Thực trạng rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)

3. Các giải pháp

2.2.2Thực trạng rủi ro chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Theo báo cáo của Cục chăn nuôi (Bộ nông nghiệp và PTNT), 6 tháng đầu năm 2013 ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, đàn lợn của cả nước khôi phục chậm do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng trong khi gía bán lợn hơi giảm và nằm ở mức thấp (35.000 - 39.000 đồng/kg). Người chăn nuôi không dám mạnh dạn tăng đầu tư đầu con, một số trang trại phải thu hẹp quy mô nuôi. Ước tính tổng số lợn của cả nước đến ngày 15/6 có khoảng 26,5 triệu con, giảm 0,52% so với cùng kỳ năm 2012. Dịch tai xanh tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn xuất hiện rải rác một vài tỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 đã làm chết và tiêu huỷ hơn 6.000 con lợn.

Theo nhận định của Cục chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi 6 tháng qua gặp rất nhiều khó khăn. Giá sản phẩm chăn nuôi theo xu hướng giảm. Cụ thể, giá bán ra thị trường còn thấp hơn giá thành sản phẩm sản xuất. Vì vậy, người chăn nuôi hiện không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp. Thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến tình trạng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Cụ thể, so với năm tháng đầu năm 2012, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm giàu năng lượng và giàu đạm đều tăng. Trong đó, có một

số nguyên liệu tăng cao so với cùng kỳ năm 2012, điển hình như bột cá 28.980 đồng/kg, tăng 41,5%; khô dầu đậu tương 13.797 đồng/kg, tăng 24%. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng 8% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt (11.449,6 đồng/kg) và tăng 10,2% đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt (10.284,2 đồng/kg).

Ngoài vấn đề về thức ăn chăn nuôi thì ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều nguyên nhân khác nữa. Theo ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền cục trưởng cục chăn nuôi cho biết, bức tranh chung của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam của đầu năm 2013 còn phải kể đến nhiều khó khăn như dịch bệnh diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng, gây tâm lý lo ngại với người chăn nuôi và người tiêu dùng thực phẩm, chi phí thú y cao, góp phần làm gia tăng giá thành các sản phẩm chăn nuôi trong nước so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, ông Dương cho rằng tình trạng thiếu vốn, lãi suất tín dụng cao là những trở ngại lớn cho người chăn nuôi, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tình hình kiểm soát thực phẩm nhập khẩu giá rẻ và gia súc, gia cầm sống nhập lậu qua biên giới còn nhiều khó khăn, bất cập. Cùng với đó, hệ thống quản lý ngành chăn nuôi từ trung ương đến các địa phương còn nhiều hạn chế : bộ máy tổ chức thiếu, yếu, không thống nhất giữa các địa phương, hệ thống pháp chế còn nhiều bất cập, thiếu kinh phí triển khai…

Nếu 6 tháng đầu năm, người chăn nuôi lợn cả nước phải treo chuồng, ngồi khóc thì những tháng gần đây người chăn nuôi đã ung dung ngồi thu lãi.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, thời gian tới, Cục sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, hoạt động của một số cơ sở giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, phấn đấu đưa ngành chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% so với năm 2012. Hiện nay, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát nhưng không thể chủ quan, các địa phương vẫn cần chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh để tránh gây thiệt hại cho

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, đến thời điểm này chăn nuôi cơ bản ổn định nhưng do người chăn nuôi thua lỗ trong thời gian dài, cộng với các chi phí đầu vào tăng nên Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất để không xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm trong các tháng cuối năm 2013. Thời điểm cuối năm, tình hình buôn lậu gia súc, gia cầm sẽ gia tăng, do đó các đơn vị của ngành nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và chính quyền các địa phương đẩy mạnh việc kiểm soát gia súc, gia cầm nhập lậu từ biên giới đưa vào trong nước, nếu không làm tốt việc này sẽ ảnh hưởng tới giá thực phẩm. Cục Chăn nuôi cần sớm hoàn thành đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi trình Bộ NN& PTNT để đưa ra những giải pháp phù hợp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân tại xã hưng tân, huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 34)