TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên đề: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La”
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La”
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Nga Sinh viên thực hiện : Tòng Văn Nghiệp
Sơn la, tháng 5 năm 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực bản thân,
tôi đac nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân
Trước tiên tôi xin gủi lời cảm ơn sâu sắc, lòng biết ơn đến cô giáo KS Nguyễn Thị Nga – Người đã hưỡng dấn chu đáo tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành báo cáo
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Chiềng Bằng Huyện Quỳnh Nhai Tỉnh Sợn La, các cán bộ, các phòng ban và nhân dân đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giá trong khoa Nông lâm và các thầy cô trong trường Cao Đẳng Sơn La đã nhiệt tình dậy bảo và trang bị cho tôi những kiến thức quý bấu trong 3 năm học vừa qua
Cuối cùng tôi xin gủi tới gia đình và bạn bè – nguồn động viên lớn nhất với em trong suốt quá trình học tập những lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
Với tấm lòng trân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý bấu đó !
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn chuyên đề 6
1.2 Mục đích nghiên cứu 8
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
2.1.Một số giống lợn nội địa 8
2.1.1 Giống lợn Ỉ 8
2.1.2 Giống lợn Móng Cái 9
2.1.3 Giống lợn Ba Xuyên 10
2.1.4 Giống lợn Thuộc Nhiêu 11
2.2 Một số giống lợn nhập ngoại 12
2.2.1.Giống lợn Đại bạch (Liên Xô) 12
2.2.2 Lợn Landrace (LD) 13
2.2.3 Giống lợn Duroc (Du) 13
2.3 Thức ăn cho lợn 14
2.4 Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt theo 2 giai đoạn 15
2.5 Kĩ thuật nuôi và vỗ béo lợn nái thải 15
2.6 Một số bệnh thường gặp ở lợn 16
2.6.1 Bệnh tụ huyết trùng 16
2.6.2 Bệnh phó thượng hàn 17
2.6.3 Bệnh đóng dấu lợn 19
2.6.4 Bệnh dịch tả lợn 20
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 25
3.3.2 Phương pháp phân tích 26
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
Trang 44.1 Điều kiện tự nhiên của xã chiềng Bằng 28
4.1.1 Vị trí địa lí 28
4.1.2 Điều kiện địa hình 28
4.1.3 Điều kiện khí hậu 29
4.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước 30
4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 31
4.2.1 Dân số 31
4.2.2 Dân tộc 31
4.2.3 Văn hoá, giáo dục, y tế 32
4.2.4 Kinh tế xã hội 33
4.2.5 Lao động thu nhập 34
4.2.6 Dịch vụ thương mại 35
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
5.1.Thực trạng chăn nuôi lợn của xã Chiềng Bằng 35
5.2 Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 38
5.3 Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt 40
5.4 Tình hình đầu tư chi phí trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 44
5.5 Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra 47
5.6 Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảchăn nuôi lợn thịt 50
5.6.1 Điều kiện thuận lợi 50
5.6.2 Những khó khăn và tồn tại 51
5.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt 51
5.8 Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi tại xã chiềng bằng 54
5.8.1 Định hướng chung về phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã 54
5.9 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt 55
CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
6.1 Kết luận 59
6.2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 62
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 4.1 Một số yếu tố khí hậu thủy văn xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai 29 Bảng 5.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của Xã Chiềng Bằng trong 3 năm 2012 – 2014 37 Bảng 5.2 Tình hình chung về các hộ điều tra ở xã chiềng bằng 39 Bảng 5.3 Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn Xã Chiềng Bằng 41 Bảng 5.4 Tình hình đầu tƣ chi phí ở các hộ chăn nuôi trong 3 bản 46 Bảng 5.5 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra của 3 bản trong năm 2014 (tính bình quân cho 100 kg thịt hơi) 48 Bảng 5.6 Thời gian nuôi và lƣợng thức ăn cần cho một lợn thịt từ 15 - 100 kg 50
Sơ đồ 5.7 Nguồn cung cấp giống 57
Trang 6Trải qua hàng ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa và con lợn Chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân, là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt, mà chăn nuôi lợn còn tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình và thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn Vì vậy càng phải quan tâm chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi Hiện nay trong
Trang 7cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ ngành trồng trọt và tăng tỷ lệ
ngành chăn nuôi
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển Các khu vực mậu dịch tự do thương mại
sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn khá phổ biến Chăn nuôi lợn có từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi đặc tính riêng biệt của nó như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn giản Bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phụ phẩm, phế phẩm trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân, tận dụng được nguồn lao động của gia đình ở mọi lứa tuổi Do vậy chăn nuôi lợn nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2010 - 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chínhtrong những năm gần đây
Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ trên địa bàn , xã đặc biệt là chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các
hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, tiết kiệm thời gian lúc làm nông Chính vì vậy chủ trương những năm tới của xã phải tăng quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá, chăn nuôi theo hướng trang trại Trong chăn nuôi lợn hiện nay thì chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như các hộ dân trong địa bàn xã Chiềng bằng.Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu chuyên đề: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các
hộ nông dân tại xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La”
Trang 81.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
- Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của nông dân tại xã Chiềng Bằng
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt của nông dân trong xã Chiềng Bằng
- Đề xuất một số giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững, hiệu quả kinh tế cao tại Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Một số giống lợn nội địa
2.1.1 Giống lợn Ỉ
+ Nguồn gốc xuất xứ
Lợn Ỉ có nguồn gốc từ giống lợn Ỉ mỡ ở miền Bắc Nam Định Qua một thời gian dài, giống lợn ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác trở thành giống lợn ỉ ngày nay với hai loại hình chính là ỉ mỡ và ỉ pha
+ Phân bố : Trước những năm 70 lợn ỉ được nuôi hầu như ở khắp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải phòng
Vị trí phổ biến của nó dần dần phải nhường cho lợn Móng Cái có sức sinh sản tốt hơn, và từ cuối những năm 70 lợn ỉ thu hẹp dần đến mức độ nguy kịch như ngày nay, chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá
Trang 9+ Đặc điểm ngoại hình: Lông da của lợn này có màu đen tuyền, đầu tương đối nhỏ, chân khá ngắn, tai đứng, mặt nhăn, lưng võng, bụng phệ, đuôi thẳng Lợn ỉ đực nhảy cái rất sớm ngay từ lúc 3 - 4 tuần tuổi, đến 40 ngày tuổi tinh trùng và trứng đã có khả năng thụ thai tuy xét theo cơ thể học thì sáu tuổi lợn mới trưởng thành Lợn ỉ nái có 10 vú, 4 - 5 tháng tuổi đã động dục, khả năng sinh sản 8 - 10 con/nái/lứa Lợn ỉ nuôi 8 tháng có thể đạt 50 - 60 kg/con
+ Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng: Điều tra một số vùng nuôi lợn Ỉ thuần, với những phương thức và điều kiện nuôi dưỡng của địa phương đã cho thấy khả năng sinh trưởng và tầm vóc của hai nòi lợn Ỉ pha và Ỉ mỡ tương đương nhau
2.1.2 Giống lợn Móng Cái
+ Nguồn gốc xuất xứ
Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam Trước đây Móng Cái và ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung
kể cả phía Nam
+ Đặc điểm ngoại hình
Đặc điểm của lợn Móng Cái có đầu đen, giữatrán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường
có đường biên không cốđịnh Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xoè
+ Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa
số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân
Trang 10hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ
- Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch
đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 - 100 ml Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai
Thường thì lợn cái đến khoảng 7 - 8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng
+ Phân bố
- Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở huyện Vị Xuyên tỉnh Sóc Trăng, và hiện nay có rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp
+ Đặc điểm ngoại hình
- Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng Bụng to nhưng gọn, mông rộng Chân ngắn, móng xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn
+ Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh sản: Lợn đực bắt đầu có biểu hiện nhảy cái lúc 4 - 5 tháng tuổi, nhưng thườngđược sử dụng phối giống tốt khi 6 - 7 tháng tuổi với khối lượng cơ thể khoảng 45 kg Lợn đựccó thể giao phối trực tiếp với khoảng cách 2 - 3 ngày/1ần Lợn cái có biểu hiện động dục lần đầu lúc 6 - 7 tháng tuổi
Trang 11- Khả năng cho thịt: Lợn Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng thịt còn chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao
2.1.4 Giống lợn Thuộc Nhiêu
+ Nguồn gốc xuất phát
Lợn Thuộc Nhiêu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, nhóm giống Thuộc Nhiêu Lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn nội được hình thành từ hàng trăm năm trước đây và được phát triển trong sản xuất ở nhiều vùng
+ Phân bố
Nhóm giống lợn này bắt nguồn từ vùng Thuộc Nhiêu và được phát triển khá rộng ra các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng
+ Đặc điểm ngoại hình
Lợn Thuộc Nhiêu có màu lông da trắng tuyền, một số có bớt đen nhỏ, thường ở quanh mắt, một số nhỏ có da bông đen trắng, lông trắng hoặc da bông đen trắng, lông đen trắng Đầu to vừa, mõm hơi cong, mũi thẳng thon, tai nhỏ, ngắn, hơi nhô về phía trước Đa số lợn có thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở, chân thấp, yếu, đi ngón, móng xoè, đuôi ngắn
+ Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh trưởng: Nhìn chung lợn Thuộc Nhiêu là nhóm giống lợn được hình thành từviệc tạp giao giữa nhiều giống, qua nhiều thế hệ và thời gian rất dài, tầm vóc lợn Thuộc Nhiêu thuộc loại khá
- Khả năng sinh sản
Lợn đực: Lợn đực có khả năng làm việc lúc 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng cơ thể đạt khoảng 50 kg Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 90 - 100 ml, hoạt lực tinh trùng đạt 80% và nồng độ tinh trùng khoảng 175 triệu/ml Lợn cái: Lợn cái có tuổi động dục đầu tiên lúc 210 ngày (7 tháng tuổi), tuổi phối giống lầnđầu lúc 240 ngày (8 tháng tuổi) và đẻ lứa đầu lúc 355 ngày (gần 1 năm tuổi) Bình quân lợnđẻ 2 lứa/năm; số con sơ sinh trung bình mỗi lứa 9,5 con; nuôi sống đến cai sữa 9 con
Trang 12- Khả năng cho thịt: Kết quả khảo sát cho thấy lợn Thuộc Nhiêu loại hình
to cho tỷ lệ thịt khá cao, xấp xỉ một số giống lợn ngoại đã nhập vào nước ta như lợn Yorkshire
to khỏe, đùi to tròn, móng chân chắc chắn thích hợp với hướng chăn thả
+ Khả năng sản xuất
- Sinh trưởng phát dục: Đại bạch thành thục sớm, sinh trưởng nhanh Trọng lượng sơ sinh đạt 1 - 1,2 kg; 2 tháng tuổi đạt 17 kg; 3 tháng tuổi đạt 26 kg; 4 tháng tuổi đạt 37 kg; 5 tháng tuổi đạt 51 kg; 6 tháng tuổi đạt 65 kg; 7 tháng tuổi đạt 79 kg; 8 tháng tuổi đạt 90 kg; 10 tháng tuổi đạt 126 kg Lợn trưởng thành con đực cân nặng tới 450 kg, con cái nặng 280 - 350 kg
- Khả năng sinh sản: Đại bạch có khả năng sinh sản cao: trung bình đẻ 10
- 12 con/lứa, sức tiết sữa cao (60 – 80 kg) Tóm lại Đại Bạch có nhiều ưu điểm: tầm vóc lớn, thể chất khỏe, khả năng thích nghi cao, chịu kham khổ, thích hợp với hướng chăn thả, sinh trưởng phát dục nhanh, đẻ nhiều con
Trang 132.2.2 Lợn Landrace (LD)
+ Nguồn gốc xuất xứ
Lợn Landrace có nguồn gốc Đan Mạch được hình thành vào khoảng
1924 - 1925 Do quá trình tạp giao giữa các giống lợn từ Anh, Tây Ban Nha, Ý,
Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành Lợn Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland (có nguồn gốc Đức) với lợn Yorkshire (có nguồn từ Anh)
+ Phân bố
Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch Sau 1990, lợn được chọn lọc vàcó năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu
+ Đặc điểm ngoại hình
Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt,
cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc
+ Khả năng sản xuất
- Lợn Landerace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, trọng lượng cai sữa từ 12 – 15 kg Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày
- Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt Theo một số kết quả sản xuất ở Thái Lan và Công ty chăn nuôi CP Biên Hòa cho thấy - lợn Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg Khi trưởng thành con đực nặng tới
Trang 14của New York Còn dòng lợn Jersey đỏ được tạo ra vào năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit
2.3 Thức ăn cho lợn
- Thức ăn cho lợn là sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng chất cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho mọi hoạt động sống,sinh trưởng, Phát triển và sản xuất ra sản phẩm
* Phân loại thức ăn
Phương pháp vật lí: Dùng các công cụ để sấy,rang, nấu chín, nghiền
nhỏ…Nhằm mục đích làm giảm độ cứng, giảm thể tích, chất khử độc hại…
Phương pháp chế biến bằng vi sinh vật: Thông dụng nhất là chế biến
bằng lên men rượu thức ăn bằng tinh bột
- Nguyên liệu: Cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột khoai, hoặc thức ăn hỗn hợp Số lượng men rượu bằng 4% lượng thức ăn cần ủ
Trang 15- Cách làm: Bánh men giã nhỏ thành bột,trộn đều với các loại bột cần ủ sau đó vẩy nước vào trộn đều thức ăn cho đến khi đủ ẩm Dùng nilon, bao tải ủ kín, cho vào chỗ ấm, kín gió, sau 24h thức ăn ấm lên ngay thức ăn ra cho vật nuôi ăn
Phương pháp chế biến hóa học: Dùng hóa chất làm mềm chất xơ giúp lợn khi ăn thức ăn nhiều xơ sẽ tiêu hóa tốt hơn
Thức ăn hỗn hợp: Phối hợp nhiều loại thức ăn theo công thức tiêu chuẩn cho từng loại lợn có 3 loại thức ăn hỗn hợp:
2.4 Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt theo 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: Lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi Lợn có trọng
lượng trung bình từ 23 - 60 kg Người chăn nuôi cần cho lợn ăn theo khẩu phần có
17 - 18 % protein thô ( safeed - 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 – 3300 kcal
* Giai đoạn 2: Lợn thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi heo có trọng
lượng từ 61 - 105 kg, khẩu phần ăn của lợn có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 -
3100 kcal
- Kỹ thuật nuôi lợn thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống lợn ngoại hay lợn lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao
- Cả hai kỹ thuật trên cần phải cân đối thành phần các axitamin và axit béo không no mạch dài
2.5 Kĩ thuật nuôi và vỗ béo lợn nái thải
Trang 16- Công việc qua trọng quản lý đàn lợn thịt là theo dõi các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật trong quá trình nuôi để tính toán hiệu quả từng giai đoạn, đồng thời có thể điều khiển tốc độ sinh trưởng thông qua nuôi dưỡng và chăm sóc Tiêu chuẩn ăn nên thay đổi theo trọng lượng tăng lên của lợn trong quá trình nuôi
- Trong chăn nuôi hàng năm có khoảng 20 - 25% lợn nái loại thải chuyển sang vổ béo để giết thịt
- Tháng thứ nhất cần tiến hành thiến lợn, sau khi thiến hoạn heo phải được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt và phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ để khỏi bị nhiễm trùng vết mổ
- Tháng thứ 2 nên cho lợn ăn vơi khẩu phần có từ 80 đến 90 % thức ăn tinh và có thể kết hợp cho lợn ăn thức ăn bổ sung để nâng cao chất lượng thịt bởi
vì loại lợn này thường có chất lượng thịt kém, tỷ lệ mỡ cao, thịt không thơm ngon, độ mềm thấp Chuồng nuôi theo loại thải vỗ béo cần yên tĩnh để tạo điều kiện cho lợn ngủ nhiều và chóng béo
Trang 17có biểu hiện sưng phù, tai và miệng xuất hiện nhiều mảng tím đỏ Niêm mạc mắt tím tái, chảy nước mắt Nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết sau 1 -2 ngày
- Thể mãn tính: Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40 - 410C, khó thở, bỏ
ăn, phân táo, ho khan hoặc ho liên miên, mũi khô có dịch mũi đặc, trên da nhất
là những chỗ da mỏng như tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ
+ Phòng bệnh:
- Phòng bệnh chủ yếu bằng các biện pháp vệ sinh thú y Cách ly kịp thời
những con có biểu hiện mắc bệnh
- Tiêm văcxin tụ huyết trùng lợn để phòng bệnh,
+ Điều trị bệnh
- Dùng các kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gram (-) như:
Streptomycin, Gentamycin Ngoài ra có thể kết hợp tiêm các thuốc giảm sốt
(Anagin), các thuốc bổ như B1, Cafein
+ Triệu chứng
Lợn bị bệnh thường biếng ăn, ít vận động, thân nhiệt tăng, thường ho khan và có mủ Triệu chứng đầu tiên dễ phát hiện là một số con chết ở đuôi tai bụng bị tím đỏ, tiêu chảy nặng phân lỏng có màu vàng, có mùi hôi thối
+ Phòng bệnh
Tiêm phòng bằng vacxin định kỳ kết hợp với vệ sinh chăm sóc, nuôi
dưỡng và sát trùng chuồng trại Khi có lợn bệnh phải cách ly ngay vì lợn bị bệnh
là nguồn lây chính cho những lợn khác và tiến hành tiêu độc chuồng trại, dụng
Trang 18cụ chăn nuôi Nên mua những heo giống từ nguồn sạch bệnh và theo dõi ít nhất
- Bệnh do một loại loài vi sinh vật là trung gian giữa vi khuẩn và virus gọi là
Mycoplasma gây ra
- Thông thường bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn ốm và lợn khoẻ, có thể được lây truyền qua không khí, lây qua đường hô hấp
+ Triệu chứng
- Ở dạng mạn tính, bệnh có rất ít các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng
- Các dấu hiệu ban đầu bao gồm ỉa chảy trong một thời gian ngắn, ho khan, lợn thở gấp và thở khò khè
- Lợn đang lớn có thể bị hắt hơi, sốt nhẹ (khoảng 390C - 39,50C)
- Lợn thịt có thể ho thành tiếng và điều này có thể thấy rõ ràng khi lợn bị thức giấc vì ho Lợn kém ăn, sinh trưởng chậm, không đều và tăng thời gian tiêu hóa thức ăn
+ Phòng bệnh
- Không mua lợn mắc bệnh về
- Giảm bớt mật độ lợn trong chuồng
- Cải thiện điều kiện chăn nuôi như nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hạn chế nồng
độ bụi trong chuồng
- Thường xuyên sát trùng tẩy uế chuồng trại bằng Haniodine 10%, Hankon hay Hanmid
- Tiêm phòng vắc xin: khi lợn được 7 và 21 ngày tuổi
Trang 19- Ngoài ra có thể dùng tăng cường thêm một số kháng sinh kéo dài liệu trình
điều trị như: Tiamulin, Tylosin, Erythromycin, Norfloxacin, Lincomycin,
Erofloxacin, Spiramycin: 1ml/10 kg thể trọng trong thời gian từ 5 đến 7 ngày
- Trợ hô hấp bằng Bromhexin 1ml/10kgTT
- Và nâng cao sức đề kháng cho con vật trong quá trình điều trị bằng các sản
phẩm thuốc bổ : Hantophan, Multyvit forte, Bcomplex, vit ADE, Cafein …
- Thể cấp tính: Xuất huyết da; dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng
- Thể mãn tính: Viêm khớp và viêm màng trong bao tim
Trang 20Bệnh dịch tả lợn do vi rút Pestivirut, họ Flavoviridae gây ra Vi rút có sức
đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt muối, thịt hun khói, trong phân và nền chuồng hàng tháng nhưng rất dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao hoặc hóa chất sát trùng như xút, Han-iodine, Benkocit
+ Triệu chứng
Vi rút dịch tả lợn gây bệnh cho tất cả các loài lợn và ở mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với lợn nái thường mang trùng truyền bệnh cho con và làm lây lan dịch Thời gian ủ bệnh từ 3 - 8 ngày hoặc có thể dài hơn tùy thuộc vào độc lực của vi rút và sức đề kháng của con vật Bệnh có thể xuất hiện ở 3 thể bệnh sau:
Trang 21- Mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng hầu, lợn bị ói mửa, thở khó, nhịp thở dối loạn Lúc đầu phân táo bón sau tiêu chảy nặng có khi ra cả máu tươi,
- Niêm mạc miệng, môi, chân răng, gốc lưỡi có những nốt loét phủ bựa màu vàng hay vàng xám
- Lợn có biểu hiện thần kinh, có những cơn co giật, lợn đi chệnh choạng, đầu vẹo, bại liệt nhất là bại liệt 2 chân sau
- Bệnh tiến triển 8 - 15 ngày làm vật gầy yếu rồi chết
- Chuồng trại cao ráo, chắc chắn, tránh nắng, tránh gió lùa, đảm bảo ấm
về mùa Đông và thoáng mát về mùa hè
- Nền chuồng, tường chuồng phải phẳng để dễ quét dọn, cọ rửa, không đọng nước; trước cửa chuồng có hố sát trùng Hạn chế người ngoài vào khu vực chăn nuôi
- Có khu vực riêng để nuôi nhốt cách ly động vật mới mua về trước khi nhập đàn hoặc con vật ốm để theo dõi, điều trị
Về con giống:
- Con giống nhập vào nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ vùng an toàn dịch, được cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, được nuôi cách ly để theo dõi 10 - 15 ngày
- Khai báo với trưởng thôn xóm và thú y để quản lý và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định
Về chăm sóc, nuôi dưỡng:
- Cho vật nuôi ăn, uống đầy đủ, đúng khẩu phần đảm bảo chất lượng
- Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức
đề kháng cho đàn vật nuôi
Trang 22 Về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng:
- Hàng ngày phải quét dọn chuồng nuôi, thu gom phân, rác để ủ, đốt hoặc chôn
- Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại hóa chất sát trùng như Benkocid, Han-iodine, Virkon, khi không
có dịch thực hiện 1 lần/tuần, khi có dịch 2 lần/tuần
- Sau mỗi đợt nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, rửa nền chuồng bằng nước sạch, để khô, sau đó phun thuốc sát trùng toàn bộ tường, trần, nền chuồng Dùng nước vôi 10% quét nền và tường chuồng Để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nhập nuôi lứa mới
Tiêm phòng vắc xin:
Sử dụng vắc xin Dịch tả lợn nhược độc đông khô chủng C cho tất cả các loại lợn từ 45 ngày tuổi trở lên, trường hợp tiêm sớm hơn (21 - 30 ngày tuổi) phải tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 từ 3 - 4 tuần, sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại
Khai báo dịch:
Người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi quan sát đàn vật nuôi, khi thấy lợn có hiện tượng ốm (sốt cao, bỏ ăn, mắt có dử, chỗ da mỏng có những nốt xuất huyết như muỗi đốt) phải nhanh chóng cách ly những con ốm ra khu vực riêng; không bán chạy, không vứt xác lợn chết ra môi trường, không giết mổ; báo ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương để được hướng dẫn biện pháp
xử lý thích hợp
+ Điều trị bệnh:
Bệnh dịch tả lợn do vi rút gây ra hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu./
Trang 23CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Lợn thịt đang đƣợc nuôi trong các hộ gia đình của xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
Trang 24hiệu quả kinh tế củalợn thịt nuôi ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn thịt được thu thập trong 4 năm 2012, năm 2013, năm 2014, 4 tháng đầu năm 2015, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôilợn thịt năm 2015
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng chăn nuôi chung trong toàn xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở địa phương, hộ chăn nuôi lợn thịt được thu thập trong 4 năm 2012, năm 2013, năm 2014, 4 tháng đầu năm 2015, trong đó tập trung tìm hiểu tình hình chăn nuôi, tiêu thụ lợn thịt năm 2015
- Thực trạng chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra 4 tháng đầu năm 2015 tại Chiềng Bằng :
+ Quy mô chăn nuôi lợn thịt tại các hộ điều tra
+ Phương thức chăn nuôi lợn thịt tại các hộ điều tra
+ Chuồng trại chăn nuôi lợn thịt
+ Giống và cơ cấu giống lợn đang được nuôi ở Chiềng Bằng
+ Thức ăn sử dụng tron chăn nuôi lợn thịt
+ Kỹ thuật chăn nuôi
+ Vệ sinh trong chăn nuôi lợn thịt
* Điều tra, đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn thịt và công tác thú y tại xã chiềng bằng
- Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn thịt
- Công tác thú y, phòng bệnh trên đàn lợn thịt
* Khảo sát thị trường tiêu thụ lợn thịt của các hộ chăn nuôi
- Khảo sát tình hình tiêu thụ lợn thịt tại các chợ đầu mối
- Khảo sát tình hình tiêu thụ lợn thịt tại các hộ chăn nuôi lợn thịt, các ban ngành ở xã, bản, những người buôn bán có kinh nghiệm
* Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của nông dân tại xã Chiềng Bằng
- Chi phí chăn nuôi
- Hiệu quả chăn nuôi
Trang 25- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chăn nuôi lợn thịt tại Chiềng Bằng
* Đề xuất một số giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững, hiệu quả kinh tế cao tại Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La
- Một số tồn tại trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Chiềng Bằng
- Nguyên nhân
- Giải pháp khắc phục
3.3 Phương pháp nghiên cứu
* Chọn Bản nghiên cứu:
Chọn 3 bản thuộc xã Chiềng Bằng , địa điểm này sẽ nói lên về vị trí địa
lí, dân tộc, dân trí, hoạt động sản xuất nông nghiệp và tình hình chăn nuôi lợn thịt, tiêu thụ thịt lợn và hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây
* Chọn hộ điều tra:
Mỗi bản điều tra tiến hành phỏng vấn 20 hộ nông dân và phỏng vấn ngẫu nhiên
3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
3.3.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
- Các số liệu về tổng quan địa bàn nghiên cứu
- Quy mô, cơ cấu và biến động đàn lợn qua các năm
- Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và ngành chăn nuôi qua các năm
- Diễn biến bệnh dịch và kết quả tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn thịt qua các năm
Các số liệu trên được thu thập thông qua việc sao chép số liệu tại phòng thống kê của xã, sao chép số liệu của cán bộ thú y xã
3.3.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp
- Các số liệu về tình hình chung của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trong hộ; vốn và đầu tư vốn cho sản xuất của hộ; sử dụng lao động trong hộ; cách
tổ chức sản xuất; tình hình tiêu thụ sản phẩm; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía chính quyền các cấp đối với hộ; các ý nhận xét
và kiến nghị của hộ… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra với các câu hỏi điều tra phỏng vấn và mẫu biểu được chuẩn bị trước theo mục
Trang 26đích nghiên cứu
- Các nhận định, đánh giá tình hình chăn nuôi, tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn thịt của huyện, xã, mối quan hệ cộng đồng Nguồn thu thập thông qua trao đổi với lãnh đạo ở xã, người có chuyên môn ở các phòng chức năng, cán bộ chuyên môn ở Bản, Trưởng Bản và một số người chăn nuôi, buôn bán có kinh nghiệm
T = C - D - M + B + Z Trong đó:
- Giá trị chăn nuôi lợn thịt: là giá trị tính theo giá trị thực tế hoặc giá trị so sánh của sản lượng lợn thịt thu được trong kỳ chăn nuôi
- Số lượng chuồng trại: giá trị và giá trị sử dụng
* Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:
- Năng suất sản phẩm: là số sản phẩm chính thu được tính bình quân cho một lợn thịt trong chu kỳ chăn nuôi
Trang 27- Ngoài ra còn các chỉ tiêu như: cải tạo đàn lợn thịt về tầm vóc, trọng lượng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, sự thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện chăn nuôi của vùng…
B,Phân tích các chỉ tiêu về tiêu thụ n thịt
- Chỉ tiêu phản ánh số lượng lợn thịt được tiêu thụ
- Cơ cấu của từng hình thức phân phối ra
- Giá cả tiêu thụ theo phân loại lợn thịt
- Tỷ lệ tiêu thụ lợn thịt qua các kênh
C, Phân tích các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi n thịt
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chăn nuôi
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền hay giá trị của con lợn thịt khi xuất bán
GO = Qi* Pi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch
vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (không bao gồm khấu hao, thuế )
IC = Cj
Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động trong một chu kỳ sản xuất
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trong một chu kỳ sản xuất
MI = VA - Khấu hao tài sản cố định (chuồng trại)
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi:
- Hiệu quả chi phí:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (GO/IC) là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian của
Trang 28- Hiệu quả sử dụng lao động:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động gia đình:
GO/1 công lao động gia đình + Tỷ suất giá trị tăng thêm tho công lao động gia đình:
VA/1 công lao động gia đình + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình:
MI/1 công lao động gia đình
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tổng hợp và được xử lý bằng phần mềm Excel
CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên của xã chiềng Bằng
4.1.1 Vị trí địa lí
Xã Chiềng Bằng là xã vùng II của huyện Quỳnh Nhai, với tổng diện tích
tự nhiên là 4.408,05 ha Cách trung tâm của huyện Quỳnh Nhai 2 km về phía Tây Bắc, xã có vị trí tiếp giáp sau:
Có tọa độ địa lý: T ừ 200
31'30'' đến 21037'30'' vĩ độ Bắc
Từ 100035'00'' đến 103039'00'' độ Kinh đông
- Phía Bắc giáp với xã Chiềng Ơn;
- Phía Đông giáp với xã Mường Sại;
- Phía Nam giáp với xã Chiềng Khoang;
- Phía Tây giáp với xã Phỏng Lái huyện Thuận Châu
4.1.2 Điều kiện địa hình
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, độ cao trung bình của xã 420m so với mực nước biển Địa hình dốc nhẹ phù hợp với phát triển nông - lâm nghiệp
Trang 29Đất đai được hình thành chủ yếu trên đất ferarit đỏ vàng phát triển trên đá
sa thạch và phiến thạch sét Qua khảo sát cho ta thấy đất đai ở xã Chiềng Bằng được chia thành 4 nhóm chính:
- Nhóm I gồm những dạng tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 1-80, nhóm này chủ yếu trồng những cây ngắn ngày
- Nhóm II gồm những đồi có độ dốc từ 8-150 nhóm này chủ yếu trồng những cây hoa màu
- Nhóm III gồm những đồi có độ dốc từ 15-250, nhóm này chủ yếu trồng những cây ngắn ngày và triển khai mô hình nông lâm kết hợp
- Nhóm IV gồm những dãy núi cao có độ dốc trên 250, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, quá trình rửa trôi xói mòn rất mạnh
4.1.3 Điều kiện khí hậu
* Khí hậu
Xã Chiềng Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thịnh hành gió mùa đông bắc, nhưng từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau thường xen kẽ gió tây nam khô nóng và thường xuất hiện sương muối Mùa mưa thường được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm, đặc điểm khí hậu mùa mưa trung bình đạt từ 200mm/ tháng
- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt tối cao là 260C, tối thấp là 15,50C
- Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%
- Số giờ nắng trung bình đạt 1900h - 1960h/ năm
Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn theo dõi, từ năm 1990 – 2013 cho thấy một số yếu tố khí hậu của khu vực được thực hiện ở biểu sau:
Bảng 4.1 Một số yếu tố khí hậu thủy văn xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai
Nhiệt độ tối thấp trung bình
Lượng Mưa TB (mm)
Số ngày mưa TB (ngày)
Ẩm độ không khí TB(%)
Trang 30( Nguồn cung cấp: số iệu UBND xã)
Qua bảng 4.1 trên cho ta thấy, khí hậu cũng là phần ảnh hưởng rất lớn đối với các vật như: Trâu bò lợn và các gia cầm,
4.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước
- Suối Muổi là suối chính theo hướng đông bắc xuống tây nam chảy qua các bản: bản Bỉa, bản Cướn, bản Nà Lạn, bản Sinh, bản Bung… nguồn nước dồi dào, nguồn nước dồi dào đủ phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã
- Ngoài những suối lớn trên còn có các khe nước nhỏ phân bố xen kẽ các vùng đồi núi trên toàn xã Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước
Trang 31nhỏ Mùa mưa lũ lưu lượng nước lại rất lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân
* Nguồn nước
- Nguồn nước mặt: được lưu giữ ở các hệ thống sông, suối, ao và đặc biệt
là khi nhà máy thủy điện Sơn La ngăn đập lên cốt 140 hiện giờ tổng diện tích mặt hồ chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của toàn xã Nguồn nước mặt rất dồi dào, phong phú, thuận lợi việc phục vụ cho sản xuất phát triển nông lâm, ngư nghiệp Hiện tại trên hồ nước mặt đã có hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, tôm,… Đánh bắt thủy sản
- Nước ngầm: Cùng với sự dồi dào nguồn nước mặt và qua điều tra khảo
sát tìm nguồn nước cho các hộ di dân tái định cư thủy điện Sơn La nguồn nước ngầm rất phong phú và đủ phục vụ sinh hoạt cho người dân
4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
4.2.1 Dân số
- Theo số liệu điều tra dân số năm 2013 là 6.403 người, tỷ lệ tăng dân số
là 2%, có 1.344 hộ Dân cư chia làm 27 bản bao gồm 3 dân tộc, trong đó dân tộc Thái 98%, 0,2% dân tộc khác
- Lao động, chủ yếu là lao lộng thuần nông, bình quân 4,8 khẩu/ hộ mật
độ dân số bình quân 145 người/ km2, phân bố dân cư thuận lợi cho việc sản xuất
và quản lý xã hội
- Công tác dân số KHHGĐ được xem là một trong những chương trình xã
hội trong xã nói riêng và toàn huyện nói chung được triển khai tích cực
4.2.2 Dân tộc
- Theo báo cáo điều tra dân số đến cuối năm 2013 trên địa bàn xã có 3 dân tộc cùng sinh sống đó là Thái, Kinh, Kháng mỗi dân tộc có bản sắc đặc trưng và ngành nghề truyền thống riêng biệt, tiêu biểu như dệt thổ cẩm với các loại hình hóa văn độc đáo, làm chăn đệm cho việc cưới xin của dân tộc Thái, múa xòe của dân tộc Thái, Kháng Các dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết gắn bó với
Trang 32nhau trong đấu tranh, sản xuất, và giao lưu văn hóa, hình thành và phát triển nền văn hóa cộng đồng đa dạng và có tính nhân văn cao
4.2.3 Văn hoá, giáo dục, y tế
* Văn hóa
Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh và của huyện như: Kỷ niệm
83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 88 năm Cách mạng Tháng tám thành công và quốc khánh 02/9, kỷ niệm 83 năm ngày thành lập mặt
trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2013) Tuyên truyền việc
“Học tập và àm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân rèn uyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh,
quốc phòng của xã Duy trì hoạt động tốt 12 đội văn nghệ của các trường, bản Năm 2013 có 7 bản đạt bản văn hoá, trong đó có 5 bản đạt 3 năm bản văn hoá; có
501 hộ/ 1313 hộ đạt gia đình văn hoá năm 2013
* Giáo dục đào tạo
- Do xã nằm trong dự án di dân tái định cư, và điều chỉnh địa giới hành chính sát nhập một số bản giữa xã Liệp Muội và xã Chiềng Bằng Để đáp ứng được nhu cầu học tập của các con em trong xã, góp phần nâng cao trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư Mạng lưới trường học đã được củng cố, năm học
2012 – 2013 toàn xã có 02 trường THCS, 02 trường tiểu học, 01 trường mầm non, mẫu giáo với các phòng học được xây dựng khang trang, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học
Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giảng dạy và học tập tiếp tục được quan tâm đầu tư, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi
Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Học tập và
àm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Kết quả xét chuyển lớp, chuyển cấp
năm học 2012 – 2013 cả 3 cấp học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt