.4.1 Đặc điểm kinh tế của cây cam
Cam là loại quả cao cấp, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.Trong thành phần thịt quả có chứa 6 – 12% đường (chủ yếu là đườngSaccaroza) hàm lượng vitamin C từ 40 – 90mg/100g tươi, các axit hữu cơ từ
Trang 210,4 – 1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với cáckhoáng chất và dầu thơm Quả dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát vàchữa bệnh Tinh dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệpthực phẩm và chế mỹ phẩm (Phạm Văn Duệ, 2006).
Trên gò đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả hơn, nâng cao độ phì nhiêucủa đất, và tăng hiệu quả sự dụng nguồn tài nguyên nước Sản phẩm cây camxuất khẩu có giá trị kinh tế trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa Sản phẩmquả có lượng sinh khối lớn, thủy phấn cao, màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng,rất giàu chất dinh dưỡng và có một số loại vitamin hiếm, do đó sản phẩmđược ưa chuộng có tính hàng hóa cao Mặt khác chúng có thể phân bố trên địabàn rộng, thích ứng với nhiều loại quy mô Diện tích vườn cam, sức lao động,nguồn vốn và sách lược kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau Vườncó diện tích lớn đầu tư sức lao động, vốn trên mỗi đơn vị diện tích tương đốicó thể thực thi sách lược giá thành thấp để tính tổng lợi nhuận cao nhất củavườn cam Vườn nhỏ nhất có thể xem xét sách lược chuyên môn hóa sảnphẩm để kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định nguồn thunhập (Phạm Văn Duệ, 2006)
2.1.4.2 Đặc điểm kỹ thuật của cây cam
Cây cam là loại cây khó tính thuộc loại thực vật 2 lá mầm thân gỗ.Trong điều kiện sinh thái nước ta cần lưu ý mấy đặc điểm sau: Trước tiên đểhạt nảy mầm rễ phải xuất hiện trước Rễ của cam thuộc loại rễ nấm NấmMicorhiza kí sinh trên lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng vàmột lượng nhỏ các chất hữu cơ cho cây Cây cam không ưa trồng sâu do bộ rễphân bố rất nông chủ yếu là các rễ bất định phân bố tương đối rộng và dàyđặc ở tầng mặt đất Rễ cam sợ đất chặt, bí và không phát triển được ở nhữngnơi có mực nước ngầm cao (Hoàng Ngọc Thuận, 2000)
Trang 22Một số yêu cầu ngoại cảnh khi trồng cam
Cây có múi nói chung, và cam nói riêng ưa khí hậu á nhiệt đới, bởi vậytất cả các vùng trồng có điều kiện khí hậu tương tự như khí hậu vùng á nhiệtđới đều trồng được cam Một số yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh hưởng tới quyhoạch vùng trồng cũng như tới sinh trưởng, phát triển, chất lượng của cam là:
a Nhiệt độ
Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 39ºC, trong đó nhiệt độ
thích hợp nhất là từ 23 - 29ºC Nhiệt độ thấp hơn 12,5ºC và cao hơn 40ºC câyngừng sinh trưởng Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởngtới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Việnnghiên cứu rau quả 2011)
b Ánh sáng
Cam không ưa ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000
15.000 Lux, ứng với 0,6 cal/cm² và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16
-17 giờ những ngày quang mây mùa hè Nhiệt độ thích hợp trên bề mặt lá chođồng hóa CO2 dao động từ 28 - 30ºC Nhiệt độ thấp hơn cũng làm giảm sựđồng hóa CO2 Muốn có ánh sáng tán xạ cần bố trí mật độ cây dày hợp lý vàthường xuyên cắt tỉa đúng kỹ thuật (Viện nghiên cứu rau quả 2011)
c Nước
Cam là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cam quýtthuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếungập nước đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làmrụng lá, quả non Vì thế trồng cam quýt trên đất bằng cây có tuổi thọ khôngcao bằng trồng trên đất dốc Các thời kỳ cần nước của cam là các thời kỳ: Bậtmầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa và phát triển quả Lượng nước cần hàng nămđối với 1 ha cam quýt từ 9.000 - 12.000 m3, tương đương với lượng mưa 900 -1.200mm/năm Với cam, lượng nước cần khoảng 10.000 - 15.000 m3/ha/năm(Viện nghiên cứu rau quả 2011)
Trang 23d Gió
Gió giúp việc lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm hại sâu bệnh,cây sinh trưởng tốt Tuy nhiên với những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gãycành, rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất (Viện nghiên cứu rauquả 2011)
e Đất
Cam có thể được trồng trên nhiều loại đất Tuy nhiên trồng trên đất xấuthì việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.Đất phải giàu mùn, có độ chua (pH) thích hợp là 5,5 - 6,5, tầng dầy trên 1m,thành phần cơ giới cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô hoặc đất thịt nhẹ chiếm
65 - 70%), thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 - 30cm/giờ), và độ dốc từ
3 – 8 độ (Viện nghiên cứu rau quả 2011)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam
a Tiêu chuẩn giống trồng
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạttiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001 cụ thể: cây giống sản xuất bằng phươngpháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm có ít nhất 2 cành cấp 1và không nhiều quá 3 cành Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5– 0,7 cm; dài từ 50cm trở lên, có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh (Viện nghiêncứu rau quả 2011)
Trang 24 Chăm sóc sau khi trồng
- Tưới nước
Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toànbén rễ và phục hồi Sau đó tùy vào thời tiết, loại đất và tính chất của đất để cólượng nước tưới phù hợp Mỗi lần bón phân nên tưới nước cho phân dễ hòatan để cây hấp thụ nhanh hơn Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước(Viện nghiên cứu rau quả 2011)
- Cắt tỉa tạo hình
Việc cắt tỉa cành được thực hiện ngay từ khi trồng Quy định cắt tỉa cànhsau khi trồng là để 3 cành mập phân bố đều về 3 hướng để làm cành khungcho cây, còn lại cắt bỏ Phải thường xuyên cắt tỉa cành sâu bệnh, cành chết,cành vượt và không để cành quá dày (Viện nghiên cứu rau quả 2011)
- Bón phân
Bón phân cho cam tùy thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất
cụ thể Cây từ 1 – 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả - giai đoạn kiến thiết
cơ bản) Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11
+ Đợt bón tháng 2: 40% đạm + 40% Kali
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% Kali
+ Đợt bón tháng 6 tháng 7: 30% đạm + 30% Kali
+ Đợt bón tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% lân + 100% vôi (Việnnghiên cứu rau quả 2011)
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho cây cam vào thời kỳ kiến thiết cơ bảnNăm trồng Phân hữu cơ
(kg)
Đạm sunfat(gam)
Lân supe(gam)
Kali Clorua(gam)
Vôi bột(kg)
Trang 25Cây lớn từ 4 tuổi trở lên (giai đoạn cây có quả) mỗi năm bón 4 đợt, cụ thể:+ Tháng 2: thúc cành xuân và đón hoa
+ Tháng 5: thúc cành hè và nuôi quả
+ Tháng 7: thúc cành thu và tăng trọng lượng quả
+ Tháng 11: bón cơ bản tăng sức chống đỡ qua đông (Viện nghiên cứurau quả 2011)
Lượng bón cho mỗi cây:
Bảng 2.2 Lượng phân bón cho cây cam vào thời kỳ cây có quả
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008)Bón đợt tháng 2: 40% đạm + 40% Kali
Bón đợt tháng 5: 30% đạm + 30% Kali
Bón đợt tháng 7: 30% đạm + 30% Kali
Bón đợt tháng 11: 100% phân hữu cơ + 100% vôi + 100% lân
Năm thứ 10 trở đi cây ổn định về sinh trưởng và năng suất, vì vậy mứcbón năm thứ 9 và tùy thuộc vào sự sinh trưởng mà bổ sung tăng hoặc giảm(Viện nghiên cứu rau quả 2011)
Một số biện pháp chăm sóc khác
- Áp dụng vít cành, kết hợp với cắt tỉa hợp lý để tạo bộ khung tán cân đối
Trang 26- Tùy từng điều kiện cụ thể của từng vườn, có thể sử dụng các loại phânbón lá, chất điều tiết sinh trưởng,…để bổ dinh dưỡng, tăng khả năng đậu quả,
… (Viện nghiên cứu rau quả 2011)
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Vài nét về cây có múi ở Việt Nam
Nghề trồng cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng được pháttriển một bước so với những năm trước đây là từ sau năm 1960 (không cóthông tin về sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng ở miềnNam đến năm 1976) Những nông trường chuyên trồng cam, quýt đầu tiên rađời ở miền Bắc với diện tích 223 ha (1960), đến năm 1965 đã có trên 1.600 havới sản lượng 1.600 tấn, trong đó xuất khẩu 1.280 tấn Năm 1975 (năm miềnNam hoàn toàn giải phóng) diện tích đạt 2.900 ha và sản lượng đạt 14.600tấn, xuất khẩu 11.700 tấn (Phạm Văn Côn, 2007)
Do công tác bảo vệ thực vật cây có múi được tăng cường, đặc biệt làviệc đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất cây có múi sạch bệnh cùng với cácbiện pháp kỹ thuật chống tái nhiễm đã được phổ biến và áp dụng trong sảnxuất nên sản xuất cây có múi ở Việt Nam từ sau năm 2000 lại bắt đầu đượckhôi phục Ở miền Bắc, một số nông trường đã chuyển đổi sang cây trồng kháclại bắt đầu trồng lại cam quýt và mang lại hiệu quả rất lớn như Nông trườngCao Phong – Hòa bình (nay là Công ty Cây ăn quả và Nông sản Cao Phong);Công ty Cây ăn quả 3/2 Quỳ Hợp – Nghệ An….(Phạm Văn Côn, 2007)
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới.
Theo FAOSATST, sản lượng cây ăn quả có múi năm 2009 khoảng95.5 triệu tấn Đứng đầu là Brazin: 17,949 triệu tấn, chiếm 21,21% ; thứ 2 làMỹ: 13,97 triệu tấn, chiếm 16,5% ; thứ 3 là Trung Quốc: 9,566 triệu tấn,chiếm 11,34% (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Theo dự báo của FAO sản xuất cam ở các nước phát triển sẽ tăng vớitốc độ hàng năm là 0,6% với hầu hết sự tăng trưởng đó đến từ Hoa Kỳ Sản
Trang 27phẩm ở Châu Âu sẽ có sự thay đổi, đó là sự tăng nhẹ ở Tây Ban Nha nhưng ở
Ý và Hy Lạp thì lại giảm Có thể ở Nam Phi sẽ tiếp tục phát triển như là mộtloại quả cung cấp trái vụ Các nước sản xuất cam Châu Á dự kiến sẽ tiếp tục
mở rộng sản xuất, nhưng gần như sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở thị trườngtrong nước Trung Quốc sẽ là nước sản xuất cam thứ ba khi vượt qua Mexico.Tuy nhiên, thị trường trong nước rất lớn nên hầu như các sản phẩm sẽ đượctiêu thụ trong nội bộ (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Các vùng trồng cam nổi tiếng trên thế giới chủ yếu nằm ở những vùngcó khí hậu ôn hòa thuộc vùng Á nhiệt đới hoặc vùng ôn đới ven biển chịu ảnhhưởng của khí hậu biển Năm 2002, sản lượng cam trên thế giới đạt 62,8 triệutấn đứng đầu là Brazil với 18 triệu tấn; Mỹ 8,7 triệu tấn (Phạm Tuấn Cường,2010)
Bảng 2.3: Sản lượng cam 3 năm 2010 – 2012 của một số nước lớn trên thế
(Nguồn: Theo tổ chức FAO, 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, sản lượng cam Brazil có xu hướng giảm Lý
do chính là vấn đề sâu bệnh cây nghiêm trọng xảy ra đối với cam, nhưng sảnlượng vẫn đứng đầu thế giới Sản lượng cam Việt Nam cũng có xu hướng giảm
Trang 282.2.3 Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việctrồng trọt các loại quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu (kể cả các loại thuộc vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới) Phát triển sảnxuất và xuất khẩu các loại quả để thay thế cho những cây trồng khác và cóhiệu quả kinh tế thấp, qua đó mà chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạoviệc làm thu nhập cao cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩuhàng hóa của cả nước là rất cần thiết Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực kinh tếcó ý nghĩa xã hội và nhân văn rất to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo chomột bộ phận xã hội quan trọng với 70% là nông dân, đời sống còn rất khókhăn, diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp Do vậy, việc tập trung sức đểphát triển cho được ngành này đi lên lại càng có ý nghĩa kinh tế, chính trị xãhội cực kỳ quan trọng (Nguyễn Đăng Thực, 2009)
Sau ngày giải phóng miền Nam từ năm 1975 đến năm 1984 đã có 27nông trường cam, quýt Với diện tích xấp xỉ 3.500 ha Sản lượng năm caonhất (1976) đạt 22.236 tấn Phải nói đây là thời kỳ huy hoàng nhất của ngànhtrồng cam nước ta Ngoài ra, do các ảnh hưởng của các vùng hình thành nôngtrường sản xuất tập trung trong nhân dân xung quanh các nông trường Có thểnói sự thành lập các nông trường quốc doanh đã tạo ra một bước ngoặt quantrọng trong phát triển kinh tế vườn ở khác tỉnh trên cả nước, đặc biệt ở cácvùng có truyền thống trồng cây ăn quả này Do đó sau năm 1985 mặc dù diệntích các nông trường có giảm đi song số lượng diện tích và sản lượng cam củanhà nước vẫn tăng Năm 1985, diện tích cam của cả nước là 17.026 ha, năm
1990 tăng và đạt 19.026 ha, trong đó có 14.499 cho sản phẩm với sản lượng199.238 tấn Từ năm 1990 – 1995 mức sản xuất cam quýt tăng nhẹ mặc dùgặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu, sâu bệnh phá hoại Trên phạm vi cảnước, sản xuất cam, quýt đạt khoảng 87,2 ngàn ha, hàng năm cung cấpkhoảng 606,5 ngàn tấn cho thị trường (Nguyễn Hữu Đống, 2003)
Trang 29Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được cây ăn quả được trồng ởViệt Nam từ khi nào, nhưng chắn chắn cam, quýt, bưởi là những cây ăn tráiđược trồng lâu đời phổ biến nhất Tuy nhiên đầu thế kỉ XIX (trong thời kỳPháp thuộc 1884 - 1945), nghề trồng cây ăn quả nói chung và cam mới đượcphát triển Một số trạm nghiên cứu cây ăn quả được thành lập ở các tỉnh như:trạm Vân Du (Thanh Hóa), trạm Phủ Quỳ (Nghệ An), Đầm Lô (Hà Tĩnh)…vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong nước, vừa nghiên cứu nhập nội các câygiống ôn đới và Á nhiệt đới (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Tóm lại, cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) là những loại cây có giá trịdinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủlực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và sảnxuất
Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng cam, quýt tại Việt Nam (2010 - 2013)
(1000ha)
Năng suất(tấn/ha)
Sản lượng(1000ha)
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2013)
Qua bảng 2.4 ta thấy diện tích trồng cam, quýt của cả nước tương đốilớn, cao nhất là năm 2010 với diện tích là 75.300 ha đạt 728.600 tấn Vụ 2011– 2012, diện tích cam, quýt có xu hướng giảm bởi có một số diện tích đã giàcỗi, người dân chưa kịp trồng Bảng 2.4 cho thấy năng suất, sản lượng hầunhư năm nào cũng tăng Cụ thể, năng suất năm 2010 là 9,68 tấn/ha, năm 2011là 10.19 tấn/ha và cho đến năm 2012 là 10,43 tấn/ha cho thấy người dân đã cósự đầu tư chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệuquả kinh tế cao và tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam, quýt
Trang 30Các vùng trồng cam, quýt chính ở Việt Nam
- Vùng miền núi phía Bắc:
Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang,Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyênvới các vùng đất ven sống suối như: sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sôngThương, sông Chảy… Cam quýt được trồng thành từng khu tập trung 500 hahoặc trên 1000 ha như Bắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch Thông – Bắc Cạn, HàmYên, Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Bắc Quang – Hà Giang tại những vùng nàycam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tếcao nhất so với các cây trồng khác trên cùng một loại đất Do địa hình sinhthái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía Bắclà nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng Khu vực huyện BắcQuang – Hà Giang hiện nay là một vùng sản xuất cam quýt lớn của miền Bắcvới giống cam Sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một lượng camlớn cho miền Bắc vào dịp Tết và sau Tết (Trần Thế Tục, 1980)
- Vùng Bắc Trung Bộ:
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18º đến 20º30’
vĩ độ Bắc trọng điểm trồng cam quýt các vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ Angồm các cụm nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600
ha Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tươngđối ổn định (Trần Thế Tục, 1980)
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh HàTĩnh Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi từ lâu đời, đặc biệt là bưởiPhúc Trạch một trong những giống bưởi ngon nhất hiện nay Ngoài bưởi PhúcTrạch, ở đây còn có giống cam nổi tiếng là cam Bù Cam Bù có quả to, ngon,màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chín muộn ởnước ta hiện nay Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và sốlượng lá trên cây lớn, có tính chịu hạn tốt Cam Bù thường được trồng với mật
Trang 31độ cao (600 đến 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, che phủ đất chốngxói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp (Phạm Văn Côn, 1987).
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Các yếu tố về khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và ánh sáng ở vùngnày rất phù hợp với việc sản xuất cây có múi Lịch sử trồng cam quýt ở vùngđồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinhnghiệm trồng trọt và chăm sóc các loại cây ăn quả có múi Cam quýt đượctrồng nhiều ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ củasông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn cam quýtrất phong phú như: cam Chanh, cam Sành, cam Giấy….(Trần Thế Tục, 1980)
2.2.4 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa
- Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về việcmiễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: miễn thuế sự dụng đất nông nghiệptrong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nôngdân, miễn thuế sự dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộnghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định củaChính phụ; giảm 50% số thuế sự dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đốivới diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng ko thuộc diện nêutrên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt quá hạn mức theo quy địnhcủa pháp luật đối với hộ nông dân… Nghị quyết này được thực hiện từ nămthuế 2003 đến năm thuế 2010 (Theo Thư viện pháp luật)
- Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/09/1999 của Thủ TướngChính phụ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thờikỳ 1999-2010 Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/06/2007 của BộNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau,quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2010 với phương hướng pháttriển: Phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện
Trang 32khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng, để sảnxuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đa sinh tố cho người, góp phần giảiquyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cảnh quan môi trường;Phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh phải gắn với nhu cầu của thị trường, cókhả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khuvực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài Phát triển rau, quả và hoa, câycảnh ở các vùng trong cả nước, trong đó cần quan tâm phát triển ở một sốvùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như: đồng bằng sông Cửu Long, LâmĐồng, đồng bằng sông Hồng (nhất là cây vụ đông), vùng cao miền núi phíaBắc; kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theohướng: vừa phát triển rộng rãi trong dân, vừa phát triển các vùng sản xuấtchuyên canh cây chủ lực, được thâm canh, từng bước hiện đại hoá; sử dụngcông nghệ truyền thống và công nghệ sạch để bảo vệ môi trường, bảo vệ sứckhoẻ và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu (TheoThư viện pháp luật).
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướngChính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông quahợp đồng: về đất đai, đầu tư, tín dụng, về chuyển giao tiến bộ khoa học côngnghệ, về thị trường xúc tiến thương mại đều được Nhà Nước hộ trợ tài chínhvà tạo điều kiện thuận lợi (Theo Thư viện pháp luật)
- Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 17/09/2002 của Ngân hàng NhàNước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp kýkết hợp đồng tiêu thụ nông sản theo Quyết Định số 80/2002/QĐ-TTg ngày24/06/2002 của Thủ Tướng Chính Phụ về chính sách khuyến khích tiêu thụnông sản hàng hóa thông qua hợp đồng (Theo Thư viện pháp luật)
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ Tướng ChínhPhủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
Trang 33Quyết định nêu rõ mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 là: Đẩy mạnh phát triểncác công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư pháttriển và các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để tạo ra và đưa vào sảnxuất được 2 - 3 giống mới cho mỗi loại cây trồng nông lâm nghiệp, vật nuôivà thủy sản chủ yếu, có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịuvượt trội; 3 - 4 quy trình công nghệ tiên tiến trong từng lĩnh vực; 3 - 4 loại chếphẩm sinh học, 3 - 4 loại thức ăn chăn nuôi, 2 - 3 bộ kít, 2 - 3 loại vắc-xin, 2 –
3 loại vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp; Đẩy mạnhứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nôngnghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn và có sức cạnh tranh cao; đưa
tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước; Hình thành và phát triểnkhoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnhvùng kinh tế trọng điểm; xây dựng thêm 1 - 2 khu nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 2 - 3 vùng nông nghiệpứng dụng công nghệ cao tại mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm (Theo Thư việnpháp luật)
2.2.5 Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
2.2.5.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước trên thế giới về phát triển sản xuất cây cam
a Trung Quốc:
Nhận được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nềnkinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã cónhiều chiến lược và chính sách thu hút vốn đầu tư FDI có hệ thống vào ngànhnông nghiệp ngay từ khi mở cửa nền kinh tế Trọng tâm của chính sách nàythể hiện:
Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm,ngư nghiệp: chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến
Trang 34khích đầu tư, đặc biệt là các chính sách về thuế: ưu đãi về thuế thu nhậpdoanh nghiệp đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũngđược phân chia theo lĩnh vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sửdụng, tỷ trọng trong lao động, tỷ suất sản phẩm…mà áp dụng các mức thuếsuất miễn giảm thuế khác nhau) Chính sách này có tác dụng to lớn khi tácđộng trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn mà các nhà đầu tư hy vọng nhậnđược, nó cũng khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực mà chính phủ cũng mongmuốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành nông nghiệp là ngành cónhiều ưu tiên khi mức miễn giảm thuế hoàn toàn Các chính sách miễn giảmthuế cũng phụ thuộc vào độ dài dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bềnvững và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (Phạm Tuấn Cường, 2010).
Thực hiện nguyên tắc tự do hóa đầu tư Với chính sách này chính phủTrung Quốc đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trướcđây còn chưa mở cửa, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng đối với nhữngnhà đầu tư trong nước (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môitrường, đặc biệt không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đếnnguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (Phạm Tuấn Cường,2010)
Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nướcngoài, đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, chính phủ Trung Quốc cũng cónhững chính sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đem lạilợi ích tối đa mà không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trongnước, văn hóa dân tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủcủa nền nông nghiệp trong nước (Phạm Tuấn Cường, 2010)
b Nhật Bản:
Thông qua các Hợp tác xã, chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫnnông dân trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như
Trang 35giúp họ quản lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dânthống nhất trong việc sử dụng công cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến (PhạmTuấn Cường, 2010).
Mục tiêu, là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất, đặt lợi íchcủa nông dân lên hàng đầu Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quanquản lý nhà nước với một mức chi phí nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước vớigiá thực tế (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghịnông dân sản xuất theo kế hoạch, chất lượng, tiêu chuẩn thống nhất với nhauvà ưu tiên bán cho Nhà nước (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thốngnhất và hợp lý, nhờ đó giúp nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật
tư mà không chịu cước phí quá đắt Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sảnxuất nông nghiệp và chế biến nông sản theo điều kiện cho nông dân sử dụngcác phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối tư nhân (Phạm TuấnCường, 2010)
Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nóiriêng: chính phủ Nhật Bản đã kí các hiệp định song phương với các nước nhưThái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo hiệp ước này tính thì hiệp địnhnày sẽ tăng lượng trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30– 50% ; thuế suất đối với chanh sẽ giảm xuống còn 0% vào năm 2009, sảnphẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm 2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giávà đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh cho trái cây Nhật Bản trên thịtrường Thái Lan Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh tranh nhờ kích cỡ, chủngloại đa dạng và mùi thơm tự nhiên (Phạm Tuấn Cường, 2010)
Hiện tại định hướng xuất khẩu của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3thị trường chính là Đài Loan, Mỹ, Singapo là nơi có thu nhập cao nên yêucầu quả có chất lượng cao, số lượng lớn Nếu xuất khẩu hàng hóa qua được
Trang 36những nước này thì giá trị của cam được nâng cao và tạo được thương hiệu ởnước ngoài (Phạm Tuấn Cường, 2010).
Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước có nền côngnghiệp phát triển bằng những chính sách quan tâm nên nông nghiệp, nông dâncủa chính phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp chonông dân yên tâm sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nướcxuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới (Phạm Tuấn Cường, 2010)
2.2.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong nước về phát triển sản xuất cam
a Hương Khê – Hà Tĩnh:
Cam Khe Mây là đặc sản ở huyện Hương Khê đã tồn tại gần 20 năm và
đã gây được tiếng vang nhưng vẫn chưa có cơ hội cạnh tranh Việc xây dựngvà phát triển mô hình sản xuất cam Khe Mây đã làm thay đổi vùng đất trướcđây vốn chỉ nằm gọn giữa núi rừng trùng điệp Không chỉ thay đổi diện mạocủa một xã miền núi, mô hình trồng cam mang lại lợi ích vô cùng to lớn, gópphần cải thiện đời sống của người dân (Thùy Dương, 2013)
Chất đất ở Khe Mây được đánh giá là tốt, có thể phát triển cam với đấtpha cát, sỏi, đất sét Bên cạnh đó, thời tiết vùng cao mát mẻ, thích hợp để camphát triển mạnh mẽ Đặc biệt, ở đây là lợi ích từ việc trồng cam cũng tăng cao
so với nhiều loại cây ăn quả khác Trung bình mỗi mùa cam, các hộ thu vềxấp xỉ 100 triệu đồng trên 3 – 5 ha Từ chọn giống, trồng, chăm sóc cho đếnngày hái quả là cả quy trình đầy vất vả, khó khăn của người dân Giốngthường tự sản xuất hoặc giống V2 (nguồn gốc từ giống cam Valencia – TâyBan Nha) được Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ Nông Nghiệp và PTNT nhập
về và tuyển chọn) với giá 60 ngàn đồng/cây Muốn cam đạt chất lượng, sảnlượng như mong muốn thì quy trình chăm bón phải tuân thủ theo quy trìnhchăm sóc của các nhà khoa học và cán bộ khuyến nông Đặc biệt việc phòngtrừ sâu đục thân và các loại côn trùng phá hại cũng phải được chú trọng do
Trang 37thời tiết nóng ẩm ở đây làm cho cây cam dễ bị sâu bệnh hại, ảnh hưởng trựctiếp đến năng suất và sản lượng của cây (Thùy Dương, 2013).
b Ở Yên Thế - Bắc Giang:
Cam V2 có nguồn gốc từ giống cam Valencia được Viện Di truyềnnông nghiệp nhập nội địa và tuyển chọn, hiện đã được trồng thử nghiệm vàcho hiệu quả cao ở một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc Sau khi thamquan, khảo sát các đặc tính của giống cam V2 như phản ứng của giống đối vớicác điều kiện đất đai, khí hậu Bắc Giang năm 2010 Đến nay mô hình cam V2tại huyện Yên Thế đã và đang phát triển tốt, chiều cao trung bình từ 1,5m; khảnăng chống chịu sâu bệnh tốt, cây đã ra quả Từ kết quả ban đầu của đề tàiNghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cam V2 tại huyệnYên Thế đã khẳng định loại cây này có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,cây khỏe, thích nghi với điều kiện tự nhiên của huyện, khả năng chống chịusâu bệnh và khô hạn khá Hiện toàn bộ diện tích cam V2 đã ra quả Bên cạnhđó chi phí đầu tư trồng cam không quá lớn, 1 ha chỉ mất khoảng 15 triệu đồngcho cả giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, làm cỏ… Vìvậy, giống cam này được người dân trong vùng đánh giá cao và có khả năngnhân rộng (Thanh Thanh, 2013)
Do cam V2 là một giống cây có những đặc tính ưu việt hơn so với cácgiống cam đang trồng ở nước ta như cây khỏe, kháng bệnh tốt, phân cành đều,cây cân đối, khản năng ra hoa đậu quả cao vì vậy bà con nông dân có haychưa có kinh nghiệm chỉ cần được tập huấn, chịu khó quan sát tỉ mỉ đều cóthể dễ dàng đưa cây cam vào trồng để phát triển kinh tế Tuy nhiên cũng cầnlưu ý một số kỹ thuật như: hố trồng cam khi đào xong cần phải phơi ít nhất 15ngày và hố phải được rắc vôi bột và bón lót trước khi đưa vào trồng Sau khitrồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển.Trong quá trình chăm sóc nông dân nên thường xuyên thăm vườn, cắt cànhhoặc chặt bỏ cành, cây có triệu chứng greening và các bệnh virut khác Phun
Trang 38thuốc trừ sâu khi phát hiện rầy, môi giới truyền bệnh greening và rệp aphidmôi giới truyền bệnh Tristeza, đặc biệt trong những đợt ra lộc (Thanh Thanh,2013).
Yên Thế là một huyện có nhiều điều kiện các giống cây ăn quả theohướng hàng hóa với nhiều diện tích đất đồi thấp rất phù hợp với việc pháttriển vùng chuyên canh sản xuất các giống cây ăn quả Đặc biệt sau khi tiếpnhận dự án trồng cây cam V2 với quy mô 10 ha, cấp ủy, chính quyền địaphương đã tập trung chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp với cơ quan chủtrì tập huấn kỹ thuật cho nông dân Chính vì vậy, người nông dân tham giá
mô hình trồng cam V2 rất yên tâm mở rồng diện tich, phát triển loại cây nàytại địa phương (Thanh Thanh, 2013)
Hiệu quả thực của mô hình trồng cam V2 trên địa bàn huyện Yên Thếchưa thể tính hết nhưng việc hỗ trợ bà con nông dân mở rộng diện tích trồngcam V2 đã mở ra một hướng đi mới phù hợp các điều kiện phát triển của địaphương, giúp đa dạng hóa vùng cây ăn quả của tỉnh (Thanh Thanh, 2013)
Trang 39PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Minh Hợp có diện tích tự nhiên 5.839,06 ha với 21 xóm nằm vềphía Đông Nam của huyện Quỳ Hợp Cách trung tâm huyện Quỳ Hợp khoảng15km Có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Xuân và xã Tam Hợp
- Phía Đông giáp xã Nghĩa Xuân
- Phía Tây giáp xã Thọ Hợp và Châu Đình
- Phía Nam giáp xã Văn Lợi và Hạ Sơn
Xã Minh Hợp thuộc tọa độ 19º18’17̎ B - 105º16’28̎ Đ, có tuyến Quốclộ 48 và Tỉnh lộ 531 đi qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hànghóa, tiếp thu khoa học công nghệ, văn hóa để phát triển kinh tế xã hội của xãtrong tương lai
Xã Minh hợp gồm 21 xóm: xóm Minh Hồng, xóm Minh Thắng, xómMinh Cao, xóm Minh Long, xóm Minh Lợi, xóm Minh Quang, xóm MinhTiến, xóm Minh Cầu, xóm Minh Hồ, xóm Minh Chùa, xóm Minh Đình, xómMinh Tân, xóm Minh Tâm, xóm Minh Xuân, xóm Minh Kính, xóm MinhTrung, xóm Minh Xá, xóm Minh Thành, xóm Minh Trường, xóm Minh Hòa,xóm Minh Thọ (Theo báo cáo thống kê xã Minh Hợp, 2015)
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Xã Minh Hợp là xã vùng trung du của huyện Quỳ Hợp Địa hình thoảidần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Nhìn chung địa hình của xã là phù hợp vớitrồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm Tổng diện tích đất tự nhiên là5.839,06 ha (Theo báo cáo thống kê xã Minh Hợp, 2015)
Trang 40Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Minh Hợp qua 3 năm 2013 – 2015
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
2014/2013 2015/2014 BQ
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.839,06 100,0 5.839,06 100,0 5.839,06 100,0 100,0 100,0 100,0