Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 60)

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn

nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.

Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Khi phân tích EFA với thang đo các thành phần giá trị cảm nhận, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue >1.

4.3.2.1 Thang đo các thành phần động viên nhân viên

Sau khi được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha đạt độ tin cậy, thang đo các yếu tố động viên nhân viên gồm 6 thang đo với 26 biến quan sát. Các biến được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Cách tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện qua 2 lần như sau:

- Lần 1: Tập hợp 22 biến quan sát sau khi được kiểm tra độ tin cậy được đưa vào

phân tích nhân tố (EFA), dùng phương pháp PCA. Bảng số liệu chi tiết được trình

bày ở phụ lục 4a. Kết quả như sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) đạt 0,752 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 2495,99 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

+ Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy phương sai được giải thích là 67,933% (lớn hơn 50%), điều này thể hiện rằng 6 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 67,933% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 6 với eigenvalue là 1,081. Kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Xuất hiện nhân tố thứ 6.

+ Các biến quan sát hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (factor loading >0,5).

+ Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3; trừ các biến Thương hiệu 3, Chính sách 1, Chính sách 2 có hệ số tải giữa các nhân tố ≤ 0,3. => loại 4 biến không đạt là Thương hiệu 3, Chính sách 1, Chính sách 2.

Sau khi kiểm tra nội dung biến quan sát bị loại bỏ, tác giả nhận thấy nếu loại bỏ các biến trên thì không vi phạm ý nghĩa của khái niệm đo lường.

Lần 2: Tất cả 19 biến còn lại tác giả tiến hành chạy EFA lần 2, dùng phương pháp

PCA Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở phụ lục 4b. Kết quả như sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) đạt 0,740 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 1853,912 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

+ Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy phương sai được giải thích là 65,107% (lớn hơn 50%), điều này thể hiện rằng 5 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 65,107% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue là 1,136. Kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Mất đi nhân tố thứ 6.

+ Các biến quan sát hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (factor loading >0,5).

+ Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3; trừ biến Thương hiệu 4 có hệ số tải giữa các nhân tố ≤ 0,3.

=> loại biến không đạt là Thương hiệu 4.

Sau khi kiểm tra nội dung biến quan sát bị loại bỏ, tác giả nhận thấy nếu loại bỏ biến trên thì không vi phạm ý nghĩa của khái niệm đo lường.

Lần 3: Tất cả 18 biến còn lại tác giả tiến hành chạy EFA lần 3, dùng phương pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PCA Bảng số liệu chi tiết được trình bày ở phụ lục 4c. Kết quả như sau:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) đạt 0,705 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 1682,51 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

+ Kết quả phân tích nhân tố cũng cho thấy phương sai được giải thích là 65,459% (lớn hơn 50%), điều này thể hiện rằng 5 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 65,459% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với eigenvalue là 1,086. Kết quả phân tích nhân tố là phù hợp.

+ Các biến quan sát hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (factor loading >0,5). + Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3;

Bảng 4.3 Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần động viên nhân viên

STT Tên biến quan sát

Nhân tố Tên nhân tố

1 2 3 4 5

1 Điều kiện 3 ,876 Điều kiện

làm việc 2 Điều kiện 2 ,804 3 Điều kiện 1 ,793 4 Điều kiện 4 ,609 5 Chính sách 5 ,863 Chính sách chế độ 6 Chính sách 4 ,842 7 Chính sách 6 ,745 8 Chính sách 3 ,716

9 Công việc 4 ,822 Công việc

phù hợp

STT Tên biến quan sát

Nhân tố Tên nhân tố

1 2 3 4 5 11 Công việc 2 ,750 12 Công việc 1 ,702 13 Lãnh đạo 1 ,803 Quan hệ Lãnh đạo 14 Lãnh đạo 4 ,766 15 Lãnh đạo 2 ,732 16 Lãnh đạo 3 ,683

17 Thương hiệu 2 ,325 ,816 Thương hiệu

18 Thương hiệu 1 ,814

Eigenvalue 3,829 2,641 2,398 1,829 1,086

Độ tin cậy Cronbach Alpha ,749 ,808 ,769 ,760 ,830

Tổng phương sai trích 65,459 %

Đặt tên và giải thích nhân tố: Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn cùng nằm trong một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.

- Nhân tố thứ nhất gồm 4 biến quan sát tập hợp từ 5 biến quan sát của nhân tố “Điều kiện làm việc”.

4 biến quan sát được sắp xếp theo hệ số tải nhân tố từ cao đến thấp bao gồm:

ĐK3 Tổng công ty bảo đảm tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động

ĐK2 Môi trường làm việc tốt: sạch sẽ, vệ sinh, thoáng mát

ĐK1 Tổng công ty luôn trang bị đầy đủ thiết bị, công cụ dụng cụ làm việc cho CBNV

ĐK4 Khi thực hiện công việc không bị rủi ro, nguy hiểm

Các biến này thể nội nội dung thực tế đặc thù công tác của Tổng công ty Điện lực TP.HCM là môi trường làm việc có nhiều yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động như: làm việc trên cao, thường xuyên tiếp xúc với điện, điện áp cao, điện từ trường; làm việc ngoài trời ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Do đó, Nhân tố này tiếp tục được gọi là Điều kiện làm việc. Ký hiệu là ĐKLV. - Nhân tố thứ hai gồm 4 biến quan sát được trích ra từ 7 biến quan sát của nhân tố Chính sách, chế độ đãi ngộ”.

4 biến quan sát được sắp xếp theo hệ số tải nhân tố từ cao đến thấp bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CS5 Tổng công ty có Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai

CS4 Tiền lương ở Tổng công ty được trả công bằng, hợp lý

CS6 Tổng công ty tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân

CS3 Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Tổng công ty

Các biến này thể hiện nội dung chính sách khen thưởng, cơ hội phát triển, chính sách tiền lương. Do đó, Nhân tố này tiếp tục được đặt tên Chính sách, chế độ đãi ngộ. Ký hiệu là CS.

- Nhân tố thứ ba gồm 4 biến quan sát tập hợp từ 7 biến quan sát của nhân tố “Công việc phù hợp”.

4 biến quan sát được sắp xếp theo hệ số tải nhân tố từ cao đến thấp bao gồm:

CV4 Cấp trên đánh giá cao năng lực của tôi

CV5 Tôi thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc hoặc có những đóng

góp hữu ích cho Tổng công ty

CV2 Công việc của tôi rất thú vị

CV1 Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của tôi

Nhân tố này được đặt tên là Công việc. Ký hiệu là CV

- Nhân tố thứ tư gồm 4 biến quan sát của nhân tố “Lãnh đạo”. Nhân tố này không thay đổi khi đưa vào phân tích nhân tố EFA.

4 biến quan sát được sắp xếp theo hệ số tải nhân tố từ cao đến thấp bao gồm:

LĐ1 Tôi được Lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong công việc LĐ4 Lãnh đạo luôn khéo léo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên

LĐ2 Lãnh đạo trực tiếp hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của tôi

LĐ3 Tôi thường nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết

Nhân tố này tiếp tục đặt tên là Lãnh đạo. Ký hiệu là LĐ

- Nhân tố thứ năm gồm 2 biến quan sát được trích ra từ 4 biến quan sát của nhân tố “Thương hiệu, văn hóa Tổng công ty”.

2 biến quan sát được sắp xếp theo hệ số tải nhân tố từ cao đến thấp bao gồm:

TH2 Tôi tin tưởng có một tương lai tươi sáng khi làm việc cho Tổng công ty TH1 Tôi tự hào về thương hiệu Tổng công ty

Các biến này thể hiện sự rõ nét sự tác động thương hiệu Tổng công ty đến động viên người lao động. Do vậy, nhân tố trên được đặt tên là Thương hiệu. Ký hiệu là TH.

4.3.2.2 Thang đo mức độ động viên nhân viên:

Để đảm bảo độ tin cậy và độ kết dính các nhân tố của mức độ Động viên nhân viên đã đưa ra ở phần cơ sở lý thuyết, chúng ta cũng sẽ phải tiến hành phân tích nhân tố đối với thang đo Động viên nhân viên. Mong đợi của chúng ta là các nhân tố này sẽ cùng nhau tạo thành một nhân tố (phạm trù) có Eigenvalue lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là 5 yếu tố đo lường Động viên nhân viên có độ kết dính cao và cùng thể hiện một phạm trù Động viên nhân viên.

Sau khi phân tích EFA, dùng phương pháp PCA, bốn biến quan sát của các thang đo mức độ Động viên nhân viên được nhóm thành 1 nhân tố. Không có biến quan sát nào bị loại. EFA phù hợp với hệ số KMO = 0,729, phương sai trích là 59,116%; các biến quan sát có hệ số tải nhân tố trên 0.5, mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett là 0,000.

(Kết quả cụ thể được trình bày ở Phụ lục 5).

Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ Động viên nhân viên

STT Tên biến quan sát

Nhân tố Tên nhân tố 1 1 Động viên 2 ,811 Động viên 2 Động viên 4 ,790 3 Động viên 1 ,780 4 Động viên 3 ,689 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh

Sau khi kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu không còn giữ nguyên như ban đầu. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy, có sự phân tách các biến trong thành phần khác nhau kết hợp thành một thành phần mới được nêu chi tiết tại mục 4.3 phần trên.

Do vậy, mô hình lý thuyết phải được điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo việc kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tiếp theo.

Mô hình hồi quy có dạng sau:

Y(ĐV) = f (ĐKLV,CS,CV,LĐ,TH)

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh lại với 5 thành phần tác động đến mức độ động viên nhân viên tương ứng với 5 giả thuyết được đặt ra như sau:

Giả thuyết H1’: Điều kiện làm việc tương quan cùng chiều với mức độ động viên

nhân viên trong công việc.

Giả thuyết H2’: Chính sách đãi ngộ tương quan cùng chiều với mức độ động viên

nhân viên trong công việc.

Giả thuyết H3’: Công việc tương quan cùng chiều với mức độ động viên nhân viên

trong công việc

Giả thuyết H4’: Lãnh đạo tương quan cùng chiều với mức độ động viên nhân viên

trong công việc.

Giả thuyết H5’: Thương hiệu Tổng công ty tương quan cùng chiều với mức độ

động viên nhân viên trong công việc. 4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 5 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy.

Mô hình hồi quy có dạng sau:

Động viên = o + 1 x Điều kiện làm việc + 2 x Chính sách+ 3 x Công việc+ 4 x Lãnh đạo + 5 x Thương hiệu + 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 60)