Thực trạng mắc bệnh hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề ...9 1.2.1.. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh hô hấp và mức độ bệnh của
Trang 1- -TẠ THỊ KIM NHUNG
THỰC TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TỈNH THÁI
NGUYÊN NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
- -TẠ THỊ KIM NHUNG
THỰC TRẠNG MẮC BỆNH BỤI PHỔI SILIC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TỈNH THÁI
NGUYÊN NĂM 2018
Trang 4sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, nhà trường, gia đình và bạn bè Em xin gửitới các thầy cô, anh chị và tập thể lòng biết ơn sâu sắc.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS NguyễnNgọc Anh – giảng viên chính của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học
Y Hà Nội, cô đã trực tiếp giảng dạy, tận tình chỉ bảo và định hướng cho em trongsuốt quá trình em thực hiện luận văn này
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Lê Thị ThanhXuân – Trưởng bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội và
GS.TS Lê Thị Hương – chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân
tử, yếu tố nguy cơ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam” – Mã số: KC.10.33/16-20 đã tạo mọi điều kiện cho em
được thu thập và sử dụng số liệu để viết luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ mônSức khỏe nghề nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho emtrong quá trình học tập và rèn luyện trong suốt thời gian em học Bác sĩ Nội trú
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo nhà máy luyện gang và nhà máy luyệnthép Lưu Xá đã cho phép, hỗ trợ tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.Cuối cùng, con vô cùng biết ơn bố mẹ, anh trai, em gái Kim Anh và nhữngngười thân trong gia đình đã luôn bên cạnh con, cho con điều kiện học tập tốt nhất đểcon trưởng thành như ngày hôm nay Em cảm ơn anh Văn, người bạn đặc biệt của em
đã luôn tin tưởng, khuyến khích và động viên em trong suốt thời gian em học tập,phấn đấu Cảm ơn Ngọc Ánh, Hải Yến và những người bạn, những người anh em đãluôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong thời gian em học tập tại trường
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2019
Học viên
Tạ Thị Kim Nhung
Trang 5Tôi là Tạ Thị Kim Nhung, học viên lớp Bác sĩ nội trú khóa 42, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Y học dự phòng, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Ngọc Anh – giảng viên chính của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp,Trường Đại học Y Hà Nội
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bốtại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực vàkhách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2019
Người viết cam đoan
Tạ Thị Kim Nhung
Trang 6CN Công nhân
ILO International Labor Organization
(Tổ chức Lao động Quốc tế)MTLĐ Môi trường lao động
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu 3
1.1.1 Người lao động 3
1.1.2 Bụi silic tự do 3
1.1.3 Các bệnh đường hô hấp 5
1.1.4 Các thông số đánh giá chức năng hô hấp 6
1.1.5 X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO 7
1.2 Thực trạng mắc bệnh hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề 9
1.2.1 Trên thế giới 9
1.2.2 Tại Việt Nam 12
1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh hô hấp và mức độ bệnh của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề 15 1.3.1 Trên thế giới 15
1.3.2 Tại Việt Nam 17
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 20
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 21
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 22
2.2.3 Biến số, chỉ số 22
2.2.4 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 24
Trang 82.2.7 Đạo đức nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Mô tả thực trạng mắc bệnh hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với
bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Thái Nguyên năm 2018 293.2 Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh hô hấp của người
lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh TháiNguyên năm 2018 42
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1 Thực trạng mắc bệnh hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic
ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Thái Nguyên năm 2018 534.2 Phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng mắc bệnh hô hấp của người
lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh TháiNguyên năm 2018 60
KẾT LUẬN 65 KHUYẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 1.1 Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi hạt 4
Bảng 1.2 Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi khối lượng 4
Bảng 1.3 Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc 5
Bảng 2.1: Các biến số và chỉ số của nghiên cứu 22
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2 Tỷ lệ người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp trước khi tiến hành nghiên cứu 31
Bảng 3.3: Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở các nhà máy 32
Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động 32
Bảng 3.5: Tỷ lệ có các triệu chứng cơ năng và triệu chứng toàn thân của người lao động ở các nhà máy 34
Bảng 3.6: Tỷ lệ người lao động có dấu hiệu thực thể bất thường 37
Bảng 3.7: Tỷ lệ người lao động có suy giảm chức năng hô hấp 38
Bảng 3.8: Mức độ suy giảm FVC ở người lao động 38
Bảng 3.9: Mức độ suy giảm FEV1 ở người lao động 39
Bảng 3.10: Tỷ lệ rối loạn thông khí phổi ở những người lao động mắc bệnh bụi phổi silic 40
Bảng 3.11: Tỷ lệ các hình thái tổn thương trên phim X – quang của người lao động mắc bệnh bụi phổi silic 40
Bảng 3.12: Tỷ sử dụng khẩu trang của người lao động 42
Bảng 3.13: Tần suất sử dụng khẩu trang của người lao động 42
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tình trạng có triệu chứng cơ năng của người lao động nhà máy luyện thép với một số yếu tố 43
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động nhà máy luyện thép với một số yếu tố 45
Trang 10Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tình trạng có triệu chứng thực thể của người
lao động nhà máy luyện gang với một số yếu tố 49 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người
lao động nhà máy luyện gang với một số yếu tố 51
Trang 11Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ luyện gang và luyện thép 20
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu 21
Hình 3.1: Thời điểm xuất hiện của một số dấu hiệu hô hấp cơ năng 35
Hình 3.2: Tính chất cơn ho 35
Hình 3.3: Tỷ lệ các loại đờm 36
Hình 3.4: Tỷ lệ các mức độ khó thở ở người lao động 36
Hình 3.5: Tỷ lệ các loại rales phổi của người lao động ở các nhà máy 37
Hình 3.6: Tỷ lệ các loại hội chứng rối loạn chức năng hô hấp 39
Hình 3.7: Tỷ lệ các loại mật độ đám mờ nhỏ loại p/ p 41
Trang 12ở NLĐ [3],[4],[5],[6],[7],[8]
SiO2 trong MTLĐ là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây racác bệnh hô hấp nguy hiểm cho NLĐ Cũng như các loại bụi khác, khi hít phải nhiềubụi silic, NLĐ có thể gặp các triệu chứng cơ năng như ho, khạc đờm, khó thở,… vàlàm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp và mạn tính như viêm phế quản Đặcbiệt, bụi silic gây xơ hóa phổi tiến triển không hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm bệnhlao [9],[10] Đó là những nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp ở NLĐ.Bệnh bụi phổi silic đã tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, giađình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội Theo thống kê của Tổ chức laođộng Quốc tế (ILO), ước tính mỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyênnhân từ bệnh nghề nghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chếtmỗi ngày [11],[12] Ở Việt Nam, tính đến năm 2017 đã khám được 30/34 bệnhnghề nghiệp Tuy nhiên mới chỉ có 10 bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đóchủ yếu là các bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh hô hấp nghề nghiệp trong đó chủ yếu
là bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp [13]
Luyện kim là một ngành công nghiệp đặc thù ở Thái Nguyên, hầu hết các dâychuyền công nghệ đều cũ và lạc hậu nên NLĐ trong các cơ sở sản xuất phải chịu sựtác động của nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp, đáng chú ý là các tác động do bụi silic
tự do gây ra Các vấn đề về tình hình bệnh tật liên quan đến bụi silic tự do vẫn đang
là mối lo ngại không nhỏ trong NLĐ cũng như các nhà quản lý lao động của địa
Trang 13phương Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ảnh hưởng củaMTLĐ lên các bệnh hô hấp của NLĐ là khá phổ biến, tuy nhiên với tình trạng mắcbệnh ngày càng gia tăng phức tạp như hiện nay thì việc tiến hành thêm một nghiêncứu để làm rõ ảnh hưởng của MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic đến việc gia tăng tìnhtrạng mắc bệnh bụi phổi silic ở NLĐ là cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ định hướngcho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằmbảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh hô hấp nghề nghiệp cho NLĐ Vì vậy, đề tài:
“Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Thái Nguyên năm 2018” được tiến hành với hai
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Người lao động
Theo Luật số 10/2012/QH13 – Bộ luật Lao động, người lao động được địnhnghĩa là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồnglao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.Theo Luật số 84/2015/QH13 – Luật An toàn, vệ sinh lao động, khái niệmngười lao động được mở rộng ra bao gồm những người làm việc theo hợp đồng laođộng; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng laođộng và cả những người không làm việc theo hợp đồng lao động
1.1.2 Bụi silic
Hội nghị quốc tế về bệnh bụi phổi lần thứ nhất đã khẳng định SiO2 là cănnguyên của bệnh bụi phổi silic Hàm lượng SiO2 trong bụi càng cao, nguy cơ mắcbệnh càng nhiều, bệnh càng điển hình
SiO2 là một trong những thành phần cấu tạo của vỏ trái đất, chiếm 27,7%.Chính vì vậy silic có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong các loại chất khoáng, đátrầm tích, cát… và gặp phần lớn trong các ngành, nghề sản xuất
Silic hiếm khi tồn tại ở dạng nguyên tử, nó thường kết hợp với oxy dưới dạngdioxyd silic (SiO2) bao gồm 2 thể:
- Thể silic không kết hợp được gọi là silic tự do (hay silic oxyd, silic dioxyd,anhydric silic, quartz, free silica) ở 2 dạng: tinh thể đa hình (free crystalline silica)hoặc vô định hình (amourphous silica) Trong đó: dạng vô định hình chiếm 10%,không hoạt động, ít độc hại và không gây bệnh; dạng tinh thể chiếm 90% là dạnggây bệnh, theo thứ tự hay gặp là alpha, quartz, cristobatite, tridimite
Đặc điểm cấu trúc và hoạt tính bề mặt có liên quan tới độc tính của bụi:quartz có cấu trúc 4 cạnh có khả năng gây xơ hoá cao, trong khi cristobatite cấu trúc
8 cạnh không gây xơ hoá
Tính chất hydrat của silic tự do dẫn đến tạo thành các nhóm OH trên bề mặtbụi và liên kết này sẽ phản ứng với phospholipid của màng tế bào, gây tổn thương tế
Trang 15bào này Nếu bề mặt của silica được bao bọc bởi các chất muối nhôm, chất p204,độc tính của SiO2 sẽ bị giảm Bụi silic có gắn muối nhôm không gây được bệnh bụiphổi silic thực nghiệm.
Thể kết hợp: là silic dioxyd (SiO2) kết hợp với các cation khác như Mg, Ca, Na,
K, Fe,… tạo thành các silicat như Feldspars (K, Na, Ca), Kaolin, Mica…
Tiêu chuẩn cho phép áp dụng trong việc xác định nồng độ các loại bụi cóchứa silic (silic dioxyt tự do - SiO2) và đánh giá ô nhiễm bụi có chứa silic trongkhông khí của môi trường lao động trong Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT [14]
Bảng 1.1 Trị số nồng độ tối đa cho phép bụi hạt
thời điểm Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
thời điểm Lấy theo ca
Lấy theo thời điểm
Bảng 1.3 Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Trang 161 Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần 0,3
2 Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp 0,1
Một số nghề, công việc thường tiếp xúc với bụi silic:
- Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do
- Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do
- Đẽo, mài đá có chứa silic tự do
- Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm có chứasilic tự do
- Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các đồ gốm khác,gạch chịu lửa
- Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu làm sạch vật đúc…)
- Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng mài đá có chứa silic tự do
- Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát
- Và các nghề/công việc khác có tiếp xúc với bụi silic [17],[18],[19],[20],[21].Các tác động bất lợi chính của việc tiếp xúc với silic tự do bao gồm bệnh bụiphổi silic, viêm phổi nặng, viêm phế quản mãn tính, rối loạn mô liên kết, ung thưphổi và làm tăng nguy cơ mắc lao ở những người mắc bệnh bụi phổi silic [9],[10],[19],[22],[23]
1.1.3 Chẩn đoán bệnh bụi phổi silic
Theo Thông tư 15/2016/TT – BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởngbảo hiểm xã hội, hướng dẫn chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic như sau:
Lâm sàng:
Có thể có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở thường xuyên;
Trang 17 Có nốt mờ nhỏ tròn đều ký hiệu p, q, r hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C(theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc phimmẫu kỹ thuật số ILO 2011).
Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, hoại tử khoang, vôi hóa dạng vỏ trứng
- Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có): Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặctắc nghẽn hoặc hỗn hợp;
- Chụp CT scanner phổi khi cần thiết
1.1.4 Các thông số đánh giá chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp (CNHH) là kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán,đánh giá mức độ nặng và theo dõi điều trị của các bệnh hô hấp Kỹ thuật giúp ghilại những thông số liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp đánh giá hội chứngrối loạn thông khí: tắc nghẽn, hạn chế và hỗn hợp
Một số chỉ số hô hấp ký chính:
- FEV1 (Forced Expiratory Volume in One Second): thể tích khí thở ra gắngsức trong 1 giây đầu tiên là thể tích không khí có thể thở ra trong giây đầu tiên củathì thở ra gắng sức FEV1 là chỉ số quan trọng, dễ đo, ít dao động, hay dùng để xácđịnh và đánh giá mức độ tắc nghẽn
- FVC (Force vital capacity): dung tích sống gắng sức là tổng thể tích khí thở
ra gắng sức trong một lần thở
- VC (Vital capacity): dung tích sống VC là một chỉ số quan trọng để xác địnhhội chứng hạn chế
- Chỉ số Tiffineau FEV1/VC bình thường ≥ 70%
- Chỉ số Gaensler FEV1/FVC bình thường ≥ 70%
Trang 18Các giá trị sau đây giúp chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí phổi [24],[25],[26]:
Trung bình: %FEV1 = 60 - 69% trị số lý thuyết
Nặng vừa: %FEV1 = 50 – 59% trị số lý thuyết
Nặng: %FEV1 = 35 – 49% trị số lý thuyết
Rất nặng: %FEV1 = < 35% trị số lý thuyết
- Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn theo tiêu chuẩn của GOLD 2014 (Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản) [26]
Giai đoạn 1 – Nhẹ: FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết,
Giai đoạn 2 – Trung bình: 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết,
Giai đoạn 3 – Nặng: 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết,
Giai đoạn 4 – Rất nặng: FEV1 < 30% trị số lý thuyết
1.1.5 X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO
Đám mờ nhỏ:
- Kích thước đám mờ:
Đám mờ tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là p, q, r; đám mờ nhỏ p là đám
mờ có kích thước nhỏ hơn 1,5mm; đám mờ nhỏ q là đám mờ có kích thước từ1,5 đến 3,0mm; đám mờ nhỏ r là đám mờ có kích thước từ 3,0 đến 10,0mm
Đám mờ không tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là s, t và u; đám mờnhỏ không tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến 1,5mm;
Trang 19đám mờ nhỏ không tròn đều t là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ1,5mm đến 3,0mm; đám mờ nhỏ không tròn đều u là đám mờ có kíchthước chỗ rộng nhất từ 3,0 đến 10,0mm.
- Mật độ đám mờ: tùy theo mật độ của đám mờ, phân loại của ILO - 2000 chia ra
làm 4 phân nhóm chính: 0, 1, 2, 3; mỗi phân nhóm chính bao gồm 3 phân nhóm phụ
Đám mờ lớn:
- Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặc tổng
kích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm
- Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng không vượt quá
diện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước của những đám mờ lớn hơn50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải
- Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lớn hơn diện tích vùng trên phổi
phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tích vùng trên phổi phải
Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm:
- Xơ vữa quai động mạch chủ
- Dày màng phổi vùng đỉnh
- Sự kết dính các đám mờ nhỏ
- Canxi hóa màng phổi
- Tâm phế mạn
- Co kéo các cơ quan trong lồng ngực
- Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất
Trang 20silic ở một số ngành nghề
1.2.1 Trên thế giới
Việc nghiên cứu tình hình sức khỏe, bệnh tật của NLĐ trên thế giới đã được
đề cập từ lâu Hypocrates là người đầu tiên mô tả các dấu hiệu bệnh lý như suynhược cơ thể, khó thở ở những công nhân luyện kim Công nghệ khai khoáng, tinhchế kim loại phát triển là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nghề nghiệp nguy hiểm,đáng chú ý là các bệnh đường hô hấp do NLĐ trong ngành luyện kim phải tiếp xúcvới rất nhiều bụi trong MTLĐ, đặc biệt là bụi silic NLĐ ngành luyện kim và rấtnhiều ngành nghề khác có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong MTLĐ đều có nguy
cơ mắc các bệnh hô hấp nghề nghiệp như bệnh bụi phổi silic
Theo báo cáo từ chương trình SWORD ở Anh, trong khoảng thời gian từ năm
1996 đến 2017, có 216 trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic được báo cáo thuộc 8nhóm nghề có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong MTLĐ Tuổi trung bình củanhững người được báo cáo là 61 tuổi (23 – 89), với phần lớn (98%) là nam giới,65% trường hợp được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi lao động (<65 đối vớinam và <60 đối với nữ) Từ năm 2006 đến 2017, 81% người bị bệnh bụi phổisilic được báo cáo là có triệu chứng lâm sàng [27]
Năm 2018 Hoy R F và cộng sự đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng mắcbệnh bụi phổi silic với nghề nghiệp của NLĐ làm việc trong các cơ sở chế tác đá [28].Năm 2014 Perez – Alonso A và cộng sự đã chỉ ra rằng việc sử dụng vật liệu xâydựng mới như thạch anh đã làm tăng tỷ lệ nhiễm silic do phơi nhiễm nghề nghiệp [29] Năm 2019, nghiên cứu của Pascual del Pobil y Ferré M.A và cộng sự đã chỉ
ra rằng tuổi trung bình của những NLĐ tiếp xúc với thạch anh nhân tạo là46,62 ± 13,33 tuổi, thời gian phơi nhiễm trung bình là 11,00 ± 3,58 năm [21]
Năm 2017, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ởngười lao động đang khai thác đá bán quý ở Brazil là 28%, tuổi trung bình của cácđối tượng nghiên cứu là 40,1 ± 11,9 tuổi, tuổi trung bình của những NLĐ mắc bệnhbụi phổi silic là 47,5 ± 9,9 tuổi, tuổi nghề trung bình của những NLĐ mắc bệnh bụiphổi silic là 28,3 ± 10,4 năm [30]
Công nhân mài đá mã não ở Iran (2014): tuổi trung bình là 31,2 ± 10,1 tuổi,
Trang 21thời gian tiếp xúc với bụi silic trung bình là 13 ± 8,2 năm có nguy cơ mắc các bệnh
về đường hô hấp, đặc biệt đối với bệnh bụi phổi silic và viêm phế quản mãn tính
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở những người lao động mài đá mã não là 12,9% [31].Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp của Yang Y và cộng sự chỉ
ra rằng, phơi nhiễm với bụi nghề nghiệp là 1 trong 12 yếu tố nguy cơ mắc bệnhCOPD OR = 1,79 (95% CI: 1,15 – 2,79) [32]
Fell A K M và Nordby K C (2017) đã tiến hành một nghiên cứu tổng quan
hệ thống giữa yếu tố phơi nhiễm trong ngành sản xuất xi măng và tác dụng hô hấpmạn tính ở NLĐ từ 594 tài liệu tham khảo và 26 bài báo cho thấy: các nghiên cứucắt ngang chỉ ra rằng chức năng thông khí phổi giảm khi nồng độ bụi ở MTLĐ đạt
từ 4,5 mg bụi toàn phần/ m3 không khí và 2,2 mg bụi hô hấp /m3 không khí, chỉ sốFEV1/FVC giảm 1 – 6% so với lý thuyết Các nghiên cứu thuần tập cho thấy FEV1/FVC hàng năm giảm 0,8 – 1,7% đối với công nhân tiếp xúc với bụi [33]
Tsao Y C.và cộng sự (2017) đã mô tả, so sánh các đặc điểm lâm sàng và tiền
sử phơi nhiễm với bụi silic của các công nhân ở một số cơ sở sản xuất gốm sứ ở ĐàiLoan Kết quả nghiên cứu cho thấy, 21,3% NLĐ có tổn thương đám mờ nhỏ có mật
độ thuộc phân nhóm chính nhóm 3 và tổn thương đám mờ lớn trên phim X – quangphổi ILO, 78,7% NLĐ có tổn thương đám mờ nhỏ thuộc phân nhóm chính nhóm 1,nhóm 2 và không có tổn thương đám mờ trên phim X – quang Có 52,9% NLĐ cốrối loạn thông khí hạn chế với FVC < 80%, 49,3% NLĐ có FEV1 < 80% và 25,8%NLĐ có chỉ số 75% [34]
Một nghiên cứu theo dõi sau 4 năm về tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở nhữngcông nhân làm cát cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic tăng từ 55,4% lên 95,9%,82% số đối tượng có tiến triển trên phim X – quang, và 66% các đối tượng có suy giảmchức năng hô hấp (FVC) sau 4 năm theo dõi [35]
Nghiên cứu của Gizaw Z và cộng sự năm 2016 ở Ethiopia chỉ ra rằng tỷ lệ mắccác triệu chứng hô hấp mạn tính ở công nhân nhà máy xi măng Dejen là 62,9%, với tỷ
lệ các triệu chứng ho mạn tính là 24,5%, thở khò khè mạn tính là 36,9%, khạc đờmmạn tính là 24,5%, khó thở mạn tính là 38,6% và đau ngực là 21,0% [36]
Năm 2015 Oni T và Ehrlich R đã mô tả một ca bệnh lâm sàng mắc bệnh bụi
Trang 22phổi silic, kết quả đo CNHH năm 2013 của bệnh nhân này là FEV1: 1,32 lít (= 50% lýthuyết), FVC: 2,24 lít (68% lý thuyết), và tỷ số FEV1 / FVC là 58% So sánh kết quảnày với kết quả đo CNHH năm 2000: FEV1 đã giảm 47% và FVC giảm 41% [37].Masoud Zare Naghadehi và cộng sự đã nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh bụi phổisilic ở các công ty khai thác than ở Iran, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ NLĐ có triệuchứng ho, khó thở, khạc đờm, đau ngực, mệt mỏi, sút cân lần lượt là 68%, 63%,37%, 32%, 5% và 26% Tỷ lệ NLĐ có tổn thương đám mờ nhỏ nhu mô phổi và đám
mờ lớn nhu mô phổi trên phim X – quang lần lượt là 26% và 10,5% [38]
Laney AS chỉ ra rằng, những người lao động làm việc trong các mỏ than cónguy cơ mắc các bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi silic, viêm phổi do bụi hỗn hợp,
xơ hóa lan tỏa liên quan đến bụi (có thể bị nhầm lẫn với xơ phổi vô căn) và bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính [39]
Năm 2013 Abakay A và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định
tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp trong số các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm nhakhoa làm việc trong điều kiện nồng độ bụi silic cao Kết quả cho thấy chức năngthông khí phổi bình thường chiếm 65,9%, RLTK hạn chế là 22,4%, và RLTK tắcnghẽn là 11,7% [40]
Năm 2011 Hochgatterer K và cộng sự nghiên cứu trên 994 NLĐ về chức năngphổi của những NLĐ tiếp xúc với bụi cho thấy FVC, FEV1, MEF50 của NLĐ giảmđáng kể so với tiêu chuẩn của Áo (FVC giảm 0,4 lít; FEV1 giảm 0,5 lít) Thời gianphơi nhiễm với bụi càng tăng thì sự suy giảm càng nhiều Khoảng một nửa số NLĐtiếp xúc với bụi thạch anh có MEF50 thấp hơn so với những NLĐ khác (p = 0,02) [41].Cũng trong năm 2011 Zou J và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu cắtngang về thay đổi dấu ấn sinh học huyết thanh liên quan đến suy giảm chức năngthông khí phổi ở công nhân than Kết quả cho thấy chức năng thông khí phổi (FVC,FEV1, FEF50, FEF75, FEF25 – 75%) ở các thợ mỏ có bệnh phổi nghề nghiệp giảm sovới các thợ mỏ khỏe mạnh (p <0,05) [42]
Năm 2010, Santos C và cộng sự đã thực hiện phân tích hồi cứu CNHH của 58bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic ở bệnh viện phổi của Đại họcCoimbra trong thời gian 10 năm, kết quả cho thấy có 36 bệnh nhân có RLTK tắc
Trang 23nghẽn, 8 bệnh nhân có RLTK hạn chế và 12 bệnh nhân có RLTK hỗn hợp [43].Akgun M và cộng sự (2008) nghiên cứu trên NLĐ thổi thủy tinh ở Thổ Nhĩ
Kỳ cho thấy: hầu hết các đối tượng (83%) có triệu chứng hô hấp, đặc biệt là khó thở(52%), đau ngực (46%), FEV1 giảm, 53% đối tượng có mật độ đám mờ từ 1/0 trởlên trên phim X – quang phổi theo tiêu chuẩn của ILO [44]
Một nghiên cứu cắt ngang đánh giá mức độ phơi nhiễm bụi silic và bệnh hôhấp của 440 công nhân đá làm đá granit của Gumersindo Rego năm 2008 chothấy: có 77 NLĐ (chiếm 17,5%) bị bệnh bụi phổi silic, 18 NLĐ (chiếm 4,1%) córối loạn thông khí tắc nghẽn [45]
Năm 2005 Tonori Y và cộng sự đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những côngnhân tiếp xúc với bui silic tự do có %VC và %FEV1 thấp hơn so với những côngnhân không tiếp xúc với bụi silic tự do [46]
Theo Chen M., Tse LA., tiếp xúc với bụi silic còn làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản ở NLĐ (OR = 1,39, 95% CI: 1,17 – 1,67) [47]
1.2.2 Tại Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Thuyên và Hoàng Việt Phương (2014), tỷ lệ mắc bệnh bụiphổi silic nghề nghiệp là 21,35%, trong đó có 17,43% là bệnh bụi phổi silic đơnthuần, bệnh bụi phổi silic phối hợp với lao chiếm 3,92% Tỷ lệ rối loạn hô hấpchung của CN là 22,88%, chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế chiếm 15,47%, rốiloạn thông khí hỗn hợp là 5,01% và rối loạn thông khí tắc nghẽn chiếm 2,4% [48] Theo Nguyễn Duy Bảo (2013) cho thấy nồng độ bụi ở 2 nhà máy thuộc Công
ty Gang thép Thái Nguyên cao hơn nồng độ tối đa cho phép 5 – 30 lần, với tỷ lệ bụisilic tự do (22,4 – 26,4%) và tỷ lệ bụi hô hấp (49,5 – 53,3%) cao dễ dẫn đến nguy
cơ cao CN bị RLTK phổi và mắc bệnh bụi phổi silic [49]
Theo Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Hoài Cảm (2012) nghiên cứu trên những CNmắc bệnh bụi phổi silic tại xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn, kết quả cho thấy: có43/171 CN lao động trực tiếp có RLTK phổi, chiếm tỷ lệ 25,23% Trong đó chủyếu là RLTK hạn chế (15,3%), RLTK tắc nghẽn (6,4%) và RLTK hỗn hợp(3,5%) chiếm tỷ lệ ít hơn [50]
Trang 24Theo Lê Minh Dũng (2012) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đường hô hấp củacông nhân tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số nhà máy xí nghiệp quốc phòngchỉ ra rằng công nhân tiếp xúc với bụi silic mắc nhiều loại bệnh đường hô hấp: bệnhviêm mũi dị ứng, viêm họng mạn tính, viêm phế quản mạn tính, bệnh bụi phổi silic
có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng (p<0,05) Bệnh bụi phổi silic mắc chủ yếu làthể nhẹ 1/0 (16 trường hợp) Tỷ lệ rối loạn thông khí hạn chế 18,3%, rối loạn thôngkhí hỗn hợp 18,7% cao hơn nhóm chứng rõ rệt (p<0,05) [51]
Theo nghiên cứu của Phạm Thúc Hạnh (2010) về CNHH của bệnh nhân bụiphổi silic kết quả cho thấy: hầu hết bệnh nhân có RLTK tắc nghẽn chủ yếu ở cácphế quản nhỏ (68,9%); 12,4% bệnh nhân có RLTK hỗn hợp; 2,1% bệnh nhân cóRLTK hạn chế; 16,6% bệnh nhân có chức năng thông khí bình thường Trongnghiên cứu, chủ yếu bệnh nhân mắc bệnh ở các thể nhẹ và vừa (1p, 1q, 2p, 2q),đang ở tuổi lao động (43,2 ± 5,35 tuổi) [52]
Theo Huỳnh Thanh Hà và Trịnh Hồng Lân (2008) tỷ lệ nhiễm bụi phổi siliccủa NLĐ làm việc tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở Bình Dương là12,0%, 22,13% NLĐ có chức năng thông khí bất bình thường, trong đó hội chứnghỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 11,27%, hội chứng hạn chế 10,22%, hội chứng tắcnghẽn chỉ chiếm 0,64% Kết qủa chụp XQ phổi thẳng cho thấy tổn thương 0/1 p/p là9,73%, tổn thương nhẹ 1/0 p/p có tỉ lệ 1,74%, chưa phát hiện trường hợp nào nặng(có 7 trường hợp vừa có biểu hiện nên đo chức năng hô hấp và chụp XQ (14,58%).Nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp ở hầu hết các vị trí lao động đều vượt tiêuchuẩn cho phép rất nhiều [53]
Theo Đào Xuân Vinh và cộng sự (2006) nghiên cứu những CN ở các cơ sở sảnxuất vật liệu xây dựng có thời gian lao động tiếp xúc với môi trường làm việc cónồng độ bụi silic vượt quá tiêu chuẩn cho phép liên tục ít nhất là 5 năm gồm: nhóm 1:
CN khai thác đá, sản xuất gạch chịu lửa; nhóm 2: CN sản xuất xi măng ở các phânxưởng thuộc các công ty sản xuất xi măng; nhóm 3: CN làm nghề đổ, đúc, khoan bêtông, thợ cơ khí, sản xuất kính,… Kết quả quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi siliccủa CN sản xuất vật liệu xây dựng 3,8% và tỷ lệ mắc khác nhau giữa các nhóm nghề.Nhóm CN khai thác đá, sản xuất gạch chịu lửa chiếm cao nhất 6,4% [54]
Trang 25Theo Nguyễn Trường Sơn (2003) về CNHH của CN đang trực tiếp làm việctại các cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu biển, có tuổi nghề từ 11 – 26 năm cho thấy chỉ
số VC, VC%, Tiffeneau của CN giảm rõ rệt so với bình thường, chủ yếu là RLTKtắc nghẽn và RLTK hạn chế [55]
Cũng theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Trường Sơn (2003) nghiên cứuảnh hưởng của bệnh bụi phổi silic đến chức năng phổi và khả năng lao động của
CN Xí nghiệp đá số II Hải Phòng kết quả cho thấy chức năng thông khí phổi của
CN bị bệnh giảm sút rõ rệt so với người bình thường, thể hiện cả 2 mức độ RLTKhạn chế và RLTK tắc nghẽn Chưa thấy có sự liên quan giữa tuổi nghề và tìnhtrạng suy giảm chức năng phổi của công nhân bị bệnh (hệ số tương quan
r = - 0,07), tức khả năng mắc bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh không phụ thuộcvào thời gian tiếp xúc với bụi silic [56]
Theo Nguyễn Thị Bích Liên (2003) nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng vàthăm dò chức năng hô hấp trên 83 CN Công ty đá ốp lát và xây dựng Bình Định
có tuổi nghề >5 năm (86% nam, 14% nữ) cho thấy: có 2 triệu chứng cơ năng nổibật là đau ngực, khó thở, sau đó là khạc đờm, ho và ho ra máu Tỷ lệ rối loạnCNHH chung ở CN là 38,6% Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6%, với đa số
CN mắc bệnh ở thể nhẹ [57]
Theo Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2003) nghiên cứu bệnh bụi phổi silictrong CN khai thác đá ở Bình Định đã phát hiện và chẩn đoán xác định 19 CN mắcbệnh bụi phổi silic chiếm tỷ lệ 3,23% chủ yếu là thể 1/0 p Những CN này đa số tuổiđời còn trẻ, tuổi nghề thấp (6 – 20 năm) Những CN làm việc dưới 5 năm chưa ai bịmắc bệnh bụi phổi silic [58]
Theo Nguyễn Đắc Vinh (2002) nghiên cứu một số chỉ số thông khí phổi ở
CN khai thác đá mắc bệnh bụi phổi silic cho thấy tỉ lệ CN mắc bệnh bụi phổi silicgiảm chỉ số FVC (71,15%), FEV1(32,69%) và FEV1/FVC(26,92%) nhiều hơnnhững CN không mắc bệnh bụi phổi silic (tương ứng: 1,85%; 5,56% và 4,32%) Tỉ
lệ người RLTK phổi ở những CN mắc bệnh bụi phổi silic rất cao (84,62%), chủyếu là RLTK hạn chế (57,70%), tiếp đến là RLTK tắc nghẽn (13,46%) và RLTKhỗn hợp (13,46%) [59]
Trang 26Theo Lê Thị Hằng và cộng sự (2002) điều tra CN tại các cơ sở sản xuất vậtliệu xây dựng tiếp xúc với nồng độ bụi silic, thời gian tiếp xúc liên tục ít nhất 5 nămcho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 7,8%, nhóm CN sản xuất gạch chịu lửa vàkhai thác đá chiếm 13,2%; tỷ lệ mắc thể nghi ngờ là 6,4% Tuổi nghề dưới 10 năm
có 17,1% mắc bệnh Tỷ lệ bụi hô hấp chứa trong bụi toàn phần > 50% thì có 19,3%
số đối tượng tiếp xúc mắc bệnh và chiếm 4,7% khi tỷ lệ bụi hô hấp chứa trong bụitoàn phần dưới 45% [60]
1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh hô hấp và mức độ bệnh của
người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề
1.3.1 Trên thế giới
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính, tuổi đời, trình độ học vấn, tiền sửmắc các bệnh hô hấp mạn tính, tiền sử hút thuốc lá/ thuốc lào của NLĐ, vị trí làmviệc của NLĐ, tiền sử tiếp xúc, việc sử dụng các biện pháp chống bụi của NLĐ vàphân xưởng là những yếu tố có liên quan đến tình trạng mắc các bệnh hô hấp củaNLĐ có tiếp xúc trực tiếp với bụi trong MTLĐ, đặc biệt là các bệnh bụi phổi, phếquản nghề nghiệp
Kết quả của một nghiên cứu thuần tập được thực hiện trên những người laođộng khai thác sắt của Lai H và cộng sự (2018) cho thấy tỷ lệ tử vong ở nhữngngười có tiếp xúc với bụi silic mà hút thuốc lá thì cao hơn những người có tiếp xúcvới bụi silic mà không hút thuốc lá [61]
Năm 2017, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ của bệnh bụiphổi silic là: tuổi, học vấn, tiền sử hút thuốc, tiền sử nghề nghiệp (tuổi nghề, số giờlàm việc trong ngày, sử dụng bảo hộ lao động), vị trí lao động và sử dụng các biệnpháp chống bụi tại nơi làm việc Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở những người đanghút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tăng 1,85 lần so với những người không hútthuốc (95% CI: 1,41 – 2,43; p <0,001) Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở nhóm NLĐ
có tuổi nghề 5 – 10 năm cao gấp 1,70 lần (95% CI: 1,54 – 1,87; p <0,001); tỷ lệ mắcbệnh bụi phổi silic ở nhóm tuổi nghề 10 – 20 năm cao gấp 2,21 lần (95% CI: 1,90 –2,56; p <0,001); và tỷ lệ mắc bệnh ở NLĐ có tuổi nghề > 30 năm cao gấp 4,87 lần(95% CI: 3,63 61,56; p <0,001).[30]
Trang 27Nghiên cứu của Ferrante G năm 2017 cũng chỉ ra rằng: trình độ học vấn, tiền
sử hút thuốc, tình trạng thừa cân,béo phì là những yếu tố có liên quan mật thiết vớicác bệnh hô hấp mạn tính [62]
Một nghiên cứu trên những công nhân than ở Úc kết luận rằng các triệu chứng
và biểu hiện của bệnh bụi phổi nghề nghiệp thay đổi tùy thuộc vào thành phần củabụi hít, thời gian tiếp xúc, giai đoạn bệnh và các yếu cơ địa của đối tượng [63].Nghiên cứu của Gizaw Z và cộng sự năm 2015 ở Ethiopia chỉ ra rằng cáctriệu chứng hô hấp mạn tính ở công nhân nhà máy xi măng Dejen liên quan đáng kểđến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí lao động, tuổi nghề, được tập huấn về
vệ sinh lao động hô hấp, hút thuốc và tiền sử mắc bệnh hô hấp mạn tính trước đócủa người lao động Mối liên quan có ý nghĩa thống kê cả về phân tích đơn biến và
đa biến (p <0,05) Nam giới có nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính caogấp 2,07 lần so với nữ giới (OR = 2,07, 95% CI = 1,18 -3,63) Tuổi từ 45 tuổi trởlên có nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính cao gấp 4,20 lần so với côngnhân dưới 30 tuổi (OR = 4,20, 95% CI = 1,94 - 9,12) Những công nhân có trình độhọc vấn từ lớp 8 trở xuống có nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính cao hơn4,07 lần so với những người lao động có trình độ học vấn trở lên (OR = 4.07, 95%
CI = 1.86, 8,92) Công nhân có tuổi nghề trên 5 năm có nguy cơ mắc các triệuchứng hô hấp mạn tính gấp 5,44 lần so với công nhân có tuổi nghề ít hơn hoặc bằng
5 năm (OR = 5,44, 95% CI = 3,09 - 9,59) Công nhân không được đào tạo về antoàn và sức khỏe nghề nghiệp về các vấn đề hô hấp liên quan đến bụi có nguy cơmắc các triệu chứng hô hấp mạn tính cao gấp 2,73 lần so với những công nhân đượcđào tạo (OR = 2,73,95% CI = 1,41 - 5,29) Những người hút thuốc lá có nguy cơmắc các triệu chứng hô hấp mạn tính cao gấp 5,38 lần so với những người khônghút thuốc (OR = 5,38, 95% CI = 1,42 - 20,39) Những công nhân có tiền sử mắc cácbệnh hô hấp mạn tính có nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp mạn tính cao gấp 7,79lần so với những công nhân không mắc các bệnh mãn tính trước đó (OR = 7,79,95% CI = 2,02 – 30,04) [36]
Bệnh bụi phổi silic ở những công nhân mài đá mã não ở Iran (2014) chủ yếuxảy ra ở những công nhân trên 40 tuổi và những người có thời gian phơi nhiễm > 25
Trang 28năm, và có liên quan đến tình trạng thông gió kém và biện pháp bảo vệ cá nhânkhông phù hợp [31]
Tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp ở những công nhân sản xuất sắt ở Ấn Độ có liênquan đến tiền sử mắc các bệnh hô hấp mạn tính của gia đình (OR = 0,47, 95% CI:0,24 - 0,91 và trình độ học vấn của những công nhân đó, những người biết chữ có tỷ
lệ mắc bệnh thấp hơn những người mù chữ (OR 0,34, 95% CI: 0,12 - 0,94) [64].Takemura Y và cộng sự (2008) nghiên cứu về tác dụng của việc đeo khẩutrang và giáo dục công nhân về phòng ngừa phơi nhiễm bụi nghề nghiệp cho thấy58% công nhân đeo khẩu trang không hiệu quả Việc giáo dục người lao động đeokhẩu trang đúng cách có thể ngăn ngừa tình trạng suy giảm CNHH ở những NLĐphải tiếp xúc với bụi [65]
1.3.2 Tại Việt Nam
Năm 2014 Nguyễn Văn Thuyên và cộng sự đã nghiên cứu về tình hình mắcbệnh bụi phổi silic của CN một số nhà máy sửa chữa, đóng tàu quốc phòng, kết quảcho thấy tuổi nghề của CN càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic càng nhiều.Nhóm tuổi nghề ≤ 10 năm có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (12%), tỷ lệ ở nhóm tuổinghề 16 – 20 năm là 25% và cao nhất là ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm (35%) Tỷ lệmắc bệnh ở các nhóm tuổi nghề khác nhau với p < 0,01 [48]
Theo Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Hoài Cảm (2012) nghiên cứu trên những CN mắcbệnh bụi phổi silic tại xí nghiệp tàu thủy Sài Gòn, kết quả chỉ ra rằng tuổi nghề càngcao tỷ lệ người RLTK phổi càng nhiều Ở nhóm CN có tuổi nghề 5 năm tỷ lệ người
có RLTK phổi là 13,8%, tăng lên 23,1% ở nhóm có tuổi nghề 5 – 10 năm và 37,7% ởnhóm có tuổi nghề >10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Tuổi nghề cao cộng vớimức độ ô nhiễm bụi càng nhiều thì tỷ lệ CN mắc bệnh bụi phổi silic càng lớn [50]
Theo Lê Minh Dũng (2012) bệnh viêm họng mạn, viêm phế quản mạn, bệnhbụi phổi silic tăng lên theo tuổi nghề, bệnh viêm mũi dị ứng giảm dần theo thời giantiếp xúc (r = - 0,43) [51]
Theo Nguyễn Đức Trọng và Đỗ Hàm (2005) nghiên cứu CNHH của CN ởmột số cơ sở sản xuất xi măng kết quả cho thấy tuổi đời càng cao thì VC và FEV1càng giảm Tuổi nghề càng cao thì thời gian tiếp xúc với bụi trong môi trường lao
Trang 29động càng nhiều, CNHH càng giảm [66].
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, xã hội lớn của khu vực Đông Bắc và Vùngtrung du và miền núi phía Bắc Năm 2008, Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ
Y tế đã chỉ đạo tiến hành hoạt động điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụiphổi - silic nghề nghiệp tại 5 tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm, trong đó cóThái Nguyên [67] Bên cạnh các khu công nghệ cao, Thái Nguyên vẫn còn nhiềukhu công nghiệp hoạt động với các dây chuyền công nghệ cũ và lạc hậu, trong đó cóngành công nghiệp luyện kim Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên – phườngCam Giá, Thành phố Thái Nguyên được xem là cái nôi của ngành luyện kim ViệtNam, đây là khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợpkhép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép Hai nhàmáy luyện gang và nhà máy luyện thép Lưu Xá mang đầy đủ đặc thù của ngành côngnghiệp luyện kim ở Thái Nguyên Cả hai nhà máy trước đây đều nằm trong chuỗihoạt động điều tra đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi - silic nghềnghiệp tại năm tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm Đây là ngành sản xuất cònphát sinh nhiều bụi silic trong quá trình tạo ra sản phẩm, làm ảnh hưởng rất lớnđến sức khỏe của NLĐ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tình trạng mắc bệnh
hô hấp bụi phổi nghề nghiệp Chính vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe và phòng, chốngbệnh nghề nghiệp cho NLĐ là hết sức cần thiết
Nhà máy luyện thép Lưu Xá có bốn phân xưởng sản xuất bao gồm: phân
xưởng nguyên liệu, phân xưởng công nghệ, phân xưởng cơ điện và phân xưởng đúc
Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ chính là nghiền, sàng, phối liệu đểchuẩn bị cho các phân xưởng khác tiếp tục sản xuất
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này chủ yếu là bụi sinh ra
trong quá trình bốc dỡ phân loại phế liệu, quá trình nghiền, sàng nguyên liệu
Phân xưởng công nghệ và cơ điện: gồm lò luyện có công suất rất lớn, vậnhành tuần hoàn nạp liệu trên miệng và ra thép ở dưới NLĐ có nhiệm vụ điềukhiển cầu trục trộn phụ gia, chuyển nguyên liệu vào lò, tháo rót kim loại nóng
Trang 30chảy và tháo xỉ Thép được tháo vào phễu, được trữ trong những thùng théplỏng chuyên dụng và mang tới công đoạn sau.
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này là bụi và hơi khí độc
từ sắt thép phế liệu khi nạp liệu và trong quá trình nấu kim loại, quá trình đốt và đổrót Ngoài ra NLĐ phải tiếp xúc với nguồn nhiệt rất cao
Phân xưởng đúc: tại đây thép được đúc thành phôi thép, sản phẩm cuối củadây chuyền luyện thép
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh ở khu vực này là bụi, ồn, hơi kim
loại, nhiệt độ cao
Nhà máy luyện gang có 4 phân xưởng sản xuất bao gồm: phân xưởng nguyên
liệu, phân xưởng thiêu kết, phân xưởng lò cao và phân xưởng cơ điện
Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ chính là nghiền, sàng, phối liệu đểchuẩn bị cho các phân xưởng khác tiếp tục sản xuất
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này chủ yếu là bụi sinh ra
trong quá trình bốc dỡ, nghiền, sàng nguyên liệu
Phân xưởng thiêu kết: có nhiệm vụ loại bớt lượng hơi ẩm dính, nước ngậmtrong nguyên liệu, cải thiện tính chất luyện kim của nguyên liệu, làm giàuquặng sắt và luyện cục quặng vụn bằng cách nung dính
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh ở khu vực này là bụi, bụi silic, nhiệt
độ cao, hơi khí độc, …
Phân xưởng lò cao và cơ điện: gồm lò luyện có công suất rất lớn, vận hànhtuần hoàn nạp liệu trên miệng và ra gang ở dưới NLĐ có nhiệm vụ điều khiểncầu trục vận chuyển nguyên liệu vào lò, tháo rót gang nóng chảy và tháo xỉ.Gang được tháo vào phễu, được trữ trong những thùng gang lỏng chuyên dụng
và mang tới công đoạn sau
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát sinh từ khu vực này là bụi, bụi silic, hơi
kim loại, hơi khí độc và nhiệt độ rất cao
Trang 31Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở Nhà máy luyện gang và Nhà máy luyện thépLưu Xá, cả hai nhà máy đều phát sinh nhiều bụi silic trong MTLĐ Hai nhà máynằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên trong khu sản xuất chính của Công ty Cổphần gang thép Thái Nguyên, phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên
Dây chuyền công nghệ luyện gang: Dây chuyền công nghệ luyện thép:
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ luyện gang và luyện thép
Nguyên liệu: gang, phế liệu,…
Nghiền, sàng, trộn liệu
Nguyên liệu: quặng,
than cốc, đá vôi
nghiền, sàng, làm
giàu quặng
Bụi, ồn, bụi silic
Bụi, ồn, bụi silic, hơi khí độc, hơi kim loại, nhiệt
độ cao…
Lò luyện Thiêu kết
Đúc liên tục
Lò cao
Thép thành phẩm Gang thành phẩm
Trang 322.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2019.
- Thời gian thu thập số liệu: tháng 01/2019.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Người lao động làm việc trực tiếp trong các phân xưởng sản xuất của hai nhàmáy luyện gang và luyện thép Lưu Xá
2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- NLĐ làm việc trong các dây chuyền sản xuất đồng ý tham gia nghiên cứu.
- NLĐ tham gia đầy đủ các mục khám theo yêu cầu của nghiên cứu.
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
- NLĐ từ chối tham gia nghiên cứu.
- Những đối tượng tham gia nghiên cứu nhưng không khám đầy đủ các mục
theo bệnh án nghiên cứu như phụ nữ có thai…
2.3 Sơ đồ nghiên cứu
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu
Nhập liệu, ghép phiếu
và xử
lý số
Chụp X- quang phổi
và đọc phim
Đo CNHH
Khám lâm sàng:
hỏi bệnh và
Trang 332.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
2.4.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu:
Toàn bộ những NLĐ của hai nhà máy luyện gang và luyện thép Lưu Xá làmviệc trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất
Ở nhà máy luyện gang: chọn được 358 NLĐ tham gia nghiên cứu trong
tổng số 453 NLĐ trực tiếp làm việc trong các dây chuyền sản xuất
Ở nhà máy luyện thép Lưu Xá: chọn được 309 NLĐ tham gia nghiên cứu
trong tổng số 512 NLĐ trực tiếp làm việc trong các dây chuyền sản xuất
Cả hai nhà máy đã chọn được 667 NLĐ tham gia trong nghiên cứu này.
Chọn mẫu:
Tại mỗi nhà máy lập danh sách toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất, theotừng đơn vị sản xuất Chọn toàn bộ những NLĐ đủ điều kiện tham gia nghiêncứu, đồng ý tham gia nghiên cứu và tham gia khám đầy đủ các mục nghiên cứu
2.4.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Các biến số và chỉ số của nghiên cứu
Trang 34Biến số Loại biến Phương pháp
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện thép Lưu Xá và nhà máy luyện gang, tỉnh Thái Nguyên năm 2018.
Khạc đờm Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng khạc đờmKhó thở Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng khó thởĐau ngực Nhị phân Hỏi bệnh Tỷ lệ NLĐ có triệu chứng đau ngựcLồng ngực Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có lồng ngực không cân đốiKhoang liên sườn Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có khoang liên sườn bất thườngRung thanh Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rung thanh bất thường
Gõ Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có bất thường khi gõ phổi
Rì rào phế nang Danh mục Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rì rào phế nang bất thườngRales phổi Nhị phân Khám lâm sàng Tỷ lệ NLĐ có rales phổi
Giới tính Nhị phân Quan sát
Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu chứng theo giới tính NLĐ và các yếu
tố nguy cơ khác
Nhóm tuổi nghề Thứ hạng Phỏng vấn
Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu chứng theo nhóm tuổi nghề của NLĐ
và các yếu tố nguy cơ khácTiền sử hút thuốc Tỷ lệ NLĐ mắc bệnh và có các triệu
Trang 352.4.4 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
Thông tin sẽ được thu thập theo bệnh án nghiên cứu, nôi dung bệnh án nghiêncứu được xây dựng dựa trên mục tiêu và các biến số, chỉ số nghiên cứu (Phụ lục 1,phục lục 2 và phụ lục 3)
Quy trình thu thập số liệu:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên liên hệ với lãnhđạo hai nhà máy để tiến hành nghiên cứu
Quan sát, tìm hiểu về quy trình sản xuất và đặc điểm MTLĐ của mỗi công
ty – địa điểm nghiên cứu, chọn các đối tượng đủ điều kiện và đồng ý thamgia nghiên cứu
Xây dựng bệnh án nghiên cứu và các biểu mẫu cần thiết cho việc ghi nhận kếtquả đo chức năng hô hấp và chụp X-quang dựa trên các biến số đã xây dựng
- Giai đoạn 2: Thu thập thông tin
Đăng ký khám
Phỏng vấn
Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu
Đo chức năng hô hấp
Chụp phim X – quang phổi theo quy chuẩn của ILO
Nộp bảng kiểm hoàn thành quy trình khám về bàn đăng ký khám
Kết thúc quy trình thu thập số liệu Chú ý: thứ tự quy trình thu thập số liệu từsau khi đăng ký khám có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế
Kỹ thuật đo chức năng hô hấp bằng máy Spiro analyser:
- Ấn nút “ID”, nạp các thông số của đối tượng bằng các phím số: tuổi (năm),
chiều cao (cm), cân nặng (kg), giới tính (1 – nam, 2 – nữ), chủng tộc (race 4) Saumỗi lần nạp thông số, ấn phím “Enter” Trước khi đo phải kiểm tra lại chính xác cácthông số của đối tượng đã nạp vào máy, nếu sai tiến hành nạp lại
- Hướng dẫn các thao tác đối tượng cần thực hiện:
Trang 36 Ấn phím “FVC”
Khi đối tượng đã sẵn sàng, kẹp mũi, đưa ống vào miệng qua 2 hàm răng,tròn môi ngậm kín ống, hít thở bình thường vài nhịp qua ống theo đườngmiệng, không làm tắc ống, không để không khí thoát ra
Ấn phím “Start”
Khi máy có tín hiệu tiếp nhận, yêu cầu đối tượng hít vào từ từ, nhanh dầnđến hết sức, rồi thở ra 1 hơi thật nhanh, thật mạnh, kéo dài cho đến khi hếthoặc khi người đo nói dừng, cố gắng kéo dài khoảng 6s
Ấn phím “display” để xem kết quả (gồm bảng số và biểu đồ)
Ấn phím “Print” để in kết quả
Chú ý: Không lấy số liệu của các đối tượng không hợp tác.
Ba phế dung đồ chấp nhận được phải theo tiêu chuẩn của ATS (hội lồng ngực Mỹ)
Phải có điểm xuất phát tốt
Thời gian đo FVC kéo dài 6 giây
Đảm bảo gắng sức liên tục và tốc độ cho mỗi lần đo
Chênh lệch giữa 2 lần gắng sức tốt nhất của FVC và FEV1 không quá 5%
Thực hiện không quá 6 lần liên tục
- Kết quả đo chức năng hô hấp được ghép với số liệu trong bệnh án nghiên cứu
dựa vào mã hồ sơ và họ tên của NLĐ
Quy trình chụp X – quang bệnh phổi nghề nghiệp:
- Bước 1: hướng dẫn NLĐ đứng áp sát ngực vào tấm chắn, đứng thật ngay
ngắn, mắt nhìn thẳng phía trước, 2 tay chống vào 2 bên cạnh sườn Hai khuỷu taybệnh nhân phải được đưa về phía trước tối đa
- Bước 2: chỉnh khoảng cách giữa bóng X – quang và vị trí người được chụp
phim là 1,5m
- Bước 3: tia trung tâm chiếu thẳng vào đốt sống lưng thứ 5 đối với nam giới
và vào đốt sống lưng thứ 6 đối với nữ giới
- Bước 4: đặt hằng số chụp: tốc độ chụp phải đạt dưới 0,1 giây, điện thế sử
dụng tốt nhất là từ 60 – 70kV tùy theo người gầy hay béo và cường độ dòng điện
Trang 37dao động từ 200 – 300mA, tốt nhất là 300mA.
- Bước 5: hướng dẫn chụp bệnh nhân hít vào sâu tối đa và nín thở hoàn toàn.
- Bước 6: bấm máy chụp.
Chú ý:
- Chụp phim bằng xe chụp kỹ thuật số lưu động, tiêu cự chụp chỉ đạt 1,0 m,chụp trên casette 21 x 29 cm Sau đó, hình ảnh chụp phổi của NLĐ được lưu vào ổcứng, sao chép sang đĩa DVD rồi đọc phim trên máy vi tính có độ phân giải mànhình 1920 x 1080 pixel bằng phần mềm MicroDicom 2.9.2 và so sánh với phimmẫu của ILO-2011 để xác định mật độ đám mờ, kích thước vùng tổn thương
- Kết quả đọc phim được ghép với số liệu trong bệnh án nghiên cứu dựa vào
mã hồ sơ và họ tên của NLĐ
- Phân loại phim chia làm 4 loại như sau:
Phim loại 1 – chất lượng tốt: phim chụp đảm bảo đúng kỹ thuật
Phim loại 2 – chất lượng phim khá: không có lỗi kỹ thuật nào ảnh hưởngđến việc phân loại tổn thương
Phim loại 3 – chất lượng đạt yêu cầu: có vài lỗi kỹ thuật, nhưng vẫn phânloại tổn thương được
Phim loại 4 – không đạt yêu cầu: không thể phân loại tổn thương được
- Phim chụp chuẩn phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Phim phải có độ tương phản trắng đen rõ ràng
Nhìn thấy lờ mờ ba đốt sống ngực phía trên
Hai xương bả vai phải được tách hoàn toàn ra khỏi 2 bên trường phổi
Đầu trong của hai xương đòn phải đối xứng qua gai sau của cột sống lưng
Vòm hoành bên phải ngang mức đầu xương sườn thứ 6
Thấy được hình túi hơi dạ dày
Phim không bị cắt đỉnh phổi và không hụt dưới góc sườn hoành 2 bên
2.4.5 Sai số và cách khắc phục sai số
- Sai số nhớ lại
Cách khắc phục: xin ý kiến chuyên gia khi thiết kế bệnh án nghiên cứu, điều
Trang 38tra thử và chỉnh sửa phù hợp về ngôn từ.
- Sai số thu thập
Cách khắc phục: thực hiện theo thường quy của Bộ Y tế quy định do các bác
sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn đảm nhiệm Chuẩn hóa kỹ thuật đo chiều cao, cânnặng và ghi chép
- Sai số nhập
Cách khắc phục: kiểm tra số liệu sau mỗi lần thu thập để đảm bảo thu thập
đúng, đủ thông tin cần thiết, tập huấn cho người nhập liệu, phân tích số liệu kỹlưỡng và giám sát chặt chẽ quá trình nhập và phân tích số liệu
2.4.6 Xử lí số liệu
- Số liệu được làm sạch, mã hóa và nhập vào phần mềm EpiData 3.1
- Số liệu được phân tích trên phần mềm Stata 13.0
- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng, hình biểu thị tần số, tỷ lệ phần trămtheo từng nhóm biến cũng như trung bình ± SD hoặc trung vị và khoảng tứ phân vị.Khi xem xét mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh và một số yếu tố như: giới tính,nhóm tuổi, nhóm tuổi nghề, phân xưởng làm việc, tiền sử hút thuốc lá/ thuốc lào,tiền sử mắc các bệnh hô hấp mạn tính, tần suất sử dụng khẩu trang của NLĐ, sửdụng cả mô hình hồi quy logistic đơn biến và đa biến để tính tỷ suất chênh OR, giátrị p < 0,05 được xem là mối liên quan có ý nghĩa thống kê
2.4.7 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm
dịch tễ học phân tử, yếu tố nguy cơ và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam” – Mã số: KC.10.33/16-20 do GS.TS.
Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,Trường Đại học Y Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài, thuộc chương trình: “Nghiên cứuứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộngđồng” – Mã số: KC.10/16-20 đã được Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y Hà Nộithông qua
Được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài, tác giả đã tham gia từ khâu thiết kế
Trang 39mẫu bệnh án nghiên cứu, thu thập, xử lý, nhập liệu, phân tích số liệu và sử dụng kếtquả để viết luận văn này.
Vấn đề nghiên cứu không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như các vấn đề vềkhác của đối tượng Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa củanghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu, đối tượng có thể từ chối tham gia ởbất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo trựctiếp cho đối tượng nghiên cứu và lãnh đạo các nhà máy để có hướng xử trí tiếp theogiúp khẳng định chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic ở NLĐ, cũng như lập hồ sơgiám định sức khỏe cho NLĐ
Trang 40Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện gang và nhà máy luyện thép Lưu Xá, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nội dung
Nhà máy luyện thép (n1=309)
Nhà máy luyện gang (n2=358)
37,0 ± 7,7(23; 60)
39,1 ± 7,8(23; 59)
38,1 ± 7,8(23; 60)
12,1 ± 8,3(1; 37)
14,8 ± 8,7(2; 36)
13,5 ± 8,6(1; 37)