Ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã nghĩa sơn, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

118 503 4
Ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã nghĩa sơn, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc, chưa được sử dụng trong bất cứ một tài liệu khoa học nào. Các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Nghĩa Sơn, ngày tháng … năm 2014 Sinh viên Trần Văn Hiệu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát Triển Nông Thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ UBND huyện Nghĩa Đàn, ban địa chính xã Nghĩa Sơn và bà con nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện, cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết, những thông tin, ý kiến đóng góp thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy giáo PGS.TS.Trần Đình Thao, trưởng khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn người đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè là chỗ dựa tinh thần vững chắc, luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong có được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, xây dựng của quý thầy cô, các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Sơn, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Văn Hiệu ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu hồi quá nhiều với tốc độ nhanh và chưa quan tâm đến quy hoạch đang là vấn đề bức thiết hiện nay. Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất xã hội lớn, phức tạp. Nếu chỉ giải quyết được mặt kinh tế của vấn đề mà lại làm trầm trọng thêm mặt xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ rất hạn chế, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An cũng đang diễn ra quá trình thu hồi đất mạnh mẽ làm người nông dân mất đất ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” Khóa luận đặt ra các mục tiêu cụ thể là: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp đối với kinh tế hộ nông dân; tìm hiểu thực trạng mất đất nông nghiệp của người dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; đánh giá ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; đề xuất giải pháp giúp người nông dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn và bảo vệ môi trường sinh thái tiến bộ, bền vững. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu. Để đánh giá thực trạng mất đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Sơn, tôi thu thập cả thông tin thứ cấp và sơ cấp. Thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình phát triển kinh tế xã hội được thu thập từ ban địa chính, ban thống kê xã trong khoảng thời gian 2010-2013. Kết hợp với thông tin sơ cấp từ điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ chia làm 3 iii nhóm (30 hộ mất nhiều đất thuộc nhóm 1, 20 hộ mất ít đất thuộc nhóm 2 và nhóm 3 gồm 10 hộ không mất đất). Các thông tin điều tra gồm nguồn lực của hộ (đất đai, lao động, vốn), tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trước thu hồi (2010) và sau thu hồi (2013). Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết luận sau: Trên địa bàn xã, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh gây ảnh hưởng cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, đặt biệt ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế hộ nông dân mất đất. Mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới 3 nhóm hộ khác nhau thì khác nhau. Nhóm 1 do diện tích đất canh tác giảm tới 80,45% làm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, tăng nguồn thu từ ngành nghề khác: CN- TTCN-XD và đặc biệt là hoạt động buôn bán, dịch vụ; nguồn lực tiền vốn và nguồn lực tài sản vật chất (nhà cửa, đồ dùng gia đình) tăng mạnh, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động TM-DV, công nhân và lao động tự do là lực lượng lao động thiếu việc làm chủ yếu. Nhóm 2 diện tích đất nông nghiệp giảm 38,95%, các hộ nhóm 2 cũng chịu ảnh hưởng như nhóm 2 nhưng mức độ ít hơn. Nhóm 3 do không mất đất nên trước và sau khi thu hồi không có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung của xã thì lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực TM-DV cũng có chiều hướng tăng, tình hình sản xuất nông nghiệp khá tốt nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tăng cao. Nhưng lượng tiền mặt và tình hình xây dựng nhà cửa mua sắm trang thiết bị của nhóm này ít hơn nhóm 1 và nhóm 2. Theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý tại địa phương thì thu nhập của hộ nông dân mất đất tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện, giáo dục được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực còn có nhiều ý kiến đánh giá không tốt về tình hình an ninh trật tự, tình trạng iv thiếu việc làm tăng, và khả năng đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai sẽ bị đe dọa. Một số giải pháp được đưa ra nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân mất đất nói riêng và phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn xã nói chung là: đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao; phát triển CN- TTCN và TM-DV trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động mất đất; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Cuối cùng để giúp các hộ nông dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế sau khi mất đất, tôi đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, chính quyền địa phương, đối với hộ nông dân trên địa bàn. v MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2.1.1 Cơ sở lý luận về nông dân 5 21. Đào Thế Tuấn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông 101 nghiệp nông thôn 101 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất đai của xã Nghĩa Sơn từ năm 2010-2013 Error: Reference source not found Bảng 3.2:Tình hình phát triển kinh tế của địa phương giai đoạn 2010-2013 Error: Reference source not found Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Nghĩa Sơn giai đoạn 2011-2013 Error: Reference source not found Bảng 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010 -2013 Error: Reference source not found Bảng 4.2 :Diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên địa bàn xã Error: Reference source not found Bảng 4.3: nhân khẩu của nhóm hộ điều tra. .Error: Reference source not found Bảng 4.4 : Thông tin lao động của các nhóm hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.5: Diện tích đất nông nghiệp thu hồi của các hộ nông dân mất đất Error: Reference source not found Bảng 4.6: tiền đền bù của các hộ điều tra được nhận Error: Reference source not found Bảng 4.7: Biến động diện tích đất canh tác của nhóm hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.8: Biến động diện tích cơ cấu cây trồng của các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.9: biến động cơ cấu vật nuôi của các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.10 : Biến động cơ cấu lao động, ngành nghề của các nhóm hộ điều tra Error: Reference source not found vii Bảng 4.11: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.12: Biến động chi tiêu bình quân của các nhóm hộ Error: Reference source not found Bảng 4.13: Biến động cơ sở vật chất của các nhóm hộ điều tra Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa CC Cơ cấu DT Diện tích SL Số lượng ĐVT Đơn vị tính CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN-TTCN-XD Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng TTCN-NN Tiểu thủ công nghiệp - Ngành nghề BCH Ban chấp hành UBND Uỷ ban nhân dân LHQ Liên hợp quốc KCN Khu công nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn BQ Bình quân DS-KHHGD Dân số - kế hoạch hóa gia đình LĐ/hộ Lao động/hộ viii SS LĐNN/hộ LĐ kiêm/hộ LĐ PNN/hộ So sánh Lao động nông nghiệp/hộ Lao động kiêm/hộ Lao động phi nông nghiệp/hộ ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia, đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được bời vì nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động(Đỗ Kim Chung, 2009) . Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.”( Luật đất đai, 1993). Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Thực hiện mục tiêu sớm “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như Nghị quyết Đại hội IX đề ra, hàng vạn ha đất nông nghiệp được thu hồi để sử dụng vào xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng. Theo bộ Tài nguyên và Môi trường, trong những năm qua, đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp bình quân mỗi năm khoảng 80.000ha . Bên cạnh đó, ngày nay thị trường mua bán ruộng đất phát triển mạnh mẽ, việc quy định giá đất mới cho các vùng gần với giá thị trường là một công nhận chính thức kết quả của việc đầu cơ ruộng đất thời gian qua, làm cho người nghèo rất khó có thể tiếp xúc với đất đai và thúc đẩy quá trình mất đất của nông dân diễn ra nhanh hơn nữa . Việc mất đất nông nghiệp diễn ra rộng rãi ở nhiều địa phương và những năm gần đây tốc độ nhanh đến chóng mặt. Thu hồi một phần đất nông nghiệp để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp khác để phục vụ cho công cuộc công 1 [...]... triển kinh tế- xã hội của địa phương 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp đối với kinh tế hộ nông dân; - Thực trạng mất đất nông nghiệp của người dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; - Phân tích ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh. .. triển kinh tế- xã hội của địa phương? 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An - Đối tượng điều tra: hộ nông dân mất đất nông nghiệp - Các chính sách của Nhà nước, địa phương trong chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động của. .. Nghệ An 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng của việc mất đất nông nghiệp đối với hộ nông dân xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An để đánh giá ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông đân trên địa bàn xã Từ đó, đưa ra giải pháp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập giúp người nông dân mất đất có cuộc sống ổn định, vươn lên... nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn xã, từ đó đề xuất những giải pháp để người nông dân sau khi bị mất đất nông nghiệp có cuộc sống ổn định và từng bước vươn lên làm giàu Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 2 1.2... Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; - Đề xuất giải pháp giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế hộ gia đình 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Mất đất nông nghiệp là gì? - Thực trạng việc mất đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Sơn? - Mất đất nông nghiệp ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kinh tế hộ nông dân? - Giải pháp gì để nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho hộ nông dân mất đất góp phần đẩy... Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An - Phạm vi về thời gian của số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài được lấy qua 4 năm 2010-2013 và phiếu điều tra đầu năm 2014 4 PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MẤT ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỚI KINH TẾ HỘ NỒNG DÂN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Cơ sở lý luận về nông dân 2.1.1.1 Hộ nông dân - Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, ... với kinh tế hộ nông dân 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân xã Nghĩa Sơn Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho hộ nông dân góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Nghĩa. .. đền bù đất nông nghiệp tác động lớn đến nông dân Luật Đất đai của Việt Nam quy định: Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở của nông dân để sử dụng cho các mục đích công cộng hoặc phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất ở của nông dân, Nhà nước phải đền bù cho nông dân đất mới 16 theo diện tích và hạng đất tương đương Nếu không có đất đền... chất xã hội lớn, phức tạp Nếu chỉ giải quyết được mặt kinh tế của vấn đề mà lại làm trầm trọng thêm mặt xã hội thì hiệu quả kinh tế sẽ rất hạn chế bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến hộ nông dân khi mà đất đai là tài sản lớn nhất của họ Sự chuyển hóa đó mang theo cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực * Ảnh hưởng tích cực - Việc thu hồi đất nông nghiệp cho xây dựng khu công nghiệp, xây dựng trang trại, nông. .. tăng nhanh, diện tích rừng tự nhiên giảm Tình trạng đốt phá rừng, khai thác rừng tự phát, cho người nước 12 ngoài thuê đất rừng dài hạn đã và đang gây tác động xấu đến tài nguyên và môi trường đất, nước, hệ sinh thái… qua đó ảnh hưởng đến năng suất của đất 2.1.4 Ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính . mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp đối với kinh tế hộ nông dân; - Thực trạng mất đất nông nghiệp của người dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; - Phân tích ảnh. nông nghiệp và ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp đối với kinh tế hộ nông dân; tìm hiểu thực trạng mất đất nông nghiệp của người dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; đánh giá ảnh hưởng. ảnh hưởng của việc mất đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Đối tượng điều tra: hộ nông dân mất đất nông nghiệp. - Các chính sách của Nhà nước,

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

      • 2.1.1 Cơ sở lý luận về nông dân

      • 21. Đào Thế Tuấn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông

      • nghiệp nông thôn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan