Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 88)

Thứ nhất, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại cơ quan Tổng công ty và năm Công ty điện lực khu vực. Trên thực tế, Tổng công ty Điện lực TPHCM bao gồm khối cơ quan Tổng công ty và hai mươi hai đơn vị trực thuộc, trong đó ngoài mười lăm công ty điện lực khu vực có chức năng giống nhau là phân phối điện, bảy đơn vị trực thuộc còn lại đều có chức năng khác nhau. Do đó đối tượng khảo sát trong nghiên cứu đã không bao hàm hết tính chất công việc hiện có tại Tổng công ty. Vì vậy, để tăng tính khái quát hóa và độ chính xác của nghiên cứu, các nghiên cứu sau cần thực hiện mở rộng trên các đơn vị khác trực thuộc Tổng công ty.

Thứ hai, nghiên cứu được thực hiện với kích thước mẫu là 242 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Với tổng số nhân viên của Tổng công ty là 7.423 người thì kích thước mẫu như trên là khá nhỏ, chưa phản ánh chính xác tình hình chung của Tổng công ty. Hơn nữa hạn chế của việc lấy mẫu thuận tiện là sự chủ quan thiên vị trong chọn mẫu và kết quả nghiên cứu có thể bị biến dạng. Mặt khác, số lượng biến độc lập giải thích phương saui biến phụ thuộc thấp, chỉ đạt 22,6%. Do đó, các nghiên cứu sau cần được thực hiện với số lượng mẫu nhiều hơn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Thụy Lan Phương (2008), Ảnh hưởng của văn hóa Công ty đến sự cam kết

gắn bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.HCM,

Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Tp.HCM.

2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, NXB Hồng Đức.

3. Lê Thị Thùy Uyên (2007), Các yếu tố tạo động lực cho nhân viên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mở TP. HCM, TP.HCM.

4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh -

Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động Xã hội.

5. Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản giáo dục.

6. Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Nghiên cứu các ảnh hưởng đến mức độ động viên

nhân viên trong công việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, Luận văn

Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, TP.HCM.

7. Phạm Xuân Lan & Thái Doãn Hồng (2012), Ảnh hưởng của các yếu tố động viên

đến sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Cổ phần Du lịch Công đoàn TP.HCM, Tạp chí phát triển kinh tế, Trường Đại Học

Kinh Tế TP.HCM, (261), trang 51 – 60.

8. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều

kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc Gia

TP.HCM.

9. Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), Thang đo động viên nhân viên, Tạp chí phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, (244), trang 55 – 61.

10. Trần Thị Ngọc Duyên & Cao Hào Thi (2010), các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định làm việc tại Doanh nghiệp Nhà nước, Tạp chí phát triển khoa học & công

nghệ, Trường Đại Học Quốc gia TP.HCM, (13), trang 44.

11. Vương Đức Hoàng Quân & Phạm Khanh (2004), Lý giải về tác động của động

viên đối với thành tích công việc của nhân viên, Tạp chí phát triển kinh tế, Trường

Đại Học Kinh tế TP.HCM, (5), trang 163.

12. Vân Hồ Đông Phương (2008), Các yếu tố động viên nhân viên tại ngân hàng

TMCP Á Châu (ACB), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,

TP.HCM Tiếng Anh

1. Dimitris Manolopoulos (2007), An avaluation of employee motivation in the

extended public sector in Greece, Department of Management Science and

Technology, Athens University of Economics and Business (AUEB), 67.

2. Kovach (1987), “What motivates Employees Workers and Supervisors Give

Different Answers”, Business Horizons, Sept-Oct, 58-65.

Internet

1. Website Limkokwing Cambodia MBA, sẵn có tại:

http://limkokwingmba.wordpress.com/management-mco101-unit-8bmotivation- leadership-groups-and-teams/ (truy cập ngày 30/3/2013).

2.Website:

Http://www.valuebasedmanagement.net/methods_herzberg_two_factor_theory.html (truy cập ngày 30/3/2013).

Phụ lục 1a: Tổng hợp quá trình thu thập dữ liệu Stt Phạm vi/Đơn vị Số bảng câu hỏi phát ra Số bảng câu hỏi nhận về Số bảng câu hỏi hợp lệ

Phát ra và thu bảng câu hỏi trực tiếp 1 Cơ quan Tổng công ty Điện lực

TP.HCM 70 68 58

2 Công ty Điện lực Chợ Lớn 90 85 69

3 Công ty Điện lực Gò Vấp 70 67 47

Phát và thu bảng câu hỏi qua Mail Outlook nội bộ Tổng công ty

4 Công ty TN Điện lực TP.HCM 30 26 23

5 Công ty Điện lực Phú Thọ 30 28 21

6 Công ty Điện lực Bình Phú 30 26 24

Tổng cộng: 320 300 242

Phụ lục 1b: Dàn bài thảo luận nhóm

Phần giới thiệu

Xin chào anh/chị. Tôi tên là Trần Thùy Linh. Trước hết, xin trân trọng cảm ơn anh/chị đã dành thời gian tham gia buổi thảo luận. Hân hạnh được đón tiếp anh/chị để cùng nhau chia sẻ về đề tài nghiên cứu một số giải pháp động viên nhân viên trong công việc tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Và cũng xin các anh/chị lưu ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến trung thực của anh/chị đều đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu này. Thời gian thảo luận dự kiến là 01 giờ. Để bắt đầu, xin mời anh/chị giới thiệu tên để chúng ta làm quen với nhau…

1. Anh/chị có biết gì về động viên, khuyến khích nhân viên trong công việc? 2. Theo anh/chị thì cần phải làm gì để động viên khuyến khích để nhân viên làm

việc sáng tạo, thông minh, đạt hiệu quả cao?

3. Anh/chị có thường được Lãnh đạo đơn vị động viên, khuyến khích khi hoàn thành tốt một công việc nào đó không? Động viên bằng những cách nào?

4. Anh/chị có thấy việc động viên đó xứng đáng với công sức mà anh/chị đã bỏ ra không, có truyền cảm hứng giúp anh/chị làm tốt các công việc khác hoặc gắn bó với đơn vị nhiều hơn không?

5. Hãy liệt kê những yếu tố mà anh/chị nghĩ là sẽ động viên nhân viên trong công việc một cách thiết thực và đạt hiệu quả. Anh/chị có thể giải thích thêm tại sao anh/chị lại có suy nghĩ như thế không?

6. Anh/chị hãy sắp xếp mức độ quan trọng của các yếu tố động viên nhân viên trong công việc như sau:

Công việc thú vị

Được ghi nhận những đóng góp, cống hiến Sự tự chủ trong công việc

Công việc ổn định

Lương cao

Được thăng tiến và phát triển nghề nghiệp Điều kiện làm việc tốt

Sự gắn bó, hỗ trợ của cấp trên và công ty với nhân viên Chính sách xử lý kỷ luật mềm dẻo, tế nhị

Thông tin phản hồi từ công việc Đồng nghiệp

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

Bây giờ chúng tôi đưa ra những phát biểu sau đây, xin bạn cho biết bạn có hiểu được nghĩa của chúng không? Nếu không, vì sao? Theo bạn, các phát biểu này muốn nói lên điều gì? Các bạn muốn thay đổi và bổ sung những gì? Vì sao?

I. Công việc thú vị

1. Công việc của tôi rất thú vị

2. Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của tôi

3. Theo tôi, công việc thú vị là công việc có nhiều thách thức 4. Sự phân chia công việc của tôi là hợp lý

II. Được công nhận đầy đủ công việc đã làm 1. Cấp trên đánh giá cao năng lực của các tôi

2. Mọi người ghi nhận đóng góp của các tôi vào sự phát triển của Tổng Công ty

3. Tôi thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc hoặc có những đóng góp hữu ích cho Tổng Công ty

III. Sự tự chủ trong công việc

1. Tôi được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc 2. Tôi được tự chủ trong công việc, tự kiểm soát & chịu trách nhiệm với công việc 3. Tổng Công ty thường khuyến khích tôi tạo ra sự thay đổi, cải tiến

4. Tôi được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến khích đưa ra những sáng kiến

IV. Công việc ổn định

1. Tôi cảm thấy công việc hiện tại rất ổn định

2. Tôi không phải lo lắng là mình sẽ bị mất việc làm tại Tổng Công ty 3. Tổng công ty Điện lực TP.HCM làm việc hiệu quả và tiềm năng V. Lương cao

1. Tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm việc của tôi 2. Tiền lương được trả tương xứng với năng lực của tôi

5. Tổng Công ty có chính sách khen thưởng theo kết quả làm việc 6. Nhân viên được thưởng tương xứng với thành tích đóng góp

7. Tổng Công ty có Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai VI. Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

1. Tôi có nhiều cơ hội thăng tiến

2. Chính sách thăng tiến của Tổng Công ty công bằng 3. Tổng Công ty tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân 4. Tôi được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp VII. Điều kiện làm việc tốt

1. Tổng Công ty luôn trang bị đầy đủ thiết bị, công cụ dụng cụ làm việc cho CBNV 2. Môi trường làm việc tốt: sạch sẽ, vệ sinh, thoáng mát

3. Tổng Công ty bảo đảm tốt các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động 4. Khi thực hiện công việc không bị rủi ro, nguy hiểm

5. Điều kiện làm việc thuận lợi đối với sức khỏe VIII. Sự gắn bó, hỗ trợ của cấp trên với nhân viên

1. Tôi được Lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong công việc

2. Lãnh đạo trực tiếp hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của tôi

3. Tôi thường nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết

IX. Chính sách xử lý kỷ luật mềm dẻo, tế nhị

1. Lãnh đạo luôn khéo léo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên 2. Chính sách kỷ luật được thực hiện công bằng, minh bạch

X. Thương hiệu, hình ảnh Tổng Công ty 1. Tôi tự hào về thương hiệu Tổng Công ty

2. Tôi tin tưởng có một tương lai tươi sáng khi làm việc cho Tổng Công ty 3. Tổng Công ty luôn tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao

2. CBNV có được những thông tin rõ ràng về hiệu quả công việc mình thực hiện 3. Việc trao đổi thông tin và ý kiến giữa các nhân viên là cởi mở, tự do, dễ dàng

4. Những thay đổi về chính sách, thủ tục, v.v...liên quan đến nhân viên trong Tổng công ty đều được thông báo đầy đủ, rõ ràng

XII. Đồng nghiệp

1. Đồng nghiệp của tôi thoải mái, dễ chịu

2. Tôi và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 3. Những người mà tôi làm việc rất thân thiện

4. Những người mà tôi làm việc thường giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

Trân trọng cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để tham gia chương trình nghiên cứu này và cung cấp những ý kiến quý báu.

Stt Tên chuyên gia Chức vụ, đơn

vị công tác Dữ liệu phân tích (tóm tắt)

Kết quả (khái niệm)

1 Lê Thị Mỹ Trang Trưởng phòng

TCNS – Công ty Điện lực Chợ Lớn

Hiện tại thì đa số CBNV trong toàn Tổng công ty có mức thu nhập trung bình khá, công việc ổn định, do vậy, chỉ có một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc khuyến khích tạo động lực cho CBCN làm việc là: Công việc thú vị, Sự tự chủ trong công

việc, Lương cao, Được thăng

tiến và phát triển nghề nghiệp, Điều kiện làm việc tốt, Sự gắn bó, hỗ trợ của cấp trên và công ty với nhân viên.

Yếu tố đồng nghiệp và công việc ổn định không ảnh hưởng đến mức động viên nhân viên, nhiều khi còn có tác dụng ngược

-Công việc thú vị,

tự chủ.

-Lương thưởng,

điều kiện phát triển

-Điều kiện làm việc

-Lãnh đạo, Chính sách xử lý kỷ luật mềm dẻo -Thương hiệu 2 Đỗ Phú Khánh Danh Trưởng phòng TCNS – Công ty Thí nghiệm Điện lực TP.HCM

Ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố Lãnh đạo, Chính sách, chế độ, Lương thưởng, điều kiện phát triển

4 Nguyễn Văn Thấy Công nhân Công

ty Điện lực Chợ Lớn

Thêm nhân tố Chính sách xử lý kỷ luật mềm dẻo của cấp trên

3 Nguyễn Kim

Cương

Ban KH – Tổng công ty Điện lực TP.HCM

Nhân tố Điều kiện làm việc quan trọng. Không bổ sung thêm nhân tố mới

5 Lê Văn Minh Chánh VP Đảng

ủy Tổng công ty

Điện lực

TP.HCM

Tập trung nhân tố Chính sách, chế độ đãi ngộ, Có thể xem xét thêm nhân tố Thương hiệu Tổng công ty. Không bổ sung thêm nhân tố mới

Kính chào anh/chị. Tôi tên là Trần Thùy Linh, là học viên Cao học trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hiện nay, tôi đang tiến hành một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Trân trọng kính mời quý anh/chị dành chút ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hay sai. Tất cả các câu trả lời của anh/chị đều có giá trị cho nghiên cứu của tôi và ý kiến của các anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Trân trọng cảm ơn!

Anh/ chị đang công tác tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM (Cơ quan Tổng công ty hoặc các đơn vị trực thuộc).

1. Đúng

2. Sai

Hướng dẫn trả lời: Sau đây là những phát biểu liên quan đến động viên nhân viên

trong công việc. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng

dòng. Những con số này thể hiện quan điểm của riêng anh/chị (qua mức độ đồng ý hay không đồng ý) đối với các phát biểu theo quy ước như sau:

1. Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của tôi 1 2 3 4 5

2. Công việc của tôi rất thú vị 1 2 3 4 5

3. Công việc của tôi có nhiều thách thức 1 2 3 4 5

4. Cấp trên đánh giá cao năng lực của tôi 1 2 3 4 5

5. Tôi thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt công việc hoặc

có những đóng góp hữu ích cho Tổng Công ty 1 2 3 4 5 6. Tôi được tự chủ trong công việc, tự kiểm soát & chịu trách nhiệm với

công việc 1 2 3 4 5

7. Tôi được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công

việc và được khuyến khích đưa ra những sáng kiến 1 2 3 4 5 8. Tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm việc của tôi 1 2 3 4 5

9. Tiền lương được trả tương xứng với năng lực của tôi 1 2 3 4 5

10. Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Tổng Công ty 1 2 3 4 5

11. Tiền lương ở Tổng Công ty được trả công bằng, hợp lý 1 2 3 4 5

12. Tổng Công ty có Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng,

công khai 1 2 3 4 5

13. Tổng Công ty tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân 1 2 3 4 5

14. Tôi được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp 1 2 3 4 5

15. Tôi được Lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong công việc 1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý 1 Không đồng ý 2 Bình thường 3 Đồng ý 4 Hoàn toàn đồng ý 5

17. Tôi thường nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn của lãnh đạo trực

tiếp khi cần thiết 1 2 3 4 5

18. Lãnh đạo luôn khéo léo, tế nhị khi cần phê bình nhân viên 1 2 3 4 5

19. Tôi tự hào về thương hiệu Tổng Công ty 1 2 3 4 5

20. Tôi tin tưởng có một tương lai tươi sáng khi làm việc cho Tổng Công

ty 1 2 3 4 5

21. Tổng Công ty luôn tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao 1 2 3 4 5

22. Tôi tự hào là CBNV của Tổng Công ty 1 2 3 4 5

23. Tổng Công ty luôn trang bị đầy đủ thiết bị, công cụ dụng cụ làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)