1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tai xã dị chế, huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

127 310 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Để tìm hiểu về những rủi ro gặpphải trong chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi trong xã, từ đó tìm ra những giảipháp giúp người dân giảm thiểu được rủi ro, tôi chon nghiên cứu đề tài: “ Qu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đãđược cảm ơn và những thông tin trích dẫn đều được ghi ro nguồn gốc

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014

Người cam đoan

NGUYỄN THỊ HIÊN

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bảnthân là sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viên của các tổchức tập thể, gia đình, bạn bè

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo TrườngĐHNN Hà Nội nói chung, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa Kinh tế và pháttriển nông thôn nói riêng đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tạitrường Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Tất Thắng, người

đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới UBND xã Dị Chế đã tạo điều kiện cho tôinghiên cứu thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sác tới gia đình, bạn bè và những ngườithan đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài

Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên khôngtránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự động viên, đóng góp ý kiến của thầy

cô, gia đình, bạn bè

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả khóa luận

NGUYỄN THỊ HIÊN

Trang 3

lệ khá cao, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế, thu nhập và cácquyết định trong chăn nuôi của người dân trong xã Để tìm hiểu về những rủi ro gặpphải trong chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi trong xã, từ đó tìm ra những giải

pháp giúp người dân giảm thiểu được rủi ro, tôi chon nghiên cứu đề tài: “ Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tai xã Dị Chế, huyện Tiên

Lữ, tỉnh Hưng Yên”

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu thực trạng rủi ro và quản

lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm quản lý tốt rủi

ro trong chăn nuôi lợn thịt tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Như chúng ta thấy rằng, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn Trong đề tài, tôi

có đưa ra cơ sở thực tiễn bao gồm thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro của hộ chănnuôi lợn thịt

Để làm rõ các mục tiêu cũng như phục vụ cho việc phân tích tôi tiến hànhnghiên cứu, điều tra 40 hộ chăn nuôi lợn thịt ở 2 thôn vủa xã Dị Chế và Chế Chìtrên địa bàn xã Dị Chế và phân theo 3 quy mô lớn, vừa, nhỏ

Số liệu điều tra được ghi chép, tập hợp, xử lý và phân tích theo phương phápthống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ thống kê, phương phápchuyên gia, chuyên khảo Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu như:Chỉ tiêu mô tả tình hình chăn nuôi, chỉ tiêu mô tả thực trạng rủi ro, chỉ tiêu đo lườngthiệt hại do rủi ro và chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro

Trang 4

Trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn huyện, kết quả nghiên cứu mà tôi đạtđược như sau:

Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ trên địa xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ,tỉnh Hưng Yên: Chăn nuôi tại Xã đang có xu hướng giảm số hộ chăn nuôi, nhưng lại tăng

số đầu lợn/ 1 nhà, cho thấy rằng người chăn nuôi trên địa bàn xã đang có xu hướng chănnuôi QML theo hình thức trang trại, chứ không chăn nuôi theo hình thức nhỏ, lẻ Chủ hộchăn nuôi QML có độ tuổi trung bình thấp hơn chủ hộ của 2 quy mô còn lại Trình độ vănhóa của chủ hộ QML cao hơn so với QMV và QMN Trọng lượng xuất chuồng tăng dầntheo quy mô của hộ Những hộ chăn nuôi QMN chủ yếu vẫn sử dụng phương thức chănnuôi truyền thống, các quy mô chăn nuôi lớn hơn đang chuyển dần sang chăn nuôi côngnghiệp, hàng hóa Phần lớn các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi lợn trong khu dân cư hoặc liền

kề khu dân cư, địa bàn xã hiện chưa có khu công nghiệp tập trung

Thực trạng về rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã: Rủi ro thườnggặp là rủi ro về thị trường và rủi ro đầu vào và đầu ra, rủi ro về tài chính, rủi ro vềchủ chương chính sách, rủi ro về khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, theo kết quả điềutra, mức độ người chăn nuôi gặp phải rủi ro về thị trường và dịch bệnh là cao nhất.Rủi ro thị trường là rủi ro về giá đầu ra giảm, giá yếu tố đầu vào tăng Mức độ xuấthiện các rủi ro khác nhau ở các quy mô khác nhau Các hộ chăn nuôi QML thườnggặp ít rủi ro hơn những hộ quy mô vừa và nhỏ Mà nguyên nhân chính là do: ngườichăn nuôi thiếu kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn, kiến thức phòng và chống rủi ro.Đặc biệt là ý thức của người dân chưa cao trong việc chủ động ngăn ngừa rủi ro.Nguyên nhân khách quan chính là các tác động bên ngoài thị trường,tình hình tàichính của hộ chăn nuôi, tình hình dịch bệnh chung trên địa bàn

Thực trạng quản lý rủi ro của người chăn nuôi trong chăn nuôi lợn thịt: Ởnhững quy mô khác nhau, rủi ro khác nhau thì hộ chăn nuôi có những biện phápquản lý rủi ro khác nhau

 Rủi ro về dịch bệnh: Với rủi ro về dịch bệnh một số hộ chăn nuôi đã cónhững biện pháp phòng bệnh như: Tách biệt khu chăn nuôi, dọn phân rửa chuồngtrại hằng ngày, phun thuốc khử trùng khu nuôi, tiêm phòng

 Rủi ro về giống: Hầu hết người chăn nuôi khi mua giống phải giống chấtlượng kém thì đều nuôi đến khi nào có điều kiện thì loại thải Với các hộ chăn nuôiQMN thì chủ yếu nuôi tới khi nào có điều kiện loại thải thì loại thải

Trang 5

 Rủi ro về thị trường: Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã có một số biệnpháp nhằm giảm thiểu rủi ro về thị trường như các hộ chăn nuôi QMN thì dùng ítTACN công nghiệp, mà thay vào đó sử dụng thức ăn thay thế từ các phụ phẩm khác từnông nghiệp Với các hộ chăn nuôi QML thì họ có nhiều biện pháp để giảm rủi ro vềthị trường như liên kết với nhau thành hiệp hội chăn nuôi của xã Tìm kiếm thị trườngmới để có thể tiêu thụ tốt hơn, sau mỗi lứa nuôi, thì tổ chức học hỏi kinh nghiệm củanhau, đặc biệt là học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi và phương thức phòng, chữa bệnh.

Nghiên cứu đã bước đầu làm những lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro và

đã đem lại những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý rủi ro trong chăn nuôilợn thịt của hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng

Yên.Thứ nhất là những thuận lợi của việc quản lý rủi ro đem lại là được sự hỗ trợ

của cán bộ và chính quyền địa phương, bản thân các hộ nông dân chăm chỉ, chịukhó học hỏi và luôn cẩn trọng đề phòng dịch bệnh, thực hiện tốt công tác vệ sinhphòng bệnh cho vật nuôi một số hộ có diện tích đất đai rộng lên họ có thể trồngtrọt, chăn nuôi một số cây trồng và vật nuôi bên cạnh việc chăn nuôi lợn thịt để

san sẻ rủi ro Thứ hai là bên cạnh những thuận lợi thì việc quản lý rủi ro trên địa

bàn huyện cũng gặp phải không ít những khó khăn như: Ảnh hưởng của điềukiện tự nhiên, thiếu thông tin về kỹ thuật tiến bộ

Từ thực trạng về rủi ro, thiệt hại mà rủi ro mang lại cho người chăn nuôi và

các cách quản lý rủi ro đề ra một số giải pháp Thức nhất giải pháp liên quan đến

hộ chăn nuôi là thực hiện đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất, vệ sinh chuồng trạithường xuyên và cho lợn ăn thức ăn, nước uống đẩm bảo vệ sinh, thực hiện các biện

pháp liên kết, tham gia bảo hiểm nông nghiệp Thứ hai là giải pháp liên quan đến tổ chức quản lý là quy hoạch chăn nuôi tập trung, gắn sản xuất với giết mổ tập trung

vào chế biến công nghiệp Phục hồi chăn nuôi sau dịch bệnh, chính sách liên quanđến chăn nuôi lợn, chính sách khuyến khích các hình thức liên kết trong chăn nuôi.Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người chăn nuôi, đẩy nhanhứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong chăn nuôi lợn, giải pháp nhằm pháttriển và bảo vệ thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ chế thông thoáng cho ngườichăn nuôi va vốm chăn nuôi, xây dựng cơ sở chuồng trại

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Nguyên nhân và đặc điểm rủi ro trong chăn nuôi 9

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của quản lý rủi ro trong chăn nuôi 12

2.1.4 Nội dung quản lý rủi ro 13

2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt 17

2.2.1 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở Thế Giới 17

2.2.2 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 21

2.2.3 Những chính sách của Nhà nước về giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ nông dân 32

2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 33

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35

Trang 7

3.1.1 Đặc diểm về điều kiện tự nhiên 35

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 46

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 46

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 46

3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 48

3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 48

3.2.5 Phương pháp chuyên khảo 50

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 50

3.3.1 Chỉ tiêu mô tả tình hình chăn nuôi 50

3.3.2 Chỉ tiêu mô tả thực trạng rủi ro 50

3.3.3 Chỉ tiêu đo lường thiệt hại do rủi ro 50

3.3.4 Chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro 50

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

4.1 Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt tại xã 51

4.1.1 Tổng quan chung về tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra 51

4.1.2 Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra 53

4.2 Thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn tại xã Dị Chế 58

4.2.1 Rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt 60

4.2.2 Rủi ro về thị trường đầu vào và đầu ra trong chăn nuôi lợn thịt 70

4.2.3 Rủi ro về chủ trương chính sách và tài chính 74

4.3 Thực trạng quản lý rủi ro 80

4.3.1 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn 80

4.3.2 Quản lý rủi ro thị trường 88

4.3.3 Quản lý rủi ro về chủ chương chính sách và tài chính 89

4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng 96

4.4.1 Nhân tố chủ quan 96

4.4.2 Nhân tố khách quan 98

Trang 8

4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Dị Chế, huyện tiên Lữ,

tỉnh Hưng Yên 100

4.5.1 Những thuận lợi trong quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của nông hộ .100 4.5.2 Những khó khăn trong quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của nông hộ 101 4.6 Những giải pháp nhằm quản lý tốt rủi ro của các hộ chăn nuôi lợn thịt 102

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

5.1 Kết luận 110

5.2 Kiến nghị 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng lợn Việt Nam qua các năm 22

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Dị Chế giai đoạn 2011– 2013 38

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Dị Chế 40

Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế của xã Dị Chế giai đoạn 2011 – 2013 42

Bảng 3.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm của xã Dị Chế 43

Bảng 3.5 Số mẫu và số con trên mẫu điều tra 46

Bảng 3.6 Thu thập thông tin thứ cấp 47

Bảng 3.7.Đối tượng và mẫu điều tra 48

Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn toàn xã Dị Chế qua 3 năm 2011- 2013 51

Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra 53

Bảng 4.3 Diện tích đất các hộ chăn nuôi lợn tại xã Dị Chế 55

Bảng 4.4 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi 56

Bảng 4.5 Tài chính của hộ chăn nuôi lợn thịt 58

Bảng 4.6 Mức độ thiệt hại ở các quy mô khác nhau của xã Dị Chế 58

Bảng 4.7 Các loại bệnh trong chăn nuôi lợn tại xã Dị Chế 60

Bảng 4.8 Mức độ thiệt hại về dịch bệnh ở các hộ điều tra năm 2013 62

Bảng 4.9 Thực trạng do rủi ro TACN 64

Bảng 4.10 Nguyên nhân rủi ro về TACN 65

Bảng 4.11 Nguồn gốc mua giống của các hộ chăn nuôi năm 2013 66

Bảng 4.12 Thiệt hại về giống của hộ điều tra năm 2013 69

Bảng 4.13 Thiệt hại rủi ro kĩ thuật 70

Bảng 4.14 Rủi ro trong thị trường đầu vào tới các quy mô khác nhau 71

Bảng 4.15 Bảng chi phí đầu vào và giá bán ra 72

Bảng 4.16 Tình hình sử dụng vốn trong chăn nuôi của hộ 76

Bảng 4.17 Rủi ro về mặt tài chính của các hộ nuôi lợn thịt xã Dị Chế 79

Bảng 4.18: Cách quản lý của người dân trước điều kiện chăn nuôi rủi ro 80

Bảng 4.19 Các biện pháp phòng bệnh của hộ chăn nuôi 81

Bảng 4.20 Lý do người dân tự chữa cho lợn khi mắc bệnh theo quy mô 82

Bảng 4.21 Các biện pháp phòng chống trong dịch bệnh cho lợn của người chăn nuôi 85

Bảng 4.22 Một số biện pháp phòng chống rủi ro trong chăn nuôi 87

Trang 10

DANH MỤC HỘP

Hình 2.1 Các loại rủi ro chính 8Hộp 4.1: Tình hình đầu ra trong chăn nuôi trên địa bàn xã 78Hộp 4.2 Công tác phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát giết mổ trên đàn gia súc, giacầm .106

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

là quản lý tốt các rủi ro xảy ra trong chăn nuôi

Ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên chăn nuôi lợn thịt thời gian qua

đã có phát triển, nó mang lại thu nhập chính cho cho người dân chăn nuôi và đónggóp 70% lao động giúp giải quyêt công ăn việc làm cho nhiều người tại địa phương.Ngoài ra còn góp phần đóng góp cho sự phát triển kinh tế tại xã

Bên cạnh những cái đạt được còn tồn tại những hạn chế trong chăn nuôi ởđây còn manh mún nhỏ lẻ không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng, chăn nuôiquảng canh hiệu quả thấp, dịch bệnh nhiều, giá cả, lợn nhập lậu Đặc biệt, ngườichăn nuôi hiện đang thiếu vốn, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng bỏ trống chuồng,trại tại nhiều địa phương Việc xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi vẫn còn nhiềubất cập và chưa kiểm soát được đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi

và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước Mặt khác, việc nhập lậu gia súc sống,nhập nội tạng và phụ phẩm chăn nuôi còn ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, vệsinh thú y và tiềm ẩn các nguy cơ về dịch bệnh cho vật nuôi và con người Tiếp nữa

là giá thức ăn cao do 80%nguyên liệu phải nhập khẩu Do vậy, nó chưa thực sự tạo

ra thu nhập cải thiện đáng kể cho người dân Kể cả vấn đề về rủi ro và quản lý rủi rocũng chưa được quan tâm, giải quyết những tồn tại nói chung cũng như giải quyếtcác rủi ro và quản lý rủi ro là góp phần cho chăn nuôi trên địa bàn xã phát triển Câuhỏi đặt ra là thực trạng rủi ro trên địa bàn xã như thế nào? Mức thiệt hại khi có rủi

Trang 13

ro là bao nhiêu? Cách quản lý rủi ro của các hộ chăn nuôi như thế nào? Và các ảnhhưởng đến quản lý rủi ro là gì? Giải pháp quản lý tốt rủi ro là gi? Và cần phải quantâm nghiên cứu.

Trong thời gian qua đã có những nghiên cứu của Phạm Thị Lam, (2011), Phântích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ kinh

tế trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đỗ Thị Vân, (2013), Nghiên cứu rủi ro trongchăn nuôi lợn thịt tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, Luận Văn tốt nghiệp, trườngđại học Nông Nghiệp Hà Nội Bên cạnh đó có một số đề tài còn đề cập tới rủi ro và

đi sâu vào quản lý các loại rủi ro như: Hồ Sỹ Sáng, (2010), Quản lý rủi ro trongchăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Lương Thị Thu, (2013),Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Luậnvăn tốt nghiệp, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Tựu chung lại tât cả cácnghiên cứu đó mới chỉ nghiên cứu về lý luận, nghiên cứu về thực tiễn, nghiên cứurủi ro và quản lý rủi ro Hải Dương, Hưng Yên tức là nghiên cứu trên phạm vi rộng

là một tỉnh hay một huyện mà chưa có đề cập nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi rotrên phạm vi xã Dị Chế

Xuất phát từ vấn đề trên tôi đưa ra lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý rủi

ro trong chăn nuôi lợn thịt của hộ chăn nuôi tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích rủi ro và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ trênđịa bàn xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, từ đó đề ra đề xuất những giảipháp nhằm quản lý tốt rủi ro trong chăn nuôi ở xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnhHưng Yên

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.

 Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn vềrủi ro và quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt

Trang 14

 Phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi

ro trong chăn nuôi lợn thịt tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hừn Yên

 Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện, quản lý tôt rủi ro để thích ứng,đối phó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã trongthời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.

 Chủ thể: Là các rủi ro và các cách quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn trênđịa bàn nghiên cứu

 Khách thể: là các hộ có hoạt động chăn nuôi lợn thịt, chính quyền địaphương, các cơ quan, tổ chức đoàn thể của địa bàn nghiên cứu

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian.

Nghiên cứu quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở quy mô nông hộ tại xã

Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Tìm hiểu về thực trạng rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt và các biện pháp quản

lý để thích ứng, đối phó và phòng ngừa với rủi ro và đề xuất các giải pháp nhằm hạnchế rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ tại địa phương

Trang 15

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về rủi ro

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về rủi ro

Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì đời sống sinh hoạt vàsản xuất hàng này đang được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên du muốn dù không thì người tavẫn phải gánh chịu những tổn thất – hậu quả mà rủi ro mang lại dưới sự tác động củacác nguy cơ mang tới

Trường phái tiêu cực

Theo cách nghĩ của truyền thống thì Trường phái tiêu cực cho rằng:‘‘Rủi ro lànhững thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy racho con người” Theo trường phái này thì có nhiều định nghĩa như sau:

- ‘‘Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển Tiếng Việt, 1995)

Là sự không may mắn” (Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 1998)

- ‘‘Rủi ro là gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…”(Từ điển Oxford).Một số khác lại cho rằng: ‘‘Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại” hoặc ‘‘Rủi ro

là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn” Tronglĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa:‘‘Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay

là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” Hay ‘‘Rủi ro là những bất

Trang 16

trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác độngxấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”

Trường phái trung hòa

Theo trường phái trung hòa thì lại có sự khác biệt với trường phái tiêu cực,trường phái này có một số định nghĩa sau:

Frank Knight cho rằng‘‘Rủi ro là sự bất bất trắc có thể đo lường được” CònAllan Willett nói ‘‘Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến sự xuất hiện những biếnđổi không mong đợi” Theo Irving Preffer ‘‘Rủi ro là một tổng hợp ngẫu nhiên cóthể đo lường được bằng xác suất”

- ‘‘Rủi ro là giá trị và kết quả hiện thời chưa biết đến” hay là sự biến độngtiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết hoạt động của conngười Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiệndiện của rủi ro gây nên sự bất ổn định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào mộthành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”(C.ArthurWilliam, Jr.Smith)

2.1.1.2 Khái niệm về không chắc chắn trong nông nghiệp

Theo TS.Bùi Thị Gia, trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta có thể hiểu rủi ro

là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết quả mong muốn vàrủi ro có thể đo lường được

Theo GS.TS Đỗ Kim Chung:‘‘Trong các tình trạng không chắc chắn, cácbiến cố có thể xảy ra với một xác suất ước đoán chủ quan được gọi là sự rủi ro”.Trong nông nghiệp, các hộ gia đình, chủ trang trại phải đương đầu với hàng loạt rủi

ro như: mất mùa, giá cả bấp bênh, ốm đau, bệnh tật, thay đổi bất lợi về tổ chức

trị-xã hội, bất lợi trong thương mại quốc tế, thiên tai đã có tác động xấu đến kết quả

và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

P.H.Callkin và cộng sự của ông (1993) nói rằng F.H.Knight (1921) đã phânbiệt giữa rủi ro (risk) và không chắc chắn (uncertainty) Theo Knight, rủi ro tồn tạikhi con người sản xuất biết vùng kết quả (Outcome) có khả năng xảy ra và xác suấtcủa từng kết quả đó đối với quyết định của anh ta Ngược lại, sự không chắc chắnxảy ra khi kết quả hoặc sự kiện (event) xảy ra và xác suất của chúng không biết

Trang 17

Thông thường, không chắc chắn bao gồm các sự cố thỉnh thoảng xảy ra như lũ lụtcủa một con sông hoặc một cái chết của một con bò đực đáng giá…

Còn R.D.Kay (1988) nói rằng, có nhiều tác giả phân biệt giữa rủi ro và khôngchắc chắn Họ định nghĩa rủi ro là tình trạng mà ở đó tất cả các kết quả có khả năng xảy

ra và xác xuất của nó là biết trước đối với người ra quyết định

Không chắc chắn là tình trạng mà các kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của

nó không biết trước khi quyết định quản lý Với sự phân biệt này, phần lớn các quyếtđịnh trong nông nghiệp được phân biệt ra rủi ro và không chắc chắn

J.B.Hardaker (1997) cho rằng rủi ro và không chắc chắn có thể định nghĩa theonhiều cách khác nhau, song phân biệt thông thường đó là: Rủi ro là sự biết không hoànhảo về kết quả có khả năng xảy ra và xác suất của nó, còn không chắc chắn là kết quả cókhả năng xảy ra và xác suất của nó là không biết trước

2.1.1.3 Khái niệm về quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là một phần trong việc lập kế hoạch nhằm xác định nhữngnguy cơ chủ yếu, từ đó xây dựng các kế hoạch phòng chống hay giảm thiểu nhữngtác động bất lợi

Trên thực tế có hai hình thức quản lý rủi ro: (1) giả định khả năng xảy ra sự

cố nào đó có thể ảnh hưởng xấu đến kế hoạch hay lịch trình và (2) thừa nhận rằngkhông thể dự báo tất cả mọi sự cố bất lợi

Có thể không cần lập kế hoạch đối phó với những sự cố bất ngờ, mà biệnpháp duy nhất là thiết lập một cơ cấu quản lý vững chắc có thể đối phó với bất kỳ sự

cố nào

Theo nghĩa truyền thống, hình thức quản lý rủi ro theo kiểu giả định khảnăng xảy ra sự cố có ba mục tiêu chính yếu sau đây:

- Nhận biết và xác định mức độ của các nguy cơ rủi ro

- Có hành động phòng tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro chính

- Triển khai kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ và xử lý những thất bại có thể xảy raHaraker và các cộng sự (1997) đưa ra khái niệm rằng ‘‘ Quản lý rủi ro là sự

áp dụng có hệ thống các chính sách quản lý, các nguyên tắc và hành động trongđịnh dạng, phân tích, đánh giá, xử lí và giám sát rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại và

Trang 18

tối đa hóa các cơ hội’’ Tuy nhiên các nguyên tắc này không cố định và mang tínhthích ứng với từng trường hợp cụ thể (Hardaker, 1997).

Do đó, để nhận biết các rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực củarủi ro đến từng hoạt động của tổ chức nói riêng, và toàn thể tổ chức nói chung, taphải thực hiện quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện pháp đối với cảhai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro Quản lý rủi ro là quy trình mà các tổchức áp dụng bao gồm các bước nhằm xác định, xử lý và điều hành các rủi ro ảnhhưởng đến các hoạt động của tổ chức

Việc xác định và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro là tâm điểm của hoạt độngquản lý rủi ro Thực hiện quản lý rủi ro sẽ giúp tổ chức đánh giá được khả năng tácđộng tích cực và tiêu cực cũng như những hoạt động không mong muốn đến toànthể hoạt động của tổ chức

Vì vậy, quản lý rủi ro chính là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học,toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểunhững tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

2.1.1.4 Phân loại rủi ro

Có rất nhiều loại rủi ro theo các cách phân loại khác nhau của nhiều tác giảkhác nhau

Theo P.H.Callkin (1983) đã chia rủi ro thành 2 loại: Rủi ro trong kinh doanh

và rủi ro về tài chính

Theo tài liệu của Hardaker (1997), Bộ Nông nghiệp Mỹ (1999), Wrold Bank(2002), Rasaswamin (2003), rủi ro trong nông nghiệp được chia thành các nhómnhư sau căn cứ vào nguồn gốc hình thành thì rủi ro bao gồm: Rủi ro trong sản xuất;Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường; Rủi ro thể chế; Rủi ro về con người; Rủi ro về

kĩ thuật; Rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng.( Luận văn thạc sĩ kinh tế, Phạm Thị Lam,2011)

Trang 19

Hình 2.1 Các loại rủi ro chính

- Rủi ro do sản xuất: là những rủi ro liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuấtcủa hộ nông dân Là những rủi ro không đoán trước được, vì chăn nuôi cũng nhưngành nông nghiệp luôn chịu tác động của nhiều yếu tố không kiểm soát được nhưkhí hậu thời tiết, giống, dịch bệnh,…Có thể tại cùng một thời điểm giống nhau củacác năm, sử dụng các yếu tố đầu vào như nhau nhưng lại đem lại hiệu quả khácnhau

- Rủi ro do thị trường: là những rủi ro do sự thay đổi không báo trước của thịtrường đầu vào, đầu ra Giá đầu vào và đầu ra hay đổi năm này qua năm khác vàđặc biệt là biến động lớn theo các vụ sản xuất Giá thay đổi do vô số lý do mà ngườinông dân không có khả năng kiểm soát được như: người tiêu dung, chính sách xuấtnhập khẩu, chính sách thương mại, sự mở rộng hay thu hẹp của thị trường…

- Rủi ro do chủ chương chính sách: là những rủi ro do thay đổi của luật định,quy định, chính sách của nhà nước hay chính quyền địa phương ảnh hưởng đến quátrình sản xuất của các hộ nông dân làm giảm hiệu quả sản xuất như: tăng lãi suấtvốn vay ngân hàng, quỹ tín dụng, …

Rủi ro

Rủi ro Sản xuất

Rủi ro Thị trường

Rủi rochủ trương chính sách

Giá đầu vào

Giá đầu ra Ctrươnghủ Tài

chính

Khoa học

kỹ thuật

Thời tiết khí hậu

Đầutư

Trang 20

2.1.1.3 Phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn

Qua đây ta có thể thấy: Rủi ro và Không chắc chắn là những sự kiện bấtthường xảy ra với người sản xuất thường gây những tác động không mong đợi Khi

đó để phân biệt giữa rủi ro và không chắc chắn một cách độc lập thì đó là một điềukhó có thể, bởi Nhà quản lý sản xuất nông nghiệp luôn luôn phải quyết định trongmôi trường không chắc chắn hay mọi quyết định đều chứa đựng rủi ro Mặt khác,rủi ro và không chắc chắn có thể xem như một quá trình liên tục Ở một đầu của quátrình là các sự kiện rủi ro với xác suất xảy ra và hậu quả của nó có thể biết trước Ởđầu còn lại của quá trình là sự kiện không chắc chắn với xác suất xảy ra và hậu quảcủa nó không thể biết trước Nhiều sự kiện xảy ra ở khoảng giữa rủi ro và khôngchắn chắn

2.1.2 Nguyên nhân và đặc điểm rủi ro trong chăn nuôi

2.1.2.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro

Trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống thì rủi ro là điềukhông thể tránh khỏi nó đã gây ra nhiều tổn thất, thiệt hại lớn mà người sản xuất làngười chịu ảnh hưởng mà rủi ro gây ra Trong chăn nuôi lợn ở các hộ có rất nhiềuloại rủi ro và không chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi làm cho lợi nhuậnđạt được từ quá trình chăn nuôi giảm, không đạt được những hiệu quả như mongmuốn Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro cho người chăn nuôi:

 Rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt

Đối với ngành nông nghiệp, yếu tố tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng

Do tác động của các yếu tố đó nên xảy ra trường hợp sử dụng cùng số lượng và chấtlượng các yếu tố đầu vào nhưng vẫn cho kết quả khác nhau Sự biến động này có thể nói

là do rất nhiều nguyên nhân mà bản thân con người không có khả năng đối phó được,cho dù KHKT ngày càng phát triển và tiên tiến hơn Sự biến động đó đã làm cho năngsuất giảm đi rõ rệt Đây là một đặc điểm riêng mà trong ngành nông nghiệp mới có

Rủi ro giá cả

- Rủi ro do giá đầu vào và sự sẵn có của đầu vào

Đầu vào là yếu tổ không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh Trong chănnuôi lợn thì những yếu tố đầu vào có tác dụng không nhỏ đến quá trình chăn nuôi

Trang 21

Sự biến động của giá các yếu tố đầu vào là nguyên nhân chứa đựng nhiều rủi ro Sựtăng giá hay chất lượng các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suấtchăn nuôi lợn Hiện nay, sự cung ứng đầu vào luôn có xu hướng tăng, các nhà máysản xuất vật tư khác nhau về nhiều mặt, đa dạng bao gồm nhiều chủng loại, chấtlượng và giá cả sản phẩm Sự phát triển ngành công nghiệp phục vụ cung ứng đầuvào cho nông nghiệp tạo lên sự sẵn có và sự lựa chon trong tiêu thụ đầu vào củangười nông dân, giảm bớt sự thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do đầu vào cao.

- Rủi ro đầu ra và sự sẵn có của người mua đầu ra

Rủi ro thị trường tiêu thụ sản phẩm hay là những rủi ro liên quan đến đầu racủa sản phẩm Giá nông sản thay đổi do vô số lý do mà người dân không có khảnăng kiểm soát Nhu cầu nông sản cũng chịu ảnh hưởng bởi vô số yếu tố như ngườitiêu dùng, xuất khẩu, chính sách thương mại, Sự mở rộng thị trường tiêu thụ trong

và ngoài nước tạo nên sự sẵn có của người mua Nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn làmcho người dân có nhiều sự lựa chọn bán cho người cần nhưng sự thiếu hiểu biết vềthông tin thị trường cũng là trở ngại cho người nông dân, ảnh hưởng đến lợi nhuậnmục tiêu của nhà sản xuất nông nghiệp

Rủi ro thì trường tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố dẫn đến những rủi ro chocác hộ nông dân chăn nuôi lợn.Giá thịt lợn, lợn giống có thể thay đổi qua cáctháng , thậm chí là từng ngày Cũng có khi lường trước được nếu như thị trường bênngoài biến động theo một chu kì nhất định Nhưng chi kì chăn nuôi lợn kéo dài, cóthể vài tháng nhưng dự đoán về thị trường là rất khó

Giá thịt lợn, lợn giống thay đổi do vô số lý do mà hộ nông dân không thể biếttrước được Cung về thịt lợn chịu tác động của quyết định sản xuất của từng hộ hay thờitiết, dịch bệnh năm đó Còn cầu thịt lợn lại chịu tác động của nhiều yếu tố như thu nhậpcủa người tiêu dung hay thị hiếu của họ, giá cả những hàng hóa thay thế như thịt bò, thịtgà, như vậy giá sản phẩm đầu ra cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro

Tại thời điểm ra quyết định thì giá thịt lợn thường cao, nhưng do đặc điểmcủa chăn nuôi lợn là phải mất thời gian dài mới tạo ra sản phẩm nên chưa chắc chắnnhững monh muốn của người ra quyết định có thể được đáp ứng

Trang 22

Rủi ro thị trường là rủi ro về khả năng cung ứng và đáp ứng các yếu tố đầuvào và đầu ra.

 Rủi ro chủ trương chính sách

Các chủ trương và chính sách cũng là một nguồn chứa đựng nhiều rủi ro Nóđược tạo bởi những thay đổi luật định,quy định, chính sách từ phía nhà nước hoặccấp chính quyền địa phương.Những thay đổi các quy định có ảnh hưởng đến ngườichăn nuôi lợn, có thể làm cho lợi nhuận đã định không đạt được như mong muốn.Rủi ro do chính sách tăng lãi suất cho vay hay hạn chế số vốn vay, thủ tục vay vốnphức tạp cũng là nguyên nhân gây rủi ro

2.1.2.2 Đặc điểm của rủi ro trong chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, và chăn nuôilợn là một trong những ngành được quan tâm hàng đầu của ngành chăn nuôi, là nguồncung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nôngdân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động Tuynhiên, ngành chăn nuôi lợn ở đã phải gặp nhiều khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, sử dụngchất cấm và dư thừa kháng sinh Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng

nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi trường chănnuôi bị ô nhiễm ngành chăn nuôi với những đặc điểm khác xa so với các ngành kháccùng với những rủi ro luôn rình rập Sự khác nhau ở đây có thể xuất phát do những đặc

điểm vốn có của ngành Trong đó bao gồm một số đặc điểm sau:

- Nuôi lợn thịt chịu tác động nhiều của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết,dịch bệnh Mặc dù KHKT ngày càng tiên tiến và hiện đại, con người ngày càng cóđiều kiện để chế ngự nó nhưng những chế ngự này thường gây ra những chi phí trựctiếp hoặc chi phí gián tiếp cho chủ hộ Nhiều khi những tiến bộ về KHKT cũngkhông chế ngự được những yếu tố đó

- Đối tượng là các vật nuôi nên chịu tác động nhiều của các quá trình sinhhọc vì vậy xác suất rủi ro là rất lớn

- Chu kỳ chăn nuôi lợn thịt thường dài nên việc kiểm soát và đánh giá rủi ro

là rất khó thực hiện

Trang 23

- Trong chăn nuôi lợn nhiều lúc hộ gia đình muốn vay thếm vốn để mở rộngquy mô chăn nuôi , họ cũng không dám mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư bởi vì lãisuất cho vay khá cao hoặc không có tài sản để thế chấp.

- Trong điều kiện có rủi ro nhiều hộ gia đình có xu hướng giảm chăn nuôi haychuyển sang ngành khác với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn

- Đa phần hộ chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, cơ sở vật chất vềchuồng trại theo đúng tiêu chuẩn vật nuôi sạch (GAHP, LIFSAP) khó áp dụng dochăn nuôi lợn không tập trung, quy mô quy mô nhỏ, gần khu sinh hoạt của nông hộgâp ô nhiễm môi trường, không đảm bảo được quy trình nuôi sạch Nên khi có dịchbệnh thì việc bùng phát dịch là rất lớn

- Hầu hết người chăn nuôi đều thiếu thông tin về thị trường lợn thịt

-Trong điều kiện có rủi ro nhiều hộ gia đình có xu hướng giảm chăn nuôi haychuyển hướng sang chăn nuôi các sản phẩm thay thế thịt lợn hoặc các ngành khácvới monh muốn thu được lợi nhuận cao hơn

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của quản lý rủi ro trong chăn nuôi

Việc quản lý tốt rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt giúp người chăn nuôi tránhđược những hậu quản khó lường trước mà những rủi ro mang lại Những rủi rotrong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân không chỉ tác động tiêu cực đến kinh

tế của hộ chăn nuôi mà còn không nhỏ đối với nền kinh tế của địa phương, quốc

gia Vì vậy, việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro và quản lý tôt rủi ro trong hộ chăn nuôi

lợn thịt có ý nghĩa hết sức quan trọng

Hạn chế những tổn thất vè vốn và tài sản, góp phần tăng lợn nhuận cho

hộ chăn nuôi trong chăn nuôi lợn thịt.

Rủi ro có tác động trực tiếp tới lợi nhuận của hộ chăn nuôi lợn thịt.Khi rủi roxảy ra ở mức độ nhỏ thì người chăn nuôi có thể dung lwoij nhuận của mình hoặcvốn tự có để bù đắp Song nếu rủi ro ở mức độ lớn thì lợi nhuận đủ bù đắp thì ngườichăn nuôi sẽ ở bên bờ phá sản Vì vậy, hạn chế và quản lý tốt rủi ro trong chăn nuôi

sẽ giúp người chăn nuôi hạn chế tổn thất về vốn và tài sản của hộ tạo điều kiệnkinhdoanh thuận lợi cũng nhằm nâng cao được lợi nhuận của họ

Trang 24

Đảm bảo an toàn tài sản cho người chăn nuôi

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động chăn nuôi lợn thịt nói chung,trong đó có hoạt động quản lý tốt rủi ro của người chăn nuôi, tổ chức tại địaphương.Trong lỗ lực nhằm thu được lợi nhuận, các hộ chăn nuôi không thể chối bỏ rủi

ro, nghĩa là không thể ngừng quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn, mà có thể tìm cách làmcho hoạt hông này trở nên an toàn và hạn chế mức tối đa những tổn thất có thể có bằngcách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi ro thích hợp Như vây, người chăn nuôimới có thể đảm bảo quản lý tôt những rủi ro gặp phải trong chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm

và các chủ chương chính sách của địa phương cho chăn nuôi

Góp phần ổn định kinh tế-xã hội

Hoạt động quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động chăn nuôi của các hộ chănnuôi, người tiêu dùng và địa phương Vì vậy, một khi người chăn nuôi gặp phải rủi rotrong dịch bệnh như vật nuôi dịch bệnh không được xử lý tốt, các hộ chăn nuôi vất tạicác sông suối, ao hồ gây phát tán dịch bệnh hay bị phá sản thì người chăn nuôi kháchoang mang lo sợ về việc chăn nuôi của họ gây ra tình trạng bán chạy gây ảnh hưởng tớiquá trình sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kinh tế

Nó làm cho nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá đầu vào nguyên vật liệutăng, giá đầu ra giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định

2.1.4 Nội dung quản lý rủi ro

bộ hoạt động nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy

ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất cácgiải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp

Trang 25

- Phương pháp nhận dạng rủi ro

Đê nhận dạng rủi ro hay mô tả rủi ro là việc trình bày đầy đủ về tất cả cácmặt, các nội dung của rủi ro đã được xác định theo cấu trúc cụ thể, ví dụ chúng ta cóthể sử dụng bảng liên kết các dang rủi ro đã và đang xuất hiện, co thể xảy ra trongtương lai để mô tả các rủi ro đã xác định Các mô tả này có thể bao gồm nội dung vềtên rủi ro, quy mô rủi ro, đặc tính tự nhiên của rủi ro, gợi ý các giải pháp giảm thiểurủi ro Dự đoán rủi ro là việc dự đoán quy mô rủi ro, hậu quả có thể xảy ra của rủi

ro, gồm các tác động của rủi ro cao, trung, hay thấp bằng cách:

Thứ nhất là lập câu hỏi nghiên cứu và tiên hành điều tra: như các loại rủi ro

mà các hộ chăn nuôi gặp phải? Tổn thất bao nhiêu? Số lần xuất hiện các rủi ro trongmột năm? Những biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được thực hiện? Những rủi ro cóthể xảy ra chưa xuất hiện?

Thứ hai là thanh tra hiện tượng là việc thanh tra trực tiếp hiện trường nắmđược tình hình của địa bàn nghiên cứu để từ đó có thể phân tích, đánh giá, nhậndang rủi ro

Phân tích

Là quá trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trên cơ

sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa Quản lý rủi ro không được coi như là mộtquy trình tĩnh mà đó là một quy trình tương tác trong đó thông tin liên tục được cậpnhật, phân tích, đưa ra những hướng dẫn về biện pháp xử lý rủi ro và theo dõi, đánhgiá hiệu quả của những biện pháp này, từ đó người chăn nuôi có thể có những điềuchỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro

Đo lường

Là tần suất xuất hiện rủi ro hay xác định mức độ nghiêm trọng của rui ro Đolường rủi ro là việc thực hiện so sánh các rủi ro đã dự đoán với các yêu cầu pháp lý,các yếu tố xã hội

Có hai cách tiếp cận chính về đo lường rủi ro

-Cách tiếp cận phương sai- thu nhập và phòng tránh thảm hoạ hay còn gọi làcách tiếp cận an toàn trước tiên Theo cách này dùng độ phân tán của kết quả, nhưphương sai hay hệ số sai lệch làm thước đo rủi ro Hệ số sai lệch càng cao thì rủi rocàng cao và ngược lại

Trang 26

-Trong cách tiếp cận thứ hai, rủi ro được đo bằng xác suất để các kết quả của mộthành động nào đó giá trị nhỏ hơn một giá trị định trước Nói cách khác làm xác suất đểmột hành động tạo ra kết quả nhỏ hơn một giá trị lựa chọn nào đó.

- Kết quả đo lường rủi ro sẽ được sử dụng để đưa ra các quyết định về mức độ

ưu tiên của rủi ro và lựa chọn ra rủi ro nào có thể chấp nhận rủi ro, rủi ro nào không thểchấp nhận rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro

Việc nghiên cứu các hành vi ra quyết định, mô hình thông dụng và được ra quyếtđịnh hiện nay là mô hình được xây dựng theo giả thuyết về độ thỏa dụng mong đợi Nộidụng cơ bản của mô hình này là các cá nhân sẽ ra quyết định lựa chọn các phương ánkhác nhau sao cho có thể tối đa hóa được mức độ thỏa dụng mong đợi Việc ra quyếtđịnh dựa trên các tiêu thức kỳ vọng và phương sai phù hợp với các giả thuyết về đọ thỏadụng mong đợi, do vậy cách tiếp cận phương sai – thu nhập thường được sử dụng

Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: công cụ, kỹ thuật,chiến lược, chương trình, …để ngăn ngừa né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu nhữngtổn thất có thể có của các hộ chăn nuôi khi xảy ra rủi ro thực chất đó là hạn chế rủi

ro, hạn chế tổn thất trong quá trình quản lý các hoạt động chăn nuôi của các hộ chănnuôi lợn Kiểm soát rủi ro đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, toàn diện, sangtạo, mềm dẻo, phải nhận dạng chính xác rủi ro, đo lường và phân chia rủi ro Đòihỏi người chăn nuôi phải là người có trình độ về khoa học kỹ thuật, giám đương đầuđối phó rủi ro…

Các biện pháp kiểm soát rủi ro:

-Né tránh rủi ro: là biện pháp chủ động né tránh các hoạt động trước khi xảy

ra rủi ro, loại bỏ các nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có Trongthực tế phần lớn các hộ nông dân chiếm 65-80% sử dụng biện pháp này trong chănnuôi Họ cho rằng thực hiện đầu tư tối thiểu để chắc ăn hơn Nếu được mùa, họcũng được thu (đương nhiên là thấp hơn những người chịu rủi ro) Nếu mất mùa, họcũng thiệt hại song mức thiệt hại là không lớn

Trang 27

-Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Là sử dụng các phương pháp giảm thiểu tần xuấthay số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Trong thực tế ít

hộ nông dân sử dụng biện pháp này chiếm 6-7% số hộ nông dân, họ cho rằng biện pháp nàymạo hiểm , đầu tư lớn, chưa đảm bảo chắc chắn

-Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: là tìm ra các thực tế khác nhau hay cứu vớtnhững tài sản còn lại, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, lập quỹ dựphòng phân tán rủi ro để cùng nhau gánh chịu những rủi ro

-Các biện pháp chuyển giao rủi ro: Là những biện pháp chuyển rủi ro đếncho người khác, tổ chức thông qua các con đường ký hợp đồng ( Bùi Thị BíchPhượng,2013)

-Các biện pháp đa dạng rủi ro: Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, baogồm đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa thị trường, đadạng hóa vật nuôi, cây trồng … để phòng chống rủi ro.(Bùi Thị Bích Phượng, 2013)

Phòng ngừa rủi ro

Là biện pháp dự phòng để giảm rủi ro có thể xảy ra Lựa chọn các phươngpháp, các yếu tố cần thiết, để làm giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng không cầnthiết các ảnh hưởng không cần thiết , dự phòng các yếu tố có thể xảy ra biến nhữngrủi ro thành những cơ hộ cho các hộ chăn nuôi lợn

Tài trợ rủi ro

Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những tổnthất khi xảy ra rủi ro Dù phòng ngừa kỹ đến đâu, kiểm soát rủi ro chặt chẽ như thếnào thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong chăn nuôi Những tổn thất mà rủi

ro có thể nhiều hay ít nhưng đều làm giảm lợi nhuận, giảm lợi ích kinh tế, làm chongười chăn nuôi không đạt được điều mong muốn.Vì vậy cần phải có các biện pháptài trợ rủi ro thích hợp Tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp tự tài trợ và bảo hiểm

Tự tài trợ

Người chăn nuôi tự mình khắc phục những rủi ro, tự bù đắp các rủi ro bằngchính vốn của mình hoặc vốn đi vay Tự tài trợ được chia làm 2 nhóm là tựu tài trợchủ động và bị đông Tự tài trợ chủ động thì người chăn nuôi lập ra quỹ dự phòng vàquỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra Đối với tự tài trợ bị động

Trang 28

thì người chăn nuôi gặp phải tổn thất không có chuẩn bị trước và họ phải đi vay đểkhắc phục hậu quả tổn thất Do vậy, tự tài trợ dẫn đến việc nguồn vốn không được sửdụng một cách tối ưu, người đi vay sẽ bị động còn gặp phải vấn đề tăng lãi suất.

Bảo hiểm

Rủi trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi nhưng lại là yếu tố có thểquản lý được trong sản xuất và chăn nuôi Các sản phẩm nông nghiệp thay đổi từnăm này qua năm khác do tính chất khó dự đoán của thời tiết, sâu bệnh và các điềukiện thị trường chính điều này đã làm giá cả biến động Những thay đổi trên làmcho thu nhập của người dân bấp bênh , sự bấp bênh trong thu nhập trong tương lailại càng gây khó khăn cho người dân khi đưa ra quyết định sản xuất ngắn hạn, kếhoạch dài hạn Những tổn thất nặng nề do rủi ro gây ra làm cho người dân khó cókhả năng trả nợ Các tổ chức không cho người dân vay vì nợ rủi ro quá cao, điềunày bó buộc người dân khiến cho người dân khó có khả năng mở rộng sản xuất và

đa dạng hóa hiện đại hóa sản phẩm nông nghiệp Chính vì vậy bảo hiểm có vai tròrát quan trọng trong việc hỗ trợ cho người dân giảm bớt thiệt hại mà họ gặp phải khiđối mặt với rủi ro

Bảo hiểm là quá trình chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác hay nóicách khác bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm giữa những ngườitham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổnthất đỗi với người tham gia bảo hiểm Phân phối trong bảo hiểm là phân phối khôngđều, không bằng nhau, ai tham gia bảo hiểm cũng được phân phối và phân phối với

số tiền như nhau Hoạt động bảo hiểm hoạt động trên nguyên tắc sô đông bù số ít.Bảo hiểm giúp ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất rủi ro xảy ra

2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt

2.2.1 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở Thế Giới

Đa dạng hóa sản xuất

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong sản xuất nông nghiệp, để giải quyếtvấn đề này nông dân đã áp dụng một số biện pháp quản lý rủi ro Biện pháp đượcngười nông dân trên thế giới áp dụng phổ biến nhất là biện pháp đa dạng hóa trongsản xuất cây trồng vật nuôi Đa dạng hóa là sự gia tăng về số lượng nguồn thu nhập

Trang 29

và cân đối giữa các nguồn thu khác hay phối hợp các nghành có tương quan thuậnthấp hoặc tương quan nghịch với nhau, cũng như phối hợp thu nhập của chúng vớinhau Đối với người dân thì đa dạng hóa là một phần chiến lược giảm thiểu rủi ro.Khi đa dạng hóa được được thúc đẩy để giảm rủi ro thì nhìn chung hộ phải hi sinhgiác độ thi nhập bình quân Do vậy đa dạng hóa thường xuất hiện ở những hộ khinguồn thu nhập có biến động mạnh và đặc biệt khi hộ không thích rủi ro Nông dânthường có xu hướng đa dạng hóa trong chăn nuôi để tối thiểu hóa mức thiệt hại dogặp phải biến cố Mặt khác đa dạng hóa còn giúp được hộ tiết kiệm nguồn thức ăn,góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập Đa dạng hóa còn giúp cho việc sử dụng laođộng, sử sụng vốn và có thu nhập đều đặn qua các năm tháng.

Để chống rủi ro, nhiều hộ vẫn kết hợp giữa sản xuất và chăn nuôi theo môhình VAC, VACR,…tùy theo diện tích đất của nông hộ Họ hy vọng nếu có gì đóxấu xảy ra thì cái này có thể bù cái kia Hầu hết các trang trại trên thế giới đều có

sự đa dạng hóa trồng trọt và chăn nuôi, không đơn thuần là độc cạnh một loại vậtnuôi Tuy rằng đa dạng hóa là có lợi song theo các nghiên cứu thực tế cho thấy việc

đa dạng hóa làm giảm tính hiệu quả của sản xuất, làm giảm thu nhập trung bình Ví

dụ như đa dạng hóa cây trồng sẽ làm giảm lợi ích về quy mô….Sự không hiệu quảcủa phương pháp này đòi hỏi phải có hình thức thay thế bổ sung Biện pháp được ápdụng phổ biến hiện nay ở các nước phát triển và các nước đang phát triển là bảohiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp

Bên cạnh các chiến lược mang tính tự vệ ở cấp nông hộ khi đối mặt với rủi

ro như cắt giảm chi tiêu, đa dạng hóa thu nhập, giảm đầu tư (World bank2000/2001; IPSARD 2007) thì cơ chế chia sẻ rủi ro dựa vào thị trường là một trongnhững chiến lược đang nhận được sự quan tâm

Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành bảo hiểm nông nghiệp theo hướng bảohiểm mọi rủi ro hoặc một số loại rủi ro Đây là hình thức đã và đang phát triểnmạnh ở mọi quốc gia Trên thế giới trong thời gian vừa qua bảo hiểm nông nghiệpmới chỉ thực hiện trên các loại cây trồng còn đối với vật nuôi thì đây vẫn là hìnhthức còn bỏ ngỏ Tuy vậy, tình hình thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh hiện nay diễnbiến phức tạp, xảy ra liên tiếp làm cho nhu cầu bảo hiểm vật nuôi ngày càng cao

Trang 30

Điển hình trong đại dịch cúm gia cầm H7N9 vừa qua thì ở một quốc gia nhưTrung Quốc đã có chính sách hỗ trợ và bảo hiểm liên quan đến gia cầm Chính phủTrung Quốc liên tục có biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm như 3 ngânhàng là: ngân hàng Dự trữ Nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng SME sẽcung cấp một khoản tín dụng tới 30 nhân dân tệ để hỗ trợ các chủ trang trại gà.Nguồn vốn vay này dùng để tái tạo đàn gà, nâng cấp trang trại, dây chuyền côngnghệ Ngoài ra, những người nuôi gia cầm bị thiệt hại sẽ được ngân hàng gia hạnthời gian trả nợ.

Bảo hiểm gia cầm cũng là vấn đề đang quan tâm tại Thái Lan Theo bàPotjanee Thanaravanit- Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Thái Lan, những ngườichăn nuôi gia cầm cần phải mua bảo hiểm để giảm bớt nguy cơ rủi ro Mức phí bảohiểm khá cao nhưng dự đoán người chăn nuôi Thái Lan sẽ tham gia tích cực hơn.Cũng theo bà, Thái Lan hiện đã có loại hình bảo hiểm cho người nuôi gia cầm vàkhách du lịch Theo đó mức phí bảo hiểm 100 bath/ năm người chăn nuôi gia cầm

sẽ được chi trả tới 100.000 bath nếu chẳng may bị nhiễm bệnh và chết Còn đối vớikhách du lịch, nếu bị nhiễm bệnh từ gia cầm và chết trong vòng 90 ngày khi đi dulịch tại đây sẽ được chi trả bảo hiểm 100.000 USD

Năm 2007, BHNN của Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá mangtính lịch sử Số địa phương tham gia loại hình bảo hiểm này ngày càng gia tăng.Ông Wu Dingfu – Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm China Life (Công ty Bảo hiểmlớn nhất Trung Quốc) cho biết, số liệu thống kê khẳng định doanh thu từ BHNNtrong năm 2007 tăng 16,2% so với năm 2006, đạt mức 850 triệu nhân dân tệ (tươngđương 109, 3 triệu USD; 1 nhân dân tệ xấp xỉ 2.200 đồng) Ông này cũng cho biếtthêm, hiện Công ty vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lýphù hợp cho hoạt động bảo hiểm nông thôn nói chung và tăng cường hệ thống dựphòng để phục vụ kinh doanh BHNN Điển hình trong phong trào xây dựng chínhsách BHNN của Trung Quốc là tỉnh Quảng Đông Tại tỉnh Quảng Đông, thành phốVân Phú đã được chính quyền đầu tư hơn 1,5 tỉ nhân dân tệ để bảo hiểm chăn nuôilợn Hình thức bảo hiểm này được đông đảo nông dân tham gia bởi tính sáng tạo vàhiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ BHNN Trước đây, sản lượng thịt lợn chiếm

Trang 31

80% nguồn cung thực phẩm ở Vân Phú Nhưng trong quá trình chăn nuôi, do tậpquán và cách quản lý không đúng kỹ thuật nên đàn lợn thường xảy ra dịch bệnh,dẫn tới thiệt hại nặng nề Trước tình hình đó, thành phố đã phối hợp với ngành côngthương, tài chính, thuế vụ, thực phẩm và thú y thực hiện các biện pháp bảo đảm đànlợn và nâng cao đời sống nông dân Một biện pháp hiệu quả mà họ đưa ra là thuBHNN không trực tiếp từ người nuôi lợn mà ngành thực phẩm thu mỗi con lợn 10NDT từ các cơ sở giết mổ Công ty bảo hiểm thanh toán với ngành thực phẩm căn

cứ theo mức thuế phải đóng trong năm Hộ nuôi lợn không phải đóng phí mà vẫnđược chi trả bảo hiểm nếu gặp phải sự cố nên tích cực chăn nuôi Các lò giết mổ docạnh tranh lành mạnh nên cũng chấp nhận việc đóng phí bảo hiểm Hình thức nàyđược nhân rộng tại 16 thị trấn của thành phố Vân Phú Theo ước tính, số tiền bảohiểm đã chi trả đền bù cho nông dân nơi đây gần 7, 5 triệu nhân dân tệ Chính biệnpháp BHNN hiệu quả này đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phục hồi vàtăng trưởng mạnh theo từng năm Nhận thấy hướng làm ăn hiệu quả và an toàn nêncác công ty bảo hiểm tại đây đã mở rộng BHNN sang nhiều lĩnh vực khác như bảohiểm gà giống, bảo hiểm trồng chè và cây ăn quả

Một kinh nghiệm khác trong quản lý rủi ro đối với chăn nuôi gia cầm là củaNew Zealand Theo báo cáo của AM Gibbins (2006) tại Hội nghị chăn nuôi gia cầmquốc tế đã đề cập tới kế hoạch quản lý rủi ro từ ngành sản xuất trứng gia cầm ở NewZealand Cơ sở pháp lý của kế hoạch là Luật sản phẩm từ động vật Điều đó cónghĩa là chúng phải đáp ứng những tiêu chuẩn về sản phẩm động vật của NewZealand Hệ thống quản lý rủi ro áp dụng một cách tiềm năng ở bất cứ khâu nàotrong chuỗi giá trị sản xuất, qua chế biến cho tới thị trường Các chương trình quản lýrủi ro bảo đảm được thiết kế bởi việc kinh doanh từng sản phẩm động vật để quản lýrủi ro đã biết về mặt sinh học, hoá học, vật lý Chương trình này áp dụng các nguyêntắc về phân tích rủi ro và Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) Các chương trình quản lýrủi ro đòi hỏi :

 Xác định tên ngành kinh doanh và tên của người chịu trách nhiệm cuốicùng về chương trình này

Trang 32

 Định nghĩa phạm vi của ngành kinh doanh và xác định sản phẩm và dựkiến sử dụng.

 Xác định và phân tích hệ thống các rủi ro gắn liền với nguyên liệu từđộng vật

Trên đây là kinh nghiệm thiết lập một kế hoạch quản lý rủi ro từ khâu đầutiên của sản xuất đến khâu cuối cùng, từ đó đảm bảo được sự an toàn và đảm bảotuyệt đối nếu có rủi ro xảy ra

2.2.2 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Chăn nuôi lợn từ lâu đã giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt độngsản xuất của các hộ nông dân Hiện nay nhiều các trung tâm giống lợn đã có khảnăng cung cấp các giống lợn tốt đáp ứng nhu cầu của người dân Theo Tổng cụcthống kê năm 2013 có 4,1 triệu lợn nái mỗi năm sản xuất 26,3 triệu lợn thịt giảm0,9% so với cùng , tương đương 3,2 triệu tấn thịt lợn tăng 1,8 % so với cùng kỳ nămtrước Với tốc đọ tăng như vậy hàng năm đã cung cấp phần ,ớn lượng thịt cho tiêudung và xuát khẩu.Tuy nhiên ta thấy một số năm trở lại đây số lượng lợn có xuhướng giảm nhưng sản lượng thịt lợn lại liện tục tăng qua các năm nguyên nhân là

do chăn nuôi lợn hiện nay đang gặp khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu vào tăngcao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng nhưtrang trại bị ảnh hưởng Điều này chứng tỏ rằng trình đọ chăn nuôi ngày càng đượccải thiện, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng, giống mớinăng suất cao được phổ biến Và xu hướng chăn nuôi trang trại, quy mô côngnghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm, trong khi đó chăn nuôi nông hộ giảmdần

Trang 33

Bảng 2.1: Số lượng lợn Việt Nam qua các năm

(Nghìn con)

Tăng/giảm so với năm trước (%)

Sản lượng Thịt (Nghìn tấn)

Tăng/giảm

so với năm trước (%)

(Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2013)

Sản lượng thịt lợn đạt khá cao đứng thứ 6 trên thế giới, tuy nhiên Việt Namvẫn không có mặt trong tốp 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy môchăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún ( từ 1-2 nái,10-20 lợn thịt), phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững

Ông Ngyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng: ngànhchăn nuôi hiện nay đang phải đối mặt với các khó khăn như giá TACN và nguyênliệu đầu vào cao nhưng giá đầu ra sản phẩm lại thấp; giá mua sản phẩm tại chuồngthấp nhưng giá bán cho người tiêu dung lại cao; giá thành trong nước cao mà giá sảnphẩm cùng loại ở nước ngoài thấp; phát triển chăn nuôi nhanh nhưng dịch bệnh kiểmsoát kém hiệu quả và ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tăng Các khó khăn về giá cả,dịch bệnh, thiên tai, sự thay đổi thói quen tiêu dùng vẫn luôn xảy ra, đe dọa tới tìnhhình chăn nuôi của người dân

Theo kết quả ngiên cứu thì dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen củangười tiêu dùng thực phẩm Khi dịch bệnh xảy ra ở lợn thì người tiêu dùng có xuhướng không tiêu dùng thịt lợn nữa chiếm 41%, hoặc chuyển sang tiêu dùng sảnphẩm thay thế khác chiếm 32%, hoặc họ vẫn chọn tiêu dùng thịt lợn nhưng chọn

Trang 34

mua tại những nơi thấy an tâm hơn như đại lý, siêu thị chiếm 11% Ngoài ra do thóiquen tiêu dùng mà đến 95% sản phẩm chăn nuôi được tiêu dùng dưới dạng tươisống, không qua chế biến công nghiệp, không qua bao gói Điều này làm giảm giátrị trong chăn nuôi, làm giảm lòng tin người tiêu dùng khiến thị trường phát triểnkhông bền vững Bên cạnh đó hiện nay chăn nuôi vẫn còn quy mô nhỏ, phân tánmang tính tận dụng chiếm tỷ lệ khá cao 50% số lợn được sản xuất từ quy mô nhỏ hộgia đình chăn nuôi theo phương thức tận dụng, 40% từ quy mô trung bình thâmcanh hoặc bán thâm canh và chỉ có 10% từ quy mô trang trại theo phương thức côngnghiệp Giá thành sản phẩm chăn nuôi cao, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩmchưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Công tácphòng chống, dịch bệnh còn yếu nên dịch lợn nở mồm long móng, lợn tai xanh xảy

ra thường xuyên gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sự pháttriển của ngành chăn nuôi Việt Nam

Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hộ chăn nuôi nhỏ chủ yếu là tại chỗthông qua hệ thống chợ nông thôn Mỗi khi kinh tế nông thôn chưa phát triển, thìchăn nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính Gia nhập WTO sẽ tạo cơhội lớn về việc làm, thu hút một lượng lớn lao động khỏi khu vực nông thôn sẽ làmgiảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại chợ nông thôn, đồng thời cũng giảm số

hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng do giảm cơ học về dân số Tuy nhiên nếuquá trình công nghiệp hoá và thu hút lao động nông thôn chậm so với chuyển dịch

cơ cấu thì đây lại là yếu tố bất lợi trong kinh tế nông thôn

Một khó khăn nữa là sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có giá thành caokhông có sức cạnh tranh với các mặt hang nước ngoài do chi phí thức ăn cao, chiphí thuốc thú y trong chăn nuôi là rất lớn Nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước chủyếu phụ thuộc vào nước ngoài, nguyên liệu thức ăn trong nước chỉ đáp ứng được 75

- 80% nhu cầu sản xuất, nước ta phải nhập 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80%các loại thức ăn bổ sung, 80 - 90% thức ăn giàu đạm và 90% chất phụ gia VàTACN ở Việt Nam luôn đắt hơn so với giá ký hợp đồng nguyên liệu nhập khẩu vềcảng 10 - 15% các công ty nước ngoài chi phối rất nhiều đến thị trường cám và thịtrường thuốc thú y mặc du nước ta là nước nông nghiệp

Trang 35

Vì vậy ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi rocần phải được khắc phục.

2.2.2.2 Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

A Bảo hiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp là một lĩnh vực rất nhiều rủi ro mang tính khách quan

và gây thiệt hại có tính hệ thống để lại hậu quả nghiêm trọng Chính vì vậy bảohiểm nông nghiệp là một yêu cầu cần thiết và có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh

tế quốc dân

Theo thống kê của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hạitrong sản xuất nông nghiệp hàng năm rất lớn, có thời điểm chiếm tới 10,5% GDPcủa cả nước Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn, 60 - 70% dân số sống

ở nông thôn, nếu nhìn về diện rộng thì bảo hiểm nông nghiệp có một thị trường rấtlớn Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, bảo hiểm nông nghiệp được triển khai ởViệt Nam từ khá sớm Ngay từ đầu những năm 1980, Tập đoàn Bảo Việt (Bảo Việt)

đã thí điểm nhận bảo hiểm cây lúa ở hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh (tỉnh NamĐịnh) Cho đến nay, ước tính chỉ có khoảng 1% cây trồng, vật nuôi được bảo hiểm

Những năm gần đây, để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thíđiểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh, thành phố Theo đó,

sẽ hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tàichính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh

xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Quyết định được đánh giá là tia hyvọng, cứu cánh cho người nông dân, đối tượng chịu nhiều gánh nặng do thiên taihàng năm Tuy nhiên, dù đã bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/7/2011, nhưng trênthực tế, bảo hiểm nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm nhiều

Đề cập nghịch lý Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng bảo hiểm nôngnghiệp (BHNN) chiếm tỉ trọng rất nhỏ, đến nỗi nhiều người không biết đến sự tồntại của loại hình bảo hiểm này, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng phân tích: Không phảinước nào cũng làm BHNN, nhiều nước lân cận cũng chưa triển khai Trong sản xuấtnông nghiệp có 2 mâu thuẫn lớn, một là rủi ro cao hiệu quả thấp, hai là sản xuất

Trang 36

phân tán với thị trường lớn Công tác bảo hiểm đặt ra nhằm giảm rủi ro cho ngườisản xuất nông nghiệp Rủi ro của nông nghiệp nước ta lớn hơn nhiều so với cácnước khác Trước đây chúng ta đã thực hiện BHNN, hiện nay cũng có nhưng khôngđáng kể Nguyên nhân là do nền kinh tế còn khó khăn, công tác bảo hiểm chưa pháttriển như về chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm Thêm vào đó,người dân Việt Nam chưa coi trọng đóng bảo hiểm, chưa đủ lực để tham gia bảohiểm Tất cả những điều này khiến bảo hiểm chưa phát triển, thậm chí nhiều ngườidân chưa hiểu thế nào là bảo hiểm, họ được hưởng lợi như thế nào từ bảo hiểm Đây

đỡ, để được bảo hiểm bồi thường thì phải làm gì, khi sự cố xảy ra, nếu xảy ra tranhchấp, báo cho ai, ai thụ lý ? Chỉ khi thành viên ban chỉ đạo, tổ công tác ở các cấphiểu sâu thì mới hướng dẫn cho dân được và người dân hiểu sâu thì mới nắm rõtrách nhiệm và quyền lợi của mình Ngay cả cơ quan bảo hiểm cũng cần hiểu nhưvậy để tạo ra trách nhiệm và quyền lợi tương đồng, quan hệ giữa bảo hiểm và ngườidân mới bền chặt Trước hết, đối với các địa phương, phải tập huấn cho cán bộ rồimới hướng dẫn người dân tham gia Tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn cũng sẽ biên soạn cẩm nang về vấn đề này một cách dễ hiểu nhất

Về những khó khăn trong tiếp tục triển khai thực hiện mô hình BHNN, ôngNguyễn Quang Phi cho biết, rủi ro rất lớn vì thiên tai thường xuyên xảy ra, ngườinông dân do điều kiện kinh tế và đặc thù canh tác nên quy mô sản xuất nhỏ, manhmún, dẫn đến hiệu quả bảo hiểm không cao Đó là những lý do chính khiến bảohiểm nông nghiệp dần thu hẹp và chỉ cầm chừng ở một số công ty bảo hiểm lớn

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Phi cũng nêu rõ một số thuận lợi từ cơ chế,chính sách cũng như cách tiếp cận theo Quyết định 315 của Thủ tướng, từ đó,BHNN có hướng mở mới, tạo công cụ cho người nông dân quản lý rủi ro và tìm

Trang 37

kiếm nguồn tài chính bù đắp Cụ thể như, Quyết định 315 hỗ trợ 100% phí bảo hiểmcho nông dân nghèo, hỗ trợ 80% cho nông dân cận nghèo và hỗ trợ 60% cho nôngdân không thuộc diện nghèo, cận nghèo tham gia thí điểm BHNN Tức là tất cả cácđối tượng tham gia BHNN đều được hỗ trợ Đây là cơ hội và điều kiện tiên quyết đểtriển khai thành công BHNN Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã có Thông tư hướng dẫn quy trình, quy phạm, tạo sân chơi cho người nông dâncũng như các công ty bảo hiểm có thể phối hợp giải quyết các sự cố sau này Ngoài

ra, cho đến thời điểm này, sự chủ động tham gia của các cấp chính quyền là điềukiện tiên quyết để thực hiện thành công chương trình thí điểm

Về sản phẩm bảo hiểm, theo ông Nguyễn Quang Phi, trước kia chúng ta cócách tiếp cận truyền thống, bảo hiểm với mọi rủi ro ngẫu nhiên và không lườngtrước được Nhưng qua quá trình nghiên cứu và rút kinh nghiệm Việt Nam cũng nhưquốc tế, chúng ta có cách tiếp cận khả thi hơn, đảm bảo bảo hiểm cho những rủi romang tính thảm họa và mang tính chất hỗ trợ Ví dụ, trước kia, với cây lúa, chúng tabảo hiểm mọi thảm họa và đến tất cả mọi hộ nông dân Hiện nay, Bảo Việt sẽ kiếnnghị với Bộ Tài chính tiếp cận theo hướng bảo hiểm theo chỉ số, tức là theo chỉ sốthời tiết hoặc chỉ số sản lượng Điều này sẽ ưu tiên bồi thường cho những tổn thấtmang tính thảm họa, ảnh hưởng trên diện rộng Ông Nguyễn Quang Phi khẳng định:Bảo Việt sẵn sàng tham gia chương trình này và quan điểm là không vì lợi nhuận,xác định đây là một nhiệm vụ chính trị, thực hiện theo tinh thần doanh nhân vớinông dân và tinh thần doanh nghiệp nhà nước với chủ trương của Chính phủ

Nhà nước nhấn mạnh, quy tắc bảo hiểm bảo đảm quyền lợi hài hòa giữa 3nhà (nhà nước, người dân và doanh nghiệp bảo hiểm) Nhà nước hỗ trợ phí chongười dân tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận

và người dân cũng tham gia đóng phí một phần Do vậy, có thể nói, đây là chínhsách phục vụ chương trình tam nông

B Đa dạng hóa sản xuất

Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất nông nghiệp là một trong những biện phápthông dụng để phân tán rủi ro và bất định Cách “ chia trứng ra nhiều rổ” sẽ làm

Trang 38

giảm mất mát khi gặp bất lợi trong sản xuất kinh doanh Rủi ro có thể xảy ra trongtất cả các ngành, nhưng cơ hội chống lại rủi ro cũng xuất hiện trong tất cả các ngành

đó Khi xảy ra mất mát của một ngành không làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh

Để đa dạng hóa sản phẩm có hiệu quả thì những ngành sản xuất kinh doanhkhông nên sản xuất các sản phẩm có mức đọ rủi ro như nhau Nếu các loại vật nuôiđều bị ảnh hưởng như nhau đối với hạn hạn, lũ lụt, dịch bệnh,…thì không nên chonchung trong cùng một vụ sản xuất Mặt khác, nếu một ngành mới dự kiến mà lại bịảnh hưởng về biến động giá cả như một ngành đã có thì them ngành mới đó sẽ chỉlàm tăng thêm rủi ro và bất định Sự đa dạng hóa có hiệu quả để chống lại rủi ro vàbất định thì khi tăng thêm ngành mới thì chúng ảnh hưởng ít hơn hoặc có độ ổn địnhhơn những ngành đã có

Việc kết hợp giảm rủi ro trong kinh doanh được xác định thông qua nghiêncứu tương quan về thu nhập giữa các ngành sản xuất trong nông nghiệp

Nếu hệ số tương quan về thu nhập giữa các ngành khác nhau lớn thì ít có khảnăng về hạn chế rủi ro trong đa dạng hóa

Nhiều khi nông dân thực hiện đa dạng hóa để sử dụng có hiệu quả hơn đầuvào của họ như: lao động, máy móc, thiết bị, …Tuy nhiên, đa dạng hóa quá mức dẫntới một số ngành không có hiệu quả Trong nhiều trường hợp, sản xuất kinh doanh ítngành nhưng với quy mô lớn sẽ cho lợi nhuận cao hơn là kinh doanh nhiều ngànhvới quy mô nhỏ

C Ổn định giá cả

Những biến động về giá vật tư nông sản có thể lấy mất lợi nhuận biên củanông dân cho dù họ là người sản xuất có hiệu quả Do đó, người sản xuất có thể kếthợp với người chế biến và người tiêu thụ để có biện pháp ổn định giá cả nhằmchống lại những thay đổi bất lợi về giá cả Người sản xuất có thể: (1) Tìm cách cốđịnh giá cả trong các hợp đồng vật tư và tiêu thụ; (2) Hợp đồng trước về giá giaodịch trong tương lai

Các biện pháp trên nhằm cố định mức giá thỏa thuận giữa các bên để tránh sựbiến động về giá trong quan hệ giữa nông dân và người cung cấp đầu vào hay ngườitiêu thụ sản phẩm

Trang 39

Việc giãn mức mua và bán cũng là một biện pháp quan trọng có thể dùng đối vớinhững hàng hóa dự trữ nhằm giảm rủi ro và bất định Về lý thuyết, giá hàng hóa có thểtiếp tục tăng sau khi thu hoạch vì phải cộng thêm chi phí lưu kho, nhưng điều đó luônluôn không hoàn toàn xảy ra trong thực tế Giãn mức mua và bán sẽ hạn chế khả năngnhận được giá bất lợi và hi vọng sẽ có được mức bình quân và giá trung bình.

Sử dụng đúng các biện pháp về giá có tác dụng giải quyết rủi ro về giá vàngược lại Do đó việc tìm hiểu kỹ thông tin về thị trường là rất quan trọng

D Sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng

Hợp đồng sản xuất nông nghiệp là phương thức gắn kết các khâu trong chuỗigiá trị nông nghiệp bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm Sản xuấtnông nghiệp theo hợp đồng hay còn gọi là sản xuất theo hợp đồng bao tiêu sảnphẩm Trong xu hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, sản phẩm nông nghiệp, hợpđồng sản xuất nông nghiệp đang dần trở nên cần thiết ở Việt Nam Tuy nhiên, hầuhết người làm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa quen với phương thức sản xuất teohợp đồng với doanh nghiệp Mô hình này vẫn chưa phát huy hết hiệu quả

Theo Đặng Kim Sơn (2001), trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của thế giới vàViệt Nam cho rằng: “Sản xuất nông sản theo hợp đồng là hình thức tổ chức gắn kếtgiữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng

2 chiều quy định quy định các điều kiện sản xuất và tiếp thị nông sản hàng hóa”

Theo đánh giá của MPDF/IFC, ADB và CIEM, có bốn yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến việc phát triển thành công mô hình này ở Việt Nam

Một là, mối quan hệ rõ ràng và chặt chẽ giữa các bên trong hợp đồng sẽ giúpsản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thành công hơn Quan hệ này thể hiện quan hệhợp tác và các điều kiện ưu đãi trong hợp đồng Quan hệ hợp đồng phải được coi làquan hệ hợp tác giữa các bên tham gia, chứ không phải là quan hệ cạnh tranh, hayquan hệ bóc lột giữa bên này đối với bên kia Theo ông Lê Văn Tam - Chủ tịch Hộiđồng Quản trị Công ty Mía đường Lam Sơn, mấu chốt để thực hiện hợp đồng nhanhchóng là độ tin cậy lẫn nhau giữa nhà máy và nông dân, nhà máy phải thực sự coinông dân là người nhà, hiểu rằng lợi ích của nhà máy luôn gắn chặt với lợi ích củanông dân Các bên đối tác cũng cần phải dành cho nhau một số ưu đãi nhất định để

Trang 40

duy trì và khuyến khích quan hệ hợp đồng phát triển trong tương lai Mức thanh toán vàcác điều kiện đàm phán phải hấp dẫn đối với cả người mua và người bán Một hình thức

ưu đãi khác là chia sẻ quyền sở hữu và đồng nhất lợi ích của cả hai bên

Hai là, nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng thông quamột tổ chức đại diện sẽ hiệu quả hơn Thực tế, một công ty không thể trực tiếp kýhợp đồng với hàng ngàn hộ nông dân để bao tiêu sản phẩm nên hợp tác xã hoặc bất

kỳ tổ chức của nông dân nào cần đại diện cho nông dân để thoả thuận và ký kết hợpđồng với công ty có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng Ví dụ trường hợp củaCông ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang Antesco Trước đây, công ty này

ký hợp đồng thu mua bắp non với 11.000 hộ nông dân thì nay chỉ còn 15 hợp đồng kývới các hợp tác xã và đại diện hộ nông dân Việc ký hợp đồng qua các hợp tác xã giúpcông ty tiết kiệm chi phí quản lý, giao dịch, tạo được vùng nguyên liệu ổn định và tạo cơ

sở để làm ăn có lãi Hay hình thức liên kết hợp tác để củng cố mối liên kết nhà máy nông dân là tổ chức Hiệp hội Mía đường Lam Sơn với sự tham gia của nông dân vàCông ty Mía đường Lam Sơn Với điều lệ, quy chế hoạt động rõ ràng, hiệp hội này đóngvai trò trung gian quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho nông dân Một vai trò hếtsức quan trọng của hiệp hội là sử dụng quỹ phòng chống rủi ro của mình để đảm bảo đờisống và thu nhập cho nông dân khi thị trường đường có biến động hoặc xảy ra thiên tailàm ảnh hưởng sản lượng mía Tại Việt Nam, có nhiều hình thức tổ chức chính thức vàkhông chính thức của nông dân như nhóm nông dân, câu lạc bộ nông dân, và nhóm cộngđồng Tuy nhiên, hình thức tổ chức của nông dân có tư cách pháp nhân cao nhất và cókhả năng ký hợp đồng nông nghiệp là hợp tác xã

-Ba là, sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng không phải là mô hình phù hợpcho tất cả các loại sản phẩm và ở mọi hoàn cảnh Ngoài ra là các sản phẩm đặc sảnthường có nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng ổn định và giá cả ít biến động Có thươnghiệu thì lợi nhuận mang lại cho cả hai bên sẽ cùng tăng lên, sự liên kết sẽ chặt chẽ,hiệu quả và lâu bền hơn Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ởViệt Nam cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các hợp đồng sản xuất những nông sản khôngđặc thù là thành công Do vậy, không thể áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệptheo hợp đồng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam Việc quyết định có

Ngày đăng: 25/12/2019, 21:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Chu Thị Thảo (2011). “Xác định nhu cầu bảo hiểm trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định nhu cầu bảo hiểm trong chăn nuôi lợn thịtcủa các hộ nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Chu Thị Thảo
Năm: 2011
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cục chăn nuôi http://www.cucchannuoi.gov.vn Link
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên http://www.hungyen.gov.vn Link
5. Hội nông dân tỉnh Hưng Yên (2013). ‘Hỗ trợ chăn nuôi an toàn’, Nguồn:http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3417:h-tr-chn-nuoi-nong-h-an-toan&catid=53:phong-trao-nong-dan&Itemid=2 Link
1. Đề án phát triển nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của chủ tịch UBND xã Dị Chế.Sách Khác
2. Phạm Quang Hùng (2006). Giáo trình chăn nuôi cơ bản nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
3. PGS.TS Phạm Văn Hùng. Bài giảng ‘ Phương pháp nghiên cứu kinh tế’, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
4. GS.TS.Đỗ Kim Chung (2008). ‘‘Kinh tế nông nghiệp”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
5. TS. Bùi Thị Nga (2005). ‘‘Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
6. TS. Bùi Thị Nga (2005). ‘‘Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.Khóa luận/Luận văn/Luận án Khác
1. Phạm Thị Lam, (2011). ‘Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương’, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
2. Hoàng Văn Lưu, (2008). ‘Rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên’, Luận Văn tốt nghiệp, Trường học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
3. Hồ Sỹ Sáng, (2010), ‘Quản lí rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thị Tuyến, (2012), ‘Quản lí rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt ở các nông hộ tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định’, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
3. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w