Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôilợn thịt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã chiềng bằng, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 40)

Nguồn lực trong nông hộ nhƣ vốn, lao động, đất đai là những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, ở mỗi hộ các yếu tố này rất khác nhau và có ảnh hƣởng lớn đến quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ.

* Điều kiện về đất đai.

Đất đai là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù không sử dụng nhiều diện tích đất nhƣ ngành trồng trọt, nhƣng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng cũng phải sử dụng một phần trong tổng diện tích đất thổ cƣ của nông hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Bảng 5.3. Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn Xã Chiềng Bằng Chỉ tiêu ĐVT Bản Huổi Cuổi Bản Huổi Púa Bản Ban So sánh Bản Huổi Cuổi/Bản Huổi Púa Bản Huổi Cuổi/Bản Bó Ban Bản Huổi Púa/Bản Bó Ban I. Đất đai m2 1. Diện tích đất NN m2 1.433,6 1.370,4 1.551,2 1,046 0,924 0,883 2. Diện tích đất CN Lợn m2 98,56 62,14 24,52 1,586 4,023 2,534

3. Diện tích BQ/ô chuồng m2 4,52 7,34 9,46 0,616 0,478 0,78

4. Diện tích đất canh tác BQ/ Hộ m2 1.332 1.540 1.585 0,86 0,84 0,97

II. Nhân khẩu và Lao động - - - -

1. Khẩu BQ/Hộ Khẩu 4,8 4,5 4,3 1,066 1,2 1,046 2. Lao động BQ/Hộ Ngƣời 2,45 2,43 2,73 1,008 0,897 0,89 3. Lao động CN.Lợn BQ/Hộ Ngƣời 0,79 3,7 3,5 0,213 0,022 0,945 III. Vốn Tr.đ 167,2 64,5 38,5 2,592 4,576 1,675 1. Vốn đầu tƣ cho CN.Lợn Tr.đ 157,7 60 38 2,444 4,15 1,697 2. Vốn đi vay Tr.đ 10,5 4,5 0,5 2,33 21,00 9,00 IV. Thu nhập Tr.đ 8,0 7,5 6,0 1,066 1,333 1,25 1. Từ trồng trọt Tr.đ 4,5 5,0 3,0 0,9 1,5 1,666 2. Từ chăn nuôi khác Tr.đ 3,5 2,5 3,0 1,4 1,166 0,833

- Qua bảng 5.3. cho chúng ta thấy, những hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ lớn có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi lợn lớn hơn.

- Diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi lợn thịt bản huổi cuổi bình quân đạt 1.433,6 m2, của các hộ bản huổi púa là 1.370,4 m2

và của các hộ bản bó ban là 1.551,2 m2. Tuy nhiên diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi bản huổi cuổi của các nhóm hộ lại khác nhau, các hộ chăn nuôi bản huổi quổi sử dụng diện tích để chăn nuôi lớn hơn nhiều so với các hộ bản huổi púa và bản bó ban, bình quân diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ bản huổi cuổi là 98,56 m2gấp 1,586 lần so với các hộ bản huổi púa và 4,023 lần so với các hộ bản bó ban. Tuy nhiên diện tích bình quân của mỗi ô chuồng của các hộ chăn nuôi bản huổi cuổi lại nhỏ hơn so với các hộ chăn nuôi bản huổi púa và bản bó ban với diện tích bình quân mỗi ô chuồng là 4,52 m2

bằng 0,616 lần so với bản huổi púa và 0,478 lần so với bản bó ban. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy hầu hết các hộ chăn nuôi lợn thịt theo bản bó ban vẫn sử dụng chuồng trại theo kiểu cũ đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển của chăn nuôi lợn trong giai đoạn hiện nay.

- Diện tích đất canh tác bình quân tƣơng đối cao với 1.332 m2 đối với hộ bản huổi cuổi, 1.540 m2 đối với hộ bản huổi púa và 1.585 m2 đối với hộ bản bó ban. Các hộ bản huổi cuổi có xu hƣớng sản xuất tập trung vào chăn nuôi và nghề phụ nên diện tích đất canh tác bình quân/hộ thấp, trồng trọt chủ yếu nhằm mục đích cung cấp đủ lƣơng thực cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên do sức ép của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn làm cho diện tích đất canh tác hiện nay của xã có xu hƣớng ngày càng giảm. Bởi vậy các hộ chăn nuôi bản huổi púa và bản bó ban có thể mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng lao động nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập cho gia đình.

* Điều kiện về nhân khẩu và lao động.

Số nhân khẩu và lao động phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi của chủ hộ. Chủ hộ chăn nuô huổi cuổi là những ngƣời trẻ tuổi, bình quân có khoảng 4,8 khẩu/hộ, hộ chăn nuôi huổi púa là 4,5 khẩu/hộ và hộ chăn nuôi bó ban là 4,3 khẩu/hộ. Số lao động bình quân trên hộ ở mức trung bình, hộ chăn nuôi huổi

cuổi có 2,45 lao động, hộ chăn nuôi huổi púa và bó ban có lần lƣợt là 2,43 lao động và 2,73 lao động/hộ và chủ yếu là lao động nông nghiệp. Đối với chăn nuôi lợn, thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê thêm lao động. Thực tế lao động sử dụng cho chăn nuôi lợn của hộ nông dân trên địa bàn xã chiềng bằng thuộc vào quy mô chăn nuôi. Với hộ bản huổi quổi thƣờng chăn nuôi lợn theo hƣớng tập trung có đầu tƣ nên lao động sử dụng bình quân/hộ là 0,79 lao động, còn các hộ bản bó ban chăn nuôi theo hƣớng tận dụng là chủ yếu thì chỉ cần 1 lao động là đủ.

* Điều kiện về vốn.

Yêu cầu đối với mức vốn đầu tƣ cho chăn nuôi lợn thịt tƣơng đối cao. Qua điều tra chúng tôi thấy mức vốn đầu tƣ bình quân của các hộ chăn nuôi bản huổi cuổi là 157,7 triệu đồng bằng 2,444 lần so với các hộ chăn nuôi bản huổi púa và 4,15 lần so với các hộ bản bó ban, trong đó có 10,5 triệu đồng là vốn đi vay còn lại là vốn tự có của gia đình. Đối với hộ có quy mô nhỏ do số đầu con/năm thấp nên mức đầu tƣ thấp do đó chủ yếu là do vốn tự có của gia đình. Mặt khác các hộ chăn nuôi theo hộ bản huổi cuổi thì nhu cầu về vốn để đầu tƣ chăn nuôi là rất lớn trong khi đó thu nhập từ các nguồn khác phần lớn chỉ đủ cho những khoản chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên lƣợng tiền tích luỹ làm vốn của các hộ nông dân là không nhiều. Vì vậy để mở rộng quy mô chăn nuôi thì nhu cầu về vốn vay của các hộ nông dân là rất lớn. Tuy nhiên do tâm lý sợ rủi ro nên lƣợng vốn vay và thời hạn vay chƣa phù hợp với điều kiện của ngƣời nông dân nên vốn vay đầu tƣ cho sản xuất nói chung và cho chăn nuôi lợn thịt nói riêng còn hạn chế.

* Điều kiện về chuồng trại.

- Chuồng trại là một trong những khâu, biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hƣởng lớn tới kết quả sản xuất chăn nuôi lợn, việc thiết kế, xây dựng chuồng trại phải đảm bảo sức khoẻ và tránh đƣợc dịch bệnh cho lợn.

- Chúng ta thấy đã có khoảng 68% số hộ chăn nuôi Huổi Cuổi xây dựng chuồng trại theo hƣớng hiện đại. Đó là kiểu chuồng có nền gạch hoặc xi măng

khô ráo có độ dốc hay là các sàn chăn nuôi trên các mặt ao thuận tiện cho việc quét dọn vệ sinh. Trong khi đó các hộ bản Huổi Púa và bản Huổi Cuổi chủ yếu sử dụng kiểu chuồng đơn giản, có nơi chứa phân riêng, một số hộ chăn nuôi bản Bó Ban vẫn còn sử dụng kiểu chuồng cũ trƣớc đây có nơi chứa phân ngay tại chuồng. Đây là kiểu chuồng không hợp lý dễ gây bệnh cho lợn.

- Qua điều tra cho thấy 40% hộ bản Huổi Cuổi và Huổi Púa đều sử dụng máng ăn cố định cho lợn, tuy nhiên mới chỉ có 18% hộ Huổi Cuổi và 6,67 % hộ Huổi Púa có lắp vòi uống tự động cho lợn, 30% số hộ Huổi Cuổi, 12,6% số hộ Huổi Púa xây dựng bể chứa Biôga, ngoài ra các hộ sử dụng chuồng có nơi chứa phân riêng để tận dụng phân bón cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho cá. Nhìn chung những hộ quy mô lớn và vừa đã có sự đầu tƣ về chuồng trại vừa đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho lợn vừa tránh đƣợc ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời đem lại kết quả và hiệu chăn nuôi cao hơn so với các hộ Bó Ban.

- Nhìn chung, ở các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã chiềng bằng thƣờng là nam giới có khả năng quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình. Ở các hộ Huổi Cuổi, chủ hộ thƣờng là ngƣời trẻ, khả năng nhận thức nhanh, điều kiện sản xuất tốt hơn nên khả năng đem lại thu nhập từ chăn nuôi lợn thịt lớn hơn các nhóm hộ khác. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trƣờng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi chủ hộ phải có trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nhất định, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, vốn đầu tƣ cho sản xuất chăn nuôi cao… thì hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình mới đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã chiềng bằng, huyện quỳnh nhai, tỉnh sơn la (Trang 40)