1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên (Khóa luận tốt nghiệp)

77 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện BiênTìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã Huổi Lèng huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

GIÀNG A CHÁNG

Tên đề tài:

TÌM HIỂU VAI TRÕ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

GIÀNG A CHÁNG

Tên đề tài:

TÌM HIỂU VAI TRÕ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát Triển Nông Thôn

Khoa : Kinh Tế & PTNT

Khóa học : 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế &PTNT Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng

các bạn sinh viên cùng lớp, trường, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Kỹ

Sư Phát triển nông thôn với đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ

của cán bộ khuyến nông xã trong phát triển sản xuất nông nghiệp” Để

hoàn thành khóa luận này, em gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô

Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức lý luận và

thực tiễn vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại

trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới Cô giáo

PGS TS Đinh Ngọc Lan trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn,

giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Huổi

Lèng, cùng các ban ngành, đoàn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại UBND xã Huổi

Lèng Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Hồ A Tàng và

Hạng A Cáng cán bộ khuyến nông viên xã đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và

giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập làm quen với công việc thực tế

Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức thực hiện bài khóa luận bằng

những kiến thức học tập tại trường, cũng như những kiến thức có được trong

thời gian đi thực tập, nhưng em cũng không thể tránh được những thiếu sót do

tuổi đời còn non trẻ Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của

quý thầy cô và các anh chị trong UBND xã Huổi Lèng để đề tài của em được

hoàn thiện hơn

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công

trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong UBND

xã Huổi Lèng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong

công việc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

GIÀNG A CHÁNG

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Huổi Lèng 23 Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm

(2015 – 2017) 36 Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Huổi Lèng năm 2016 29 Bảng 3.4 Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2016 33 Bảng 3.5 Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Huổi Lèng 41

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã 42 Hình 3.2 Hệ thống tổ chức của KNV xã Huổi Lèng 47

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BCĐ – SXNLN Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp

KN – KNo Khuyến nông, nông nghiệp

KTXH - ANQP Kinh tế xã hội – An ninh quốc phòng

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 5

1.3.1 Nội dung thực tập 5

1.3.2 Phương pháp thực hiện 6

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 6

Phần 2 TỔNG QUAN 7

2.1 Về cơ sở lý luận 7

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 7

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về các hoạt động khuyến nông để nâng cao năng suất, chất lượng nông sảnError! Bookmark not defined 2.2.2 Kinh nghiệm ở một số địa phương tại Việt Nam 15

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 21

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 22

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 22

Trang 8

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 27

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 38

3.2 Tóm tắt kết quả thực tập 39

3.2.1 Mô tả nội dung thực tập 39

3.2.2 Kết quả thực tập 51

3.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 58

3.2.4 Đề xuất giải pháp 60

Phần 4 KẾT LUẬN 62

4.1 Kết luận 62

4.2 Kiến nghị 63

4.2.1 Kiến nghị chung 63

4.2.2 Đối với Trạm khuyến nông huyện Huyện Mường Chà 63

4.2.3 Đối với Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng 63

4.2.4 Đối với trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC

Trang 9

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính quyền cấp xã là nền tảng của toàn

bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở

Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến Pháp và Luật tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của hệ thống chính trị cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 10

Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Công chức, viên chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của nhân dân Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán

bộ công chức, viên chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước

Huổi Lèng là xã miền núi nằm phía Đông Bắc huyện mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài đi qua địa phận là 11km, xã Huổi Lèng cách thị trấn Mường chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích 10.828,74 ha với 553 hộ = 3.094 nhân khẩu Xã có 07 thôn bản gồm : Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè Gồm 03 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn Trong đó : Dân tộc mông chiếm 89% ; Dân tộc hoa chiếm 7%; Dân tộc kinh chiếm 4%, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức còn chậm và không đồng đều, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất trên nương, chỉ có 1 vụ / năm và chăn nuôi

Phát triển sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã, giữ một vai trò quan trọng Nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy và đưa

xã phát triển đi lên điều đó chính là năng lực lãnh đạo và điều hành của tất cả

Trang 11

các cán bộ công chức, viên chức xã mà quan trọng hơn là phải nói tới vai trò của người cán bộ khuyến nông xã về lĩnh nông lâm nghiệp và nhận thức được vai trò quan trọng đó của người cán bộ khuyến nông xã, Chính phủ đã ban hành một số nghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Để các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ sở tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa bàn xã; Nghị định số 13/NĐ-CP ra

đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về công tác khuyến nông; Nghị định

số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 Phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam; và mới nhất là nghị định số 02/2010NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 về Khuyến nông; góp phần hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, giúp nông dân có cơ hội tiếp cận với những tiến

bộ khoa học - kỹ thuật mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ

đó tăng thu nhập và cải hiện đời sống của dân cư vùng nông thôn

Đối với bản thân em, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa

đủ Ngoài kiến thức, em cần phải trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng kiến thức vào thực tiễn Với những lý thuyết như vậy em muốn đi thực tập để nhằm: Tăng thêm vốn kiến thức và học hỏi thực tế không chỉ đơn thuần là ngày ngày đọc lý thuyết và những văn bản ban hành ra vì lẽ đó em muốn đi thực tập thực tế để thấy được lý thuyết và những văn bản đó được áp dụng như thế nào vào trong thực tế; bản thân em luôn mong muốn được trải nghiệm thực tế để trau dồi kinh nghiệm; cũng là để trả lời cho những câu hỏi mà bản thân em luôn băn khoăn chưa hiểu như: Cán bộ khuyến nông xã làm những công việc gì?, có vai trò như thế nào?, có chức năng, nhiệm vụ gì?, giải pháp nào để nâng cao năng lực công tác của cán bộ khuyến nông xã? Để trả lời

Trang 12

những câu hỏi trên, em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm

vụ của cán bộ khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tại xã Huổi Lèng – Mường Chà – Điện Biên” để từ đó có những những giải pháp

nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm việc cùng nông dân

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tại xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ khuyến nông xã

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.2.1 Về chuyên môn

Trong đợt đi thực tập này em xác định cho mình một số mục tiêu về chuyên môn như sau:

- Nắm được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tập

- Biết lồng ghép và gắn kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường

về cơ sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý thuyết em đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường

- Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong công việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập

- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và hành trang để em áp dụng vào thực tế trong tương lai

- Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc lập, tinh thần trách nhiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong học tập cũng như công tác sau này

1.2.2.2 Về thái độ

Trang 13

- Luôn có thái độ lễ phép với các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo của Ủy ban

- Luôn có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ hay công việc của Ủy ban giao phó

- Biết được thái độ của cán bộ khuyến nông xã đối với các đồng nghiệp, lãnh đạo Ủy ban

- Thái độ của cán bộ khuyến nông khi tiếp xúc với người dân

- Luôn lắng nghe và học hỏi từ các cán bộ Ủy ban

- Chấp hành nghiêm các nội quy, quy định của Ủy ban đề ra

1.2.2.3 Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc

- Luôn phải hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạt hiệu quả cao

- Sẵn sàng tham gia các công việc của Ủy ban giao để biết thêm nhiều thông tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn

- Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để nâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1 Nội dung thực tập

- Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã

- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức, quản lý của xã và môi trường làm việc của các cán bộ công chức, viên chức xã Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã, từ đó phân tích đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà cán bộ khuyến nông xã đang gặp phải

- Cùng Cán bộ khuyến nông xã tham gia chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp tại cơ sở

- Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập

Trang 14

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ khuyến nông nghiệp xã

1.3.2 Phương pháp thực hiện

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong UBND xã

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về cán bộ xã như: thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn

- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập

- Thời gian: Từ ngày 22/08/2017 đến ngày 21/12/2017

- Địa điểm: Tại UBND xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Trang 15

Phần 2 TỔNG QUAN 2.1 Về cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

Khái niệm khuyến nông

Theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả những hoạt

động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.[7]

Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính

thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giả quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.[7]

Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng

đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu

và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho côngnghiệp.[14]

Lâm nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc

dân có chức năng trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội, của rừng.[12]

Khái niệm đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là

tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,

xã hội, an ninh và quốc phòng.[6]

Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử

dụng vào sản xuất nông nghiệp Theo nghĩa hẹp, đất nông nghiệp chỉ gồm

Trang 16

đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm) Theo nghĩa rộng, đất nông nghiệp bao gồm cả đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp lẫn dùng sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.[6]

- Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

Theo cuốn Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Cán

bộ là người làm việc trong cơ quan Nhà nước – cán bộ Nhà nước, là người

giữ chức vụ phân biệt với người bình thường”

Theo điều 1 của Hiến pháp công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách”

Từ những nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng

để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công

Trang 17

Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu chung lại có hai hướng hiểu cơ bản:

Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở

Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một

tổ chức để phân biệt với người không chức vụ

Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản:

+ Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị , lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động

+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị

+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử

+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức danh, nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ

Như vậy, hiểu Theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản

lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác Họ được hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ

bổ nhiệm, đề bạt đến bầu cử

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái

quát, giản dị và dễ hiểu Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của

Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem

Trang 18

tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[1]

Khái niệm cán bộ công chức:

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:

Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[3]

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những đặc điểm sau:

+ Tính chất công việc của công chức

Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt

Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về

Trang 19

thời gian Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian

Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên

+ Con đường hình thành công chức

Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và

bổ nhiệm

Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Khi đáp ứng đầy đủ các

Trang 20

điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan,

tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch

Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản

lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý Thẩm quyền, trình tự, thủ tục

bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở

Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù

- Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu

thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm.[3]

Trang 21

- Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức

vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.[3]

- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử

hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn

nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu

nhiệm vụ.[3]

Khái niệm viên chức

Theo Luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội quy định Luật viên chức tại chương I, Điều 2

Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,

làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[4]

Khái niệm viên chức khuyến nông xã

Theo Quy chế quy định công tác khuyến nông xã trên địa bàn huyện Mường Chà quy định tại Chương II, Điều 4 thì:

Viên chức khuyến nông xã: Là viên chức sự nghiệp của nhà nước, thuộc

biên chế sự nghiệp của UBND huyện được UBND tỉnh giao hàng năm, làm việc tại UBND các xã trên địa bàn huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới.[8]

Các khái niệm khác:

Hội đồng nhân dân cấp xã: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và

cơ quan nhà nước cấp trên.[2]

Ủy ban nhân dân cấp xã: Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ

quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa

Trang 22

phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.[2]

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

- Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định

về công tác khuyến nông;

- Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 của Chính phủ về

khuyến nông, khuyến ngư;

- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông;

2.2 Cơ sở thực tiễn

Trong công tác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì mỗi địa phương

có những kinh nghiệm quản lý và cách tiếp cận, triển khai các chương trình, chính sách, dự án đến người nông dân là khác nhau Huổi Lèng là một xã thuần nông mà cán bộ khuyến nông tuổi còn trẻ do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất Vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã, theo kịp đà phát triển của các xã bạn trên địa bàn huyện thì ngoài việc phát huy kiến thức chuyên môn của bản thân thì cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các địa phương khác để áp dụng cho công tác tham mưu cho UBND xã cũng như chỉ đạo trực tiếp vào quá trình sản xuất của nông dân trên địa bàn xã mình thì sau đây là kinh nghiệm của một số địa phương như:

Trang 23

2.2.1 Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận

* Kinh nghiệm ở huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác khuyến nông và các mô hình trình diễn điểm Trong những năm qua, huyện Mường Ảng thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông tổ chức thực hiện nhiều mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất Đặc biệt, quan tâm đầu tư xây dựng, hỗ trợ giúp trạm khuyến nông khuyến ngư huyện trở thành đơn vị đi đầu trong việc thực hiện và nhân rộng mô hình khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn Địa điểm mới của trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Mường Ảng tọa lạc trên một mặt bằng rộng hơn 2,5 ha Với sự quan tâm đặc biệt của địa phương, cơ sở vật chất của trạm

đã được xây dựng quy mô với dãy nhà làm việc khang trang, khu chăn nuôi, khu vườn ươm, ao nuôi, hệ thống hàng rào…đồng bộ Cơ sở vật chất được đầu tư lớn đã góp phần giúp trạm khuyến nông Mường Ảng xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông ngay tại trạm cũng như thí điểm đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới vào thử nghiệm xem có phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương hay không Trạm đã tổ chức ghép thí điểm các loại cây trồng như Mắc Ca, Bơ, Cà phê; Giẻ… bước đầu đã có kết quả tích cực

Trạm đã tiến hành ghép và chăm sóc được 20.000 cây Mắc ca, chăm sóc trên 10 nghìn cây Bơ để làm gốc ghép, ươm và ghép hàng chục vạn cây cà phê để cung cấp giống cho người dân trên địa bàn huyện và các địa bàn lân cận Ngoài ra, trạm cũng đã thực hiện trồng cỏ Ghi nê làm thức ăn gia súc; trồng đậu Răng ngựa phục vụ cho nuôi cá chép giòn; trồng và ươm các loại giống lâm nghiệp mới như cây Thiên ngân, thử nghiệm trồng cây phật thủ, cây cam Pháp.v.v

Trong thực tế, những năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho các chương trình,

Trang 24

dự án nông nghiệp trên địa bàn cũng như cung cấp cho người dân có nhu cầu

Và các mô hình khuyến nông như hướng dẫn kỹ thuật ủ chua các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cây ngô, cây sắn… làm thức ăn cho gia súc; kỹ thuật thâm canh lúa nước và quản lý dịch hại; các mô hình nuôi ngan, gà, nuôi giun quế, nuôi cá, trồng chăm sóc cà phê, bơ, mắc ca đã phát huy hiệu quả và

ngày càng được nhân rộng Ông Nguyễn Trọng Kính – Trạm trưởng trạm

khuyến nông khuyến ngư huyện Mường Ảng cho biết: Thực hiện chủ trương của UBND huyện Mường Ảng trong những năm gần đây huyện đã chuyển trạm khuyến nông từ làm thần túy hành chính sang làm cả về vấn đề thực tế

để nâng cao tay nghề về kỹ thuật từ đó chọn lọc những mô hình có hiệu quả chuyển xuống cho bà con nông dân Trong những năm qua trạm khuyến nông

đã làm nhiều mô hình để phát triển kinh tế, trồng trọt chăn nuôi sản xuất cho người dân như: ươm cây giống, nuôi giun quế và trong quá trình làm trạm cũng nhận thấy mô hình nuôi giun quế đem lại hiệu quả cao nhất cho người dân trên địa bàn

Cũng theo chia sẻ của đồng chí trưởng trạm, các mô hình khuyến nông

là khi áp dụng vào thực tế phát huy hiệu quả thì điều quan trọng nhất là duy trì và nhân rộng mô hình đó trong nhân dân Mô hình nuôi giun quế là một trong những mô hình đã và đang được nông dân nhiều thôn bản trên địa bàn huyện Mường Ảng đón nhận Trong thực tế sản xuất, các nhà khoa học đã chứng minh việc nuôi giun quế đơn giản, tận dụng được nguồn phân, chất thải

từ gia súc, gia cầm mức đầu tư không lớn trong khi đó hiệu quả mang lại cao trong việc cung cấp nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm, thủy sản…Sau khi

mô hình được triển khai thí điểm tại trạm và chuyển giao cho các hộ gia đình tại 4 xã Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Nặm Lịch, trạm khuyến nông Mường Ảng tiếp tục phối hợp với phòng lao động thương binh và xã hội huyện triển khai dự án giảm nghèo PRPP tại xã Mường Đăng nuôi giun quế để chăn nuôi

Trang 25

gia súc, gia cầm Gia đình anh Lò Văn Quý ở bản Đắng xã Mường cho biết:

Từ số tiền hỗ trợ của dự án gia đình đã xây bể nuôi giun quế theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông Và qua lớp tập huấn được tổ chức tại xã, anh đã cơ bản nắm được cách thức, quy trình nuôi, chăm sóc con giun quế Đến nay, sau hơn 1 năm nuôi, các bể giun quế của gia đình phát triển rất tốt cung cấp một lượng lớn thức ăn giàu chất đạm cho đàn gà, vịt của gia đình

Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án có 30 hộ gia đình tại 3 bản của xã Mường Đăng tham gia Đến nay, 100% số hộ vẫn duy trì được mô hình và qua đánh giá của cán bộ khuyến nông các hộ tham gia mô hình đều đảm bảo được yêu cầu đề ra, giun sinh trưởng và phát triển tốt, lượng giun nuôi được

đã đáp ứng được nhu cầu thức ăn giàu đạm cho gia cầm quy mô hộ gia đình Không những vậy nhiều hộ gia đình tại các thôn, bản khác đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi gian quế đã tự đầu tư mua giống, xây bể nuôi giun quế Theo thống kê của UBND xã, số hộ gia đình có nuôi giun đã tăng lên trên 50 hộ

Trong số các mô hình đã được triển khai, các mô hình trình diễn trồng lúa lai, phòng trừ dịch hại trên lúa của trạm khuyến nông cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao Trong vụ chiêm xuân

2015 này, phát huy những kết quả đã đạt được, trạm tiếp tục thực hiện mô hình trình diễn lúa lai tại bản Bánh xã Ẳng Cang 3 giống lúa mới được thí điểm canh tác với diện tích 4 ha, cụ thể giống lúa NH12 có 10 hộ tham gia, giống JH1 24 hộ và giống DS1 13 hộ tham gia Bước đầu đánh giá, các giống lúa mới đều sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn so với các giống lúa địa phương

Xã Ẳng Cang là xã có diện tích canh tác lúa 2 vụ lớn nhất trong số 10

xã, thị trấn của huyện Mường Ảng Trong số 255 ha ruộng lúa nước của xã thì

có tới 200 ha canh tác được cả 2 vụ Trong những năm gần đây, một số mô

Trang 26

hình về canh tác, phòng trừ dịch hại cho lúa cũng như đưa các giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế từ việc canh tác lúa Năng suất bình quân vụ chiêm xuân năm 2014

của xã đạt gần 62 tạ/ha, năng suất lúa vụ mùa đạt trên 51 tạ/ha Ông Lò Văn

Chiến – Chủ tịch UBND xã Ẳng Cang cho biết: Trong thời gian qua nhiều mô hình khuyến nông cả trồng trọt, chăn nuôi đã được triển khai trên địa bàn xã

Và hiệu quả lớn nhất những mô hình mang lại là góp phần thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi của bà con Đơn cử như mô hình trồng lúa lai đang triển khai tại bản Bánh, mặc dù chưa thể khẳng định kết quả của mô hình nhưng qua việc thực hiện mô hình bà con nông dân tham gia đã được tiếp cận với những kiến thức mới trong việc canh tác lúa từ khâu làm đất, ngâm ủ giống đến gieo cấy, chăm sóc, bón phân theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông

Từ đó, giúp bà con nông dân từng bước từ bỏ những tập quán, thói quen canh tác lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế

Có thể khẳng định, các mô hình khuyến nông, khuyến ngư được triển khai trên địa bàn huyện Mường Ảng đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân thay đổi dần tập quán canh tác cũ, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ trong canh tác, chăn nuôi Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông tại cơ sở vẫn gặp không ít những khó khăn xuất phát từ các yếu tố như trình độ canh tác lạc hậu, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất.v.v Chính vì vậy, với trách nhiệm là đơn

vị được huyện giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các mô hình điểm, trạm khuyến nông, khuyến ngư huyện đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp cụ thể, như: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất của trạm đặc biệt là khu chuồng nuôi, vườn ươm cây giống; Từng bước nẫng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kỹ thuật của trạm để thự hiện hiệu quả các mô hình tại trạm và tại cơ

Trang 27

sở; Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ khuyến nông cơ sở Từ đó, có căn cứ để xây dựng các

mô hình khuyến nông đưa các giống, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Khi xây dựng các mô hình đề cao tính hiệu quả và mức độ nhân rộng của các mô hình khuyến nông, khuyến ngư…

Có thể nói, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khuyến nông đã góp phần đáng kể trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, giá trị kinh tế cao vào sản xuất Từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh tế mới giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh

tế xã hội địa phương Chính vì vậy, sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các phòng chuyên môn trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện và nhân rộng các mô hình tại cơ sở sẽ

là động lực quan trọng để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác khuyến nông. [11]

* Kinh nghiệm ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Trong quá trình thực hiện mô hình, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài từ khi xuống giống tới khi thu hoạch, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai,

mô hình đã cho thu hoạch đạt năng suất 85tạ/ha, cao hơn so với diện tích ngoài mô hình từ 40 - 50tạ/ha; lợi nhuận của mô hình tăng gần 4 triệu đồng so với diện tích sản xuất ngoài mô hình Chị Mùa Thị Dính, bản Rạng Ðông chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng giống ngô địa phương, không bón phân, phun thuốc trừ sâu nên thu được ít ngô lắm Khi tham gia mô hình, được cán

bộ khuyến nông huyện hướng dẫn sử dụng giống ngô lai nên thu được nhiều ngô hơn”

Trang 28

Ngoài trồng trọt, các mô hình chăn nuôi gà, cá cũng được trạm KN -

KN huyện triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi gà an toàn sinh học (gà Lương phượng) tại xã Chiềng Ðông sau hơn 1 năm thực hiện đã mang lại niềm vui cho người chăn nuôi, đến nay được người dân và chính quyền địa phương nhân rộng Trước khi nuôi gà, người dân được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn làm chuồng nuôi, xử lý phun hóa chất khử trùng khu vực nuôi thả, cách chăm sóc con giống Nuôi gà Lương phượng theo mô hình tuy chi phí cao nhưng lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống Sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ gà sống đạt trên 90% (cao hơn 30% so với gà nuôi ngoài mô hình) Mỗi con gà giống giá 22.000 đồng, thức ăn trong 6 tháng là 85.000 đồng (4,5kg); trừ chi phí thuốc tiêm phòng, công chăm sóc gà thương phẩm đạt từ 3 - 3,2kg/con, giá bán trên thị trường hiện nay 90.000 đồng/kg, người dân sẽ thu về từ 70.000 - 90.000 đồng tiền lãi/con Nuôi theo hình thức thả vườn, gà vận động nhiều nên thịt chắc, chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng Tại xã Chiềng Ðông,

mô hình nuôi gà an toàn sinh học được đa số người dân áp dụng, nhiều gia đình đã thoát nghèo

Ông Trang Ðức Dũng, Trạm trưởng trạm KN - KN huyện Tuần Giáo, cho biết: Hiệu quả của những mô hình khuyến nông không chỉ bằng số tiền lãi thu về mà còn giúp nông dân tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đồng thời bổ sung cơ cấu cây giống, thâm canh tăng vụ tại địa phương Ðây cũng là điều kiện tiên quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp huyện theo hướng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân Nhiều mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn và giúp người dân làm giàu trên mảnh đất của mình Thời gian tới, đơn vị hướng tới việc liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để tìm đầu ra

ổn định cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, đảm bảo các mô hình hiệu

Trang 29

quả tiếp tục được nhân rộng, tránh tình trạng sau khi mô hình kết thúc thì người dân cũng bỏ.[13]

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

Kinh nghiệm là một quá trình học hỏi và tích lũy trong quá trình công tác và tiếp xúc với những người sản xuất và mỗi một cán bộ khuyến nông có những kinh nghiệm, trình độ, các tiếp cận và triển khai các chính sách, KHKT, kinh nghiệm tới người nông dân là khác nhau Do vậy qua tìm hiểu về kinh nghiệm trong công tác khuyến nông - nông nghiệp của một số địa phương thì em rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác của một số địa phương như sau:

- Thứ nhất: Cần phải tuyển dụng những người cán bộ khuyến nông

nghiệp trẻ, có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, tâm huyết, yêu nghề luôn vì sự phát triển của nhân dân

mà phục vụ, sẵn sàng gắn bó với những người nông dân

- Thứ hai: Những việc làm cần phải thực tế hơn là lý thuyết đó chính

là đưa ra các mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của người dân

và địa phương

- Thứ ba: Cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân

tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất

- Thứ tư: Cần phải có sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể,

chính quyền địa phương để công tác triển khai các chương trình thực hiện đạt hiệu quả cao

- Thứ năm: Phải thành lập Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để

kiểm tra giám sát tình hình sản xuất của người nông dân

- Thứ sáu: Đưa ra các chính sách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật

nuôi sao cho hiểu quả, tận dụng được đất đai một cách hợp lý

 Với những kinh nghiệm rút ra trên sẽ là kinh nghiệm mới cho các cán bộ thế hệ trẻ đi sau học hỏi và là cơ sở để đánh giá về năng lực công tác

của người cán bộ khuyến nông viên cấp xã

Trang 30

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

- Xã Huổi Lèng là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài là 11 km, cách thị trấn Mường Chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích đất tự nhiên 10.828,74 ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông giáp với xã Hừa Ngài và xã Huổi Mí

+ Phía Tây giáp với xã Chà Tở huyện Nậm Pồ

+ Phía Nam giáp với xã Ma Thì Hồ và xã Sa Lông

+ Phía Bắc giáp với xã Mường Tùng

Tháng 10/ 2017 xã Huổi Lèng có 553 hộ gồm 3.094 nhân khẩu phân bố trên 07 thôn bản gồm: Huổi Toóng1, Huổi Toóng2, Trung Dình, Huổi Lèng,

Ma Lù Thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè

3.1.1.2 Địa hình, Địa mạo

Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo hướng Bắc xuống Nam Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiến phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, xem kẽ có những thung lũng hẹp và đồi nhỏ thuận lợi cho việc quần cư của các bản và hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trang 31

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Huổi Lèng

Thứ

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1.3 Đất trông cây hàng năm còn

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0.06 0

2.10 + Đất công trình năng lƣợng DNL 15.27 0.14

Trang 32

2.13 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 2.47 0.02

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Mường Chà)

Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích đất tự nhiên của xã Huổi Lèng năm

2015 là 10.828,74 ha Trong đó

- Đất nông nghiệp là: 5848.98 ha, chiếm 54.02% diện tích tự nhiên

- Phi nông nghiệp là: 98,2 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng là: 4816.72 ha, chiếm 44.48% diện tích tự nhiên

- Đất khu dân cư nông thôn là: 64.84 ha, chiếm 0.6% diện tích tự nhiên

* Diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng và quản lý

- Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã gồm: Hộ gia đình cá nhân, UBND cấp xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2015 là 10.828,74 ha Trong đó

+ Diện tích đất theo đối tượng sử dụng: 3.025,68 ha chiếm 27,94% diện tích tự nhiên Cụ thể:

 Hộ gia đình cá nhân sử dụng: 3.004,20 ha chiếm 27,74% diện tích tự nhiên

 Uỷ ban nhân dân xã sử dụng: 2,20 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên

 Tổ chức kinh tế sử dụng: 16,92 ha chiếm 0,16% diện tích tự nhiên

Cơ quan đơn vị của nhà nước: 2,30 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên

- Đối tượng quản lý:

Trang 33

+ Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý: 7.803,06 ha chiếm 72,06% diện tích tự nhiên Trong đó

 Diện tích do UBND xã quản lý là: 7.793,20 ha, chiếm 71,97% diện tích tự nhiên

 Diện tích do tổ chức khác là: 9,77 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên

3.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu xã Huổi Lèng nói riêng và huyện Mường Chà nói chung là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều

3.1.1.4 Thủy văn, nguồn nước

Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của các suối chính trên địa bàn xã là suối Nậm Lay và suối Sa Lương, suối Hầu Di Thàng Suối Sa Lương là danh giới giữa xã Mùng Tùng và xã Huổi Lèng Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.828,74 ha Trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau:

Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp,

thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả Song do phân phối ở những vị trí: sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoản 14% diện tích loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp

Đất đỏ vàng trên sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá,

thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao

Trang 34

Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông, lâm nghiệp

Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt

trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá Macman axit

b Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống suối, các khe nhỏ trên địa bàn Tuy nhiên chế độ nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn

Nước ngầm: nguồn nước ngầm chủ yếu trong các khe núi đá rạng Caster, các mạch nước được hình thành do bị đứt gãy của các tầng địa chất và nước mưa ngấm qua quá trình thẩm thấu nước trên bền mặt, nhiều mạch nước ngầm đã được nhân dân khai thác và đưa vào sử dụng, lưu lượng dao động mạnh theo mùa

c Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp của xã

là 5238,13 ha chiếm 89,56% đất nông nghiệp và 48,37% diện tích tự nhiên Trong đó:

Rừng sản xuất là 1.616,23 ha chiến 27,63% đất nông nghiệp;

Rừng phòng hộ là 3.621,9 ha chiến 61.92% đất nông nghiệp

Phần lớn rừng hiện nay thuộc loại rừng có tác dụng phòng hộ với một

số loại gỗ có giá trị kinh tế như: Chò, lim, lát, nghiến còn lại ít Ngoài các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, các trảng cỏ cao nhiệt đới núi thấp và á nhiệt đới trung bình, các loại cây đặc sản như cánh kiến, tre, nứa, … Động vật rừng còn

ít, chủ yếu là lợn rừng, nai, hoẵng, khỉ Cùng với việc mất rừng do khai thác bừa bãi, săn bắt thú rừng của người dân là nguyên nhân của sự suy giảm

Trang 35

nhanh tới mức báo động các lâm sản và động vật hoang giã, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét gây sụt lở, thiệt hại lớn vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô

d Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Dân tộc mông chiếm 89%; dân tộc Kinh chiến 4%; dân tộc hoa là 7 % Trong đó dân tộc mông chiến tỷ lệ cao nhất Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Những nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc như: phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè, cùng với những văn hóa ẩm thực mang đậm nét vùng Tây Bắc

3.1.1.6 Môi trường

Huổi Lèng là xã vùng cao với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm - ngư nghiệp Môi trường của xã là tốt Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc phát triển sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt nên phần nào đã gây ảnh

hưởng đến môi trường

3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện tại, nền kinh tế của xã Huổi Lèng phần lớn chỉ dựa vào sản xuất Nông - lâm nghiệp với quy mô nhỏ chủ yếu là kinh tế hộ gia đình tự cung tự cấp

Trang 36

Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn 1.Cây

lúa mùa 150 45 611,2 152 40 605,2 174 46 688,8 2.Cây

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng)

Qua bảng trên cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm qua 3 năm 2015-2017 đều tăng: Trong đó diện tích tăng từ 260 ha lên 286 ha, năng suất tăng từ 58 tạ/ha lên 59,5 tạ/ha và sản lượng là 754,2 tấn lên 840,0 tấn

Tuy nhiên trong giai đoạn 2015 - 2016 năng suất và sản lượng có xu hướng giảm mạnh từ 45 tạ/ha xuống còn 40 tạ/ha đối với năng suất và 611,2 tấn xuống 605,2 tấn Đối với cây ngô năm suất và sản lượng luôn giữ ổn định

từ 18 tạ/ha với sản lượng là 540,0 tấn Đến năm 2017 sản lượng ngô có xu hướng giảm từ 540 tấn xuống 515,2 tấn, do giảm diện tích gieo trồng 20 ha

Cuối cùng là năng suất và sản lượng cây đậu tương, cây lạc có xu hướng tăng nhưng tăng không đều giữa các năm cụ thể sản lượng cây lạc năm

2017 là giảm 0,2 tấn so với năm 2015 và 0,7 tấn năm 2016 Cây đậu tương mặc dù giảm diện tích gieo trồng từ 38 ha năm 2015 xuống 20 ha năm 2017 nhưng năm suất và sản lượng vẫn luôn ổn đinh và có xu hướng tăng từ 6,5 tấn lên 20 tấn, tăng mạnh nhất là năm 2016 với sản lượng là 28,8 tấn

Trang 37

 Lâm nghiệp:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ rừng , phòng chống, chữa

cháy rừng quản lý bảo vệ và phát tri ển rừng theo Quyết định số:

25/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Mường Chà, về việc phê

duyệt danh sách các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn

xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, thực hiện giao 4.023,33 ha, rừng sản xuất,

rừng phòng hộ cho 7/7 thôn bản

Trong đó: Rừng sản xuất 3.192,15 ha; rừng phòng hộ 831,18 ha

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chăn

tình trạng đốt rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy, đảm bảo tỷ lệ độ che phủ

rừng 45%

 Công tác chăn nuôi, thú y

 Về chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm 9 tháng đầu năm

nói chung ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, số lượng gia súc gia cầm tính

đến cuối tháng 9/2017 như sau:

Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm

tại xã Huổi Lèng năm 2016

Chỉ tiêu Hiện có

(con)

Kế hoạch (con)

(Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng năm 2017)

Nhìn chung, số lượng gia súc gia cầm 9 tháng đầu năm đã đạt được

85% so với kế hoạch đầu năm Số lượng gia cầm, lợn, dê tăng lên so với năm

2016, bên cạnh đó số lượng đàn trâu, bò có chiều hướng giảm so với năm

Trang 38

2016 nguyên nhân do các hộ dân đã bán trâu chuyển sang mua máy móc và bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp

 Công tác thú y:

Trong 9 tháng đầu năm 2017 đàn gia súc đang phát triển tốt , chưa có dịch bệnh xảy ra ở gia súc UBND xã đã chỉ đạo thú y xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trú trọng tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc vào thời điểm cuối tháng 5 - 6/2017, đến nay đã tiêm xong 1.650 con trâu, bò; 1.300 con lợn, đang tiếp tục tiêm phòng cho đàn gia súc chaưn thả xa nhà và phum thuốc khử trùng cho đàn gia súc , gia cầm, đến thời điểm này không dịch bệnh xảy ra lớn ở gia súc, gia cầm đ ặt 80% kế hoạch chuyển giao

 Thủy sản: Kế hoạch giao 1,5 ha, ước thực hiện 1,0 ha đa ̣t 66,6 % kế

hoạch, tăng 0,2 ha so với cùng kỳ 2016

b Công tác khuyến nông, khuyến ngư

Đầu năm 2017 trạm khuyến nông cấp phát giống như sau:

- Ngô lai 885 là: 204 kg

- Giống lúa 838 là: 522 kg

- Các loại giống cây trồng được cấp trên, UBND xã đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn cấp phát kịp thời cho nhân dân, để đảm bảo gieo trồng đúng thời vụ, đạt năng suất, chất lượng cho cây trồng

Trong 9 tháng đầu năm 2017 Khuyến nông xã đã mở 02 lớp trồng trọt với trên 50 người tham gia Về mô hình chăn nuôi gồm: 05 lớp nuôi gia cầm với 120 người tham gia.Về mô hình chăn nuôi gia súc gồm 01 lớp với 30 người học viên tham gia

- Địa điểm tại bản Nậm Chua, Ca Dính Nhè, Huổi Toóng I, Trung Dình,

Ma Lù Thàng

Ngày đăng: 21/04/2019, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội (2002) Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
2. Quốc hội ( 2003) Luật số 11/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI ban hành ngày 26/11/2003 về tổ chức HĐND, UBND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 11/2003/QH11" của Quốc hội khóa XI ban hành ngày 26/11/2003
3. Quốc hội ( 2008) Luật số 22/2008/QH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đƣợc ban hành ngày 13/11/2008 về Luật cán bộ công chức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 22/2008/QH12" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đƣợc ban hành ngày 13/11/2008
5. Dương Văn Sơn (2012), Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế xã hội
Tác giả: Dương Văn Sơn
Năm: 2012
6. PGS.TS Vũ Đình Thắng ( 2006), “Giáo trình kinh tế nông nghiệp” nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Nhà XB: nhà xuất bản Hà Nội
7. Nguyễn Mạnh Thắng (2015), bài giảng Phương pháp khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng Phương pháp khuyến nông
Tác giả: Nguyễn Mạnh Thắng
Năm: 2015
4. Quốc hội (2010), Luật số 58/2010/QH12 về Luật viên chức Khác
8. UBND huyện Huyện Mường Chà (2014), Quyết định số 1645/QĐ-UBND ban hành ngày 12/05/2014 về việc ban hành Quy chế quy định công tác Khuyến nông xã trên địa bàn huyện Mường chà Khác
9. UBND xã Huổi Lèng (2016), Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 26/09/2016 về việc ban hành quy chế làm việc của UBND xã Huổi Lèng Khóa XIX Nhiệm kỳ 2016-2021 Khác
10. UBND xã Huổi Lèng( 2017), Báo cáo kết quả 9 tháng đầu năm 2017 của UBND xã Huổi Lèng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w