Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân ở xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội

112 1.2K 9
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân ở xã đa tốn, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả khóa luận Nguyễn Duy Thăng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ", tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo: Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng với các cán bộ UBND xã Đa Tốn, Hợp tác xã Nông nghiệp xã Đa Tốn cùng với các nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suất quá trình diều tra thu thập số liệu tại địa phương. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thiêm, người đã nhịêt tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2014. Tác giả khóa luận Nguyễn Duy Thăng I. MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, … là tất yếu. Tuy nhiên, quá trình trên cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Nước ta là một nước nông nghiệp, một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là lương thực. Với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, sản xuất lúa nước là chính. Trước thách thức đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là bức xúc nhất, đây cũng là thách thức lớn nhất đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm là nơi thuộc ngoại thành Hà Nội, thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn, cung cấp lương thực, thực phẩm cho thủ đô. Do là khu vực ngoại thành thủ đô, xã có quá trình đô thị hóa nhanh, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là những KCN, KĐT. Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, khi mất đất, mất tư liệu sản xuất, người dân không có việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn hơn. Thực tế có một số hộ có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhưng cũng có nhiều hộ gặp khó khăn trong việc tạo lập sinh kế mới cho mình. Sau một thời gian tìm hiểu việc thu hồi đất nông nghiệp ở đây, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” để phân tích sự thay đổi về các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nông dân trước và sau khi bị thu hồi đất từ đó có những cơ sở đưa ra những giải pháp hợp lý để phát triển ổn định và bền vững sau khi nhà nước thu hồi đất. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân, đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế hộ nông dân. Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đề một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân sau khi thu hồi đất. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Sinh kế là gì? Sinh kế bền vững? Việc thu hồi đất có những ảnh hưởng như thế nào đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ nông dân? Cần làm gì để các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế của các hộ nông dân được duy trì, phát triển và kết quả sinh kết được cải thiện. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của hộ nông dân. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của những hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất, phân tích quá trình thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng. Phạm vi không gian: đề tài được triển khai nghiên cứu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: • Số liệu nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013. • Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2014 đến 05/2014. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU II.1. Cơ sở lý luận II.1.1.Khái niệm về sinh kế của hộ nông dân II.1.1.1.Sinh kế Phương pháp tiếp cận sinh kế là một trong các phương pháp tiếp cận trong phát triển nông thôn không chỉ nâng cao mọi mặt đời sống hộ gia đình mà còn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng bền vững và hiệu quả. Người đi đầu về nội dung sinh kế đó là Robert Chambers trong tác phẩm của ông vào những năm 1980. Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Phương pháp tiếp cận sinh kế đã được phát triển và hoàn thiện ở các nước phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế Anh về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiến các loại hình sinh kế bền vững”. Đây là một trong ba mục tiêu chung mà Bộ Nông nghiệp quốc tế Anh đã đặt ra trong sách Trắng năm 1997 nhằm đạt được những mục tiêu chung về xóa đói giảm nghèo. Theo khái niệm của Bộ Nông nghiệp quốc tế Anh đưa ra thì “Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”. Theo khái niệm nêu trên thì chúng ta thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người để đạt được mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có của con người như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn vốn, lao động, trình độ phát triển của khoa học công nghệ. Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. Sinh kế là cách làm ăn để mưu sống bao gồm tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn vốn sinh kế hộ nông dân có được bao gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn xã hội. Hay nói cách khác sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ. Sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai. Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. II.1.1.2. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối liên hệ giữa những thành phần này. Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng. Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh kế Khung sinh kế bền vững được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Khung sinh kế bền vững Nguồn: DFIT, 2001 Đây là khung giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện hữu và dùng nó làm cơ sở để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các hoạt động khác. Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng nhiều Tự nhiên Tài chính X ã hội Vật chất Con người Bối cảnh dễ tổn thương -Xu hướng - Thời vụ -Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh…) Chính sách, tiến trình và cơ cấu -Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc -Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá) Các chiến lược SK -Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) -Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên -Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinh tồn hoặc tính bền vững Các kết quả SK -Thu nhập nhiều hơn. -Cuộc sống đầy đủ hơn. -Giảm khả năng tổn thương. -An ninh lương thực được cải thiện. -Công bằng xã hội được cải thiện. -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên -Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ loại công cụ hiện có như phân tích xã hội và phân tích các bên liên quan, các phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về: Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các xu hướng bên ngoài (xu hướng về kinh tế, xu hướng phát triển dân số). Khả năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản sinh kế và khả năng sử dụng chúng vào sản xuất. Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho các loại hình tài sản sinh kế của người dân. Các chiến lược mà người dân áp dụng để theo đuổi mục đích của mình. Khung sinh kế giúp sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan với nhau như thế nào? Khung không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà chỉ đưa ra một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận trên góc độ phức hợp và sâu rộng những vẫn đề trong khuôn khổ có thể quản lý được. Khung sinh kế luôn đặt trong trạng thái động, không có điểm đầu, điểm cuối. Giá trị của một khung sinh kế giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ thống các tác nhân gây ra nghèo khổ và mối quan hệ giữa chúng. Có thể đó là những cú sốc và xu hướng bất lợi, các chính sách và thể chế hoạt động kém hiệu quả hoặc việc thiếu cơ bản các tài sản sinh kế. Mục đích của khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người đã kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu và ước nguyện mà con người đạt được nhờ sử dụng và kết hợp các nguồn lực khác nhau có thể gọi là kết quả sinh kế. Đây là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Các thành phần của khung sinh kế bền vững Hoàn cảnh dễ bị tổn thương Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính [...]... Dung Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Vũ Tiến Quang Nghiên cứu ảnh hưởng của mất đất nông nghiệp do xây dựng KCN Bắc Phú Cát đến sinh kế của nông dân xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Tây Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2008, Ngô Văn Hoàng Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất do... vốn sinh kế của họ thay đổi Vì vậy, người nông dân cần có chiến lược sinh kế mới để thích nghi với những thay đổi đó II.1.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến kết quả sinh kế của hộ nông dân Sau khi bị thu hồi đất, các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế của người nông dân thay đổi, dẫn đến kết quả sinh kế của họ cũng thay đổi theo Cơ cấu thu nhập của những hộ bị mất đất có nhiều thay đổi, thu. .. dụng đất bị Nhà nước thu hồi Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này (Chính phủ, 2004) II.1.3 .Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế hộ nông dân Thu hồi đất là tất yếu của các quốc gia đang phát triển, việc thu hồi đất đã có nhiều ảnh hưởng đến người dân cả... ứng xử của họ Nói lên ảnh hưởng của việc thu hồi đất hay ảnh hưởng của KCN đến sinh kế của người dân Hầu hết các nghiên cứu cho rằng việc thu hồi đất để xây dựng KCN có ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mặc dù nó tạo cơ hội việc làm mới cho nông dân nhưng do trình độ của người dân thấp nên không thể đáp ứng được nhu cầu lao động chất lượng cao của nhà máy, xí nghiệp Dẫn đến tình trạng thất nghiệp. .. dân ra sao Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội Đây là kết quả của những thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng và các tổ chức phát triển mong muốn đạt được II.1.2.Lý luận về thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân II.1.2.1 Thu hồi đất nông nghiệp Thu hồi đất. .. trang thiết bị, cơ sở vật chất và tiêu dùng hằng ngày Từ đó, nguồn vốn vật chất của người nông dân có nhiều thay đổi, một số hộ nông dân không nhận thức đúng đắn hậu quả của sự thay đổi này có đến tương lai của chính gia đình mình II.1.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, tư liệu sản xuất chính của người nông dân bị mất, kéo theo... bị thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc được các cấp ngành và nhiều người quan tâm Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề sinh tế hộ nông dân, cụ thể là sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp như: Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên ThS Nguyễn Trọng Đắc – ThS Nguyễn Thị Minh Thu – ThS... có 1894 hộ, năm 2012 tăng lên 1898 hộ, năm 2013 có 1907 hộ Trong đó hộ sản xuất nông nghiệp chiếm số lượng lớn so với hộ phi nông nghiệp, do xã là xã thu n nông, năm 2011 hộ nông nghiệp có 1699 hộ chiếm 89,70% tổng số hộ, chỉ có 195 hộ phi nông nghiệp Năm 2012, hộ nông nghiệp tăng lên 0,17% so với năm 2011 tức là 1702 hộ, số hộ phi nông nghiệp cũng tăng lên là 196 hộ Năm 2013 thì số hộ nông nghiệp tăng... người nông dân sẽ có nhiều thay đổi Mất đất, mất tư liệu sản xuất chính, các nguồn vốn sinh kế của người nông dân cũng thay đổi theo, buộc họ phải có những chiến lược sinh kế mới để phù hợp với những nguồn vốn sinh kế đã bị thay đổi, từ đó, kết quả sinh kế của họ cũng có nhiều chuyển biến II.1.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến nguồn lực sinh kế của hộ nông dân Đời sống luôn gắn liền với việc. .. khu công nghiệp tập trung đến đời sống kinh tế - xã hội của nông dân xã Phương Liễu - Quế Võ Bắc Ninh Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Trần Thị Thoa Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất và đời sống của hộ dân xã Yên Sơn - Quốc Oai – Hà Tây Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2006, Nguyễn Thị Xuân Các nghiên cứu này đều tìm hiểu sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, . thời gian tìm hiểu việc thu hồi đất nông nghiệp ở đây, tôi quyết định chọn đề tài: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội . nông dân. Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đề. thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của hộ nông dân II.1.2.1. Thu hồi đất nông nghiệp Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người

Ngày đăng: 18/10/2014, 15:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1. Các quan điểm

  • 1.1.1.2. Mục tiêu phương hướng

  • 1.1.1.3. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và quản lý

  • 1.1.1.4. Nhóm giải pháp cho người bị thu hồi đất

  • 1.1.1.5. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan