Nguyên nhân do người chăn nuôi gặpnhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro sản xuất như : rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi ro do thức ăn chăn nuôi…khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra qu
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này
là trung thực, tin cậy và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vịnào
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện khoá luận này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bảnthân là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên giúp đỡcủa các tổ chức, tập thể, gia đình, bạn bè
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội Những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quá trìnhhọc tập ở trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nôngthôn - những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức và dìu dắt tôi tronghọc tập
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Nguyễn Thị ThuHuyền, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin cảm ơn Đảng bộ, UBND và nhân dân xã Hưng Tân, huyện HưngNguyên, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi nghiên cứu thực hiện đềtài
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự động viên, đóng góp ý kiếncủa các thầy cô, gia đình và bạn bè
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trang 3TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
1 Mở đầu
Chăn nuôi lợn đang đóng góp một khoản thu nhập khá lớn cho người dân
ở xã Hưng Tân Tuy nhiên chăn nuôi lợn ở xã những năm gần đây có xu hướnggiảm về số lượng đàn và quy mô đàn lợn Nguyên nhân do người chăn nuôi gặpnhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro sản xuất như : rủi ro về giống, rủi ro dịch bệnh, rủi
ro do thức ăn chăn nuôi…khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra quyết địnhsản xuất và ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân của xã Có nhiều yếu tố dẫnđến rủi ro sản xuất như : hệ thống thú y, trình độ của người chăn nuôi, đất đai,
tài chính của hộ…Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro nói chung và rủi ro sảnxuất nói riêng trong chăn nuôi lợn thịt;
- Đánh giá thực trạng về rủi ro sản xuất và thiệt hại của rủi ro sản xuấttrong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợnthịt của các hộ nông dân;
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợnthịt của các hộ nông dân tại xã Hưng Tân trong thời gian tới
Để thực hiện các mục tiêu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:Phương pháp thu thập số liệu (Thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp),
phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh), phương pháphạch toán
Trang 42 Kết quả nghiên cứu
Chăn nuôi lợn thịt hiện nay trên địa bàn xã chủ yếu là theo hình thức báncông nghiệp cũng như sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu Tổng số controng ba năm qua có tăng nhưng tăng chậm do chịu nhiều ảnh hưởng của rủi ro,nhất là rủi ro trong sản xuất mang lại làm người chăn nuôi có chút nản lòng vớinghề chăn nuôi lợn thịt Các loại rủi ro này không chỉ xảy ra trong toàn xã màđây là những rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn chung của cả nước
Trong quá trình chăn nuôi, những hộ chăn nuôi ở xã Hưng Tân gặp phảirủi ro sản xuất lợn thịt, mức độ thiệt hại ở từng loại rủi ro là khác nhau:
Rủi ro giống:
Thiệt hại: Ở cả ba quy mô tỷ lệ gặp rủi ro liên quan tới giống lợn bình
quân là 50% tổng số hộ điều tra Khi xảy ra rủi ro về giống sẽ làm năng suấtgiảm, kéo dài chu kỳ chăn nuôi, tăng chi phí sản xuất kéo theo doanh thu sẽ bịgiảm, hộ gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi gây ảnh hưởng đến thu nhậpcủa hộ
Nguyên nhân: Vẫn còn nhiều tập quán sản xuất cũ, đặc biệt là trong chọn
giống vật nuôi và phối giống vật nuôi, người dân dựa vào kinh nghiệm, hàngxóm và anh em là chủ yếu Theo số liệu điều tra thì nguồn giống chủ yếu là củanhà, họ hàng/làng xóm chiếm trên 60% nguồn giống của hộ chăn nuôi Điều này
là do gia đình tự nuôi được lợn nái và chỉ lấy lượng tinh từ các trại về tự thụtinh cho lợn nái nhà mình Con lợn mẹ thì người dân đa số tự giữ lại từ đànlợn thịt của mình nuôi thành lợn nái, chính vì thế nên chất lượng con lợn mẹkhông đảm bảo tiêu chuẩn Hiểu biết của người dân về giống vật nuôi hạnchế, không biết được chất lượng con giống chiếm trên 80% tổng số hộ điềutra
Rủi ro về dịch, bệnh:
Thiệt hại: Rủi ro do dịch, bệnh là điều đáng lo ngại nhất đối với người
chăn nuôi Qua điều tra cho thấy 3 năm trở lại đây có 100% tổng số hộ điều tra
Trang 5mắc gặp và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Rủi ro về dịch bệnh mang lại nhiềuthiệt hại nặng nề không hề mong muốn trong quá trình sản xuất của người chănnuôi.
Nguyên nhân: Do các hộ QMN sử dụng thêm thức ăn tận dụng từ phụ
phẩm nông nghiệp nên dễ mắc các bệnh thông thường hơn các quy mô khác vàhiện nay, sự xuất hiện của các bệnh lạ, bệnh ghép vào nhau nên người dân cũngkhó phát hiện nhanh được Công tác phòng bệnh và chữa bệnh của người dâncòn kém, trình độ cán bộ thú y còn thấp Chuồng trại không đảm bảo chủ yếu làbán kiên cố, vẫn có tạm bợ và gần 70% nằm trong khu dân cư Bên cạnh đó lànguyên nhân từ các tác nhân khác trong thị trường mang mầm bệnh từ bên ngoàivào chuồng trại
Rủi ro do TĂCN:
Thiệt hại: Theo điều tra thì số hộ chăn nuôi mắc phải rủi ro về TĂCN là
54% tổng số hộ điều tra Gặp ít rủi ro nhất là các hộ quy mô nhỏ do các hộ này
sử dụng ít cám công nghiệp, mức độ gặp rủi ro tăng dần theo quy mô
Nguyên nhân: Do giá thức ăn chăn nuôi tăng trong mấy năm quá vì cám
trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thức ăn chănnuôi tăng là do giá nguyên liệu tăng, thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu tăng,cùng với giá vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng dẫn đến giá thức ăn chănnuôi tăng Bên cạnh đó do người chăn nuôi hạn chế hiểu biết nên mua phải thức
ăn kém chất lượng, kho chứa không đảm bảo làm thức ăn bị hỏng trong quátrình dự trữ
Từ thực trạng rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt, nghiên cứu cũng chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợnthịt trên địa bàn gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
3 Các giải pháp
Từ thực trạng và thiệt hại rủi ro sản xuất mang lại cho người chăn nuôi,
nghiên cứu đề xuất ra mô hình liên kết giữa các tác nhân liên quan trong ngành
Trang 6chăn nuôi, làm rõ vai trò của từng tác nhân nhằm giảm thiểu đến mức tối đa rủi
ro cho người chăn nuôi Từ đó, nêu ra các giải pháp cụ thể cho từng loại rủi rosản xuất liên quan đến hộ nông dân
- Các giải pháp về giống: Tập huấn chọn giống, tạo ra hệ thống thông tin
minh bạch và chính thống cho người chăn nuôi, hệ thống liên kết giữa nhữngngười chăn nuôi và các trại sản xuất giống…
- Các giải pháp về dịch bệnh: Tuyên truyền về phòng bệnh và chữa bệnh,
nâng cao nhận thức công tác tiêm phòng, quản lý tốt thị trường thuốc thú y, làmtốt công tác phòng bệnh thay vì chữa bệnh…
- Các giải pháp về thức ăn chăn nuôi: Liên kết trong việc mua thức ăn
chăn nuôi, mở các buổi hội thảo về thức ăn chăn nuôi, kiểm tra, giám sát chấtlượng thức ăn chăn nuôi lưu hành trên địa bàn…
- Các giải pháp khác: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật
cho người chăn nuôi, tham gia bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm vật nuôi, thực
hiện đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất…
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ xi
DANH MỤC VIẾT TẮT xii
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Nguyên nhân, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt 12
2.1.3 Các bước tiến hành phân tích rủi ro 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam 19
2.2.2 Thực trạng rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam 20
2.2.3 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam 22
2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan 27
Trang 8PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
3.1.1 Vị trí địa lý 29
3.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 39
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.2.4 Phương pháp hạch toán 41
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 42
4.1.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 44
4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra 49
4.2 Thực trạng về rủi ro sản xuất và thiệt hại của rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 50
4.2.1 Rủi ro giống 50
4.2.2 Rủi ro dịch bệnh 54
4.2.3 Rủi ro thức ăn chăn nuôi 59
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 65
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 65
4.3.2 Quản lý rủi ro sản xuất 69
4.4 Các giải pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất và thiệt hại do rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt tại xã Hưng Tân 74
4.4.1 Các giải pháp về giống 77
4.4.2 Các giải pháp về dịch bệnh 78
Trang 94.4.3 Các giải pháp về TĂCN 81
4.4.4 Các giải pháp khác 81
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp hiện trạng đất xã Hưng Tân năm 2013 31
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hưng Tân 32
Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của xã Hưng Tân giai đoạn 2011 - 2013 34
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn toàn xã 42
Bảng 4.2 Số lượng các hộ chăn nuôi lợn thịt 43
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 44
Bảng 4.4 Kinh nghiệm nuôi lợn của hộ theo từng quy mô 45
Bảng 4.5 Diện tích đất các hộ chăn nuôi lợn tại xã 46
Bảng 4.6 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi 47
Bảng 4.7 Tình hình chung về chăn nuôi của các hộ điều tra 49
Bảng 4.8 Mức độ rủi ro về giống 50
Bảng 4.9 Tình hình giống lợn của các hộ chăn nuôi tại xã Hưng Tân 51
Bảng 4.10 Mức thiệt hại của hộ do rủi ro về giống 53
Bảng 4.11 Các loại bệnh chính thường gặp ở lợn thịt trong 3 năm qua 55
Bảng 4.12 Tình hình thiệt hại của hộ do rủi ro về dịch bệnh 58
Bảng 4.13 Mức độ rủi ro về thức ăn chăn nuôi 60
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã Hưng Tân 61
Bảng 4.15 Thiệt hại của hộ do rủi ro về thức ăn chăn nuôi 64
Bảng 4.16 Tài chính của hộ chăn nuôi lợn thịt 67
Bảng 4.17 Phản ứng của người dân khi gặp rủi ro về giống 70
Bảng 4.18 Ứng xử của các hộ nông dân khi có lợn bệnh trên địa bàn 70
Bảng 4.19 Các biện pháp phòng bệnh cho lợn của người chăn nuôi 72
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Những rủi ro trong nông nghiệp gặp phải 10
Sơ đồ 4.1 Mô hình liên kết giảm thiểu rủi ro sản xuất của người chăn nuôi lợn 77
Trang 12VACB : Vườn - Ao - Chuồng – Bioga
Trang 13PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn
và gần 50% lực lượng lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp(Tổng cục thống kê, 2011) Chính vì vậy nông nghiệp - nông thôn luôn được coi
là mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.Trong những năm qua nền nông nghiệp đã được những thành tựu đáng kể gópphần chung vào sự phát triển của đất nước
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nókhông những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hằng ngày của mọingười dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệungười dân hiện nay Trong đó, chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chănnuôi nước ta Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã chochúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu Không những thế, việctiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến Hiệnnay, chăn nuôi lợn thịt đang đứng trước nhiều thử thách như sức mua của thịtrường kém, sản phẩm không bán được, người chăn nuôi thua lỗ kéo dài Đặcbiệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diệnrộng Chi phí đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn thịtngày càng tăng, trong khi chi phí thú y cao (tăng khoảng 5-10%), khiến chongười chăn nuôi đã khó càng thêm khó - Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phócục trưởng phụ trách cục chăn nuôi cho biết (Heo Team tổng hợp, 2014)
Theo Cục Chăn nuôi, số lợn giống nhập về năm 2013 đạt 682 nghìn con,giảm 61,4% so với cùng kỳ năm 2012 Do tiêu thụ chậm, tổng đàn lợn của cảnước vẫn chỉ duy trì ở mức 26,9 triệu con, nên số lượng thịt lợn chỉ nhập khoảng1,2 nghìn tấn (giảm gần 4% so với cùng kỳ)
Trang 14Xã Hưng Tân là một xã thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Trongnhững năm gần đây, kinh tế xã hội có phần khởi sắc, thu nhập chủ yếu củangười dân là trồng lúa và chăn nuôi lợn Nhiều hộ đã thực hiện chuyển đổi cơcấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, giảm dần
tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế Xu hướng chuyển đổi đó đã gópphần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiêu thụ thực phẩm, nâng cao thu nhập chocác hộ gia đình Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết, dịch bệnh khá phức tạp hiệnnay người chăn nuôi lợn đang gặp phải nhiều rủi ro xảy ra đặc biệt là rủi ro sảnxuất khiến cho các hộ khó khăn trong việc ra quyết định sản xuất và ảnh hưởng
tới thu nhập của hộ nông dân của xã Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại
xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân
và các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi rocho các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu
Trang 151.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ có hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Hưng Tân, huyệnHưng Nguyên, tỉnh Nghệ An;
- Các rủi ro sản xuất mà hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất;
- Các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng rủi ro sản xuất mà các hộ nôngdân gặp phải trong quá trình sản xuất lợn thịt Từ đó, đề xuất một số giải phápgiảm thiểu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân
- Phạm vi không gian: Do điều kiện về thời gian và nguồn lực, đề tài chỉtiến hành nghiên cứu 3 trên 9 xóm trong xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên,tỉnh Nghệ An, bao gồm các xóm: 1, 8, 9
- Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập tài liệu có liên quan đến nội dungnghiên cứu trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 (chủ yếu là năm 2013)
- Thời gian thực hiện đề tài từ 23/1/2014 đến 23/5/2014
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Rủi ro là gì? Không chắc chắn là gì? Có những loại rủi ro nào?
- Thực trạng chăn nuôi lợn thịt xã Hưng Tân trong những năm gần đâynhư thế nào?
- Các hộ chăn nuôi lợn thịt đang gặp phải những rủi ro sản xuất nào?Thiệt hại của rủi ro gây ra cho các hộ như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt là gì?
- Giải pháp nào cần được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và giảm thiểuthiệt hại cho các hộ nông dân khi xảy ra rủi ro?
Trang 16PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày của những ngườichăn nuôi lợn, họ thường xuyên phải đối mặt với rủi ro Sự xuất hiện của nhữngrủi ro đã có tác động trực tiếp tới những hộ chăn nuôi này Rủi ro đã có ảnhhưởng không nhỏ đến lợi ích của những hộ chăn nuôi Vì thế nghiên cứu về rủi
ro là vấn đề đáng được quan tâm Từ rủi ro trong phân tích kinh tế được dùng để
đề cập đến tình trạng một quyết định có thể có nhiều kết quả và khả năng khácnhau Nhưng trước tiên cần làm rõ hai khái niệm quan trọng là rủi ro và khôngchắc chắn
2.1.1.1 Rủi ro
Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân cho đến nay thì vẫn chưa có địnhnghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa
ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro Những định nghĩa này được đưa ra rất
đa dạng, phong phú, nhưng tóm lại có thể chia ra làm 2 trường phái lớn đó làtrường phái truyền thống (trường phái tiêu cực) và trường phái trung hoà
Theo trường phái truyền thống
Theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguyhiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn đềkhông chắc chắn có thể xảy ra cho con người” Theo trường phái này có nhiềuđịnh nghĩa như sau:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển TiếngViệt, 1995)
- “Rủi ro đồng nghĩa là điều không may” (Từ và tục ngữ Việt Nam, 1998)
- “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ điểnOxfort)
Trang 17- “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế sovới lợi nhuận dự kiến” (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
- Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bấttrắc gây ra mất mát, hư hại” hay “rủi ro là yếu tố khách quan đến nguy hiểm, sựkhó khăn hoặc điều không chắc chắn”… (Phạm Thị Lam, 2010)
- Trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổnthất về tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”
- Hoặc “Rủi ro là sự bất trắc ngoài muốn xảy ra trong quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp” (Phạm Thị Lam, 2010)
Theo phái trung hoà
Theo trường phái này có một số định nghĩa như sau:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight)
- “Rủi ro là là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biếnđổi không mong đợi” (Allan Willentt)
- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằngxác suất” (Irving Preffer)
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”
- “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiệntrong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dựđoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định.Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đượchoặc mất không thể đoán trước được” (C.Arthur Willam, Jr Smith)
Như vậy theo phái trung hòa thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lườngđược” Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thểmang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm…cho con người, nhưng cũng cóthể mang đến những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đolường rủi ro người ta có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi rotiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai
Trang 182.1.1.2 Không chắc chắn
Không chắc chắn là do việc không biết trước được xác xuất của các kếtquả có thể xảy ra Sự không chắc chắn được xem như là một vấn đề đối với sảnxuất nông nghiệp hơn là các ngành khác và được thể hiện ở các dạng chủ yếusau:
- Sự không chắc chắn về sản lượng
Nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn này là do gặp phải thiên tai, dịchbệnh…Đây là những tác động có hại đối với người chăn nuôi lợn mà khó có thểđoán được trước Ảnh hưởng của cùng một loại thiên tai, dịch bệnh đến cácvùng là khác nhau và ảnh hưởng đến các hộ cũng khác nhau Điều này dẫn tới,khả năng chống lại nó phụ thuộc nhiều vào khả năng, tiềm lực của các hộ chănnuôi lợn Mức độ ảnh hưởng này là một trong những nguyên nhân gây nên sựkhác biệt về sản lượng trong sản xuất (Hồ Sỹ Sáng, 2010)
- Sự không chắc chắn về giá cả
Giá cả đó chính là yếu tố để tạo nên lợi nhuận cũng như quyết định đầu tưcủa nông hộ Trong chăn nuôi lợn thì giá cả cũng có những biến động nhất định.Chẳng hạn thời điểm ra quyết định đầu tư thì người ta khó có thể đoán trướcđược giá cả những sản phẩm đầu ra là bao nhiêu Do thị trường luôn tồn tạinhững yếu tố không hoàn hảo thế nên sự dao động của thị trường cũng có thểđược hiểu là sự không chắc chắn của giá cả (Hồ Sỹ Sáng, 2010)
+ Sự không chắc chắn về giá đầu vào: Người chăn nuôi lợn khi đầu tưnhững yếu tố đầu vào: giống, thức ăn, chuồng trại,…thì không thể lường trướcđược mức độ giá cả, các yếu tố đầu vào biến đổi như thế nào để có những địnhhướng và ra quyết định cho phù hợp (Hồ Sỹ Sáng, 2010)
+ Sự không chắc chắn về giá đầu ra: Thị trường luôn có những biến động
về giá cả thế nên giá cả của đầu ra trong chăn nuôi lợn là rất khó có thể biếttrước được Ở mỗi thời điểm khác nhau thì giá cả đầu ra có thể xuống thấp hoặclên cao, trong khi đó người chăn nuôi lợn không thể biết được giá cao lên lúc
Trang 19nào để bán và lợn là một loài gia súc phải trải qua một gia đoạn nhất định thìmới có thể xuất chuồng được (Hồ Sỹ Sáng, 2010).
- Sự không chắc chắn về xã hội
Liên quan đến việc kiểm soát các nguồn lực sản xuất và sự lệ thuộc củamột số hộ nông dân vào người khác Điều này xảy ra khi không có sự công bằngtrong quyền sở hữu đất đai và các nguồn lực khác: nguồn vốn, kinh nghiệm, kỹthuật mới,…Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau thì tính chất xã hội quyết địnhnên sự không chắc chắn này cũng có mức độ khác (TS Nguyễn Quốc Oánh, bàigiảng “tài chính nông nghiệp”)
- Sự không chắc chắn về con người
Sức khỏe của con người thì không thể biết trước được chính vì thế nênsức khỏe của chủ hộ và các thành viên trong gia đình trong tương lai thì khôngthể biết trước được Điều này ảnh hưởng tới sự quyết định sản xuất của chủ hộ
và sự tiếp nhận, thích ứng với cái mới một cách nhanh hay chậm chạp (TS.Nguyễn Quốc Oánh, bài giảng “tài chính nông nghiệp”)
2.1.1.3 Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn
Từ các khái niệm nêu trên ta nhận thấy rằng rủi ro là khách quan và nếu
có đầy đủ thông tin thì có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra, cònkhông chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra và xác suấtcủa nó không biết trước khi quyết định quản lí Có nghĩa là con người có thể tácđộng để giảm bớt sự thua thiệt cho người sản xuất
Theo J.B.Hardacer (1997) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể địnhnghĩa theo nhiều cách khác nhau, song cách phân biệt thông thường đó là: Rủi
ro là sự biết không hoàn hảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó,còn không chắc chắn là kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó là khôngbiết trước
Theo P.H.Callkin và cộng sự của ông (1983) nói rằng F.H.Knight (1921)
đã phân biệt giữa rủi ro (rick) và không chắc chắn (uncertainty) Theo Knight,
Trang 20rủi ro tồn tại khi người sản xuất biết vùng kết quả có khả năng xảy ra và xác suấtcủa vùng kết quả đối với quyết định của anh ta Ngược lại sự không chắc chắnxảy ra khi các kết quả hoặc sự kiện xảy ra và xác suất của chúng không biết.Thông thường không chắc chắn bao gồm các sự cố thỉnh thoảng xảy ra như lũlụt, hạn hán…
Rủi ro đề cập đến nhiều kết quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau.Khả năng của một kết quả nào đó hiểu theo nghĩa tần suất trung bình xảy ra kếtquả đó Trong khi đó không chắc chắn đề cập đến tình trạng có nhiều kết quả cóthể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa biết khả năng xảy ra của từng kếtquả Như vậy rủi ro và không chắc chắn chỉ khác nhau ở việc đánh giá được haykhông
Đối với những quyết định hằng ngày thì rủi ro không quan trọng bởi vìtổn thất không lớn hoặc xác suất gánh chịu mất mát được cho là nhỏ không đáng
kể Nhưng đối với những quyết định quan trọng của cuộc đời hoặc những quyếtđịnh của sản xuất hay nuôi trồng một con gì hay cây gì người ta phải cân nhắcđến sự không chắc chắn vì nó sẽ có những cách khác nhau quan trọng giữa hậuquả tốt và xấu Do đó, đối với những quyết định như vậy thì rủi ro có thể đượcđánh giá là có ý nghĩa quan trọng Trong chăn nuôi lợn, nhiều quyết định khôngcần tính đến rủi ro nhưng có nhiều quyết định cũng nên chú ý khi lựa chọn cáckhả năng sẵn có
2.1.1.4 Phân loại rủi ro
Có nhiều loại rủi ro và không chắc chắn có thể áp dụng vào quyết địnhquản lý sản xuất nông nghiệp Theo P.H.Callkin (1983) đã chia rủi ro thành 2loại : rủi ro trong kinh doanh và rủi ro về tài chính Hai loại rủi ro này có thể hạnchế được bằng cách thay đổi quyết định sản xuất
- Rủi ro kinh doanh liên quan đến tất cả yếu tố ảnh hưởng đến thu nhậpthuần của trang trại Sau đây là sáu yếu tố chính dẫn đến rủi ro kinh doanh : biến
Trang 21động năng suất, biến động giá, công nghệ kỹ thuật mới, các chương trình củaChính Phủ, thay đổi luật pháp, thay đổi sở thích người tiêu dùng.
- Rủi ro tài chính phản ánh sự mất an toàn về tài chính của doanh nghiệp,trang trại Nó thể hiện ở tỷ số nợ và tài sản của chủ sở hữu, đặc biệt là tỷ số giữatài sản lưu động và nợ hiện hành
Có những tác giả phân loại rủi ro thành 3 loại: rủi ro sản xuất, rủi romaketing, rủi ro về tài chính, nhưng cũng có người phân biệt theo nhiều quanđiểm khác nhau như:
Phân theo lĩnh vực rủi ro
+ Rủi ro trong quá trình sản xuất: Là những rủi ro liên quan trực tiếp đếnquá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân
+ Rủi ro ngoài sản xuất: Là những rủi ro liên quan đến cuộc sống củangười nông dân Trong cuộc sống hằng ngày cũng có rất nhiều rủi ro đến với các
hộ nông dân như ốm đau, bệnh tật, sự mất mát tài sản Những rủi ro trên ảnhhưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của các hộ nông dân
Phân loại theo mức độ rủi ro
+ Rủi ro cá nhân : Rủi ro chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân nào đó
+ Rủi ro cộng đồng : Rủi ro ảnh hưởng đến cả cộng đồng
Phân theo mức độ xuất hiện của rủi ro
+ Rủi ro riêng rẽ : Chỉ xuất hiện một loại rủi ro
+ Rủi ro dây chuyền : Rủi ro này xuất hiện lại kéo theo những rủi ro khác.+ Rủi ro kết hợp : Kết hợp nhiều loại rủi ro với nhau
Theo tài liệu của Hardaker (1997), Bộ Nông Nghiệp Mỹ (1999), WorldBank (2002), Ramsaswami (2003), rủi ro trong nông nghiệp được phân thànhcác nhóm sau căn cứ vào nguồn hình thành :
- Rủi ro trong sản xuất;
- Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường;
- Rủi ro thể chế;
Trang 22- Rủi ro về con người;
- Rủi ro về kỹ thuật;
- Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng
Rủi ro có thể chia nhiều loại khác nhau, nhưng trong nông nghiệp thườnggặp những rủi ro sau:
Sơ đồ 2.1 Những rủi ro trong nông nghiệp gặp phải
(Nguồn : Phạm Thị Lam,
2010) 2.1.1.5 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong nhữngnăm gần đây Trước hết cần phải phân biệt quản lý rủi ro và khắc phục rủi ro.Quản lý rủi ro đề cập tới việc điều chỉnh trong sản xuất và sử dụng nguồn lựctrước khi xảy ra các biến cố về sản xuất tức là trước khi rủi ro xảy ra Quản lýrủi ro không chỉ bao hàm ý chống rủi ro mà còn bao hàm cả ý về lập kế hoạchnhằm để thích ứng với rủi ro
Rủi ro
Rủi ro sản xuất
Rủi ro thể chế
& TC
Rủi ro thị trường
Giống Dịch
bệnh
Thức
ăn CN
Rủi ro khác
Giá đầu vào
Giá đầu ra
Sự sẵn có ĐV
Sự sẵn có ĐR
Thể chế
và CS
Tài chính
Trang 23- Chống lại hoặc không chấp nhận rủi ro để đảm bảo an toàn các hoạtđộng của mình trong trường hợp khả năng xấu có thể xảy ra, mặc dù khả năngxảy ra cũng chỉ có một xác suất nhất định.
- Thái độ trung hòa với rủi ro với mong muốn đạt được thu nhập trungbình giữa sự kiện rủi ro và thuận lợi
- Từ thái độ với rủi ro mà chia nông hộ thành 3 loại người là sợ rủi ro,trung hòa rủi ro và chấp nhận rủi ro
Trong khi đó, khắc phục rủi ro là các hành động hay phản ứng sau khi xảy
ra rủi ro nhằm tối thiểu hóa tác hại Các loại phản ứng thuộc loại này dựa trên cơ
sở lý thuyết phân chia rủi ro, được chia làm 2 loại: ổn định chi tiêu thông quaviệc phân chia rủi ro và thỏa thuận chuyển nhượng giữa hàng xóm với nhau
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung về quản lý rủi ro giữa Australia và NewZealand (AS/NZS 4360: 1995), Haraker và các cộng sự (1997) đưa ra khái niệmrằng : “Quản lý rủi ro là sự áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, cácnguyên tắc và hành động trong định dạng, phân tích, đánh giá, xử lý và giám sátrủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và tối đa hoá các cơ hội” Tuy nhiên các nguyêntắc này không cố định và mang tính thích ứng với từng trường hợp cụ thể(Hardaker, 1997)
Theo tài liệu hướng dẫn “ISO/IEC 73:2002, Quản lý rủi ro - các khái niệm
và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn” của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO thì rủi ro
là sự kết hợp của xác suất xảy ra của sự kiện và hậu quả của sự kiện đó Rủi roxảy ra có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng, đem lại kết quảxấu, không mong đợi
Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cựccủa rủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nóichung, ta phải thực hiện quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện pháp đốivới cả hai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro Quản lý rủi ro là quy trình
Trang 24mà các tổ chức áp dụng bao gồm các bước nhằm xác định, xử lý và điều hànhcác rủi ro ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức.
Việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro là tâm điểm của hoạtđộng quản lý rủi ro Thực hiện quản lý rủi ro sẽ giúp tổ chức đánh giá được khảnăng tác động tích cực và tiêu cực cũng như những hoạt động không mongmuốn đến toàn thể hoạt động của tổ chức
Muốn quản lý rủi ro phải có những thể chế và thông tin cho nông hộ Vớimức rủi ro nhỏ thì cơ chế tương hỗ giữa hộ và cộng đồng sẽ là một công cụ đắclực cho quản lý rủi ro bên cạnh thể chế và chính sách của nhà nước
Vì vậy, có thể nói quản lý rủi ro là một quá trình hoạch định ra những kếhoạch, những phương pháp và các hành động nhằm phân tích, đánh giá, xử lý vàtheo dõi kiểm tra rủi ro với mục tiêu cuối cùng là giảm rủi ro đạt được lợi nhuậnnhư mong muốn
2.1.2 Nguyên nhân, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
2.1.2.1 Nguyên nhân rủi ro sản xuất trong nông hộ chăn nuôi lợn thịt
Nông dân là đối tượng trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp, chonên khi có bất cứ bất trắc nào xảy ra liên quan đến sản xuất hay đời sống thì họđều chịu tổn thất lớn nhất và cũng chính do ngành nông nghiệp có nguy cơ tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro bởi đặc thù của ngành gây nên Từ những điều này cộng thêm
sự bấp bênh trong đời sống mà có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro sản xuất chongười nông dân
Rủi ro giống
Là rủi ro trong sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi Dochất lượng con giống và nguồn giống không đảm bảo, không phù hợp với điềukiện sản xuất nông nghiệp hoặc chưa thích ứng kịp với môi trường khí hậu nóng
ẩm và khả năng chống chịu bệnh tật chưa cao dẫn đến những rủi ro đáng tiếc
Rủi ro dịch bệnh
Trang 25Ảnh hưởng lớn đến người sản xuất nếu dịch bệnh xảy ra Người sản xuấtchỉ biết phòng chống và hạn chế dịch bệnh bùng phát Với rủi ro dịch bệnh gây
ra bởi những thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu và mức hiểu biết thấp vềdịch bệnh của người sản xuất Từ đó đã gây nên những hậu quả đáng tiếc chongười nông dân
Rủi ro thức ăn chăn nuôi
Do giá thức ăn chăn nuôi tăng trong mấy năm quá vì cám trong nước phụthuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thức ăn chăn nuôi tăng là do giánguyên liệu tăng, thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu tăng, cùng với giá vậnchuyển tăng do giá xăng dầu tăng dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi tăng Bên cạnh
đó do người chăn nuôi hạn chế hiểu biết nên mua phải thức ăn kém chất lượng,kho chứa không đảm bảo làm thức ăn bị hỏng trong quá trình dự trữ
Rủi ro kỹ thuật
Công nghệ - khoa học kỹ thuật cũng sẽ là nguyên nhân gây rủi ro trongsản xuất Chuyển từ công nghệ cũ sang công nghệ mới bao giờ cũng chứa đựngyếu tố rủi ro Khi chuyển sang công nghệ mới thì có rất nhiều chi phí kèm theo,cộng với quan điểm, ý thức của người dân chưa cao, kèm theo trình độ tiếp thu
kỹ thuật của người nông dân đang còn chậm
Rủi ro khác
Rủi ro từ thiên nhiên
Đến từ những sự kiện không đoán trước được của thời tiết cũng nhưnhững bất định trong sản xuất nông nghiệp Vì nông nghiệp chịu tác động nhiềucủa yếu tố thiên nhiên mà chúng ta không thể kiểm soát được như thời tiết, sâubệnh, nhiệt độ, lượng mưa…làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong sảnxuất nông nghiệp
Rủi ro liên quan đến con người gây ra hoặc rủi ro cá nhân
Người sản xuất cũng có thể là nguyên nhân gây rủi ro, có thể gây ranhững rủi ro do tác động chủ quan hoặc khách quan như người chủ ốm, bệnh,
Trang 26gia đình cá nhân xảy ra việc…Từ đó, có thể kéo theo rủi ro hợp đồng liên quanđến ứng xử và sự tin tưởng của đối tác.
2.1.2.2 Đặc điểm rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi giữ một vai trò quan trọng
và lợn là một trong những số gia súc được người nông dân lựa chọn Đây là mộtngành có những đặc điểm khác xa so với các ngành khác, trong chăn nuôi luôntiềm ẩn những yếu tố không may Sự khác nhau ở đây có thể xuất phát do nhữngđặc điểm vốn có của ngành Nuôi lợn thịt thường gắn liền với quá trình sản xuấtnông nghiệp nên mức độ rủi ro thường cao hơn các lĩnh vực khác Trong đó baogồm những đặc điểm sau:
+ Nuôi lợn thịt chịu tác động nhiều của các yếu tố ngoại cảnh như thờitiết, dịch bệnh Đặc biệt là dịch bệnh Mặc dù KHKT ngày càng tiên tiến và hiệnđại, con người ngày càng có điều kiện để chế ngự nó nhưng những chế ngự nàythường gây ra những chi phí trực tiếp hoặc chi phí gián tiếp cho chủ hộ Nhiềukhi những tiến bộ về KHKT cũng không chế ngự được những yếu tố đó (Hồ SỹSáng, 2010)
+ Đối tượng là các gia súc lớn nên chịu tác động nhiều của các quá trìnhsinh học vì vậy xác suất rủi ro là rất lớn (Hồ Sỹ Sáng, 2010)
+ Chu kỳ chăn nuôi lợn thường dài nên việc kiểm soát và đánh giá rủi ro
là rất khó thực hiện (Hồ Sỹ Sáng, 2010)
+ Trong chăn nuôi lợn nhiều lúc hộ gia đình muốn vay thêm vốn để mởrộng quy mô chăn nuôi, họ cũng không dám mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tưbởi vì lãi suất cho vay khá cao trong khi nông hộ không có tài sản để thế chấp(Hồ Sỹ Sáng, 2010)
+ Đa phần hộ chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, cơ sở vật chất vềchuồng trại theo đúng tiêu chuẩn vật nuôi sạch (HACCP) khó áp dụng do chănnuôi lợn không tập trung, quy mô nhỏ, gần khu sinh hoạt của nông hộ gây ônhiễm môi trường, không đảm bảo được quy trình kỹ thuật nuôi sạch Nên khi
Trang 272.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro sản xuất trong nông hộ
Yếu tố chủ quan
Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của người chăn nuôi
Các chủ hộ ở Việt Nam đa số là chưa được qua đào tạo, hoặc được đàotạo chắp vá, tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sựhọc hỏi lẫn nhau Chính vì thế nên việc thích ứng với khoa học kỹ thuật để tăngnăng suất và chất lượng sản phẩm còn kém, khiến cho việc tạo ra sản phẩmmang tính cạnh tranh trên thị trường còn rất nhiều hạn chế Khi có bệnh xảy rarất khó có thể xác định nhanh, chính xác để xử lý kịp thời được Cũng như việc
vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng không thể theo đúng kỹ thuật Điều này đãkhiến không ít người chăn nuôi làm ăn thua lỗ hoặc làm giảm nguồn thu củangười dân chăn nuôi
Quy mô, diện tích chuồng trại
Chuồng trại của người dân thường xây bán kiên cố hoặc sử dụng chuồngtạm bợ nên không đảm bảo trong quá trình chăn nuôi, chịu tác động nhiều bởithiên nhiên bên ngoài và làm tốn nhiều chi phí sửa chuồng trại hàng năm Thếnên, với chuồng trại không đảm bảo kỹ thuật rất dễ dẫn đến đàn lợn của hộ gặpcác bệnh thông thường ở lợn mang tính thường xuyên hơn cùng với đó dễ chịutác động của thời tiết như nóng quá hoặc lạnh quá làm giảm sản lượng Đi songhành cùng với những điều này đó là làm tăng chi phí trong chăn nuôi và làmgiảm trực tiếp đến thu nhập của người chăn nuôi Bên cạnh đó, khu vực chuồng
Trang 28trại chăn nuôi thường được xây dựng trong khu dân cư do người dân tận dụng sửdụng quỹ đất thổ cư nhà mình để xây chuồng trại làm cho rất khó kiểm soát khidịch bệnh xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe củangười dân.
Những yếu tố khách quan
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống,khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụ và có đặcđiểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sảnxuất nông nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, pháttriển sau đó mới đến bước thu hoạch Do đó, dù giá nông sản rất cao, các nôngsản phải mất hàng tháng, thậm chí phải mất hàng năm mới có được sản phẩm.Khi giá xuống mới có sản phẩm để bán điều này gây nên thiệt hại cho nông hộ
Khách hàng thu mua sản phẩm nông nghiệp cũng được phân chia thànhnhiều nhóm đối tượng khác nhau Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những yêucầu khác nhau về sản phẩm mà mình sẽ mua chính vì thế nên sẽ ảnh hưởng rấtnhiều đến mức giá bán ra Yếu tố thông tin trên thị trường cũng ảnh hưởng rấtlớn đến tình hình tiêu thụ do nếu có thông tin nào sai tác động xấu đến sản phẩmthì giá ngay lập tức sẽ bị giảm và tình hình tiêu thụ sẽ chậm lại
Chính vì thế, tất cả các yếu tố trên đều tạo nên rủi ro về đầu ra cho nông
hộ do không thể dự đoán trước được sự thay đổi của giá cả đầu ra Thị hiếu củangười tiêu dùng cùng với yếu tố thông tin tác động rất lớn đến giá bán của ngườichăn nuôi Thông tin không hoàn hảo cộng với nhu cầu của người tiêu dùng thayđổi tác động trực tiếp tới thu nhập của người chăn nuôi gây nên hiện tượng lỗ dokhông bán được với giá mong muốn hoặc giảm đáng kể phần lợi nhuận thu lại
Thị trường đầu vào
Đất nước ta do thời gian trải qua chiến tranh quá dài, nên điều kiện pháttriển kinh tế rất khó khăn, nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp phát
Trang 29triển kém Chính điều này làm mất đi thế cạnh tranh so với các nước trong khuvực cũng như các nước trên thế giới Do vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu làmthức ăn chăn nuôi đang gây ra những bất lợi cho người chăn nuôi nhất là vấn đềgiá cả Giá thức ăn trong nước luôn cao hơn nhiều so với giá khu vực, và sự biếnđộng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên khi bắt đầu nuôi ngườidân không biết khi nào giá tăng hay giảm để có sự đầu tư thích hợp.
Chính sách về đất đai
Mặc dù chính phủ cũng đã có những quyết sách đổi mới và tạo điều kiệnthuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế như: Chính sách giao đất, giaorừng, dồn điền đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế một cách vữngchắc và lâu dài Nhưng việc cải tạo lại bờ vùng, bờ thửa sau khi dồn điền đổithửa là vô cùng khó khăn và tốn kém và một số khu đất ruộng gần nhà dân muốnchuyển đổi sang để chăn nuôi nhưng không được phép Bên cạnh đó, quỹ đất cóhạn nên việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung là rất khó, thế nên rất dễ chodịch bệnh lây lan, môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe ngườidân
Về tài chính
Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địaphương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc pháttriển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc Bên cạnh hệthống ngân hàng rất lớn, việc kinh doanh tiền tệ và việc bảo tồn vốn lại là điềutiên quyết từ phía ngân hàng Chính điều này gây không ít khó khăn khi ngườidân đầu tư vào phát triển kinh tế nông nghiệp nhất là khi bị gặp rủi ro do dịchbệnh hoặc giá cả thất thường rất dễ làm cho hộ bị lỗ và không thể trả tiền chongân hàng được Ngoài ra, việc người chăn nuôi sử dụng cám đầu tư làm chongười chăn nuôi khó chủ động được về vấn đề tài chính nếu như bị thua lỗ
Các yếu tố về tự nhiên
Trang 30Đây là các yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của chănnuôi Vì đối tượng là các sinh vật sống có thời gian sinh trưởng và phát triển phụthuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên Trong những năm vừa qua đất nước tađang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp hóa đất nước hình thành,các nhà máy, công xưởng, nhà cửa mọc lên như nấm, cũng đồng nghĩa với việcnạn phá rừng tràn lan gây nên thảm họa về môi trường như hạn hán, lũ lụt xảy raliên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinhthái là tất yếu Cụ thể các loại dịch bệnh luôn hoành hoành, làm cho các nhàchăn nuôi luôn phải lo lắng khi hết dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra ở giasúc, sau đó là dịch bệnh H5N1 xảy ra ở ra cầm, đến nay là dịch bệnh tai xanh…Thông qua đây ta thấy rằng đối với người sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vớicác chủ trang trại thì dịch bệnh luôn là mối hiểm họa cao nhất.
2.1.3 Các bước tiến hành phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy ra, đo lườngmức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng củangười chăn nuôi đối với từng loại rủi ro
Các bước phân tích rủi ro:
Bước 1 Xác định các loại rủi ro
- Những rủi ro nào thường phát sinh với hộ chăn nuôi lợn
- Xác định loại rủi ro nào là chính và nguy cơ xảy ra các loại rủi ro mới
- Thời gian duy trì loại rủi ro là bao lâu
Bước 2 Đo lường mức độ thiệt hại
- Ảnh hưởng của rủi ro đó đến hộ chăn nuôi là trực tiếp hay gián tiếp
- Mức độ thiệt hại là bao nhiêu đối với từng loại rủi ro
- Thiệt hại về rủi ro đó kéo theo thiệt hại về rủi ro nào
Bước 3 Nguyên nhân xảy ro rủi ro
- Nguyên nhân đó đến từ phía người chăn nuôi và đến từ phía tác nhân khác
- Các nguyên nhân này có thể tự khắc phục được hay không
Trang 31Bước 4 Chiến lược phòng chống
- Đối với các hộ nông dân thì thường phòng rủi ro hay chống rủi ro
- Các biện pháp đó thường được thực hiện như thế nào? Chính thống hayphi chính thống…
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo số liệu vừa tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,cuối năm 2013 về chăn nuôi lợn cả nước hiện có 26,3 triệu con lợn bằng 99,1%;đàn lợn nái có 3,9 triệu con bằng 98% so với cùng kỳ năm trước Sản lượng thịthơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước Trongnhững tháng đầu năm do giá thịt lợn hơi giảm, chi phí con giống và thức ăn tăngnên người chăn nuôi đã hạn chế đầu tư mở rộng đàn
Theo Cục Chăn nuôi, số lợn giống nhập về năm 2013 đạt 682 nghìn con,giảm 61,4 % so với cùng kỳ năm 2012, thịt lợn chỉ nhập khoảng 1,2 nghìn tấn(giảm gần 4% so với cùng kỳ)
Nhìn chung, ngành chăn nuôi lợn năm 2013 khá “sáng sủa” hơn so vớinăm 2012 Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi lợn cả nước luônphải đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá nguyênliệu đầu vào tăng cao nhưng giá bán giảm khiến nhiều hộ chăn nuôi phải treochuồng, nhiều doanh nghiệp trong nước phá sản…Nhưng bù lại, những thángcuối năm giá lợn bắt đầu tăng mạnh và đạt ở mức cao nhất trong vòng 2 nămqua, vượt qua ngưỡng 50.000 đồng/kg và tiếp tục trên đà tăng giá khiến bà conchăn nuôi rất phấn khởi
Hiện tại giá lợn hơi tại khu vực tỉnh Đồng Nai đang ở mức 49.000 -51.000đồng/kg, cao hơn 1.000 - 2.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 11 vừa qua
và là mức giá cao nhất từ đầu năm Theo các hộ chăn nuôi khép kín thì với giá
Trang 32như thế này, người dân đã có lời khoảng 10.000 đồng/kg, tức là 1 triệu đồng/heoxuất chuồng (100kg).
Anh Tạ Hoàng Thạch ở xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnhTây Ninh cũng cho biết, giá lợn hơi trong vùng cũng đã tăng lên 50.000 - 51.000đồng/kg, mức giá cao nhất trong gần 2 năm qua Giá cao và nông dân cũng bánđược hàng rất dễ, thương lái không kỳ kèo bớt một thêm hai như trước đây vẫnthường làm “Có thể do thiếu thịt ở vùng nào đấy nên heo xuất ra đều có ngườimua rất nhanh chóng”, anh Thạch lý giải thêm
Như vậy với giá heo tăng cao như trên thì trong vòng nửa tháng trở lạiđây giá heo hơi tăng khoảng 8%, còn so với đầu năm tăng 25% Có thể nói sauthời gian đứng giá ở mức thấp, đây là lần đầu tiên trong năm, giá heo hơi tănglên mức đảm bảo người nuôi có lời khoảng 10 - 15%
2.2.2 Thực trạng rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi (Bộ nông nghiệp và PTNT), 6 tháng đầunăm 2013 ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn Cụ thể, đàn lợn của cả nướckhôi phục chậm do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng trong khi gía bán lợn hơigiảm và nằm ở mức thấp (35.000 - 39.000 đồng/kg) Người chăn nuôi khôngdám mạnh dạn tăng đầu tư đầu con, một số trang trại phải thu hẹp quy mô nuôi.Ước tính tổng số lợn của cả nước đến ngày 15/6 có khoảng 26,5 triệu con, giảm0,52% so với cùng kỳ năm 2012 Dịch tai xanh tuy không bùng phát mạnhnhưng vẫn xuất hiện rải rác một vài tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 2 đếntháng 5 đã làm chết và tiêu huỷ hơn 6.000 con lợn
Theo nhận định của Cục chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi 6tháng qua gặp rất nhiều khó khăn Giá sản phẩm chăn nuôi theo xu hướng giảm
Cụ thể, giá bán ra thị trường còn thấp hơn giá thành sản phẩm sản xuất Vì vậy,người chăn nuôi hiện không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp Thực trạngnày là do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến tình trạng giánguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao
Trang 33Cụ thể, so với năm tháng đầu năm 2012, giá các loại nguyên liệu thức ănchăn nuôi thuộc nhóm giàu năng lượng và giàu đạm đều tăng Trong đó, có một
số nguyên liệu tăng cao so với cùng kỳ năm 2012, điển hình như bột cá 28.980đồng/kg, tăng 41,5%; khô dầu đậu tương 13.797 đồng/kg, tăng 24% Giá thức ănchăn nuôi thành phẩm cũng tăng 8% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt(11.449,6 đồng/kg) và tăng 10,2% đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt(10.284,2 đồng/kg)
Ngoài vấn đề về thức ăn chăn nuôi thì ngành chăn nuôi còn phải đối mặtvới nhiều nguyên nhân khác nữa Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền cụctrưởng cục chăn nuôi cho biết, bức tranh chung của ngành chăn nuôi lợn ViệtNam của đầu năm 2013 còn phải kể đến nhiều khó khăn như dịch bệnh diễn biếnphức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng, gây tâm lý lo ngại vớingười chăn nuôi và người tiêu dùng thực phẩm, chi phí thú y cao, góp phần làmgia tăng giá thành các sản phẩm chăn nuôi trong nước so với các nước trong khuvực và trên thế giới Ngoài ra, ông Dương cho rằng tình trạng thiếu vốn, lãi suấttín dụng cao là những trở ngại lớn cho người chăn nuôi, nhất là các doanhnghiệp trong nước Bên cạnh đó, tình hình kiểm soát thực phẩm nhập khẩu giá
rẻ và gia súc, gia cầm sống nhập lậu qua biên giới còn nhiều khó khăn, bất cập.Cùng với đó, hệ thống quản lý ngành chăn nuôi từ trung ương đến các địaphương còn nhiều hạn chế : bộ máy tổ chức thiếu, yếu, không thống nhất giữacác địa phương, hệ thống pháp chế còn nhiều bất cập, thiếu kinh phí triển khai…
Nếu 6 tháng đầu năm, người chăn nuôi lợn cả nước phải treo chuồng, ngồikhóc thì những tháng gần đây người chăn nuôi đã ung dung ngồi thu lãi
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, thời gian tới,Cục sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, hoạt động của một số cơ
sở giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi đạt tốc độtăng trưởng từ 5 - 6% so với năm 2012 Hiện nay, dịch bệnh trên gia súc, giacầm cơ bản được kiểm soát nhưng không thể chủ quan, các địa phương vẫn cần
Trang 34chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh để tránh gây thiệt hại chongười dân.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đến thời điểm nàychăn nuôi cơ bản ổn định nhưng do người chăn nuôi thua lỗ trong thời gian dài,cộng với các chi phí đầu vào tăng nên Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợngười dân khôi phục sản xuất để không xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm trongcác tháng cuối năm 2013 Thời điểm cuối năm, tình hình buôn lậu gia súc, giacầm sẽ gia tăng, do đó các đơn vị của ngành nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽvới các bộ, ngành và chính quyền các địa phương đẩy mạnh việc kiểm soát giasúc, gia cầm nhập lậu từ biên giới đưa vào trong nước, nếu không làm tốt việcnày sẽ ảnh hưởng tới giá thực phẩm Cục Chăn nuôi cần sớm hoàn thành đề ántái cơ cấu ngành chăn nuôi trình Bộ NN& PTNT để đưa ra những giải pháp phùhợp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững
2.2.3 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy cơ chế, chính sách có tác động mạnh
mẽ đến phát triển của chăn nuôi lợn Để giảm thiểu rủi ro chăn nuôi lợn ở ViệtNam cần phải có các biện pháp tích cực và đồng bộ
Biện pháp liên quan đến công tác chọn giống lợn
Thực hiện tốt pháp lệnh về quản lý giống, trong đó có các giống lợn vàviệc chọn lọc, lai tạo, phổ biến nhanh các giống lợn có năng suất cao, đồng thờivẫn tiến hành nghiên cứu chọn lọc lai tạo cải tiến các giống nội địa và bảo tồnchúng Tiếp tục rà soát, xây dựng lại và ban hành tiêu chuẩn giống lợn quốc giađối với các giống lợn Tiến đến cấp chứng chỉ và thanh tra giống lợn, phân loạigiống theo định kỳ và công bố trên thông tin tạp chí chuyên ngành của Bộ NôngNghiệp và PTNT để mọi người biết và thực hiện Thành lập Hội đồng cải tiếngiống lợn quốc gia bao gồm các nhà khoa học chuyên ngành, đại diện kinh tế tưnhân và Nhà nước, nông dân có kinh nghiệm, Cục, Vụ, Viện, Hội chăn nuôi,Thú y Cổ phần hoá các trung tâm giống lợn sản xuất không có lãi để các trung
Trang 35tâm này tiếp tục năng động cải tiến, đầu tư nâng cao tiến bộ di truyền giống, tạogiống mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Biện pháp liên quan đến sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi lợnThiết lập tiêu chuẩn và pháp lệnh chất lượng thức ăn Tăng cường việckiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi Tăng cường năng lực cho cácphòng phân tích để tham gia đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi Đồng thờiđưa ra một số tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi; đưa
rõ ràng trong đăng ký nhãn hiệu thức ăn Tạo nguồn nguyên liệu thức ăn với giáthành hạ Qui hoạch thành các vùng sản xuất nguyên liệu có năng suất cao đủ đểcung cấp cho các xí nghiệp và công ty sản xuất thức ăn gia súc Có thể cho phépnhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc với mứcthuế suất rất thấp hay không đánh thuế Hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu dinhdưỡng động vật và khuyến nông trong áp dụng sản xuất, chế biến và sử dụngthức ăn chăn nuôi khoa học và hợp lý Đặc biệt tập trung nghiên cứu chế biếncác phụ phế phẩm của nông nghiệp và công nghiệp chế biến để tăng nhanhnguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn
Biện pháp liên quan đến mạng lưới thú y và chế biến sản phẩm chănnuôi lợn
Tăng cường vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm Nâng cao tỷ lệ tiêmphòng, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh và các vùng miền núi, hải đảo.Ngoài ra cần hướng dẫn người chăn nuôi biết các phương pháp phòng trừ dịchbệnh tổng hợp cho gia súc gia cầm Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật cho các trungtâm chẩn đoán thú y vùng và đào tạo cán bộ cho các trung tâm Củng cố mạnglưới thú y xã, hỗ trợ mỗi xã 1 cán bộ thú y với mức lương tối thiểu từ nguồnkinh phí khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thú y tại cơ sở Ưu tiên
và khuyến khích vay tín dụng ưu đãi đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt Thànhlập hệ thống thanh tra thú y nghiêm ngặt tại các cơ sở giết mổ và chế biến thịt.Coi trọng vệ sinh dịch tể và an toàn thực phẩm coi đây là công tác hàng đầu
Trang 36Tăng cường và đầu tư thích đáng cho các hoạt động liên quan đến an toàn thựcphẩm trong chế biến sản phẩm chăn nuôi lợn Kiểm soát giết mổ và có qui trìnhchuẩn cho giết mổ lợn.
Biện pháp khuyến khích thị trường
Thành lập một số chợ đầu mối để qui tụ hàng hoá có qui mô lớn hơn Tạiđây, gia súc được đấu thầu nhằm rút ngắn khoảng cách giá cả giữa nhà chănnuôi đến người chế biến thịt và người tiêu dùng Có chính sách tín dụng để ngaytại chợ đầu mối các cơ sở giết mổ, chế biến thịt được ưu tiên đầu tư nhằm giảmchi phí vận chuyển và hao hụt do vận chuyển gia súc Nhà nước tạo điều kiện đểthông tin kinh tế, thương mại thị trường đến được các nhà sản xuất, giết mổ, chếbiến sản phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng
Biện pháp về công tác quản lý đàn lợn
Ở các trang trại chăn nuôi lợn cần thiết phải có các biểu mẫu ghi chép đầy
đủ về qui mô, cơ cấu đàn và tình hình sản xuất của đàn lợn Đồng thời có kếhoạch chu chuyển đàn lợn theo yêu cầu của thị trường, cơ sở chăn nuôi và thựctiễn sản xuất Các chủ trang trại hay công ty cần phải có các thông báo với các tổchức có chức năng theo dõi và quản lý đàn Ở các nông hộ chăn nuôi lợn, ngườichăn nuôi nên có các sổ sách ghi chép đầy đủ số lượng đàn lợn, chất lượng, tiêutồn thức ăn và tình hình dịch bệnh để báo với các cơ quan quản lý chăn nuôi biếtđược tình hình sản xuất chăn nuôi lợn Đồng thời các tổ chức và cơ quan quản lýđàn gia súc cần phải có sự theo dõi, giám sát và tư vấn cho việc phát triển chănnuôi lợn của các nông hộ cũng như các trang trại
Biện pháp về đầu tư
Cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập trung, thâm canh có quy
mô lớn theo khu vực hoá Hình thức chăn nuôi tập trung này sẽ giúp chi phí dịch
vụ thức ăn, thú y, kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi được thuận lợi Doquy mô chăn nuôi lớn, đòi hỏi vốn lớn, Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tíndụng với lãi suất thấp, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sinh học của vật nuôi và
Trang 37chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thứcđầu tư chăn nuôi tập trung này Phát triển mô hình chăn nuôi theo nông hộ cóthâm canh là chủ yếu, vận động nông dân ứng dụng các kỹ thuật chăn nuôi tiêntiến vào sản xuất, nhanh chóng thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ Xây dựngcác mô hình chăn nuôi tổng hợp hướng đến đa dạng hoá nông nghiệp và pháttriển bền vững.
Biện pháp cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông
Tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm Đào tạo cán bộ nghiêncứu và khuyến nông viên Ưu tiên các nghiên cứu theo chương trình dự án trọngđiểm, theo hướng đi thẳng vào công nghệ cao, hiện đại nhưng phù hợp với điềukiện thực tế Việt Nam như: nghiên cứu giống cao sản, nghiên cứu trang thiết bịchuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi Nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn theohướng: Cân bằng axít amin, vitamin-khoáng, năng lượng, nghiên cứu tiêu hoáhấp thu bằng phương pháp hiện đại Nghiên cứu các chất béo (axít béo không nomạch dài) có tác dụng trong việc nâng cao sức đề kháng bệnh cho lợn và chấtlượng mỡ của thịt lợn Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để quản lýgiống lợn thịt, giống gốc và giống lợn cụ kỵ, ông bà Nghiên cứu chế biến sảnphẩm chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ sở phát triển nông nghiệphữu cơ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sảnphẩm chăn nuôi Từ đó xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề ra chính sách pháttriển chăn nuôi ở nước ta trong hiện tại và tương lai
Những chủ trương chính sách về quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn ở các hộ nông dân Một số chính sách hiện hành nhằm hạn chế rủi ro chăn nuôi lợn gần đây bao gồm:
+ Nhóm chính sách về phòng chống dịch bệnh: Hướng dẫn số 752/TY-DTngày 16/6/2006 của Cục Thú y về hướng dẫn thực hiện quy định về phòngchống bệnh lở mồm long móng cho gia súc Quyết định 80/2008/QĐ-BNN ngày15/7/2008 Quy định phòng, chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
Trang 38(PRRS) Ngày 15 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điệnkhẩn số 1534/TTg-NN gửi các Bộ, ngành và địa phương về công tác phòng,chống dịch Tai xanh trên lợn.
+ Nhóm chính sách đầu tư : Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 vềviệc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chếbiến và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp
+ Nhóm chính sách hỗ trợ : Quyết định 738 /QĐ-TTg Về việc hỗ trợ kinhphí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc ngày 18/05/2006 trong đó,Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc-xin lở mồm long móng đốivới vùng khống chế và 50% đối với vùng đệm để tiêm phòng cho gia súc thuộcdiện phải tiêm phòng bắt buộc, hỗ trợ trực tiếp 10.000 đồng/kg hơi đối với lợn;
hỗ trợ kinh phí tiêu huỷ gia súc với mức bình quân 150.000 đồng/con đối vớitrâu, bò và 50.000 đồng/con đối với lợn, khoanh nợ vay trong thời gian một nămvới người chăn nuôi lợn, và tiếp tục cho người chăn nuôi có nhu cầu vay vốn ổnđịnh sản xuất Quyết định số 1037/QĐ-TTg ban hành ngày 15/08/2007 nhằm hỗtrợ kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày10/7/2007 về việc xuất hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ một số địa phương triểnkhai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc Quyết định số: 719/QĐ-TTg ngày
05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, giacầm Thủ tướng chính phủ ra quyết định: các chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm
bị tiêu huỷ bắt buộc do dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch được hỗ trợ với mứctương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bántrên thị trường Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vaccine, cán bộthú y và những người trực tiếp tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ phòng chốngdịch để thực hiện huỷ gia súc, gia cầm Quyết định số1791/QĐ-TTg ngày15/10/2011 của thủ tướng chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ vacxin taixanh, vacxin dịch tả lợn nhằm đẩy mạnh cơ chế sản xuất chăn nuôi đảm bảo đủnguồn cung ứng thực phẩm và bình ổn thị trường Theo quyết định, ngân sách
Trang 39nhà nước hỗ trợ cho các chủ chăn nuôi lợn từ 50 con trở xuống: hỗ trợ vacxin taixanh và vacxin dịch tả lợn để tiêm phòng, hỗ trợ kinh phí tổ chức tiêm phòng,mua dụng cụ, bảo hộ lao động cho người đi tiêm và các chi phí khác phục vụcho công tác tiêm phòng Theo đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cótrách nhiệm quản lý và hướng dẫn các địa phương sử dụng chủng loại vacxindịch tả lợn, thời gian tiêm phòng cho phù hợp với tình hình dịch bệnh Bộ tàichính có trách nhiệm cấp kinh phí mua dự trữ vacxin tai xanh Chủ tịch uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiệncông khai chính sách hỗ trợ các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã;
sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí
và xảy ra tiêu cực
Ngoài các chính sách nói trên, còn phải kể đến các chính sách hỗ trợ chophát triển chăn nuôi như chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu,chính sách về vệ sinh thực phẩm và thú y
Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng phần lớn các chính sáchhướng đến phát triển chăn nuôi và giảm thiểu rủi ro đều chỉ được ban hành vớitính chất khắc phục hậu quả của rủi ro chứ không mang tính phòng ngừa Điềunày cho thấy công tác quản lý rủi ro đang rất thiếu những nghiên cứu cơ bản làmnền tảng cho việc ban hành các chính sách có hiệu quả
2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan
Vandeveer (2000) Trần Đình Thao và công sự (2004) trên cơ sở nghiêncứu rủi ro đối trong sản xuất vải ở miền Bắc Việt Nam đã đưa ra các đề xuất vềxây dựng cơ chế bảo hiểm đối với cây trồng này Tiếp theo đó, các nghiên cứuđược tiến hành bởi World Bank (2002), Phạm Sỹ An (2004), Trần Thị QuỳnhChi (2007) về quản lý rủi ro giá cả đối với cà phê, cao su, hồ tiêu cũng đã đưa racác gợi ý về khả năng áp dụng các công cụ tài chính trong nông nghiệp nhằmchuyển giao rủi ro như bảo hiểm, hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồngtương lai
Trang 40Bùi Thị Minh Nguyệt (2007) nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộnông dân huyện miền núi Lương Sơn - Tỉnh Hoà Bình Tác giả đã nghiên cứunhững rủi ro mà các nông hộ ở huyện miền núi Lương Sơn - Hoà Bình gặp phải
và từ đó đưa ra một số biện pháp quản lý nhằm phòng ngừa, đối phó và giảmthiểu những rủi ro mà người nông dân gặp phải
Phạm Thị Mỹ Dung (1994) đã có những nghiên cứu rất sớm về rủi ronhưng chỉ mới dừng lại ở một số nét cơ bản về rủi ro trong nông nghiệp
Từ Tiến Mỹ cũng đã có nghiên cứu về bảo hiểm mùa màng cho sản xuấtnông nghiệp trên cơ sở đánh giá những nghiên cứu rất sớm về rủi ro nhưng mớichỉ dừng lại ở một số nét cơ bản về đặc điểm sản xuất nông nghiệp và sự cầnthiết phải thực hiện bảo hiểm để khắc phục hậu quả của thiên tai Tác giả cũng
đã có những ví dụ về công tác bảo hiểm ở nước ta
Lã Thu Bình (2010) nghiên cứu phản ứng của người chăn nuôi lợn thịthuyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội khi xảy ra dịch bệnh tai xanh Tác giả phântích và làm rõ nguyên nhân gây ra dịch bệnh tai xanh, tác động từ dịch bệnh taixanh đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu Qua những phân tích đó, tácgiả nghiên cứu phản ứng của những người chăn nuôi lợn thịt khi rủi ro dịch bệnhtai xanh xảy ra như thế nào, từ đó nêu ra những biện pháp đối phó, phòng ngừadịch bệnh tai xanh xảy ra
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Thị Lam về đề tài phân tích rủi rotrong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (2011), dựa trênphương pháp phân tích rủi ro, phương pháp phân tích cây vấn đề và một sốphương pháp thống kê, mô tả, so sánh…để đi sâu vào nghiên cứu những rủi rotrong chăn nuôi, thiệt hại gây ra và đưa ra những giải pháp, chiến lược giảmthiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, Hải Dương
Hồ Sỹ Sáng nghiên cứu quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông
hộ tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Tác giả đã làm rõ nhữngrủi ro mà nông hộ thường gặp phải và cách quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn