ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG HẢI SƠN T ên đề t à i : TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH Đ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG HẢI SƠN
T ên đề t à i :
TÌM HIỂU VAI TRÒ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2018
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Hệ đào tạo : Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Hồ Lương Xinh
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lù Văn Cường - P.Trưởng phòng
Thái Nguyên, năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Tôi đã luôn nỗ lực, cốgắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
- Các số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa luận đã đượcchọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý từ nhiều nguồn khác nhau và được đưavào luận văn là hoàn toàn trung thực đúng quy định Chưa sử dụng để bảo vệmột đề tài nào
- Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và chỉnh sửa Nếu sai tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Điện Biên, tháng 06 năm 2018
Sinh viên
Đặng Hải Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơnBan Giám hiệu, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và PTNTTrường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điềukiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện thành công đề tài
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới cô giáo Th.S Hồ Lương Xinh đãtrực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập,nghiên cứu và hoàn tất khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND,UBND huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên, Phòng Nông nghiệp & PTNT đãtạo cho tôi cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động vàsáng tạo Tôi vô cùng chân thành cảm ơn anh Lù Văn Cường - Phó phòngNông nghiệp và PTNT huyện Mường Ảng đã giúp đỡ và bố trí công việc chotôi trong thời gian thực tập tại cơ quan, là người trực tiếp hướng dẫn, giảiquyết thắc mắc và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, sốliệu, điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đãchia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên nộidung khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sựgóp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điện Biên, tháng 06 năm 2018
Sinh viên Đặng Hải Sơn
Trang 559
Trang 6Hình 3.4: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức kế toán 45trên máy vi tính 45
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.2.3 Yêu cầu 3
1.2.3.1 Về chuyên môn nghiệp vụ 3
1.2.3.2 Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm 3
1.2.3.3 Yêu cầu về tác phong, ứng xử 4
1.2.3.4 Yêu cầu về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc 4
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 4
1.3.1 Nội dung thực tập 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện 5
1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 5
1.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 5
1.3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 5
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 6
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1 Cơ sở lý luận 7
2.1.1 Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập
7 2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp 7
Trang 92.1.1.2 Khái niệm về cán bộ 7
2.1.1.3 Khái niệm công chức 7
2.1.1.4 Cán bộ nông nghiệp 8
2.1.1.5 Phân loại cán bộ nông nghiệp 8
2.1.1.6 Năng lực cán bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ 8
2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Việt Nam hiện nay 12
2.2.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ và nhân lực lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2016 - 2020
16 2.2.2.1 Phương hướng, mục tiêu chung đến năm 2016 - 2020 16
2.2.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2016 - 2020 17
2.2.2.3 Các nhiệm vụ trọng tâm 18
2.2.2.4 Các giải pháp chủ yếu 18
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Ảng 19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
3.1.1.1 Vị trí địa lý 19
3.1.1.2 Địa hình, địa thế 19
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết 20
3.1.1.4 Thủy văn 21
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
22 3.1.3 Cơ sở hạ tầng 23
3.1.3.1 Hạ tầng giao thông 23
3.1.3.2 Hệ thống thuỷ lợi 24
3.1.3.3 Nước sinh hoạt 24
3.1.3.4 Hiện trạng về cấp điện 25
Trang 103.1.3.5 Hiện trạng về y tế, giáo dục 25
3.1.4 Tình hình an ninh trật tự 25
3.1.5 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Mường Ảng 26
3.1.5.1 Đất nông nghiệp 26
3.1.5.2 Đất phi nông nghiệp 27
3.1.5.3 Đất chưa sử dụng 27
3.1.5.4 Đất ở 27
3.1.6 Khái quát về huyện Mường Ảng và hệ thống tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng 28
3.1.6.1 Khái quát về huyện Mường Ảng 28
3.1.6.2 Hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Mường Ảng 28
3.2 Khái quát về cơ sở thực tập 30
3.2.1 Quá trình phát triển phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 30
3.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 30
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức 30
3.2.2.2 Cơ cấu nhân sự 33
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 34
3.2.3.1 Vị trí và chức năng 34
3.2.3.2 Nhiệm vụ 35
3.2.4 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của tổ chức bộ máy quản lý phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 37
3.2.4.1 Trưởng phòng: 37
3.2.4.2 Phó trưởng phòng: 39
3.2.4.3 Cán bộ Kế toán: 39
3.2.4.4 Cán bộ Chăn nuôi - Thú y: 40
Trang 113.2.4.5 Cán bộ Nông nghiệp: 41
3.2.4.6 Cán bộ Thủy lợi: 41
3.2.4.7 Cán bộ Lâm nghiệp: 42
3.2.5 Khái quát về công tác kế toán phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 43
3.2.5.1 Tổ chức kế toán phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 43
3.2.5.2 Đặc điểm công tác kế toán 44
3.2.6 Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 46
3.2.6.1 Sản xuất cây trồng ngắn ngày 47
3.2.6.2 Sản xuất cây công nghiệp dài ngày 47
3.2.6.3 Công tác giống và cơ cấu vụ mùa 47
3.2.6.4 Chăn nuôi 47
3.2.6.5 Công tác thú y 48
3.2.6.6 Nuôi trồng thủy sản 48
3.2.6.7 Công tác khuyến nông - khuyến ngư 48
3.2.6.8 Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt và phòng chống thiên tai 49
3.2.6.9 Về công tác phát triển Lâm nghiệp 50
3.2.6.10 Công tác xây dựng Nông thôn mới 51
3.2.6.11 Kết quả công tác giao đất, giao rừng 51
3.2.7 Tình hình hoạt động sử dụng nguồn kinh phí của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 52
3.2.7.1 Hoạt động về nguồn kinh phí 52
3.2.7.2 Tình hình thực hiện nguồn kinh phí hoạt động của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 55
3.2.8 Kế hoạch triển khai mô hình sản xuất của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng 56
3.2.8.1 Mục tiêu 56
3.2.8.2 Phương hướng 58
Trang 123.3 Kết quả thực tập 59
3.3.1 Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 59
3.3.1.1 Họp tổng kết cuối năm và triển khai kế hoạch nghỉ tết Nguyên Đán 64 3.3.1.2 Tổ chức họp dân tại bản Cang - xã Ảng Cang - huyện Mường Ảng về hỗ trợ giống cây trồng rừng (Cây keo lá tràm) 66
3.3.1.3 Cuộc họp đầu bờ tại bản Bua 1 - xã Ảng Tở - huyện Mường Ảng về việc chăm sóc lúa đông xuân 67
3.3.1.4 Tổ chức xuống các xã triển khai công tác trồng sắn, ngô, lúa nương trên dẫy 68
3.3.1.5 Tổ chức lớp tập huấn cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm và sâu bệnh mùa mưa 69
3.3.2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNT 70
3.3.2.1 Thuận lợi: 70
3.3.2.2 Khó khăn: 71
3.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 72
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
4.1 Kết luận 74
4.2 Kiến nghị 75
4.2.1 Đối với chính quyền địa phương các cấp 75
4.2.2 Đối với địa phương 76
4.2.3 Đối với nhân dân 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 13Vì vậy ở Việt Nam, Nông nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọngtrong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước và là một trong nhữngngành được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển quốc gia Trongthời đại xu thế hội nhập như hiện nay, nhất là sự xuất hiện của “Cách mạngCông nghiệp 4.0” Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững và có thể đạtcác tiêu chí sản phẩm hàng hóa nước ngoài Cần đạt được những bước tiến bộtrong quá trình sản xuất nông nghiệp Do đó, yêu cầu đội ngũ cán bộ nôngnghiệp từ TW đến địa phương cần phải có năng lực, phẩm chất về mọi mặt đểđiều hành, lãnh đạo một ngành nông nghiệp ngày càng phát triển và hiện đạihóa.
Do đó để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và phát triểnnông nghiệp, nông thôn nói riêng không thể thiếu đội ngũ cán bộ nông nghiệp
từ cấp TW đến cấp cơ sở Cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cầu nốigiữa các cơ quan của Đảng, chính quyền các cơ quan chỉ đạo sản xuất và các
tổ chức quần chúng với người dân trong xã, phường, thị trấn Cán bộ cơ sở lànhững người gần dân nhất, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồngthời tham mưu cho cấp trên về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, biến tinh thầncủa các chủ chương, chính sách đó thành hành động quần chúng, làm choquần chúng hiểu và tổ chức quần chúng thực hiện tốt các chủ chương, chínhsách đó
Trang 14Trong đó huyện Mường Ảng là một huyện miền núi mà sản xuất nôngnghiệp đóng vai trò là nền kinh tế chính của huyện và có rất nhiều lợi thế đểphát triển ngành này như: điều kiện tự nhiên, đất đai, sông suối Ngoài rahuyện còn có nhiều lợi thế trong việc phát triển cây công nghiệp như: cà phê,cao su, mác ca… huyện cũng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công chức đicông tác, tập huấn, đào tạo ngắn hạn để nâng cao năng lực, học hỏi kinhnghiệm, tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật khoa học trong nông nghiệp, cáchthức quản lý nền kinh tế thị trường…
Trong bối cảnh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nềnkinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, cán bộ kinh tế nông nghiệp cần cótrình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn Trong giai đoạn vừa công tác,vừa đào tạo cán bộ của nước ta còn nhiều bất cập, chưa thực sự mang tínhchiến lược Trước những yêu cầu, thách thức đối với công tác cán bộ chúng tacần phải xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ Đặc biệt vớicán bộ phòng nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu và mục tiêu sự nghiệp pháttriển Nhận thức được tầm quan trọng của người cán bộ nông nghiệp tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên.”
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNThuyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá hiệu quả trong công táchoạt động, xây dựng, tình hình sản xuất nông nghiệp Từ đó làm căn cứ đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của cán bộphòng nông nghiệp Đồng thời nâng cao kỹ năng thực tế của sinh viên trướckhi ra trường
Trang 151.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát những vấn đề chung về đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế
- xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên
- Tìm hiểu vị trí vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN &PTNT huyện Mường Ảng
- Tìm hiểu vai trò của cán bộ phòng NN & PTNT trong việc xây dựng
kế hoạch, triển khai mô hình sản xuất tới người dân
- Đánh giá những thuận lợi và hạn chế của cán bộ phòng NN & PTNTtrong việc thực hiện nhiệm vụ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt độngcủa cán bộ phòng NN & PTNT
1.2.3 Yêu cầu
1.2.3.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạnđược phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng vàchính xác
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ chocông tác học tập và nghiên cứu
- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, các nguồn lực thông tintìm kiếm được Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng nhữngthông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra
1.2.3.2 Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Nâng cao ý thức, tinh thần và thái độ nghiêm túc, hoàn thành tốt côngviệc được giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ sở thực tập
Trang 16- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và cácquy định của nơi thực tập.
- Chấp hành kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập
- Thái độ tự giác, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp cho bản thân
1.2.3.3 Yêu cầu về tác phong, ứng xử
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị, lắng nghe và học hỏi từnhững người xung quanh
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưngkhông can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập
- Thái độ lịch sự, trung thực trong lời nói, hòa nhã với các cán bộ tạinơi thực tập
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
1.2.3.4 Yêu cầu về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Thích nghi, tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao gópphần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ thêm kinhnghiệm
- Tuân thủ theo sự phân công sắp xếp của cơ sở thực tập, không tự ýnghỉ mà chưa có sự cho phép của cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập và giáoviên hướng dẫn
- Không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1 Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phòng NN & PTNT
Trang 17- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức quản lý và các hoạt động của cán bộ phòng
NN & PTNT
- Tham gia, hưởng ứng các hoạt động, phong trào tại cơ sở thực tậptrong thời gian thực tập
- Tích lũy trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ tại cơ sở thực tập
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác của cán bộphòng NN & PTNT
- Hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3.2 Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập cácthông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo kết quả sản xuất và cáctài liệu đã công bố Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổchức, Văn phòng HĐND & UBND, phòng NN & PTNT
Trong phạm vi đề tài tôi thu thập các số liệu đã được công bố liên quanđến vấn đề nghiên cứu của phòng NN & PTNT huyện Mường Ảng
1.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua các hình thức như:
- Phỏng vấn: Sử dụng những câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp hoặc quađiện thoại các cán bộ trong phòng NN & PTNT nhằm tìm hiểu một số thôngtin cán bộ như: họ tên, độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn
- Quan sát trực tiếp: Quan sát tác phong làm việc, những công việc màcác cán bộ trong phòng phân công và tiến hành làm những việc đó như thếnào và sinh viên thực tập ghi chép, tổng hợp và học theo để có dữ liệu
1.3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, chọn lọc, phân loại và
xử lý trình bày trong báo cáo thực tập
Trang 181.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 07/02/2018 đến ngày 30/05/2018
- Địa điểm: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện MườngẢng - tỉnh Điện Biên
Trang 192.1 Cơ sở lý luận
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.1 Một số lý luận liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đấtđai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu vànguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một sốnguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, baogồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩarộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản [4]
2.1.1.2 Khái niệm về cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
TW (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách Nhà nước [5]
Theo Khoản 2 Điều 4, Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán
bộ công chức [12]
2.1.1.3 Khái niệm công chức
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định [12]:Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập [5]
Trang 202.1.1.4 Cán bộ nông nghiệp
Là những người cán bộ có quyền và trách nhiệm thực hiện việc lập
kế hoạch quản lý, kiểm soát và triển khai các hoạt động sản xuất và kinhdoanh nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp nhanh
và bền vững [1]
2.1.1.5 Phân loại cán bộ nông nghiệp
- Phân theo cấp độ có: Cán bộ cấp huyện và Cán bộ cấp cơ sở
- Phân theo chức năng thì cán bộ nông nghiệp gồm:
+ Cán bộ chuyên môn: Cán bộ BVTV; cán bộ Thú y; cán bộ Khuyến nông
+ Cán bộ quản lý nông nghiệp: Cán bộ phòng Nông nghiệp; phó Chủtịch phụ trách nông nghiệp
+ Cán bộ phụ trách kinh tế tập thể, nước sạch: Cán bộ Hợp tác xã; cán
bộ công ty dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn
+ Cán bộ phụ trách điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới:Cán bộ Văn phòng điều phối; cán bộ phòng Nông nghiệp; cán bộ các xã trênđịa bàn huyện [1]
2.1.1.6 Năng lực cán bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ
- Khái niệm năng lực: trong bất cứ hoạt động nào của con người, đểthực hiện có hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cầnthiết và tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực
Theo quan điểm của Tâm lý học Mác Xít, năng lực của con người luôngắn liền với hoạt động của chính họ Mỗi một hoạt động khác nhau, với tínhchất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điềukiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó
Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải làmột thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ )
mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phảiphép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính
Trang 21tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định
và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tínhkhác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảmbảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn
Do đó chúng ta có thể định nghĩa năng lực như sau: "Năng lực là sựtổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu củahoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao"
- Phân loại năng lực:
+ Năng lực tự nhiên: Là năng lực bẩm sinh của mỗi cá nhân bao gồmcác yếu tố liên quan đến nhận thức và tri giác Để đo lường năng lực bẩmsinh, người ta có thể dùng chỉ số thông minh IQ
+ Năng lực có được do đào tạo: Là năng lực được hình thành thông quaquá trình đào tạo và tiếp nhận tri thức đào tạo
+ Năng lực có được do kinh nghiệm tích lũy trong cuốc sống: Là loạinăng lực được đúc rút, kế thừa trên cơ sở quan sát, trải nghiệm trong thực tế.Đối với cán bộ, năng lực do kinh nghiệm tích lũy đóng vai trò quan trọng vìkhông phải loại hình đào tạo chính thống nào cũng đem lại kinh nghiệm vàkiến thức thực tế
+ Năng lực lãnh đạo quản lý: Là năng lực của cá nhân trên phương diệncủa người lãnh đạo hoặc người quản lý
+ Năng lực ra quyết định: Là khả năng hay mức độ sáng suốt và đúngđắn trong việc đưa ra các quyết định trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể
+ Năng lực ngoại giao: Là mức độ thành công trong vận dụng các kỹnăng và công cụ trên phương diện đàm phán, trao đổi và thuyết phục cácđối tác
- Đánh giá năng lực cán bộ:
+ Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc: Là cách thức xác địnhhiệu suất và hiệu quả trong công việc thông qua kết quả cuối cùng mà mỗi cánhân, tổ chức đạt được trong một khoảng thời gian định trước
Trang 22+ Đánh giá về trình độ quản lý: Là cách thức xác định khả năng quản
lý, quản trị của cá nhân hoặc nhóm đối với chính cá nhân, nhóm đó hoặc một
+ Đánh giá về khả năng làm việc nhóm: Cho biết khả năng phối hợpcủa cá nhân với các cá nhân khác trong một lĩnh vực tổ chức cụ thể
+ Đánh giá về khả năng kiểm tra giám sát: Xác lập hiệu quả của việctheo dõi và điều chỉnh trong một tiến trình triển khai theo kế hoạch đã đượcđịnh trước
+ Đánh giá khả năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch: Xác định tínhđúng đắn, hợp lý của người tổ chức hoặc lập kế hoạch căn cứ trên mục tiêu vàđịnh hướng ban đầu
- Phương pháp đánh giá năng lực cán bộ:
+ Cấp trên đánh giá năng lực cấp dưới hoặc các nhân viên trực thuộc.+ Cấp dưới hay người thụ hưởng đánh giá năng lực của người chuyểngiao hoặc năng lực lãnh đạo của cấp trên
+ Bản thân người cán bộ tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về năng lựccủa chính mình và đồng nghiệp
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ:
+ Quy mô công việc: Trong cùng một khoảng thời gian, tính chất vàquy mô công việc khác nhau đòi hỏi năng lực xử lý khác nhau
+ Khả năng tư duy logic: Với cùng một loại công việc, cùng khoảngthời gian, cùng cấp đào tạo thì người có tư duy tốt sẽ có hiệu quả và kết quảcông việc tốt hơn
Trang 23+ Giới tính: Các đặc thù công việc có gắn với giới tính sẽ tạo ra cácthước đo khác nhau về năng lực.
+ Thời gian và chất lượng đào tạo: Ảnh hưởng đến năng lực chuyênmôn và kỹ năng của người lao động
+ Thâm niên công tác: Ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và xử lýthông tin gắn với từng lĩnh vực đặc thù
+ Cách thức sắp xếp bố trí cán bộ của chính quyền địa phương: Việc bốtrí và sử dụng lao động không hợp lý cũng ảnh hưởng đến năng lực hoạt độngcủa từng cá nhân và tổ chức
+ Các chính sách của Đảng và Nhà nước: Đóng vai trò tạo môi trườngnền tảng cho mỗi cá nhân, tổ chức phát huy vai trò và năng lực của mìnhtương ứng với từng lĩnh vực hoạt động [3]
2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Quốc hội (2008), Điều 4 Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật
cán bộ công chức [12].
+ Chương 1 Điều 4: Cán bộ, công chức
+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của cán bộ công chức cấp xã.+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã
- Nghị định 92/2009 NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chứcdanh số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã [12]
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về Quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hànhngày 05 tháng 5 năm 2014 có nội dung như sau [12]:
Điều 8 Các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từngloại hình đơn vị hành chính cấp huyện:
Phòng NN & PTNT: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi;thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn
Trang 24thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ,kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệpgắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn [2].
ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, góp phần giúp hoạt động của
hệ thống chính trị nói chung và Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng có chuyểnbiến và hiệu quả hơn
Đến nay cơ bản đội ngũ Cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, lýluận chính trị và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao, góp phầnnâng cao các mặt công tác, khơi dậy được nguồn lực của nhân dân, nâng cao
Trang 25trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở, đời sống nhân dân được nâng lênđáng kể, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng,chính quyền, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở các địa phương và trênđịa bàn cấp xã.
- Cùng với nhiều nỗ lực, cố gắng và sự quan tâm của các cấp, cácngành trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ công chứccấp xã thì hiện nay công tác cán bộ đối với đội ngũ Cán bộ công chức cấp xãvẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể:
+ Một số Cán bộ công chức cấp xã do chuyển từ cơ chế cũ, được hìnhthành từ nhiều nguồn nên cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lựcchưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
+ Trình độ các mặt của một số cán bộ cấp xã còn quá thấp so với yêucầu, nhiệm vụ, nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng do đầu vàokhông bảo đảm nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng không cao, các lớp bồidưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc
để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ
+ Một số chức danh cán bộ cấp xã tuy đã đạt tiêu chuẩn về trình độ,nhưng do độ tuổi cao, năng lực hạn chế lại chưa đủ điều kiện nghỉ hưu, chưa
có chính sách hỗ trợ hợp lí nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ trênnghỉ việc nên chưa thể bố trí, bổ nhiệm được cán bộ trẻ để thay thế
+ một số nơi vẫn còn tình trạng cán bộ đi học theo kiểu chạy bằng cấp,
để đủ tiêu chuẩn theo quy định; nhiều cán bộ dù đã đạt chuẩn nhưng chưađược đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống; một số cán bộ chưa chịu khó học tập,rèn luyện, tác phong công tác, nề nếp làm việc chuyển biến chậm, cán bộ cònthiếu sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, nghị quyết của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nhiệm vụ chính trị của địa phương,nên chưa có những giải pháp tốt, mang tính đột phá trong thực hiện nhiệm vụ
Trang 26+ Chất lượng Cán bộ công chức cấp xã còn thấp so với yêu cầu nhiệm
vụ, một số nơi việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chínhsách của cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thựchiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở còn chậm; giải quyết công việc cònnhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi đơn thư vượt cấp Ngoài ra, vẫncòn một bộ phận Cán bộ công chức cấp xã ý thức trách nhiệm với công việckhông cao, làm việc theo kiểu cầm chừng, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên
+ Ở một số địa phương, một số Cán bộ công chức cấp xã hoạt độngchưa thực sự dựa vào pháp luật, đôi khi còn giải quyết công việc theo ý muốnchủ quan, việc ứng xử với nhân dân, với cộng đồng còn nặng về tập quán, thóiquen, tình cảm, một số Cán bộ công chức cấp xã tư tưởng dao động, khôngdám làm việc trong những thời điểm “nóng”,… một số ít cán bộ thiếu tinhthần trách nhiệm với nhân dân, chưa thật sự tâm huyết với công việc, một số
ít có biểu hiện suy thoái đạo đức, mất đoàn kết, cơ hội, bè phái, cục bộ giađình, dòng họ đã làm giảm lòng tin của cán bộ và nhân dân
+ Một số Cán bộ công chức tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt cònhạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành,tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi côngvụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, khôngnắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc; một số ít có biểu hiện thiếutrách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môncấp xã theo ngành, lĩnh vực phụ trách
+ Một số Cán bộ công chức cấp xã (kể cả người đứng đầu cơ quan, đơn
vị chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luậthành chính có phần chưa nghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫucủa công chức là thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa phát huy đúng mức nên cóphần ảnh hưởng đến phong cách, tác phong, lề lối làm việc của Cán bộ côngchức, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị
Trang 27- Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở trongtiến trình xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo tinh thần Hiếnpháp năm 2013:
+ Cần rà soát, tổng hợp đội ngũ Cán bộ công chức cấp xã không đạttiêu chuẩn theo quy định Cán bộ công chức đạt chuẩn về trình độ nhưng có
độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từngtrường hợp cụ thể
+ Đề xuất, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ cấp
xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạnchế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
+ Đề nghị cấp có thẩm quyền quy định chế độ tiền lương và định mứcbiên chế đối với Cán bộ công chức phù hợp với từng khu vực, vùng, miền vàphân loại đơn vị hành chính các cấp; đề xuất ban hành quy chế, chính sách thuhút cán bộ, sinh viên giỏi có trình độ Đại học, trên Đại học về công tác tại xã
+ Phối hợp thực hiện tốt việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ cấp xã; đặc biệtquan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm lãnhđạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước
+ Thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử các vị trícấp trưởng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước phải đảm bảo yêu cầu
về trình độ (Đại học trở lên, ưu tiên học chính quy), năng lực tốt và có trìnhbày đề án, kế hoạch hoặc giải pháp tốt phát triển ngành, lĩnh vực liên quan(điều kiện đặc biệt có thể miễn)
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại Cán bộ côngchức (có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp huyện đối với đánhgiá Cán bộ công chức cấp xã và có sự tham gia nhận xét của cấp xã, cơ quancùng cấp có liên quan theo từng ngành tương ứng đối với đánh giá Công chứcviên chức cấp huyện); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vịcấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ Cán bộ
Trang 28công chức; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch Cán bộcông chức; kiên quyết xử lý đối với Cán bộ công chức trì trệ, không hoànthành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chứctrẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới [10].
2.2.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ và nhân lực lao động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2016 - 2020
2.2.2.1 Phương hướng, mục tiêu chung đến năm 2016 - 2020
Xây dựng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên có quy mô, cơ cấu,chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hộinhập; tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng caođáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội trọng tâm của tỉnh và cho doanh nghiệp trên địa bàn
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với phát triển cácngành, lĩnh vực, mở rộng, đa dạng hóa ngành, nghề đào tạo Từng bước xâydựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội và hội nhập quốc tế
Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăngcường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nôngthôn; thu hút, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực Chú trọng nâng cao kỹ năng,tác phong làm việc cho người lao động Phân bổ nhân lực đảm bảo cơ cấu hợp
lý giữa các ngành nghề, khu vực
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực,phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ,nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Thực hiện có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nângcao thể chất và tuổi thọ bình quân; phát triển nguồn nhân lực có quy mô, cơcấu hợp lý với chất lượng ngày càng cao [9]
Trang 292.2.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2016 - 2020
- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu về số lượng,đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý (lao động khu vực nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản 58,7%; công nghiệp - xây dựng 15,6%; dịch vụ 25,7%)
- Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 7.800 - 8.200 lao động; tạo việclàm mới cho trên 8.500 lao động/năm Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đếnnăm 2020 đạt 58,6%
- Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện: Phấn đấu đến năm
2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi
bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý Hằng năm ít nhất 80%cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạođức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương phápthực thi công vụ
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyêntrách ở cấp xã: Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã cótrình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; có 90% công chức cấp xã có trình
độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm Đến năm 2020 phấn đấu cótrên 50% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấptrở lên Hằng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cậpnhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ Người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng,phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm
- Đối với viên chức: Đến năm 2020, có 60% viên chức trở lên được bồidưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; có 70% viên chức trở lên giữchức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổnhiệm Hằng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghềnghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành [9]
Trang 302.2.2.3 Các nhiệm vụ trọng tâm
Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai tròcủa phát triển nhân lực, là nền tảng, yếu tố quyết định trong phát triển bềnvững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh; tạo sự chuyểnbiến mạnh về nhận thức đối với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chínhtrị, xã hội đối với phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng nâng cao chất lượng trình độ học vấn, kỹ năng và chuyênmôn của người lao động
Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo và đầu tư cơ sở vật chấtđối với các cơ sở giáo dục và các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực
Mở rộng, tăng cường phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực; nângcao trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tiếp tục tăng cường huy động nguồn đầu tư cho phát triển nhân lực [9]
2.2.2.4 Các giải pháp chủ yếu
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chínhquyền các cấp đối với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tăng cường quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực
- Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
- Tăng cường và nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực
- Tăng cường đầu tư ngân sách và đổi mới cơ chế chính sách cho pháttriển nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực
- Cải thiện và tăng cường thông tin về xu hướng nghề nghiệp, thịtrường lao động, nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp, các ngànhkinh tế - xã hội trong tỉnh và của quốc gia Mở rộng hợp tác quốc tế về pháttriển nhân lực chất lượng cao [9]
Trang 31PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Ảng
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Mường Ảng là huyện miền núi, trung tâm huyện Mường Ảng cáchThành phố Điện Biên Phủ 42km về phía tây, có địa giới hành chính tiếp giápvới các huyện sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà
- Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo
- Phía Tây giáp huyện Điện Biên
- Phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông cùng tỉnh và huyện ThuậnChâu của tỉnh Sơn La [8]
3.1.1.2 Địa hình, địa thế
Huyện Mường Ảng có địa hình cơ bản là đồi núi Địa hình tương đốiphức tạp, độ cao so với mực nước biển từ 600 – 1.000 m, chia làm 3 loại địahình cơ bản như sau:
+ Địa hình đồi núi cao: Đây là miền địa hình có độ cao lớn hơn 800mnằm phía Bắc các xã Mường Đăng, Ngối Cáy và Ẳng Tở, phía Nam các xãXuân Lao, Mường Lạn, Nặm Lịch, Ẳng Cang, phía Tây xã Ẳng Nưa Diệntích địa hình có độ cao trên 800 m là 20.054,8 ha chiếm 45,2% diện tích tựnhiên toàn huyện Hầu hết độ dốc trên miền địa hình này đều lớn hơn 35o vàchia cắt từ 3,5 - 4,5 km/km2
+ Địa hình đồi núi thấp: Diện tích của miền địa hình này là 16.646,6 ha, chiếm
37,5% diện tích tự nhiên toàn huyện, miền địa hình này có độ cao từ 600 m -
Trang 32đồng bào dân tộc trên địa bàn toàn huyện [8].
Địa hình, địa thế huyện Mường Ảng được thể hiện qua Bảng 3.1
Bảng 3.1: Địa hình, địa thế huyện Mường Ảng Đ
+ Chế độ Nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng: 20,6oC
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 24,63oC (tháng 6, tháng 7)
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là: 14,1oC (tháng 12, tháng 1)
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.580 giờ - 1.800 giờ, tổng tích
ôn trong năm (tổng nhiệt độ trung bình ngày trong năm) là 7.800oC - 8.000oC
+ Chế độ Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 mưa nhiều,lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.631 mm, mưa phân bố không đềutheo mùa, lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa
cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau mưa ít, lượng mưa chỉchiếm
20% lượng mưa của cả năm Số ngày mưa trung bình không cao (123 ngày).Tần suất những trận mưa lớn trên 200 mm trong 24 giờ, xuất hiện trong tháng
7, tháng 8 Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (346 mm); tháng có lượngmưa
Trang 33ít nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 20 mm/tháng) Mỗi năm xuất hiện 1 - 2lần mưa đá, thời gian xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5.
+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, ngay trong những thángkhô hanh nhất có gió Tây Nam (tháng 2, tháng 3) độ ẩm trung bình tháng vẫnthường xuyên trên 76% Thời kỳ độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mưa,thường trên 85%
+ Lượng bốc hơi: Trung bình lượng bốc hơi mỗi năm khoảng 889,6mm; trong mùa mưa độ ẩm không khí cao nên lượng bốc hơi ít; mùa khô độ
ẩm không khí thấp và có gió Tây Nam nên lượng bốc hơi nhanh nên thườngxảy ra tình trạng khô hạn
+ Sương mù: Số ngày có sương mù nhiều, bình quân 105 ngày/năm, cábiệt vào mùa khô còn xuất hiện sương muối vào tháng 12 đến tháng 1 thànhtừng đợt 1 - 2 ngày
+ Chế độ gió: Huyện Mường Ảng chịu ảnh hưởng của 3 hướng gióchính: Gió mùa Đông Bắc, gió Đông Nam và gió Tây Nam Gió mùa ĐôngBắc xuất hiện vào các tháng mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) cóđặc điểm khô, lạnh kèm theo sương muối, đây là những hiện tượng thời tiếtbất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nên cần có biệnpháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại Gió Đông Nam thường xuất hiệnvào các tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9) Gió Tây Nam (gió Lào) xuấthiện từ tháng 5 đến tháng 7 có đặc điểm là khô và nóng [8]
3.1.1.4 Thủy văn
Trên địa bàn huyện Mường Ảng không có các con sông lớn mà chỉ có
hệ thống suối nhỏ lại phân bố không đồng đều ở các xã Đặc điểm chung của
hệ thống suối trên địa bàn huyện là đều bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, có độdốc lớn, chiều dài ngắn, độ uốn khúc lớn, lưu lượng nhỏ nên tốc độ dòng chảylớn Đặc biệt trong mùa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống thung lũnghẹp thường gây lũ quét, lũ ống, xói mòn, sạt lở đất Ngược lại về mùa khô
Trang 34dòng chảy của các con suối chỉ còn nhỏ hoặc kiệt.
Hệ thống suối chính của Mường Ảng bao gồm:
- Hệ thống suối Nặm Cô: do hai nhánh suối chính là Nặm Pọng xãMường Đăng, Nặm Ngối xã Ngối Cáy và nhiều nhánh suối nhỏ tạo thành Hệthống suối Nặm Cô đi qua các xã Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở, Búng Lao
và cuối cùng chảy sang địa phận huyện Tuần Giáo
- Hệ thống suối Nặm Ảng: gồm nhiều con suối nhỏ khác nhau hợpthành, tất cả những con suối này đều bắt nguồn từ các dãy núi cao thuộc địaphận xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa
- Hệ thống suối Nặm Lạn: gồm 2 con suối chính là Nặm Lịch và NặmLạn tạo thành, cung cấp nước tưới cho xã Nặm Lịch và xã Mường Lạn
- Nậm Húa: nằm trên địa phận của xã Xuân Lao, bao gồm nhiều suốinhỏ hợp thành lại như suối Nặm Lạn, Suối Huổi Vấng, suối Bản Pí Tất cảnhững suối này đều bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc địa phận xã Xuân Laogiáp với Tỉnh Sơn La [8]
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó: 8 xã vùng III hưởng chínhsách 135, 01 xã vùng II (có 4 bản được hưởng chính sách 135) và 01 xã vùng
I Tỷ lệ đói nghèo: 47,21% (tính đến đầu kỳ 2017)
Dân số: 43.895 người, trong đó: Dân tộc Thái: 78,1%; Mông: 11,8%;Kinh: 8,43%; Dân tộc khác: 1,67% Số người trong độ tuổi lao động có khảnăng lao động là 23.714 người
Mường Ảng là một trong số những huyện nghèo của cả Nước với tỷ lệ
hộ nghèo đầu kỳ năm 2017 là 47,21%, quá trình phát triển kinh tế xã hội tăngtrưởng thấp; tỷ trọng nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế, tuynhiên sản xuất nông lâm nghiệp manh mún, nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào tựnhiên Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém, địa hình phức tạp gây khókhăn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dân cư sống rải rác
Trang 35Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tình trạng di cư tự do vẫn còn táidiễn, tệ nạn buôn bán, nghiện hút ma túy, tuyên truyền đạo trái phép vẫn cònxảy ra, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn Mật độ dân
số cao trong khi diện tích đất trồng lúa nước còn thấp, tình trạng đốt phá rừnglàm nương rẫy vẫn diễn ra, do đó đã làm tăng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét
và sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, làm ảnh hưởng lớn đến sảnxuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện [7]
3.1.3 Cơ sở hạ tầng
3.1.3.1 Hạ tầng giao thông
Mường Ảng có con đường Quốc lộ 279 chạy qua địa bàn 4 xã và thịtrấn của huyện với chiều dài 35 km, nên khá thuận tiện cho việc vận chuyển,giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện Trong những năm qua, hệ thống giaothông đường bộ trong huyện đã và đang được đầu tư bằng các nguồn vốnngân sách Nhà nước thuộc các chương 134/TTg, 135/TTg, chương trình pháttriển kinh tế vùng cao Hiện nay đã có 7/10 xã, thị trấn có đường giao thôngđến trung tâm xã đi lại thuận tiện cả 4 mùa Cụ thể:
- Đường trục xã, liên xã: Tổng chiều dài đã được nhựa hóa là 20/63,6
km, tỷ lệ đạt 31,4% với các tuyến chính sau:
+ Đường trung tâm xã Búng Lao - Xuân Lao: 8 km đã nhựa hóa 5 km.+ Đường xã Xuân Lao - Trung tâm xã Mường Lạn: 10 km, đường đất,mùa mưa đi lại khó khăn
+ Đường Trung tâm xã Nặm Lịch - Cầu Mường Lạn 7 km, đã được giảicấp phối, đường gập ghềnh đi lại khó khăn
+ Đường Trung tâm huyện - Trung tâm xã Ẳng Cang: 3 km, đã đượcnhựa hóa
+ Đường Trung tâm huyện - Trung tâm xã Ẳng Nưa: 3 km, đã nhựa hóa.+ Đường từ Quốc lộ 279 địa phận huyện Điện Biên (km50) - Trung tâm
xã Mường Đăng: 9 km, đã được láng nhựa
Trang 36+ Đường từ trung tâm xã Mường Đăng Trung tâm xã Ngối Cáy Quốc lộ 279 (km30 xã Ẳng Tở): 18,6 km, đường đất mùa mưa đi lại khó khăn.
Đường trục thôn, liên thôn: đi lại còn gặp nhiều khó khăn, một số bảnchưa có đường ô tô đến bản, hiện nay đã được cứng hóa 16,1/217,8 km, tỷ lệđạt 7,4%
- Đường ngõ xóm: đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưađạt 60/260 km, tỷ lệ đạt 23%
- Đường giao thông nội đồng: đã được cứng hóa 0/217,8 km tỷ lệ cứnghóa đạt 0% [7]
3.1.3.2 Hệ thống thuỷ lợi
Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã xây dựng được 53 công trình thủylợi có đầu mối kiên cố và một số phải tạm phục vụ tưới tiêu chủ động cho969,29 ha lúa xuân, 1.470,27 ha lúa mùa của bà con nông dân trên địa bàn.Ngoài ra còn cung cấp nước cho diện tích thủy sản, rau màu, cây công nghiệp,cây ăn quả…
Tổng số km kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hóa đạt72,6/238,1 km, tỷ lệ đạt 30,5% Tuy nhiên hiện nay do tình hình mưa lũ, sạt
lở đã làm một số công trình xuống cấp Do vậy, để các công trình thủy lợi trênđịa bàn đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất, đạt tỷ lệ kiên cố hóa theo Chươngtrình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM thì cần phải có nguồn vốn đầu tư từcác chương trình, dự án và có sự góp sức của người dân [7]
3.1.3.3 Nước sinh
hoạt
- Đến hết năm 2013 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 75 công trìnhcấp nước sinh hoạt nông thôn Trong đó chủ yếu là hệ thống tự chảy tập trung,chỉ có duy nhất công trình nước sinh hoạt bản Kéo là có dùng bơm động lực
- Tuy các công trình cấp nước sinh hoạt mới được đầu tư xây dựngtrong một vài năm trở lại đây, song đến nay một số công trình đã bị xuốngcấp, đường ống bị vỡ, hỏng hoặc tắc Mặt khác do địa hình đồi núi các hộ ở
Trang 37rất phân tán nên nhiều hộ chưa tiếp cận được với công trình nước sinh hoạtmới đầu tư Vì vậy có một số bản tuy có công trình cấp nước tập trung nhưngchỉ có 50% - 60% số hộ của bản được sử dụng.
- Theo kết quả điều tra, thống kê của các xã, tính đến hết năm 2015 trênđịa bàn huyện có tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 58,42% [7]
3.1.3.4 Hiện trạng về cấp điện
Hiện nay có 9/10 xã, thị trấn với 101/127 bản, tổ dân phố trên toànhuyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia với tổng số hộ sử dụng điện năm2015: 7.788/9.422 hộ, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn đạt 82,66%
và 10/10 xã, thị trấn được sử dụng nước sạch [7]
3.1.3.5 Hiện trạng về y tế, giáo dục
- Y tế: Hiện nay 100% xã, thị trấn có trạm y tế; 2/9 xã có trạm y tế (xãẲng Nưa, Ẳng Tở) đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ người dân tham gia các hìnhthức BHYT tại các xã đạt 99,2%
- Giáo dục: Toàn huyện có 40 trường học các cấp, trong đó: 4 trườngPhổ thông trung học, 10 Trung học cơ sở, 13 trường Tiểu học, 13 trườngMầm non Tổng số trường học trên địa bàn các xã đã có 10/32 trường đạtchuẩn Quốc gia về xây dựng NTM
Tuy nhiên còn một số trường mầm non vẫn là nhà tạm, tỷ lệ các điểmtrường tiểu học và mầm non tại các bản phần lớn là nhà tạm Ngoài ra do điềukiện còn khó khăn về giao thông nên tình hình học tập trên địa bàn các xã gặprất nhiều khó khăn đặc biệt với cấp mầm non, tiểu học Nhìn chung cơ sở hạtầng và vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em cácdân tộc trên địa bàn [7]
3.1.4 Tình hình an ninh trật tự
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của huyện khá ổnđịnh Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thường xuyênđược quan tâm chỉ đạo Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục
Trang 38được củng cố; bám chắc địa bàn, chủ động tích cực phòng ngừa, đấu tranhgiải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc, phức tạp về an ninh trật tự tại cơ sởkhông để thành điểm nóng Tuy nhiên tình hình di cư tự do; tuyên truyền đạotrái pháp luật và đặc biệt là tình trạng buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túytrên địa bàn ngày càng có những diễn biến phức tạp Đội ngũ công an từngbước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Đến nay các xã trên địa bàn huyện vẫn chưađạt tiêu chí về NTM [7].
3.1.5 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Mường Ảng
Theo kết quả thống kê đất đai thời điểm 01/01/2017, trong vùng dự ánhuyện Mường Ảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 37.150,45 ha Cơ cấu sửdụng đất được thể hiện như sau [6]:
- Đất trồng ngô nương: 990 ha chiếm 2,7% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất trồng các loại cây hàng năm khác: 3.350,59 ha chiếm 9% tổngdiện tích đất tự nhiên
- Đất luân canh và trồng cây khác: 1.906,94 ha chiếm 5,1% tổng diệntích đất tự nhiên
- Đất trồng cây lâu năm: 2.544,37 ha chiếm 6,85% tổng diện tích đất
tự nhiên
- Đất lâm nghiệp: 21.687,37 ha chiếm 58,38% tổng diện tích đất tựnhiên Trong đó: Đất rừng sản xuất: 8.961,77 ha, đất rừng phòng hộ12.725,6 ha
Trang 393.1.5.2 Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 769,28 ha chiếm 2,07% tổng diệntích đất tự nhiên, trong đó:
- Đất ở: 161,26 ha chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chuyên dùng: 220,19 ha chiếm 0,59% tổng diện tích đất tự nhiên:+ Đất quốc phòng: 10,15 ha
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 3,73 ha
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 5,01 ha
3.1.5.4 Đất ở
Diện tích đất ở là 161,26 ha chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên.Mường Ảng là huyện vùng núi với điều kiện địa hình và tập tục lâu đời, đồngbào dân tộc thiểu số thường cư trú, sản xuất tại các thung lũng, dưới chân núicao, dọc khe núi, khe suối là nơi có nguy cơ sạt lở rất lớn đặc biệt trong mùamưa lũ; thiếu các điều kiện để phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng nông thôn Đây cũng chính là điều kiện khó khăn cho việc sắp xếp bố trí
ổn định dân cư và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội
Trang 403.1.6 Khái quát về huyện Mường Ảng và hệ thống tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng
3.1.6.1 Khái quát về huyện Mường Ảng
Huyện Mường Ảng được thành lập theo Nghị định số 135/NĐ-CP ngày14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện TuầnGiáo, có tổng diện tích tự nhiên là 44.352,5 ha, với dân số 43.895 người.Huyện có 10 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Mường Ảng và 9 xã: ẲngCang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Búng Lao, Xuân Lao, Nặm Lịch, Mường Lạn,Mường Đăng, Ngối Cáy [11]
3.1.6.2 Hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Mường Ảng
Huyện Mường Ảng gồm 12 phòng ban chuyên môn bao gồm: Vănphòng HĐND - UBND huyện; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Giáo dục -Đào tạo; Phòng Y tế; Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Thanh trahuyện; Phòng Tư pháp; Phòng Nội vụ; Phòng Kinh tế - hạ tầng; Phòng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và môi trường; Phòng Vănhóa - thông tin - Thể dục thể thao; Trạm khuyến nông - khuyến ngư và 9 xã
và 1 thị trấn gồm: Xã Ẳng Cang, xã Ẳng Nưa, xã Ẳng Tở, xã Ngối Cáy, xãMường Đăng, xã Nặm Lịch, xã Mường Lạn, xã Búng Lao, xã Xuân Lao và thịtrấn Mường Ảng
Hệ thống tổ chức của UBND huyện được thể hiện qua hình 3.1