1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ DŨNG PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2018

88 292 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 4,39 MB

Nội dung

đảm bảo khi mà hầu hết họ lại là những HGĐ kinh tế khó khăn hơn nhưngHGĐ khác trong xã.Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng cácnhà tiêu không hợp vệ sinh và k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐẶNG VĂN NAM - C00684

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ DŨNG PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2018

Chuyên ngành : Y tế công cộng

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ KHẮC ĐỨC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, phấn đấu và rèn luyện tại Trường Đại học Thăng Long, đến nay tôi đã hoàn thành các môn học và Luận văn Thạc sĩ Có được các kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Lê Khắc Đức – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Xuân Vinh – người thầy đầu tiên đã định hướng và giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong thời gian đầu làm đề tài nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn

và các phòng ban Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức và giúp

đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.

Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trong hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho luận văn được hoàn thiện.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong, Trạm Y tế xã và nhân dân xã Dũng phong đã giúp đỡ, cộng tác

và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu tại thực địa.

Tôi chân thành cảm ơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Đặng Văn Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn có tên: “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh vàmột số yếu tố liên quan của hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong,tỉnh Hòa Bình năm 2018” là thành quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bốtheo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của ViệtNam Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Đặng Văn Nam

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh 3

1.2 Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh 8

1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu 9

1.3.1 Nhà tiêu khô 9

1.3.2 Nhà tiêu dội nước 11

1.4 Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hiện đang sử dụng tại Việt Nam 13

1.5 Các chỉ số để đánh giá hiện trạng về nhà tiêu hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn 15

1.6 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay 17

1.6.1 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới 17

1.6.2 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam 18

1.6.3 Thực trạng nhà tiêu tại tỉnh Hòa Bình 18

1.6.4 Thực trạng nhà tiêu tại huyện Cao Phong 20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp nghiên cứu 21

2.4 Cỡ mẫu 22

2.5 Phương pháp chọn mẫu 22

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.7 Các biến số, chỉ số cần thu thập 23

2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26

2.9 Các tiêu chuẩn đánh giá 26

2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 26

2.11 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 27

Trang 5

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018 28

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 28

3.1.2 Thực trạng sử dụng các loại nhà tiêu HVS tại các HGĐ 30

3.1.3 Thực trạng kiến thức sử dụng nhà tiêu HVS 35

3.1.4 Tiếp nhận thông tin sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các đối tượng 37

3.1.5 Hoạt động của y tế địa phương về vệ sinh nhà tiêu HGĐ 39

3.2 Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu HVS tại HGĐ 40 3.2.1 Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng và hộ gia đình với việc sử dụng nhà tiêu HVS 40

3.2.2 Mối liên quan giữa chất lượng sử dụng nhà tiêu tự hoại HVS với các loại nhà tiêu khác 42

3.2.3 Mối liên quan giữa kiến thức, tiếp cận thông tin và hoạt động đia phương với việc sử dụng nhà tiêu HVS 43

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45

4.1 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018 45

4.1.1 Đặc điểm thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 45

4.1.2 Cơ cấu các loại nhà tiêu hợp vệ sinh mà hộ gia đình đang sử dụng 47

4.1.3 Về thực trạng chất lượng sử dụng các loại nhà tiêu HVS tại các hộ gia đình theo QCVN 01:2011/BYT 50

4.1.4 Kiến thức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân người tại các hộ gia đình 53

4.1.5 Tiếp cận thông tin về sử dụng nhà tiêu và xử lý phân hợp vệ sinh 55

4.1.6 Nguyện vọng của người dân và hoạt động của địa phương về việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu HVS 57

4.2 Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu HVS tại HGĐ 59

Trang 6

4.2.1 Về mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng và hộ gia đình với việc

sử dụng nhà tiêu HVS 59

4.2.2 Mối liên quan giữa chất lượng sử dụng nhà tiêu HVS tự hoại với các loại nhà tiêu khác 61

KẾT LUẬN

63

KHUYẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC

70

Trang 7

TC, CĐ, ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học

WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của chủ hộ và gia đình 28

Bảng 3.2 Thực trạng từng loại nhà tiêu HVS sử dụng đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy chuẩn của BYT tại hộ gia đình 31

Bảng 3.3 Quy cách sử dụng nhà tiêu tự hoại HVS của HGĐ 32

Bảng 3.4 Quy cách sử dụng nhà tiêu nhà tiêu khô nổi HVS của HGĐ 33

Bảng 3.5 Quy cách sử dụng nhà tiêu thấm dội nước HVS tại HGĐ 34

Bảng 3.6 Quy cách sử dụng nhà tiêu khô chìm HVS tại HGĐ 34

Bảng 3.7 Kiến thức về việc ủ phân làm phân bón đối với các HGĐ 36

Bảng 3.8 Hoạt động của y tế địa phương về vệ sinh nhà tiêu HGĐ 39

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu với việc sử dụng nhà tiêu HVS 40

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa một số đặc điểm của hộ gia đình với việc sử dụng nhà tiêu HVS 41

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa chất lượng sử dụng nhà tiêu HVS tự hoại với các loại nhà tiêu HVS khác 42

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kiến thức và tiếp cận thông tin với việc sử dụng nhà tiêu HVS 43

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa một số hoạt động tại địa phương với việc sử dụng nhà tiêu HVS 44

Trang 9

làm phân bón 38Biểu đồ 3.7 Nguyện vọng của các gia đình về loại NT muốn sử dụng 39

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan tới cuộc sống của conngười và vệ sinh môi trường yếu kém cũng là một trong những nguyên nhângây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu chảy; tả; thương hàn; mắt hột; bệnh phụkhoa, da liễu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở cácvùng nông thôn Vì vậy các yếu tố môi trường ngày càng cần được quan tâm

để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều kiện sống của con người Vệsinh môi trường cũng được coi như là một trong những tiêu chí quan trọngcủa quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là một trong những chỉ tiêukinh tế xã hội của Việt Nam

Tại Việt Nam, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là biệnpháp quản lý phân người tốt nhất góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường,phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc sống vănminh cho người dân trong cộng đồng Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người dân ởvùng nông thôn được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp Theo số liệucủa Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân sốphóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số cả nước đang sửdụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xungquanh Theo báo cáo của Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệsinh ở khu vực nông thôn nước ta chỉ mới đạt 65% [27] Chính vì vậy, hàngnăm người dân phải chi ra một khoản tiền lớn cho công tác khám chữa bệnh.Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế-xã hội của đất tnước Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của tổ quốc, gồm cóthành phố Hòa Bình và 10 huyện với mật độ dân số 178 người/km² Theo báo

Trang 11

cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, ước tính tỷ lệ hộ gia đình cónhà tiêu hợp vệ sinh năm 2017 đạt 67,8% [36] nhưng thực tế con số này cóthể còn thấp hơn nhiều nếu được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm vệ sinh do Bộ Y tế ban hành Ngoài ra, tậpquán sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều

xã, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra trên hầuhết các huyện

Với mục đích nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống chongười dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thứcthay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Huyện Cao Phong

đã triển khai chương trình Hợp phần vệ sinh thuộc chương trình Mục tiêu quốcgia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2011 - 2015, với sự hỗtrợ kinh phí từ Chương trình Mục Tiêu Quốc gia để triển khai các hoạt độngtruyền thông, hỗ trợ kinh phí cho hộ gia đình xây nhà tiêu hợp vệ sinh Tuynhiên, thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình trên địa bàn xã DũngPhong, huyện Cao Phong năm 2018 chưa được nghiên cứu đánh giá về việc sửdụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình như thế nào? Các yếu tố nào ảnhhưởng liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình?

Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ

sinh và một số yếu tố liên quan của hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018” với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong,

huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018.

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia

đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Trang 12

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh

Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thànhphần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởngxấu đến con người, sinh vật Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu làviệc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khảnăng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suygiảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ởdạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tácnhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ [5]

Ô nhiễm môi trường do phân người nói riêng và chất thải trong quátrình sống của con người nói chung đang là vấn đề được cả cộng đồng thếgiới quan tâm PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục quản lýmôi trường Bộ Y tế nhận định: “Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cánhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe củangười dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em Ảnh hưởng sứckhỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tếtrực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhànước chi cho các dịch vụ y tế” [33] Tình trạng quản lý phân người không tốtvới việc sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh đã dẫn đến ô nhiễm môitrường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh tật trongcộng đồng Đứng hàng đầu là các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ,nặng nhất là tả và thương hàn có thể gây chết người do mất nước, do nhiễmđộc tố vi khuẩn; 80-90% trẻ em mắc các bệnh giun sán, gây thiếu máu, suy

Trang 13

dinh dưỡng, tắc ruột do giun, giun chui ống mật ; các bệnh ngoài da như ghẻ,chốc lở, mụn nhọt; các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt hột vẫn có nguy cơbùng phát thành dịch hàng năm; 60 - 70% phụ nữ nông thôn mắc các bệnhphụ khoa liên quan đến vệ sinh cá nhân và môi trường [39] Bệnh tật liênquan đến phân người đã tạo một gánh nặng không nhỏ cho kinh tế cũng như

sự phát triển bền vững của cộng đồng Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giớithông báo 80% bệnh tật của con người có liên quan đến vệ sinh môi trường,trong đó 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chếthàng ngày do các bệnh này [42]

Phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, phân cung cấp thức

ăn và là nơi sinh sản của ruồi nhặng - vectơ truyền bệnh đường tiêu hóa Phânkhông được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật, nhưngngược lại phân cũng mang lại nguồn lợi lớn cho trồng trọt và chăn nuôi Theothống kê năm 2004, 30% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam sử dụng phânngười trong nông nghiệp trong đó chỉ có 20,6% ủ phân đủ 6 tháng theo quyđịnh [33] Phân khi được xử lý đúng kỹ thuật, không còn gây ô nhiễm môitrường, tiêu diệt được hết các mầm bệnh, côn trùng không thể sinh sôi pháttriển Phân được ủ đúng cách sẽ tạo nguồn phân bắc dồi dào cho trồng trọt, lànguyên liệu cho sản xuất khí sinh học - Biogas, nguồn năng lượng sạch, tiếtkiệm kinh phí, bảo vệ môi trường cho nông thôn ngày nay

Theo một nghiên cứu tại hai xã Hoàng Tây và Nhật Tân năm 2011 thì

tỷ lệ mắc một trong các bệnh: nhiễm giun sán, tiêu chảy, bệnh phụ khoa, bệnhngoài da, ngộ độc thực phẩm và bệnh đau mắt của các hộ gia đình là 19%.Nguy cơ mắc một trong các bệnh này tại các hộ gia đình sử dụng nguồn nước

ăn và nhà tiêu không HVS cao hơn tương ứng 5 lần (OR=5,0; 95%CI: 17,6) và 1,7 lần (OR=1,7; CI: 1,1-2,7) so với các HGĐ sử dụng nguồn nước

1,4-ăn và nhà tiêu HVS [34] Nước sạch và nhà tiêu HVS làm cho gia t1,4-ăng tỷ lệbệnh tật của người dân không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh môi trường

Trang 14

đảm bảo khi mà hầu hết họ lại là những HGĐ kinh tế khó khăn hơn nhưngHGĐ khác trong xã.

Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng cácnhà tiêu không hợp vệ sinh và không sử dụng nhà tiêu ở một số hộ gia đình đógây ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán cácloại vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đếnsức khỏe cộng đồng Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết nước bề mặtcủa Việt Nam, trừ những nơi vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho conngười sinh sống còn lại đều bị ô nhiễm vi sinh vật với các mức độ ô nhiễmkhác nhau tùy từng khu vực Trong hầu hết các bệnh con người mắc phải thì

tỷ lệ mắc cao nhất vẫn là các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như: tiêu chảy,

tả, lỵ, và đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường ruột [4] Nước bị nhiễmphân được phát hiện qua việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vikhuẩn đường ruột, đặc biệt là Escherichia Coli

Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất Cácthành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của conngười Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng ngàycủa con người Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không tốt cóthể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày của con người, bụi bặmhoặc qua tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho cộng đồng

Theo Đào Ngọc Phong, Nguyễn Huy Nga, điều tra cơ bản của TrườngĐại học Y Hà Nội, tình hình nhiễm bẩn ở đất quanh hố xí như sau: nhiễm bẩnđất quanh hố xí với trứng giun đũa: 68,1%; giun tóc: 9,8%; giun móc: 23%.Tình hình nhiễm trứng giun trong đất ở những hộ có nhà tiêu HVS và những

hộ không có nhà tiêu HVS cũng khác nhau rõ rệt: ở những hộ chưa có hố xíHVS thì bếp nhiễm 73%, vườn nhiễm 66%, sân 60%, ngõ 50%, thềm 43%,nền nhà 40% Trong khi ở những hộ có nhà tiêu HVS thì giảm xuống rõ rệt:bếp: 60%, vườn: 60%, sân và ngõ 60%, thềm 30%, nền: 10% [32] Ở Việt

Trang 15

Nam bất kỳ mùa nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán

có khả năng phát triển

Theo một nghiên cứu năm 2006 ở ngoại thành Hà Nội, trứng giun đũa,giun tóc, giun móc được tìm thấy ở nhiều nơi như đất là 63,2%, ở bụi là46,2%, ở nước là 33,5%, ở rau là 30,0% và ở không khí là 1,4% Tỷ lệ nhiễm

ở người với giun đũa là 37,8%, nhiễm giun tóc là 62%, nhiễm giun móc là8,9% [35] Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của cácloại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người Điều đó chứng tỏ quản lý

và xử lý phân cũng dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khỏe của người dân

Ở nông thôn Việt Nam, tập quán sử dụng phân người trong sản xuấtnông nghiệp có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng Phânngười có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cây trồng phát triển và có thểthay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác Sử dụng phân người để làmphân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa tránh đượcthoái hóa đất nông nghiệp Tuy nhiên, việc sử dụng phân người chưa qua xử

lý HVS lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất, là mối nguy hại trực tiếpcho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm chocộng đồng

Theo ước tính của WHO, năm 2002 tình trạng nhiễm ký sinh trùngđường ruột và tiêu chảy là hai nguyên nhân hàng đầu gây nên số năm sốngmất đi của người dân trong nhóm nguyên nhân liên quan tới nước và vệ sinh.Tiêu chảy và tình trạng suy dinh dưỡng còn là nguyên nhân làm hơn 11.000người tử vong/ năm, trong đó chủ yếu là trẻ em [43]

Theo nghiên cứu ở 3.000 phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 tại 6 tỉnh của banước Lào, Campuchia và Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm giun móc lần lượt là19,2%; 8,1% và 54,3% Việt Nam có tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất, nhưng tỷ

Trang 16

lệ nhiễm giun đũa và giun tóc thấp hơn ở Lào, cao hơn ở Campuchia Kết quảxét nghiệm máu cho thấy 32,3% phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu thiếumáu Nhiễm giun móc chủ yếu do thói quen sử dụng phân tươi để bón ruộng.Đối tượng bị nhiễm ở đây lại chủ yếu là phụ nữ, người lao động nông nghiệptrực tiếp [31]

Theo một nghiên cứu tại ba trường tiểu học ở trẻ từ 6 - 14 tuổi thànhphố Lạng Sơn Tỷ lệ nhiễm giun móc trên 323 trẻ là 21,4% và giun tóc là35,2% Xác định được nguy cơ thiếu máu khi nhiễm giun móc (R=3,4;p<0,01) và giun tóc (OR=2,1; p<0,01) [41]

Trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi quản lý và xử lý phânngười chưa HVS thì người chính là vật chủ trung gian lây truyền Mầm bệnh

từ phân người do không được quản lý và xử lý tốt trong quá trình thu gom,vận chuyển và sử dụng đã phát tán và làm ô nhiễm ra môi trường đất và nước.Khi gặp điều kiện thuận lợi vi sinh vật và các ký sinh trùng sinh sôi nảy nở vàgây thành dịch bệnh cho con người Đặc biệt các tác nhân gây bệnh này có thểsống rất lâu trong đất và nước phát tán theo các hoạt động sinh hoạt và sảnxuất của con người Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của conngười không đảm bảo vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây dịch bệnh Trong thờigian qua, Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn trong việc khốngchế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tả, lỵ trựckhuẩn… và đặc biệt trong thời điểm này là bệnh tay chân miệng đang bùngphát và rất khó kiểm soát Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường,giảm tỷ lệ mắc các bệnh, dịch liên quan đến phân, nước, từng bước cải thiện

và nâng cao SKCĐ cần tập trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặcbiệt là quản lý tốt các nguồn phân người thông qua việc xây dựng và sử dụng cácnhà tiêu hợp vệ sinh cũng như sử dụng phân người đúng cách trong nông nghiệp

Trang 17

Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh nói về nhà vệ sinh như là mộtnơi hôi thối, bẩn thỉu đáng kinh tởm Jack Sim, người sáng lập ra Tổ chứcNhà vệ sinh Thế giới có trụ sở tại Singapore đã nhận định "Cái giá phải trảcho việc không bàn về vấn đề này là ở nhiều nơi, người ta phải chịu đựngnhững toilet hôi thối, bẩn thỉu, không đúng chức năng Thậm chí rất nhiềungười không thể có được cái nơi tối thiểu đó".

1.2 Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh

Nhà tiêu có vai trò quan trọng trong việc xử lý phân Việc sử dụng nhàtiêu hợp vệ sinh và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ làm thay đổi theo chiềuhướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện môi trường đangngày một ô nhiễm

Yêu cầu của BYT đối với nhà tiêu HVS là nhà tiêu phải cô lập đượcphân người, làm cho phân tươi hoặc phân chưa an toàn không thể tiếp xúcđược với người, động vật và côn trùng Đồng thời nhà tiêu HVS phải tiêu diệtđược các tác nhân gây bệnh có trong phân người và không làm ô nhiễm ramôi trường xung quanh [30] Trong tiêu chuẩn vệ sinh, ngoài tiêu chuẩn vềxây dựng còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản Một nhà tiêuđược đánh giá là HVS phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây dựng và cả tiêuchuẩn về sử dụng, bảo quản

Một số nhà tiêu hợp vệ sinh như:

Nhà tiêu khô hợp vệ sinh: Là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểmchỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nướctiểu tách riêng) Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ítnhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng

Nhà tiêu tự hoại: Là loại nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gomphân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc Loạinhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường Các nhà ven

Trang 18

sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước Tuy nhiên,loại này tương đối đắt tiền.

Nhà tiêu thấm dội nước: Là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ởvùng nông thôn Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống

để tạo nút nước và ống dẫn phân Bể chứa một ngăn, trên thành hố có lỗ thấm

để cho nước dư thừa từ hố chứa thấm lọc qua lớp đất xung quanh làm sạch chất

ô nhiễm Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước cho mỗi lần đi vệ sinh đểđưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi Nhưng không nên dùng loại

hố xí này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay vùng khan hiếm nước [31]

Tháng 6 năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 27/2011/ TT-BYT

về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu

1.3 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu

1.3.1 Nhà tiêu khô

* Nhà tiêu khô chìm:

+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:

- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;

- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;

- Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;

- Không để nước mưa tràn vào hố phân;

- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước,không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa,không chảy vào hố phân;

Trang 19

+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:

- Sàn nhà tiêu khô, sạch;

- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;

- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;

- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;

- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;

- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc

bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;

- Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm

vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [29]

* Nhà tiêu khô nổi:

+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:

- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;

- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;

- Không để nước mưa tràn vào bể chứa phân;

- Tường và đáy ngăn chứa phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ;

- Cửa lấy mùn phân luôn được trát kín;

- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước,không trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụchứa, không chảy vào bể chứa phân;

Trang 20

- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;

- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;

- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;

- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;

- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc

bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;

- Đối với nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sửdụng luôn được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín;

- Đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phảibảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhàtiêu [29]

1.3.2 Nhà tiêu dội nước

* Nhà tiêu tự hoại:

+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:

- Bể chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ;

- Nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kín, không bị rạn nứt;

- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt;

+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:

- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;

- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;

Trang 21

- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;

- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc

bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;

- Nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu;

- Phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy,vận chuyển phân bùn [29]

* Nhà tiêu thấm dội nước:

+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:

- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;

- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;

- Nắp bể, hố chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;

- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt;

- Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất

+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:

- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;

- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;

- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;

- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc

bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;

- Phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệsinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín [29]

Trang 22

1.4 Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hiện đang sử dụng tại Việt Nam

Theo Quyết định 08/2005 QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ Y tế, cácloại nhà tiêu hiện đang được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam là: nhà tiêuhai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dộinước, nhà tiêu tự hoại Các loại nhà tiêu này là nhà tiêu HVS nếu đảm bảo cácyêu cầu về kỹ thuật xây dựng và sử dụng bảo quản [1] Tuỳ từng địa bàn vàđiều kiện kinh tế mà lựa chọn loại hình nhà tiêu phù hợp

Nhà tiêu tự hoại: Là loại nhà tiêu tốt nhất hiện nay xuất phát từ châu Âu.Phân được xử lý theo nguyên tắc ngâm ủ và lên men Các mầm bệnh bị tiêudiệt, mùn được giữ lại ở đáy bể, nước lắng qua bể và thấm vào đất hoặc vào

hệ thống cống thải Loại nhà tiêu này có đặc điểm là không có mùi hôi, khôngthu hút ruồi nhặng, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tạo sự dễ chịucho người sử dụng Nhà tiêu tự hoại này đã góp phần rất lớn trong phòngdịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá

Nhà tiêu Biogas (bể khí sinh học): Đây cũng là một loại nhà tiêu hợp vệsinh được áp dụng nhiều ở các nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ

Bể khí sinh học hoạt động theo chế độ nạp nguyên liệu bổ sung thườngxuyên Từ những năm 60, loại nhà tiêu này được áp dụng thí điểm ở một sốtỉnh, thành phố của nước ta Kết quả thí điểm cho thấy loại nhà tiêu bể khísinh học này áp dụng tốt cho những hộ gia đình thực hiện mô hình vườn, ao,chuồng (VAC) với chăn nuôi có quy mô Công nghệ này không những giảiquyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp khí đốt cho sinh hoạtgia đình Bể khí sinh học hoạt động do quá trình phân hủy yếm khí các chấthữu cơ có trong phân người, phân gia súc, rác thải hữu cơ để giải phóng ra khíCO2 (cacbonic) và khí CH4 (mê tan)

Trang 23

Nhà tiêu thấm dội nước: Có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan du nhậpvào Việt Nam từ những năm 1960, phù hợp với những nơi có nguồn nước dộidồi dào, chất đất dễ thấm nước và không có nguy cơ gây ô nhiễm cho nướcngầm Sử dụng ở nơi không có cống nước thải Ưu điểm của loại nhà tiêu này

là vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi, không có ruồi nhặng, đơn giản, rẻ tiền,

dễ sử dụng và bảo quản Tiêu chuẩn kín, có nút nước và thấm tốt rất quantrọng, nếu không đủ nước dội sẽ làm rối loạn quy trình sử dụng và gây mất vệsinh cho nguồn nước và cộng đồng xung quanh

Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: Đây là loại nhà tiêu phù hợp chonhững vùng sản xuất nông nghiệp và có tập quán dùng phân nhà tiêu để bónruộng và nuôi trồng thủy sản Có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủphân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài, có nắp đậy hốtiêu dể tránh ruồi muỗi, vật nuôi chui vào hố phân, có ống thông hơi để tránhmùi hôi Ưu điểm là dễ xây dựng, không làm ô nhiễm nguồn nước và môitrường Khi phân đã ủ đúng thời gian và đúng kỹ thuật có thể bón cho câytrồng, làm tăng độ màu mỡ cho đất, như vậy chất thải được tái sử dụng lạitheo hướng sinh thái Một ưu điểm nổi bật nữa của loại nhà tiêu này là khôngphải dùng nước để dội, có thể sử dụng ở những vùng khan hiếm nước Hiệnnay nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ này được sử dụng phổ biến ở các vùngnông thôn miền Bắc và miền Trung nước ta

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: Là loại nhà tiêu áp dụng cho vùngthiếu nước dội, đất rộng người thưa như miền trung du, miền núi và nhân dânkhông có thói quen dùng phân để bón ruộng và nuôi trồng thuỷ sản Loại nàycũng có máng dẫn nước tiểu, ống thông hơi, nắp đậy Khi gần đầy (cách nắp

bệ tiêu 5cm) thì đào hố mới và chuyển nắp bệ tiêu sang hố mới, san lấp hố cũ

để tránh súc vật đào bới Loại này dễ làm, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng

Trang 24

1.5 Các chỉ số để đánh giá hiện trạng về nhà tiêu hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn

Để đánh giá hiện trạng nhà tiêu HVS tại vùng nông thôn Việt Nam, cầnphải sử dụng chỉ số nào là điều đã được các chuyên gia đầu ngành về vệ sinhmôi trường thảo luận và cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện cuộc điều tra

Có 5 chỉ số chính được lựa chọn để phân tích tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệsinh vùng nông thôn Việt Nam [4]

- Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu: Tỷ lệ này được tính bằng tổng

số hộ có nhà tiêu chia cho tổng số hộ điều tra, nhân với 100 Tỷ lệ này có ýnghĩa đánh giá độ bao phủ nhà tiêu tại các hộ gia đình mà không phân biệtloại hình nhà tiêu nào, đồng thời gián tiếp phản ánh ý thức thu gom phânngười của cộng đồng

- Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh: Tỷ

lệ này được tính bằng tổng số hộ có nhà tiêu thuộc loại hình HVS (tự hoại,thấm dội nước, hai ngăn và chìm có ống thông hơi, Biogas nhưng không phânbiệt có đạt tiêu chuẩn vệ sinh hay không) chia cho tổng số hộ điều tra, nhânvới 100 Đây là tỷ lệ đánh giá độ bao phủ nhà tiêu thuộc loại hình HVS tại các

hộ gia đình mà chưa đánh giá chất lượng xây dựng và sử dụng của các nhàtiêu đó có đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT haykhông Tỷ lệ này cho biết còn bao nhiêu phần trăm hộ gia đình nông thôn cầnxây mới hoàn toàn loại nhà tiêu hợp vệ sinh, bao gồm tỷ lệ hộ gia đình không

có nhà tiêu và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu nhưng không thuộc loại hình hợp

vệ sinh theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT Tỷ lệ này cũng sẽ được sửdụng để so sánh với các cuộc điều tra trước đây về độ bao phủ nhà tiêu hợp vệsinh, vì hầu hết các cuộc điều tra trước chỉ đưa ra tỷ lệ loại hình nhà tiêu hợp

vệ sinh mà không đánh giá chi tiết từng tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng và sửdụng bảo quản

Trang 25

- Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xâydựng: Tỷ lệ này được tính bằng tổng số hộ có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệsinh và đạt tất cả các tiêu chuẩn về xây dựng theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT chia cho tổng số hộ điều tra, nhân với 100 Đây là tỷ lệ đánh giá độ baophủ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về xây dựng tại các hộ gia đình Tỷ lệ này cho biết

có bao nhiêu phần trăm nhà tiêu trong cộng đồng không cần xây mới, sửachữa Có thể dựa vào tỷ lệ này và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại hìnhhợp vệ sinh để ước tính số lượng nhà tiêu cần phải nâng cấp, sửa chữa thànhloại nhà tiêu HVS đạt tiêu chuẩn về xây dựng

- Tỷ lệ phần trăm nhà tiêu thuộc loại hình HVS đạt các tiêu chuẩn vệsinh về sử dụng bảo quản: Tỷ lệ này được tính bằng tổng số hộ có nhà tiêuthuộc loại hình hợp vệ sinh và đạt tất cả các tiêu chuẩn về sử dụng và bảoquản theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT chia cho tổng số hộ điều tra, nhânvới 100 Đây là tỷ lệ đánh giá mức độ sử dụng và bảo quản nhà tiêu đạt tiêuchuẩn vệ sinh trong cộng đồng Con số này gián tiếp đánh giá nhu cầu đượctruyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng bảo quản nhà tiêu hợp

vệ sinh của cộng đồng, đồng thời cũng nói lên một điều là các nhà tiêu nàynếu đã đạt các tiêu chuẩn HVS về mặt xây dựng thì chỉ cần sử dụng đúng màkhông cần phải tốn tiền để cải tạo thì sẽ được đánh giá đạt tiêu chuẩn HVS

- Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn HVS là phải đạt cả tiêu chuẩn vệ sinh vềxây dựng cũng như sử dụng bảo quản: Tỷ lệ này được tính bằng tổng số hộ cónhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh và đạt tất cả các tiêu chuẩn về xây dựng,

sử dụng và bảo quản theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT chia cho tổng số hộđiều tra, nhân với 100 Đây là tỷ lệ đánh giá mức độ bao phủ nhà tiêu thực sựhợp vệ sinh Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm hộ gia đình nông thônhiện đang thực hành thu gom và xử lý phân người theo đúng quy định của Bộ

Y tế

Trang 26

1.6 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay

1.6.1 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, có tới 2,4 tỷ ngườitrên toàn thế giới không có nhà tiêu Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nướcchủ yếu ở các nước đang phát triển là phân người Tình trạng này tạo điềukiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng và virus thâm nhập vào nước ăn uống, sinhhoạt và gây bệnh cho người Ở các con sông lớn tại châu Á, lượng vi khuẩnnguy hiểm có nguồn gốc từ phân người cao gấp 50 lần mức cho phép củaWHO Do thiếu nhà tiêu HVS, trẻ em tại các vùng nông thôn ở các nước đangphát triển rất dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa và truyền nhiễm

Từ năm 1990 đến 2011, đã có thêm 1,9 tỷ người được tiếp cận với NTHVS Để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường, cho đến năm

2015 cần đảm bảo con số này tăng thêm 1 tỷ người Năm 1990, chỉ dưới mộtnửa (49%) dân số toàn cầu đã sử dụng NT HVS Độ bao phủ cần phải mởrộng đến 75% để đáp ứng các mục tiêu, trong khi tỷ lệ này năm 2011 là 64%.Mức tăng lớn nhất đã được thực hiện ở khu vực Đông Á, tăng từ 27 % năm

1990 lên đến 67% trong năm 2011 này có nghĩa là có thêm 626 triệu ngườiđược tiếp cận với NT HVS trong 21 năm qua Tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệnày tăng từ 47% lên 71% Tỷ lệ người dân sử dụng NT HVS thấp nhất tại khuvực Châu Phi cận Sahara (30%) và Châu Đại Dương (36%) vẫn còn xa so vớimục tiêu Từ năm 1990 đến năm 2011, hơn 240.000 người trung bình mỗingày được tiếp cận với NT HVS Nhiều người đã được sinh ra trong một giađình đã có NT HVS, những người khác được sử dụng hệ thống thoát nướcHVS hoặc nhận được những hỗ trợ để xây dựng và sử dụng NT HVS Mặc dù

có những những thành tựu, vẫn cần những hành động mạnh hơn để đáp ứngmục tiêu thiên niên kỷ năm 2015 có nghĩa là tăng độ bao phủ của chương

Trang 27

trình vệ sinh với mức trung bình của 660.000 người mỗi ngày được tiếp cậndịch vụ.

1.6.2 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩaquan trọng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm Trong nhữngnăm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được

đề cập trong nhiều loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước vàChính phủ như: Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, chiếnlược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, chiến lược quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường giai đoạn 2000 đến 2020

Ở Việt Nam, đến năm 2015 chỉ có 65% HGĐ nông thôn có nhà tiêuHVS Tại một số vùng, tỷ lệ bao phủ cao với khoảng 65% HGĐ đã có nhàtiêu HVS, tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chưa có nhà tiêuhoặc có nhà tiêu nhưng không HVS như vùng núi cao, Tây Nguyên, BắcTrung Bộ, Đồng bằng sông Mêkông [28] Ở rất nhiều tỉnh, tỷ lệ nhà tiêu cũngrất khác nhau giữa các huyện Theo số liệu điều tra Đánh giá các mục tiêu vềphụ nữ và trẻ em năm 2011 (MICS, 2011) cũng cho thấy rằng những HGĐkhông được tiếp cận nhà tiêu HVS thường tập trung ở những nơi dân cư xaxôi, hẻo lánh và nghèo Năm 2016 tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS trên toànquốc là 67%

1.6.3. Thực trạng nhà tiêu tại tỉnh Hòa Bình

Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, cónhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, HàNam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô HàNội 76 km về phía Tây Nam Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội,phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam,phía Tây giáp Sơn La

Trang 28

Dân số năm 2014 là khoảng 841.978 người (195.000 hộ) Tỉnh có 10huyện và 01 thành phố trực thuộc gồm Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn,Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và TP HoàBình Vùng nông thôn có 191 xã với 1674 thôn/bản và có 142.418 hộ Dân sốsống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và mặt bằng dân trí nói chung tương đốithấp, số hộ nghèo và hộ cận nghèo cao chủ yếu tập trung ở các huyện Đà Bắc,Mai Châu, Lạc Sơn,Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong.

Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theohướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm vềphía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 - 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phíaĐông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hìnhgồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 250, độ caotrung bình từ 100 - 200 m Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đônglạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều do đó đời sống của nhân dân khó khăn.Các dân tộc bao gồm: Kinh, Dao, Mường, Thái, Tày Các dân tộc sống theocụm và cũng có nhiều vùng sống xen kẽ với nhau Mỗi dân tộc có những nétvăn hóa riêng, tuy nhiên đều sống hòa thuận với nhau

Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm hơn 70%dân số của cả tỉnh Với nền kinh tế chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp là chính,mức thu nhập của người dân còn thấp hơn nhiều so với những vùng thành thịcủa Việt Nam Hơn nữa còn nhiều tập tục lạc hậu, người dân chưa quan tâmđến việc xây dựng nhà tiêu HVS kèm theo đó là những thói quen xấu ảnhhưởng đến vệ sinh môi trường

Bên cạnh những loại nhà tiêu HVS theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế như:nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu khô chìm, nhà tiêu khô nổi.Hòa Bình còn tồn tại nhiều loại nhà tiêu không HVS như: nhà tiêu đào, cầutiêu hay thậm chí là không có nhà tiêu

Trang 29

Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trườngNông thôn (NTP) là công cụ chính của Chính phủ thúc đẩy mục tiêu cải thiện

và nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận Nước sạch và Vệ sinh với mụctiêu và định hướng của Chiến lược quốc gia về NSVSMT nông thôn đến năm

2020 Tương tự như các địa phương khác trong cả nước, từ năm 2000 HòaBình bắt đầu triển khai NTP giai đoạn 1 từ 2000-2005 (NTP1) và giai đoạn 2

từ 2006-2010 (NTP2) Tuy nhiên với nguồn vốn được phân bổ, các hoạt động

và nguồn kinh phí chủ yếu ưu tiên cho cấp nước Đến năm 2009 Trung tâm Y

tế dự phòng tỉnh mới được phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêuQuốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn, kinh phí cho 3 năm 2009-2011 là2,1 tỷ đồng

Sau 18 năm thực hiện chương trình tỷ lệ NTHVS trong toàn tỉnh vẫnrất thấp so với mục tiêu đề ra Năm 2017 tỷ lệ NT HVS toàn tỉnh đạt 67,8%

1.6.4. Thực trạng nhà tiêu tại huyện Cao Phong

Cao Phong là một huyện miền núi được chia thành 13 đơn vị hànhchính gồm có 12 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã vùng khó khăn 135(YênThượng, Yên Lập, Thung Nai, Xuân Phong) Trong những năm qua huyệnđược tổ chức Chinh phủ hỗ trợ kinh phí xây Nhà tiêu khô nổi hợp vệ sinh ở 6

xã (Thu Phong, Bắc Phong, Tây Phong, Tân Phong, Nam Phong và XuânPhong) Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trườngNông thôn đã hỗ trợ kinh phí để triển khai các hoạt động truyền thông và hỗtrợ hộ gia đình xây nhà tiêu hợp vệ sinh, cho những hộ trong diện cận nghèo

và những hộ nghèo cụ thể như sau: Năm 2011 được hỗ trợ 50 công trình, năm

2012 được hỗ trợ 20 công trình, năm 2013 được hỗ trợ 72 công trình

Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS trên địa bàn huyện Cao Phong năm2012: 56%, năm 2013 59,2% năm 2014: 63,3%, năm 2015: 67,5%, năm2016: 71,17% [24]

Trang 30

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại nhà tiêu HVS: do các hộ tự xây dựng và các hộ được Chươngtrình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn hỗ trợkinh phí xây dựng

- Chủ hộ gia đình có nhà tiêu HVS

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: Chủ hộ gia đình có nhà tiêu HVS làngười có vai trò quyết định các công việc chính trong gia đình Nếu khônggặp được chủ hộ gia đình tại thời điểm tiến hành phỏng vấn, điều tra viênthực hiện phỏng vấn thành viên đại diện trong hộ gia đình Người được phỏngvấn phải từ 18 tuổi trở lên, có khả năng nghe, hiểu, trả lời các câu hỏi và tìnhnguyện tham gia nghiên cứu

- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: Chủ hộ gia đình hoặc thành viên đạidiện gia đình không có khả năng nghe, hiểu, trả lời các câu hỏi và không tìnhnguyện tham gia nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2018

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Dũng Phong, Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích

- Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp điều tra thực trạngnhà tiu HVS và trên các đối tượng là Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình có nhàtiêu HVS của tại xã Dũng Phong trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng về kiến thức, thực hành củangười dân về xây dựng, bảo quản, sử dụng NT HVS Đối với nhà tiêu dùng

Trang 31

phương pháp quan sát thực tế tình trạng nhà tiêu đang sử dụng tại hộ gia đìnhdựa trên bảng kiểm các tiêu chuẩn đánh giá NT HVS để đánh giá tình trạngnhà tiêu.

2 /

p p Z

n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra

Z: Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy: Z = 1,96 ( = 0,05; độ tin cậy 95%)

p = 0,5 do chưa có nghiên cứu trước tại địa phương

d: Sai số cho phép 5% (0,05)

Sau khi tính toán, kết quả n= 384 mẫu và lấy thêm 5% để dự phòng đốitượng không đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, như vậy cỡ mẫu đối tượng cầnnghiên cứu là n= 400

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Tiến hành chọn mẫu qua 2 bước

Bước 1: Chọn xã vào nghiên cứu bằng cách hồi cứu tư liệu danh sách của

12 xã có số lượng nhà tiêu hợp vệ sinh đạp ứng được cỡ mẫu và chưa ai nghiêncứu Theo đó, bốc thăm ngẫu nhiên được 1 xã Dũng Phong vào nghiên cứu.Bước 2: Chọn Hộ gia đình, chọn toàn bộ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinhcủa tất cả các thôn trong xã Dũng Phong Thực tế nghiên cứu là 481 hô giađình có nhà tiêu hợp vệ sinh gồm 4 loại: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu khô nổi,nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu khô chìm

Trang 32

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

- Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình với bộ câu hỏi được chuẩn bị trước(Phụ lục 1)

- Quan sát trực tiếp đánh giá thực trạng sử dụng các loại NTHVS bằngbảng kiểm đánh giá tiêu chí NTHVS theo QCVN 01:2011/BYT ban hành bởiThông tư 27/2011/TT-BYT [27] (Phụ lục 2)

- Điều tra viên: Được tuyển từ Trạm Y tế xã, huyện Cao Phong Cácđiều tra viên sau khi được lựa chọn được tập huấn tại Trung tâm Y tế huyệnCao Phong và được thử nghiệm trên địa bàn nghiên cứu, rút kinh nghiệm vàcủng cố lại cho phù hợp trước khi triển khai thu thấp số liệu chính thức

2.7 Các biến số, chỉ số cần thu thập

Các biến số Chỉ số thu thập Phương pháp thu

thập

1 Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn

Tuổi - Tỷ lệ đối tượng nhóm tuổi từ 18 đến

Trang 33

- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu thấm dội nước

- Tỷ lệ HGĐ có Nhà tiêu khô nổi

- Tỷ lệ HGĐ có Nhà tiêu khô chìm

Dựa vào bộ câu hỏi và Quan sát dựa vào Bảng kiểm

Tỷ lệ hộ gia đình

có nhà tiêu đạt tiêu

chuẩn vệ sinh

- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS (tự hoại,thấm dội nước, khô chìm, khô nổi)

Trang 34

tiêu khô nổi tiêu khô nổi

bắc của các hộ gia

đình

-Tỷ lệ HGĐ không ủ-Tỷ lệ HGĐ ủ từ 1-6 tháng-Tỷ lệ HGĐ ủ trên 6 tháng

không đủ thời gian

- Tỷ lệ HGĐ biết tác hại lây truyền các bệnh đường tiêu hóa

- Tỷ lệ HGĐ biết gây ô nhiễm môi trường

- Tỷ lệ HGĐ biết gây các tác hại khác-Tỷ lệ HGĐ không biết

Phỏng vấn dựa vào

bộ câu hỏiBiết về nhà tiêu

Phỏng vấn dựa vào

bộ câu hỏi

2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Trước khi nhập số liệu cần kiểm tra lại các phiếu phỏng vấn đại diện hộgia đình và bảng kiểm quan sát nhà tiêu nhằm hạn chế bỏ sót các thông tin cầnthu thập

Trang 35

- Số liệu định lượng được nhập bằng phần mềm Epi Data3.1, làm sạch sốliệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Khoảng tin cậy được lựa chọn là95% Số phiếu cần được nhập lại 15% nhằm kiểm tra sai số trong quá trình nhập

số liệu Nếu 10% trong 15% số phiếu có sai sót thì hủy kết quả nhập liệu và tiếnhành nhập liệu lại toàn bộ số phiếu

- Sử dụng các thuật toán thống kê mô tả để mô tả thực trạng sử dụng NTHVS của hộ gia đình theo nhóm yếu tố về thông tin chủ hộ Kiểm định khi bìnhphương được dùng để xem xét mối liên quan giữa các nhóm yếu tố về thông tinchủ hộ, kiến thức của chủ hộ,với tình trạng sử dụng NT HVS

2.9 Các tiêu chuẩn đánh giá

- Nhà tiêu hợp vệ sinh: Nhà tiêu được coi là hợp vệ sinh khi đạt đầy đủ các

tiêu chuẩn Xây dựng, bảo quản và sử dụng nhà tiêu theo QCVN 01:2011/BYTban hành bởi Thông tư 27/2011/TT-BYT [2]

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo và không nghèo tính theo Quyết định Số:59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 ban hành chuẩn hộ nghèo, cậnnghèo giai đoạn 2016-2020 Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bìnhquân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ

có mức thu nhập bình quân trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng

Hộ không nghèo ở nông thôn là hộ có thu nhập bình quân từ trên 700.000 đồngđến 1.500.00 đồng/người/tháng

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

- Nghiên cứu này đã được sự đồng ý, ủng hộ của chính quyền, lãnh đạoPhòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Cao Phong

- Nghiên cứu được triển khai khi đã được Hội đồng đạo đức Trường Đạihọc Thăng Long thông qua

- Bộ câu hỏi không có các vấn đề nhạy cảm, riêng tư nên không ảnhhưởng đến tâm lý và sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu Trước khi trả lời đối

Trang 36

tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và có sự chấpthuận tham gia, trường hợp nếu thấy không thích hợp, đối tượng nghiên cứu

có thể từ chối không tham gia

- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứuđược đề xuất nhằm nâng cao sức khoẻ nhân dân không phục vụ cho mục đíchkhác Kết quả nghiên cứu là cơ sở đưa ra các khuyến nghị có tính khả thitrong công tác vệ sinh môi trường, nâng cao tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệsinh tại địa bàn huyện Cao Phong

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Thông tin thu thập các thông tin hồi cứu, rất dễ mắc sai số nhớ lại Điềutra viên khắc phục bằng cách giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đíchnghiên cứu, thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thông tin cần thuthập, bộ câu hỏi sử dụng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ địa phương, cóhướng dẫn trả lời chi tiết

- Để khắc phục sai số trong quá trình phỏng vấn với các thông tin cầnthu thập Học viên cũng sẽ tiến hành tập huấn cho điều tra viên, thử nghiệm

và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu thực địa chínhthức

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 37

3.1 Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 0.1 Đặc điểm chung của chủ hộ và gia đình (n=481)

(%)

Trung bình (Min-Max)

1 Đặc điểm chung của chủ hộ gia đình

Tuổi Từ 18-60Trên 60 424 (88,1)23 (4,8)

Nữ 188 (39,1)Dân tộc Mường 393 (81,7)

Kinh 88 (18,3)

Trình độ học

vấn

Không biết chữ 3 (0,6)Chỉ biết đọc, biết viết 2 (0,4)Tiểu học (lớp 1-5) 51 (10,6)Trung học cơ sở (lớp 6-9) 282 (58,6)Trung học phổ thông

(lớp 10-12) 117 (24,3)Trung cấp trở lên 26 (5,5)

Nghề nghiệp

Nông dân 438 (91,1)Công nhân 4 (0,8)Cán bộ/ viên chức 24 (5,0)Buôn bán 9 (1,9)Học sinh/ sinh viên 1 (0,2)Nghề khác 5 (1,0)

2 Đặc điểm Hộ gia đình

Xếp loại kinh tế

HGĐ

Nghèo 12 (2,5)Cận nghèo 29 (6,0)Không nghèo 440 (91,5)Thu nhập bình

quân đầu người/

tháng

(đv: nghìn

đồng)

1173,96 ±603,16(500-7000)

Trang 38

Đặc điểm Số lượng

(%)

Trung bình (Min-Max)

Người làm chủ

gia đình

Đàn ông 434 (90,2)Phụ nữ 44 (9,1)Không biết 3 (0,7)

Số người trong

gia đình

4,59±1,48 Min- Max(1-10)

Số thế hệ trong

gia đình

Một và hai thế hệ 251 (52,2)

Từ 3 thế hệ trở lên 230 (47,8) Qua bảng nêu trên nhận thấy:

- Về đặc điểm chung của đối tượng/ chủ hộ gia đình:

Trong 481 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 60,9% đối tượng là nam và39,1% đối tượng nữ Phần lớn các đối tượng thuộc nhóm trong độ tuổi laođộng từ 18 đến 60 tuổi chiếm 88,1% và trên 60 tuổi chỉ có 4,8% Dân tộcMường chiếm đa số 81,7%, dân tộc Kinh chỉ có 18,3% Tỷ lệ đối tượngnghiên cứu có trình độ học vấn từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm5,5%, phần lớn các đối tượng có trình độ cấp II là 58,6% và cấp III với tỷ lệ24,3% Đa số đối tượng nghiên cứu là nông dân làm ruộng chiếm 91,1%, tiếptheo là cán bộ/ viên chức là 5,0% và các nghề nghiệp khác chỉ có từ 0,2-1,9%

- Về đặc điểm Hộ gia đình:

Thu nhập bình quân đầu người/tháng là: 1173,96 ± 603,16 (khoảng 7000) VND Tỷ lệ hộ nghèo có 2,5%, cận nghèo có 6,0%; số hộ có đàn ônglàm chủ gia đình trên 90,2%; gia đình có từ 3 thế hệ trở lên khoảng 47,8%, từ1-2 thế hệ 52,2%; Số người trong gia đình tính trung bình là 4,59±1,48 người(ít nhất là 1 người nhiều nhất là 10 người)

Trang 39

500-3.1.2. Thực trạng sử dụng các loại nhà tiêu HVS tại các HGĐ

3.1.2.1 Cơ cấu các loại nhà tiêu HVS đang sử dụng của hộ gia đình

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các loại nhà tiêu HVS đang sử dụng của HGĐ (n= 481)

Biểu đồ trên cho thấy: Cơ cấu về tỷ lệ các loại nhà tiêu được xếp vàoloại nhà tiêu HVS (nhưng chưa biết sử dụng có đạt tiêu chuẩn vệ sinh theoQCVN 01:2011/BYT hay không) tại các hộ gia đình gồm có: cao nhất là nhàtiêu tự hoại chiếm 50,3%, tiếp đến là nhà tiêu khô nổi với 40,3%; nhà tiêuthấm dội nước là 4,4% và nhà tiêu khô chìm là 5%

Trang 40

Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ các loại nhà tiêu HVS tại HGĐ sử dụng đạt chất lượng

tiêu chuẩn vệ sinh theo quy chuẩn của BYT (n=459)

Qua biểu đồ trên cho thấy: trong số các loại nhà tiêu hợp vệ sinh đang sửdụng tại các Hộ gia đình đạt được chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế quyđịnh thì nhà tiêu tự hoại chiếm cao nhất 52,1%, tiếp theo là nhà tiêu khô nổichiếm 39,2%, nhà tiêu khô chìm là 4,8%, nhà tiêu thấm dội nước chỉ đạt 3,9%

Bảng 0.2 Thực trạng từng loại nhà tiêu HVS sử dụng đạt tiêu chuẩn vệ

sinh theo quy chuẩn của BYT tại hộ gia đình (n=459)

Nhà tiêu tự hoại (242) 239 98,8Nhà tiêu khô nổi (194) 180 92,8Nhà tiêu thấm dội nước (21) 18 85,7Nhà tiêu khô chìm (24) 22 91,7

Qua bảng trên cho thấy: tính trung bình chung của 4 loại nhà tiêu HVS, số

đạt được quy chuẩn vệ sinh theo QCVN 01:2011/BYT là 95,4% Trong đó, nhàtiêu tự hoại HVS đạt cao nhất (98,8%); tiếp đến là nhà tiêu khô nổi HVS(92,8%) và nhà tiêu khô chìm HVS (91,7%) Còn thấp hơn cả là nhà tiêu thấmdội nước HVS (85,7%)

Ngày đăng: 06/08/2019, 21:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] 4. [ ] 5. [ ] 6. [ ] 7. [ ] 8. [ ]C3 Dân tộc KinhMườngKhác (ghi rõ) Khác
1. [ ] 2. [ ] C6 Gia đình anh/chị có mấy con? ....................................................conC7Tổng số người trong gia đình? .................................................... người C8 Số thế hệ trong gia đìnhanh/chị?HaiTừ 3 trở lên Khác
1. [ ] 2. [ ] C9 Gia đình anh/chị thuộc hộ gì? NghèoKhông nghèo Khác
1. [ ] 2. [ ] C10. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của gia đình là baonhiêu:.........................................nghìn.đồng/thángII. Kiến thức, về sức khỏe môi trườngC11. Gia đình anh/chị có nhà tiêu không? Có Không Khác
1. [ ] 2. [ ] C13 C12 Hiện nay gia đình anh/chị đang sử dụng nhà tiêu gì?- Khô nổi- Thấm dội nước - Tự hoại- Khô chìm - 1 ngăn - Thùng - Cầu- Khác (ghi rõ).......................................- Không có nhà tiêu Khác
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] 4. [ ] 5. [ ] 6. [ ] 7. [ ] 8. [ ] 9. [ ]C15b Đối với nhà tiêu thấm dội nước:Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh Khác
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] 4. [ ] 5. [ ] 6. [ ]C15c Đối với nhà tiêu tự hoại:Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh? Trước khi đưa nhà tiêu vào sử dụng, phải đổ đầy nước vào các bể Đại tiện xong phải dội nước cho phân trôi hết xuống bể chứa Không đổ nước có xà phòng vào bể chứa Không vứt giấy thường, que...vào bệ tiêu Nếu không có giấy tự tiêu, giấy chùi phải vứt vào sọt và sau đó đốt Khác Không biết(Chuyển C16) Khác
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] 4. [ ] 5. [ ] 6. [ ] 7. [ ]C15d Đối với nhà tiêu khô chìm:Theo anh/chị sử dụng loại nhà tiêu này như thế nào là hợp vệ sinh Khác
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] 4. [ ] 5. [ ] 6. [ ] 7. [ ]C16 Gia đình anh/chị có sử dụng phân bắc làm phân bón khôngCó Không Khác
1. [ ] 2. [ ] C24 C17 Nếu có, có ủ phân trước khi sử dụng không? CóKhông Khác
1. [ ] 2. [ ] C22 Theo anh/chị, sử dụng phân bắc không ủ hoặc Có 1. [ ] Khác
1. [ ] 2. [ ] 3. [ ] C24 Theo anh/chị, có cần phải xây dựng và sửdụng nhà tiêu hợp vệ sinh không?Có Không Khác
1. [ ] 2. [ ]C25Anh/chị muốn có loại nhà tiêu nào? 1. Nhà tiêu khô nổi Khác
5. Nhà tiêu khô chìm 6. Nhà tiêu một ngăn 7. Nhà tiêu cầu 8. Cầu tiêu ao cá Khác
10. Không biết C26 Theo anh/chị, có cần phải ủ phân trước khi sửdụng không?Có Không Khác
1. [ ] 2. [ ] C27 Anh/chị có thấy việc kiểm tra, hướng dẫn vềxây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là cần thiết không?Có Không Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w